KỸ NĂNG GIAO TIẾP (2)

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS hiểu Ấn tượng ban đầu là gì? Ngôn ngữ cơ thể là gì?
+ HS biết thực hiện các hoạt động để tạo ấn tượng tốt với người giao tiếp.
+ HS trình bày được các biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể và ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp.
- Về kỹ năng:
+ HS áp dụng cách tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp.
+HS vận dụng được ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp, thể hiện của khuôn mặt, ánh mắt, tay, chân, dáng đứng/ngồi… trong quá trình giao tiếp ở một số tình huống cụ thể
- Về thái độ:
Học sinh lịch sự trong giao tiếp và ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau; sẵn sàng tạo ấn tượng ban đầu tích cực trong giao tiếp.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Thẻ trò chơi
Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm.
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
Trò chơi: Họ là người như thế nào?
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
Phương pháp và KTDH: Làm việc nhóm, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: Thẻ tình huống; Luật chơi
- GV tổ chức hoạt động “Họ là người như thế nào?
- Luật chơi: Giáo viên yêu cầu mỗi đội cử một bạn có khả năng đóng vai tốt, đội nào có bạn đại diện đóng vai tốt sẽ ghi 100 điểm. Và các bạn sẽ đóng vai là những học sinh mới của lớp chúng ta.
- Bốn bạn đại diện, mỗi bạn nhận 1 thẻ tình huống đóng vai đúng theo yêu cầu.
Bốn bạn mới chuyển đến lớp, đứng trước lớp giới thiệu về bản thân.
Bạn A: Giới thiệu với vẻ nhẹ nhàng, hiền lành, trung thực, cử chỉ lịch sự và thái độ thân thiện với mọi người.
Bạn B: Giới thiệu với vẻ đanh đá, ghê gớm, đại ca. Tay vung văng thể hiện, ngôn ngữ thiếu lịch sự, thái độ thách thức không một ai có thể bắt nạt được bạn ấy.
Bạn C: Giới thiệu với vẻ kênh kiệu, con nhà giàu, học giỏi, khoe khoang về bản thân và gia đình. Thái độ coi mình là nhất và không thích chơi với bạn nào học dốt, bạn nào nhà nghèo.
Bạn D: Giới thiệu với vẻ nhút nhát,ngượng ngùng, ít nói, không tự tin trước đám đông.
- Sau khi các bạn đóng vai theo yêu cầu , HS được quan sát, và đặt câu hỏi. Theo các em thì qua những gì hai bạn vừa thể hiện thì theo em bạn A/bạn B/bạn C/bạn D là người như thế nào, và em có muốn chơi với bạn không?
-- > Những gì các em trả lời, nhận xét về 3 bạn vừa rồi, người ta gọi là Ấn tượng ban đầu
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và hào hứng với kỹ năng sẽ được học.

HĐ2: Ấn tượng ban đầu
Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Làm việc nhóm
- Phương pháp: Hỏi đáp.

-Ấn tượng ban đầu là gì?
Ấn tượng ban đầu là ấn tượng về một người nào đó là hình ảnh tổng thể trên cơ sở ta nhìn nhận họ một cách toàn diện, qua việc cảm nhận các biểu hiện như: diện mạo, lời nói, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ…Sau lần tiếp xúc ban đầu, ta sẽ có một ấn tượng nhất định về đối tượng của mình.
Hay nói đơn giản là ấn tượng ban đầu là hình ảnh của đối tượng bạn tiếp xúc qua lần tiếp xúc đầu tiên.
-- > Gv kết luận tại sao cô lại chọn 3 tình huống đó và khẳng định tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp.
Như các em thấy, qua quan sát các bạn giới thiệu lần đầu, chúng ta đã kết luận là bạn này thân thiện, bạn này dễ chơi, bạn này đanh đá, bạn này kênh kiệu,…và nhiều bạn thấy rằng muốn/không
nguon VI OLET