I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

   1. Kiến thức:

     - Trẻ nhận biết và gọi tên các số từ 1- 4.

     - Biết các số  từ 1-4 thể hiện các đối tượng có số lượng tương ứng.

     - Biết được vị trí của các số trong dãy số từ 1-4.

     - Bước đầu nhận biết được các số chẵn, số lẻ trong phạm vi 4.

    2. Kỹ năng:

    - Trẻ có kĩ năng hoạt động tập thể, biết phối hợp với các bạn trong đội.

    - Trẻ có KN hoàn thành các các bài tập thông qua trò chơi.

     - Trẻ có KN xác định được số chắn và số lẻ trong phạm vi 4.

3. Thái độ:

    -Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động

    - Có ý thức hoạt động tập thể.

    - Thể hiện được cảm nhận của bản thân

II. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm : Trong lớp học.

- Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U , ngồi theo nhóm, 3 hàng ngang…

- Môi trường lớp trang trí theo đúng CĐ.

2. Đồ dùng :

a. Đồ dùng của cô:

- Nhạc một số bài hát trong CT: Nhạc nhảy sạp,…

b. Đồ dùng của trẻ:

- Biển gắn số từ 1- 4

- Mo cau

- Miếng nhựa tạo các ô số

- 3 bảng đa năng

- Thẻ số

- Hình ảnh các đối tượng: Bánh trưng, hoa mai, hoa đào.. có số lượng từ 1- 4.

- Miếng ghép có gắn số

- Giỏi trẻ

- Chai, lọ đã qua sử dụng

- Hạt gấc, vò sò có gắn số…

 

 


III.CÁCH TIẾN HÀNH:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

  1. Ổn định tổ chức:

- Giới thiệu chương trình: “Lễ hội đầu năm”.

  - Giới thiệu khách và các đội chơi tham gia chương trình.

- Tham gia chương trình các con sẽ được tham gia các trò chơi truyền thống mang đặc trưng của các các vùng quê trên mọi miền đất nước.

  1. Phương pháp – Hình thức tổ chức :

* TC 1:Lễ hội đua thuyền

Cô cho trẻ đeo biển số, sau đó các đội sẽ thảo luận để chọn ra 4 bạn ngồi trên thuyền.

- Cách chơi: Các đội sẽ lựa chọn ra 4 bạn đeo biển số từ 1 đến 4 ngồi vào vị trí tương ứng với số chấm tròn trên thuyền. Các thành viên còn lại của mỗi đồi sẽ cùng phối hợp để giúp thuyền di chuyển được nhanh hơn. Thuyền của các đội sẽ phải trải qua 4 chặng đua, đội nào về đích đầu tiên thì đội đó sẽ chiến thắng.

- Luật chơi: Các đội phải đảm bảo đủ số người ngồi trên thuyền theo đúng thứ tự quy định của chương trình. Các thành viên khác sẽ phối hợp hỗ trợ. Đội nào không thực hiện theo đúng yêu cầu thì đội đó sẽ không được tham gia thi.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.(Sau khi trẻ về đích cô cho các bạn còn lại trong mỗi đội về đứng thành hình vòng cung để kiểm tra kết quả số thành viên ngồi trên thuyền của mỗi đội. Mời 4 trẻ ở đội thắng cuộc ở lại để tiếp tục cho trẻ quan sát và nhận xét thứ tự các số)

- Cho trẻ nêu nhận xét về vị trí của các số trong dãy số.

- Cô giới thiệu cho trẻ làm quen các số được gọi là số chắn và các số được gọi là số lẻ trong dãy số từ 1 – 4.

     Trong dãy số từ 1 - 4 thì số 1và 3 là các số lẻ còn số 2 và 4 được gọi là các số chẵn.

(Bây giờ các con đã biết các biển số chúng mình đang đeo thuộc số chẵn hay số lẻ chưa nào?) Và bây giờ cô xin mời các con đến với một trò chơi mang đặc trưng của vùng quê Tây Bắc, trò chơi: “Nhảy sạp”

 * TC 2: “Nhảy sạp

- Cách chơi: Các thành viên trong mỗi đội có gắn số lẻ như 1,3 sẽ nhảy vào các ô có gắn số tương ứng, các thành viên có gắn số chẵn như số 2,4 sẽ nhảy vào các ô có gắn số chẵn sau đó chạy lên

 

 

- Trẻ mặc áo số xuất hiện

- Trẻ VĐ theo nhạc

 

 

 

- Trẻ lựa chọn về đội các con tương ứng với số hoa trên mũ.

- giới thiệu đội bằng tiếng việt và tiếng anh.

 

- Trẻ đọc số

 

 

 

- Nghe cô hướng dẫn cách chơi

 

 

 

 

- Trẻ chơi

- Đếm kiểm tra kết quả cùng cô

 

 

 

- Nghe cô hướng dẫn cách chơi.

 

 

 


và gắn số chỉ số lượng của các đối tượng trên bảng. Khi hoàn thành xong phần chơi của mình thì các thành viên phải nhanh chóng chạy về cuối hành để các thành viên khác tiếp tục thực hiện phần chơi của mình.

- Luật chơi: Thành viên nào nhẩy nhầm ô sẽ phải quay về và thực hiện lại. Đội nào hoàn thành xong phần thi trước và có nhiều kết quả đúng nhất thì đội đó sẽ chiến thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cho trẻ đếm kiểm tra kết quả của 3 đội. (Tuyên dương, động viên trẻ)

* TC 3: “Vui hội làng quê (Tiếp theo chúng ta sẽ cùng ghé thăm những làng quê trên đất nước Việt Nam, nơi đây sẽ diễn ra những trò chơi vô cùng hấp dẫn mang đặc trưng riêng của các vùng miền. Để tham gia chúng mình hãy cùng lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé.)

- Cách chơi: Các đội sẽ cùng phối hợp để hoàn thành các yêu cầu mà ban tổ chức đưa ra.

+ Đội số 1: Tham gia phần chơi: “ Miếng ghép tạo hình” từ những miếng ghép dời các con hãy nhanh chóng ghép lại để tạo thành hình có ý nghĩa.

+ Đội số 2: Tham gia phần chơi: “Tìm nắp cho chai” Nhiệm vụ của các con là hãy tìm nắp có gắn số chấm tròn tương ứng với số gắn trên mỗi chai.

+ Đội số 3: Tham gia phần chơi: “Cắp cua bỏ giỏ” Các con hãy tìm những con cua có gắn số tương ứng với biển số của mình để bắt.

- Luật chơi: Thời gian chơi diễn ra trong một bản nhạc, đội nào hoàn thành xong phần chơi của mình sẽ giành chiến thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Kiểm tra kết quả chơi của trẻ.

* Mở rộng: Với những số mà các con đã biết sẽ giúp các con điều gì? (Liên hệ các số điện thoại khẩn cấp: 113, 114, 115)

*TC 4: “Khiêu vũ mùa xuân

- Các đội sẽ cùng giao lưu để tạo thành một cặp đôi. Hai bạn có gắn số liền kề trong dãy số từ 1- 4 sẽ tạo thành một cặp.

- Hai số liền kề trong dãy số là 1 và 2; 3 và 4.

- Cô cho trẻ lựa chọn cặp đôi, kiểm tra xem trẻ đã lựa chọn đúng chưa

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- trẻ liên hệ với thực tế

 

 

 

- Nghe cô hướng dẫn cách chơi

- Về nhóm hoàn thành bài tập

 

 

- Chào khách

 

 

 

 


- Tổ chức cho trẻ chơi.

  1. Kết thúc:

- nhận xét chung kết quả buổi học.

- Cô cho trẻ chào khách và chuyển hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET