PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
CHỦ ĐỀ 1: XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU

Tuần1
Tiết 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN
Ở CHÂU ÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến”, đặc trưng của kinh tế lãnh địa Phong Kiến
- Nguyên nhân xuất hiện Thành Thị Trung Đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế Lãnh Địa và nền kinh tế trong Thành Thị Trung Đại.
2. Tư tưởng
Thấy được sự phát triển quy luật của xã hội loài người: Chuyển từ xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến
3. Kĩ năng
- Biết xác định vị trí các quốc gia Phong kiến Châu Âu trên bản đồ.
- Biết vận dụng phương pháp so sánh,đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bản đồ Châu Âu thời phong kiến
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị Trung Đại.
2. Học sinh: SGK & vở ghi .
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: không ( GV khái quát lịch sử thế giới trung đại )
3. Bài mới
Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì Cổ Đại, chúng ta sẽ học nối tiếp một thới kì mới: Thời Trung Đại.

HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG GHI BẢNG

HOẠT ĐỘNG 1:
1. Sự hình thành XHPK ở Châu Âu

HS: Đọc SGK
HS: Quan sát bản đồ phong kiến Châu Âu
a. Hoàn cảnh lịch sử


GV giảng: Từ thiên niên kỉ thứ I TCN các quốc gia Hi Lạp, Rô-ma cổ đại phát triển và tồn tại đến thế kỉ thứ V. Từ phương Bắc người Giéc-man tràn xuống tiêu diệt các quốc gia này.


GV:Các vương quốc PK ở châu Âu hình thành trong hoàn cảnh nào? kể tên? sau đó phát triển thành những vương quốc nào?
- Cuối thế kỉ V, người Giec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại, lập nên nhiều vương quốc mới : vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông,vương quốc Phơ-răng ,Tây Gốt, Đông Gốt...

GV: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì ?


HS: - Chiếm ruộng đất của chủ nô, đem chia cho nhau
- Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc tước vị như: công tước, hầu tước….


GV: Những việc làm ấy làm cho xã hội phương Tây biến đổi như thế nào?
b . Biến đổi trong xã hội .


HS: Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ, các tầng lớp xuất hiện.
- Xã hội hình thành các tầng lớp mới:
+Lãnh chúa Phong kiến
+Nông nô.

GV: Những người như thế nào được gọi là lãnh chúa phong kiến?


HS: Những người vừa có ruộng đất vừa có tước vị.


GV: Nông nô do tầng lớp nào hình thành?


HS: Nô lệ và nông dân .


GV: Quan hệ giữa Lãnh chúa và Nông nô ở châu Âu như thế nào?


HS:


* GV kết luận : Nô lệ phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa, từ đó xã hội phong kiến hình thành .


HOẠT ĐỘNG 2: GVcho đọc SGK - quan sát H/1
2. Lãnh địa Phong Kiến

GV:Em hiểu thế nào là lãnh địa,Lãnh chúa?


HS: + Lãnh địa có nhiều ruộng đất
+ Lãnh chúa vừa có ruộng vừa có tước vị.


* GV kết luận :


GV: Hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến ở H/1?


HS:
- Là vùng đất rộng lớn riêng của lãnh chúa - Nnhư một vương quốc thu nhỏ.

GV: Trình bày tổ chức đời sống và hoạt động trong Lãnh địa?
-Tổ chức đời sống và hoạt động trong Lãnh địa:

HS:
+Lãnh địa gồm: đất đai, dinh thự, đồng cỏ,...


+ Đời sống trong lãnh địa:
. Lãnh chúa: sống xa hoa, đầy đủ.
. Nông nô: Đói nghèo,
nguon VI OLET