KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH(1)

I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS trình bày được các nguy cơ bị điện giật, sét đánh.
+ Phân tích được cách phòng tránh điện giật, sét đánh.
- Về kỹ năng:
Học sinh 3Thực hành kĩ năng sơ cứu nạn nhân bị điện giật.
- Về thái độ
+ Ý thức bảo vệ mình và những người xung quanh tránh bị sét đánh, bị điện giật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt

HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút



- Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h
- Sét là một hiện tượng thiên nhiên, thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa. Ở Việt Nam, sét thường xuất hiện trong các cơn dông mùa hè. Trong một năm, nước ta có thể có tới 2 triệu cú sét đánh xuống đất. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam bộ. Vùng núi tuy dông sét xuất hiện nhiều hơn nhưng lại ít gây nguy hiểm vì có nhiều cây to là những vật dẫn điện tốt. Vùng trung du và đồng bằng có ít cây xanh nên người và gia súc dễ bị sét đánh trúng.
- Sét đánh thẳng: Tức là sét đánh trực tiếp từ đám mây xuống đến vị trí của nạn nhân. Đây là con đường ngắn nhất, nguy hiểm nhất và gây ra nhiều tổn thương nhất cho người bị sét đánh trúng.
- Sét đánh tạt ngang: Khi nạn nhân đứng cạnh một vật bị sét đánh, sét có thể phóng qua khoảng cách không khí và gây tổn thương cho người đứng sát vật đó.
- Sét đánh do tiếp xúc: Một vật bị sét đánh có thể lưu lại dòng điện cực mạnh trong nó một thời gian rồi mới mất hết. Nếu không biết mà tiếp xúc trực tiếp với vật bị sét đánh đó ngay thì bạn cũng có thể bị tổn thương.
- Điện thế bước: Sét có thể lan truyền trên mặt đất. Khi tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Sét đánh qua đường dây cáp: Các vật như điện thoại, tivi, ổ cắm,.. là con đường lan truyền "ưa thích" của sét. Khi sét lan truyền qua những vật này mà bạn tiếp xúc với nó thì bạn cũng sẽ bị sét đánh trúng.
Dù bằng cách nào thì khi bị sét đánh đều rất nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp dù sét chỉ đánh trực tiếp xuống cây, nhưng một tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh cái cây đó. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của vật bị sét đánh và vị trí của nó với nạn nhân.
Hôm nay chúng ta sẽ học về kỹ năng phòng tránh sét đánh.
- HS hiểu về hiện tượng sét đánh và biết cần phải phòng tranh sét đánh.

HĐ2: Kỹ năng phòng tránh sét đánh
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị:
+ In tình huống cho mỗi đội
Xem clip: Kỹ năng phòng tránh sét đánh
://voh.com.vn/ky-nang-thoat-hiem/nhung-cach-don-gian-de-tranh-set-229773.
-Phòng tránh sét đánh
+Nghe dự báo thời tiết: Khi nghe bản tin dự báo thời tiết lên kế hoạch làm việc để đề phòng. Khi làm ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn. Thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km/giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.

+Thực hiện quy tắc nhìn – nghe
nguon VI OLET