Tuần 4

Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017

 Chào cờ          Tiết 4:                        Tuần 4

                                        

Toán     Tiết 16:                                      Luyện tập chung

I. Mục tiêu.

- Củng cố cách làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học. Biết cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị)

- Củng cố kĩ năng tìm thừa số, số bị chia chưa biết.

 - HS yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: bảng phụ            HS: Bảng con

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát

- HS hát

2.Kiểm tra bài cũ. Gọi HS đọc bảng nhân, chia đã học

- GV nhận xét

- 4 HS đọc

- HS nhận xét

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài

- Để giúp các em ôn tập và củng cố về làm tính cộng, trừ, cách tính nhân, chia trong bảng chia đã học, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: Luyện tập chung

- Gọi HS nhắc tựa bài

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS nhắc tựa bài

3.2.Thực hành:

Bài 1.Đặt tính rồi tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV cho HS làm bảng con câu a, câu b,c làm vào vở

 

 

 

- HS đọc

- HS làm bảng con câu a, câu b,c làm vào vở

a)        

b)      234        652               c)  162          728

         432       126                     370           245   

         666        526                      532           483

- GV nhận xét

Bài 2. Tìm x:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở, HS làm xong nhanh nhất lên bảng sửa bài

 

 

 

- Cho HS Nhận xét, chữa bài.

Bài 3.Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV cho HS nhắc lại cách giải bài toán có hai phép tính

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài

 

 

 

 

- HS nhận xét

 

- HS đọc

- HS làm bài vào vở - HS làm nhanh lên bảng sửa bài:

x   4 = 32             x  : 8 = 4

x         = 32 : 4         x       = 4  8

x         = 8                x       = 32

- HS nhận xét

 

- HS đọc

- HS nêu

 

- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài

a, 5 9 + 27 = 45 + 27

                      = 72

b, 80 : 2 - 13 = 40 - 13

                     = 27


- GV nhận xét

Bài 4.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS phân tích

+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?

 

+ Muốn biết thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài

 

 

 

 

- GV nhận xét

- HS nhận xét

 

- HS đọc

 

- Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất bào nhiêu lít dầu?

- Ta phải lấy số lít dầu thùng thứ hai trừ đi số lít dầu thùng thứ nhất.

 

Bài giải

Thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất là :

160 - 125 = 35 (l dầu)

                         Đáp số: 35 l dầu

 

4. Củng cố, dặn dò:  Giao bài về nhà cho HS.

 

                                        

Tập đọc – Kể chuyện         Tiết 10+11 :              Người mẹ

I. Mục tiêu.

A.Tập đọc

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng những âm vần thanh  dễ lẫn: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lạnh lẽo. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện. Hiểu ND: Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 

+KNS: ra quyết định, giải quyết vấn đề, tự nhận thức, xác định giá trị bản thân

- HS thấy được tình yêu con vô bờ bến của người mẹ, yêu thương cha mẹ

B.Kể chuyện

- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, bà mẹ, bụi gai, hồ nước, Thần Đêm Tối, Thần Chết.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 

- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: bảng phụ chép câu văn hướng dẫn đọc        

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chứchát

2. Kiểm tra bài cũ. (Không kiểm tra)

- HS hát

 

3. Bài mới.

 

3.1 Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu: Chúng ta đều biết mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta khôn lớn. Người mẹ nào cũng yêu con và sẵn sàng hy sinh cho con. Trong bài tập đọc này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu về một câu chuyện cổ rất xúc động của An-đéc-xen, đó là truyện: Người mẹ

- Gọi HS nhắc tựa bài

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS nhắc tựa bài

3.2. Luyện đọc:

 

a. GV đọc mẫu. Tóm tắt nội dung

- Hướng dẫn  giọng đọc của bài

 

-  HS nghe.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.

 

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó


- Cho HS đọc từ khó: hớt hải, áo choàng đen,khẩn khoản, ôm ghì, buốt giá,...

 

+ Đọc đoạn trước lớp: Cho HS chia đoạn

 

 

 

 

 

- Cho HS đọc

- GV nhận xét

- HS chia đoạn : 4 đoạn

+ Đoạn 1: Bà mẹ chạy ra ngoài...chỉ đường cho bà.

+ Đoạn 2: Đến mốt ngã bà đường...bụi gai chỉ đường cho bà.

+Đoạn 3: Bà đến một hồ lớn...Thần Chết.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- 4 HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài (lần 1)

- HS nhận xét

- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng

- HS  luyện đọc bài trên bảng:

- Thần Chết chạy nhanh hơn gió/chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//

- Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//

 - GV đọc – Gọi HS đọc

- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

- GV giải nghĩa từ:hớt hải” là hoảng hốt, vội vàng.

- Gọi HS đặt câu với từ khẩn khoản

- HS nối tiếp đọc từng đoạn (1 lần)

- HS đọc

 

- HS lắng nghe

- HS đặt câu

+Đọc đoạn trong nhóm:

- GV chia nhóm 4, cho HS luyện đọc theo nhóm

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.

 

- HS đọc theo nhóm

 

+ Thi đọc giữa các nhóm:  Cho HS thi đọc nối tiếp đoạn

- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn.

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm đọc tốt.

- HS nhận xét

Tiết 2

3.3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:

KNS: Ra quyết định, giải quyết vấn đề

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1

 

 

 

Câu 2. Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho mình?

Câu 3.  Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho mình?

- Thái độ Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ?

 

- Người mẹ trả lời như thế nào?

 

Câu 4. Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung của câu chuyện?

- GV kết luận: Cả 3 ý đều đúng vì người mẹ là  người rất dũng cảm, vì dũng cảm nên bà đã thực hiện được những yêu cầu khó khăn của bụi gai, hồ nước. Bà mẹ cũng không hề sợ Thần Chết và sẵn sàng đi tìm Thần Chết để đòi lại con. Tuy nhiên, ý 3 là ý đúng nhất vì sự hy sinh cao cả của người mẹ đã cho người mẹ lòng dũng cảm vượt qua mọi thử thách và đến được nơi ở lạnh lẽ của Thần Chết để đòi con.

 

- HS đọc và trả lời các câu hỏi

 

- Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông con ốm, bà me mệt quá thiếp đi một úc. Tỉnh dậy, không thấy con đâu, bà hớt hải gọi con. Thần Đêm Tối cho bà biết Thần chết đã cướp đi đứa con của bà. Bà khẩn khoản cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.

- Ôm ghì bụi gai sưởi ấm cho nó đâm chồi nảy lộc.

 

- Khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ hóa thành 2 hòn ngọc.

- Thần Chết ngạc nhiên hỏi người mẹ: “Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?”

- Vì bà là mẹ - người mẹ có thể làm tất cả vì con và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.

- HS nêu

- HS lắng nghe

3.4. Luyện đọc lại.

 

- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

- HS nghe

- Người dẫn chuyện, bà mẹ, bụi gai, hồ nước, Thần Đêm Tối, Thần Chết.


+ Gọi HS phân vai, thi đọc bài theo nhóm

- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương

B. Kể chuyện:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV chia thành nhóm 6 và yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm.

- Cho HS thi kể theo nhóm

- Gọi HS nhận xét – GV nhận xét

- HS đọc

- HS nhận xét

 

- HS đọc

- HS phân vai, thực hành kể trong nhóm

 

- HS thi kể trước lớp

- HS nhận xét

4. Củng cố:

KNS: tự nhận thức, xác định giá trị bản thân

- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì về tình cảm mẹ con ?

Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hi sinh bản thân cho con được sống.

- Nhận xét giờ học.

 

 

- HS nêu

 

 

- HS lắng nghe

 

 

5. Dặn dò: Giao bài vê nhà cho HS.

Luyện đọc lại bài, về nhà kể lại câu chuyện.

                                        

Đạo đức Tiết 4:                Giữ lời hứa (Tiết 2)

I. Mục tiêu.

- Hiểu thế nào là giữ lời hứa và vì sao phải giữ lời hứa.

- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người xung quanh, có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.

+ GDKNS: tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa, thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình, đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình

- Giáo dục HS có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa

II. Đồ dùng dạy học                    - Phiếu học tập 

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức:  hát

- HS hát

2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy kể lại những tấm gương giữ lời hứa tôt?

- GV nhận xét

- HS nêu

 

- HS nhận xét

3. Bài mới:

 

3.1. Giới thiệu bài.

- Các em đã biết thế nào là giữ lời hứa và vì sao phải giữ lời hứa. Và để giúp các em biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa và không đồng tình với hành vi không giữ đúng lời hứa. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Giữ lời hứa (tiết 2)”

- Gọi HS nhắc tựa bài

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS nhắc tựa bài

3.2. Nội dung.

 

* Hoạt động 1. Thảo luận theo nhóm 2 người

- KNS: Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình. 

- GV chia nhóm đôi, cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập

- Cho các nhóm trình bày

- GV nhận xét

+ Các việc làm a, d là giữ lời hứa.

+ Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.

*Hoạt động 2: Đóng vai

*Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa và không đồng tình với những hành vi không giữ đúng lời hứa.

- HS thảo luận nhóm

 

- Đại diện các nhóm trình bày

- HS nhận xét

 

 

Mục tiêu: HS biết ứng xử trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.


- KNS: Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD: hái trộm quả, đi tắm suối,… )

- Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

+ Em có đồng ý với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không ? Vì sao ?

+ Theo em có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?

- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.

* Hoạt động 3: bày tỏ ý kiến

- KNS: Kĩ năng đảm nhạn trách nhiệm về việc làm của mình

- GV nêu từng ý kiến có liên quan đến lời hứa. Yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình.

* GV kết luận: Đồng tình với ý kiến b, d, đ.

- Không đồng tình với ý kiến a, c, e.

- Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.

4. Củng cố:

- Nhận xét giờ học

 

- HS thảo luận đóng vai

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày ý kiến nhóm mình.

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài nhận thức về thái độ đúng và biết giữ đúng lời hứa.

- HS phát biểu theo ý kiến của mình

 

- HS lắng nghe

5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS

- Ghi nhớ và thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy

                                        

Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017

Toán     Tiết 17:                                        Kiểm tra

I. Mục tiêu.

- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Giải được bài toán có một phép tính. Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).

- HS yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát

- HS hát

2.Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra

 

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài

- Để giúp các em củng cố kiến thức đã học trong 3 tuần qua và vận dụng vào giải toán, chúng ta sẽ cùng nhau làm bài kiểm tra qua tiết học hôm nay: Kiểm tra

- Gọi HS nhắc tựa bài

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS nhắc tựa bài

- GV viết đề cho HS làm bài vào vở Kiểm tra

- HS viết đề và làm bài vào vở

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

 425 + 336;  761 - 244;  562 + 354;   628 - 457.

Bài 2: Tìm x:

a)      X × 5 = 45

b)     X : 4 = 7

 

 


 

Bài 3: Mỗi hộp cốc có 5 cái cốc. Hỏi 8 hộp cốc như thế có bao nhiêu cái cốc?

Bài 4:

Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (có kích thước ghi trên hình vẽ):

                            B                                               D

              24cm             24cm               34cm

 

      A                                     C

 

4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.

 

                                        

Chính tả   Tiết 7:              (Nghe viết)    Người mẹ

I. Mục tiêu.

- Nghe – viết chính xác đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “Người mẹ”, viết hoa các chữ cái đầu câu và tên riêng.

- HS có kĩ năng viết đúng tên riêng và trình bày đúng đoạn văn. Làm đúng bài tập phân biệt các âm đầu hoặc vần dễ lẫn d/gi/r

- HS luôn có ý thức, tính cẩn thận , trình bày sạch đẹp .

II. Đồ dùng dạy học.  - GV: bảng phụ                                - HS: bảng con.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát

- HS hát

2. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết bảng con

Ngắc ngứ, ngoặc kép, lim dim, ươm

- GV nhận xét

- HS viết bảng con

3. Bài mới:

 

3.1. Giới thiệu bài

- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết chính xác một đoạn văn tóm tắt nội dung truyện “Người mẹ làm một số bài tập phân biệt các âm vần dễ lẫn d/gi/r

- Gọi HS nhắc tựa bài

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS nhắc tựa bài

3.2. Hướng dẫn viết.

 

a.Tìm hiểu về nội dung đoạn chép:

- GV đọc bài 1 lần

- Bà mẹ đã làm gì để dành lại đứa con ?

 

- Thần Chết ngạc nhiên như thế nào ?

 

b. Hướng dẫn HS  chuẩn bị:

 

- HS lắng nghe - 3 HS đọc lại đoạn viết

- Bà vượt qua bao nhiêu khó khăn và hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con của mình.

- Thần Chết ngạc nhiên vì người mẹ có thể làm tất cả vì con.

 

- GV hướng dẫn HS nhận xét

- Đoạn văn này có mấy câu ?

- Tìm các danh từ riêng trong bài ?

- Các từ riêng đó được viết như thế nào ?

- Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn ?

- GV nhận xét

 

- Đoạn văn này có 4 câu.

- Thần Chết, Thần Đêm Tối.

- Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.

- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.

 

- GV đọc cho HS viết từ ngữ khó, sửa sai cho HS

- HS viết vào bảng con các từ: Thần Chết, bắt, Thần Đêm Tối, vượt qua, khó khăn, giành

b. Đọc cho HS viết bài.

- HS viết bài vào vở

- Đọc cho HS soát lỗi.

- HS nghe - soát lỗi chính tả.

c. Chấm chữa bài.

 

- GV chấm 6 bài nhận xét.

- HS lắng nghe

3.3. H­ướng dẫn làm bài tập.

HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.


Bài 2. Điền vào chỗ trống d hay r? Giải câu đố.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

 

- HS đọc

- GV hướng dẫn HS làm bài

- GV phát bảng nhóm, cho HS thảo luận tìm từ và viết vào bảng sau đó trình bày lên bảng lớp

- HS theo dõi

- HS thảo luận nhóm, tìm từ viết vào bảng và trình bày bảng lớp

Hòn gì bằng đất nặng ra

Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày

Khi ra, da đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà

- GV nhận xét

Bài 3. Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc gi, có

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS làm bài

- GV đọc cho HS làm bài vào bảng con

- GV nhận xét

- HS nhận xét

 

 

- HS đọc

- HS theo dõi, làm bài vào bảng con

- Ru – dịu dàng – giải thưởng

4. Củng cố: GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học.

- HS nhắc lại nội dung bài viết

5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.

 

                                        

Tập viết  Tiết 4:            Ôn chữ hoa C

I. Mục tiêu.

- Viết đúng chữ hoa C,L,T,S,N ; viết đúng tên riêng Cửu Long và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:

                                                                  Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

- Viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; viết đúng khoảng cách các chữ trong từng cụm từ

- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch.   

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: Mẫu chữ cái C,L,T,S,N             - HS: Bảng con.

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát

- HS hát

2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ: Bố Hạ, Bầu

- GV nhận xét

- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con

 

 

3. Bài mới:

 

3.1. Giới thiệu bài.

- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa C và một số chữ hoa khác có trong từ và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa Ă, Â

- GV gọi HS nhắc tựa bài

 

- HS lắng nghe

 

 

- HS nhắc tựa bài

3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.

 

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng các chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

- C, L, T, S, N

 

- Học sinh theo dõi, quan sát.

 

- Cho HS tập viết bảng con

- HS viết trên bảng con ( 2 lần )

- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.

 

3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.

 

- Giới thiệu từ ứng dụng

- GV giới thiệu: Cửu Long là tên một con sông dài nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.

- Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào?

- HS đọc câu từ ứng dụng: Cửu Long

- HS lắng nghe

 

- Gồm 2 chữ: Cửu, Long


- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?

- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con

3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng

- Câu ca dao ý nói công ơn của cha mẹ rất lớn lao

- Chữ hoa C, L và chữ g cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ô li

- Bằng khoảng cách viest 1 con chữ o

- HS viết bảng con

 

- HS đọc

- HS lắng nghe

- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:

- HS quan sát nhận xét:

+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?

+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?

+ Các chữ cái: C, g, h, T, S, N, y

+ Chữ t

+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?

+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?

+ Những chữ còn lại cao 1 ô li

+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o

- GV viết mẫu chữ  Công

- HS quan sát

- Cho HS tập viết

-HS viết vào bảng con : Công, Thái, Nghĩa, Sơn

- GV theo dõi, sửa sai cho HS

 

 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.

 

- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.

- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.

* Chấm chữa bài:

 

- GV chấm  bài 5 - 7 bài nhận xét

- HS lắng nghe

4. Củng cố: Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 

- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng

5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.

- Luyện viết bài ở nhà.

                `                        

Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017

Toán     Tiết 18:                   Bảng nhân 6

I. Mục tiêu.

- Lập bảng nhân 6 và học thuộc lòng bảng nân 6

- Vận dụng bảng nhân 6 để giải toán có lời văn bằng một phép nhân.

  - HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học.GV:tấm bìa có 6 chấm tròn      HS:Bảng con

III. Các hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát

- HS hát

2.Kiểm tra bài cũ. GV gắn bảng phụ có nội dung bài tập, gọi HS lên bảng làm

Viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:

2+2+2+2+2+2=

5+5+5+5+5+5=

- GV nhận xét

3. Bài mới:

3.1.Giới thiệu bài

- Tiết học hôm nay các em sẽ được học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 5 là bảng nhân 6vận dụng vào giải bài toán có lời văn, qua bài: Bảng nhân 6

- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, nhận xét

 

 

2+2+2+2+2+2= 2 × 6 = 12

5+5+5+5+5+5=5 × 6= 30

- HS nhận xét 

 

 

- HS lắng nghe

- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.

3.2. Hướng dẫn thành lập bảng nhân 6:

GV gắn tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?

+ 6 chấm tròn được lấy mấy lần?

+ 6 được lấy mấy lần?

+ 6 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 6×1=6

- GV viết bảng phép nhân

- GV gắn 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi:

- HS nhắc tựa bài

 

- Có 6 chấm tròn

 

- 6 chấm tròn được lấy 1 lần

- 6 được lấy 1 lần

- HS quan sát

 

 


Có mấy tấm bìa? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

+ 6 chấm tròn được lấy mấy lần?

+ 6 chấm tròn đươc lấy 2 lần ta nói gọn lại như thế nào?

+ Ta có phép tính tương ứng là gì?

+ 6×2=?

+ Vì sao em biết 6 nhân 2 bằng 12?

- GV viết bảng phép nhân

- GV gắn 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: Có mấy tấm bìa? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?

+ Bạn nào có thể cho biết cái gì được lấy mấy lần?

+ Ta có phép tính tương ứng là gì?

+ 6×3=? Vì sao?

- Hỏi: Bạn nào có thể tìm được kết quả 6×4=?

- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 6 và viết vào phần bài học.

- Cho HS trình bày: nêu kết quả các phép tính

- GV nhận xét, giới thiệu bảng nhân 6

- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 6

- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6

- Có 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn

- 6 chấm tròn được lấy 2 lần

- 6 được lấy 2 lần

 

- 6×2

- 6×2=12

- Vì 6×2=6+6=12 nên 6×2=12

- HS quan sát

 

- Có 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn

- 6 được lấy 3 lần

- 6×3

- 6×3=6+6+6=18 nên 6×3=18

- 6×4=6+6+6+6=24 nên 6×4=24

6×1=6         6×4=24        6×7=42        6×10=60  

6×2=12       6×5=30        6×8=48

6×3=18       6×6=36        6×9=54

 

 

 

3.3.Thực hành:

Bài 1.Tính nhẩm:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài

 

- GV nhận xét

Bài 2.

- Goi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán

+ Có tất cả mấy thùng dầu?

+ Mỗi thùng dầu có mấy lít dầu?

+ Cái gì được lấy mấy lần?

+ Vậy để biết 5 thùng dầu có tất cả bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài

 

 

 

 

- GV nhận xét

Bài 3. Đếm thêm rồi viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Số đầu tiên trong dãy số là số nào?

+ Tiếp theo số 6 là số nào?

+ 6 cộng thêm mấy thì bằng 12?

+ Em đoán tiếp theo số 12 sẽ là số nào? Vì sao?

- Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng trước cộng thêm 6.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài

 

 

- HS đọc

- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:

a) 6 × 4 = 24    6 × 1 = 6      6 × 9= 54    6 × 10 = 60

    6 × 6 = 36   6 × 3 = 18   6 × 2= 12    0 × 6 =0

    6 × 8 = 48   6 × 5 = 30    6 × 7= 42   6 × 0 =0

- HS nhận xét

 

- HS đọc

- HS nêu

+ Có 5 thùng dầu

+ Mỗi thùng dầu có 6l dầu

+ 6l dầu được lấy 5 lần

+ Ta thực hiện tính 6 × 5

 

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài

Bài giải

5 thùng dầu có số lít dầu:

6 × 5  = 30 (l)

Đáp số: 30l

- HS nhận xét

 

- HS đọc

- HS nêu:

+ Số 6

+ Số 12

+ Cộng thêm 6

+ 18, vì 12+6=18

 

 

- HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng sửa bài

6

12

18

24

30

36

42

48

54

60


- GV nhận xét

4.Củng cố,dặn dò:NX tiết học,giao bài về nhà cho HS

- HS nhận xét

 

                                        

Tập đọc      Tiết 12:                              Ông ngoại

I. Mục tiêu.

- Đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Hiểu nội dung  của bài:  tình cảm ông cháu rất sâu nặng, ông hết lòng chăm lo cho cháu , cháu mãi mãi biết ơn ông người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học . 

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng, biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, dịu dàng và tình cảm.

GDKNS : Giao tiếp , trình bày suy nghĩ , xác định giá trị

- Giáo dục HS lòng hiếu thảo.

II. Đồ dùng dạy học.    - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc.

III. Các hoạt động dạy học.

           Hoạt động của GV

       Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức. Hát

- HS hát

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Người mẹ

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.

- GV nhận xét

- HS nhận xét

3. Bài mới.

 

3.1. Giới thiệu bài:

- Trong giờ tập đọc hôm nay, các em sẽ được đọc và tìm hiểu câu chuyện Ông ngoại của Nguyễn Việt Bắc. Qua bài đọc, các em sẽ thấy được bạn nhỏ trong truyện có một người ông rất yêu cháu, chăm lo cho cháu và thấy được lòng biết ơn của cháu đối với ông như thế nào.

- Gọi HS nhắc tựa bài

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

- HS nhắc tựa bài

3.2. Luyện đọc:

 

a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng chậm rãi, dịu dàng.

- HS nghe.

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

 

+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.

- Cho HS đọc từ khó: mát dịu, xanh ngắt, dán nhãn, chậm rãi, loang lổ,...

 

- HS nối tiếp đọc từng câu. Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó

+ Đọc từng đoạn trước lớp.

 

- Cho HS chia đoạn

- Có 4 đoạn:

+Đoạn 1: Thành phố...hè phố.

+Đoạn 2: Năm nay...đầu tiên.

+Đoạn 3: Ông chậm rãi...sau này.

+Đoạn 4: Trước ngưỡng cửa...của tôi.

- Cho HS đọc.

- GV nhận xét

- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi

- HS nối tiếp đọc 4 đoạn trong bài (1lần)

- HS nhận xét

- HS lắng nghe, luyện đọc

Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như dòng sông trong,/ trôi lặng lẽ / giữa những ngọn cây hè phố.//

Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên,/ âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.//

- GV đọc – Gọi HS đọc

- Gọi HS đọc phần giải thích từ: loang lổ

- Gọi HS đặt câu với từ loang lổ

- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)

- HS đọc

- Chiếc áo của bạn Linh loang lổ những vết mực

- Vì trời mưa nên bức tường nhà em đã bị loang lổ

+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.

- HS đọc theo nhóm 5


GDKNS: Giao tiếp

 

+ Thi đọc giữa các nhóm :  Cho HS thi đọc đoạn

- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.

- HS thi đọc

- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài)

- HS nhận xét

3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.

GDKNS: Trình bày suy nghĩ, xác định giá trị

Câu 1: Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?

Thành phố sắp vào thu thật dẹp và yên bình. Mùa thu đến cũng là lúc HS bắt đầu vào một năm học mới.

Câu 2: Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?

Không chỉ giúp bạn nhỏ chuẩn bị mọi thứ trước khi đi học mà ông ngoại còn đưa bạn nhỏ đi thăm trường.

Câu 3: Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đi đến thăm trường.

 

 

 

 

Câu 4: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại người thầy đầu tiên?

 

+ Em thấy tình cảm của 2 ông cháu trong bài này như thế nào?

 

 

HS đọc và trả lời các câu hỏi.

 

+ Không khí mát dịu, trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố

 

+ Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút...

 

 

 

 

+ Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn....

+ Ông dẫn bạn nhỏ lang thang khắp các căn lớp trống trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè.

+ Ông nhấc bổng bạn nhỏ lên cho bạn gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường.

+ Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, là người dẫn bạn đến trường và cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường để nghe tiếng trống đầu tiên trong đời đi học.

+ Tình cảm của hai ông cháu sâu nặng. Ông hết lòng yêu thương, chăm chút cho cháu, là người thầy đầu tiên của cháu. Cháu luôn nhớ và biết ơn ông.

3.4. Luyện đọc lại:

 

- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc

+ Gọi HS thi đọc bài theo nhóm

- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương

- HS nghe

- HS thi đọc theo nhóm

- HS nhận xét

4. Củng cố. - Nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe

5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS.

 

                                        

Tự nhiên và xã hội      Tiết 7:               Hoạt động tuần hoàn

I. Mục tiêu.

- Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể . Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông đựơc trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết. 

- Chỉ được đường đi của mạch máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

*GDHSTKNL

- GD ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn.

II. Đồ dùng - dạy học.  Hình SGK, bảng nhóm

III. Các Hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức: hát

- HS hát

2. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Máu được chia thành mấy phần, nêu tên từng phần?

Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào và nhiệm vụ gì?

Nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn?

- HS trả lời:

+ Máu chia thành 2 phần: Huyết tương và huyết cầu

 

+ Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nhiệm vụ mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể

+ Các mạch máu và tim

 

nguon VI OLET