Tuần: 8
Ngày dạy:thứ 2,29/6/2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TIẾT 8
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?
DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU:
- Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn ở Bài tập 1.
- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong Bài tập 2. Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hòi Bằng gì? ở Bài tập 3(a,c)
- Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động - Ổn định lớp - KTBC:Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS làm bài tập 2,1 HS làm miệng bài tập 3 tiết luyện từ và câu tuần 21. - Nhận xét

- Hát - 2 HS thực hiện

2. Hoạt động luyện tập a. Giới thiệu bài:

- Nêu tên bài

b. Dấu hai chấm, dấu chấm, dấu phẩy
Bài tập 1: Tìm dấu hai chấm cho đoạn văn
- Yêu cầu từng trao đổi theo nhóm đôi
- Gọi các nhóm trình bày
+ Trong bài có mấy dấu hai chấm?
+ Dâú hai chấm thứ nhất được đặt ở đâu?
+ Dấu hai chấm này dùng để làm gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm tác dụng của các dấu hai chấm.
+ Dấu hai chấm thứ 2 dùng để làm gì?


+ Dấu hai chấm thứ ba dùng để làm gì?

- GV kết luận: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.

- Đọc yêu cầu của đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
+ Có 3 dấu hai chấm.
+ Được đặt trước câu nói của Bồ Chao.
+ Dùng báo hiệu lời nói của một NV.
- HS làm theo cặp.

+ Dùng để báo hiệu tiếp sau là lời giải thích cho sự việc. (Tiếp sau là lời giải thích cho ý Đầu đuôi là thế này)
+ Dùng để báo hiệu tiếp theo là lời nói của Tu Hú.
- HS nghe giảng.

Bài tập 2: Sửa lại dấu chấm, dấu phẩy cho đúng
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng lớp mời 3 HS lên bảng thi làm bài
+ Tại sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu chấm?

+ Tại sao ở ô trống thứ 2 và thứ 3 lại điền dấu hai chấm?




- Nhận xét, nhắc lại cách sử dụng dấu hai chấm
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Làm bài cá nhân vào VBT
- 3 HS lên bảng thi làm bài.

+ Vì câu tiếp sau đó không phải là lời nói, lời kể của một nhân vật hay lời giải thích cho một sự vật.
+ Vì tiếp sau ô trống thứ hai là lời nói của con Đác- uyn và tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước.
- Nhận xét.

c. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
Bài tập 3: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì?
- Gọi 3 HS lên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở



- Nhận xét, chốt lại.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- 3 HS lên làm bài. HS cả lớp làm vào vở
a) …bằng gỗ xoan.
b) …bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) …bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình
- Nhận xét.

3. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học - Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: nhân hóa.

- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc

TẬP VIẾT - TIẾT 9
ÔN CHỮ HOA X
I. MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X (1 dòng) Đ,T (1 dòng) viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng) và câu ứng dụng: Tốt gỗ... hơn đẹp người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.
- Có ý thức
nguon VI OLET