Tr­êng TiÓu häc Huy T©n – Gi¸o ¸n líp 4 - §inh PhÊn

 

Tiết 6 : SINH HOẠT TUẦN 9.

I/ Yêu cầu

  - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp

 - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS

II/ Lên lớp

 1. Tổ chức: Hát

 2. Bài mới

*Lớp trưởng báo cáo tình  hình lớp.

- Đạo đức

- Học tập

- Các hoạt động khác

*GV đánh giá nhận xét:

  a. Nhận định tình hình chung của lớp

 Ưu điểm:

  + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.

  + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.

 - Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp

 - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác

            - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 

Nhược điểm:

- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công…

- Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công…

- Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý

- Một số em quên khăn quàng: Thắng.

- Đi học muộn:

b. Kết quả đạt được

               - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên… Hăng hái phát biểu XD bài

c. Phương hướng:

    -  Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.

            - Khắc phục những nhược  điềm còn tồn tại

            - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt

  - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.

*Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

TUẦN 10.

THỨ HAI NGÀY 18/10/2010

Tiết 1: CHÀO CỜ.

(LỚP 5A)

------------------------------------------------------

Tiết 2: TẬP ĐỌC.

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I - TIẾT 1

I.Mục tiêu

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).

II. Đồ dùng dạy học

                     Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy- học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A. KTBC (5’)

Gọi hs đọc bài : Điều ước của vua Mi - đát , nêu nội dung bài.

Nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu và ghi đầu bài

Hướng dẫn hs ôn tập .(30p)

Bài 1:(10p)

- Cho hs ôn lại các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm : Thương người như thể thương thân. Trả lời các câu hỏi và nội dung bài .

- Cho hs hoạt động nhóm đọc bài, báo cáo.

Nhận xét

 

 

- GV nx

Bài 2:(10p)

- Gọi hs đọc yêu cầu

CH:Những bài tập đọc như thế nào gọi là truyện kể ?

 

 

CH: Hãy kể tên những bài là truyện kể thuộc chủ điểm : Thương người như thể thương thân. Tuần 1, 2 , 3 ?

- Cho hs đọc thầm nội dung 2 và làm bài tập

- Gọi nêu miệng

Nhận xét chữa bài .

Bài 3:(10p)

- Gọi hs đọc yêu cầu

Tìm cách đọc hai bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và Người ăn xin.

CH: Đoạn văn có giọng đọc tha thiết trìu mến là đoạn văn nào ?

CH: Đoạn có giọng đọc thảm thiết là đoạn nào ?

CH: Tìm đoạn có giọng đọc mạnh mẽ, dăn đe?

- Cho hs đọc theo nhóm .

 

 

 

 

- Gọi các nhóm trình bày

C. Củng cố dặn dò (2p)

- Nhận xét chọn nhóm đọc hay .

- Nhận xét, củng cố giờ học

 

2 hs đọc và trả lời câu hỏi .

 

 

 

- HS ghi đầu bài

 

 

- Hoạt động nhóm đọc bài

Các nhóm đọc bài

- Gọi vài hs đọc cá nhân để trả lời câu hỏi

- H: Nhận xét

 

-2 hs đọc yêu cầu

- Là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa .

- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (phần 1+2)

- Người ăn xin .

 

Làm bài tập

- Thảo luân nhóm

- Vài nhóm báo cáo

- NX đánh giá

 

- 2 hs đọc yêu cầu

- HS thảo luận 

 

 

 

- Đoạn cuối của bài : Người ăn xin.

 

 

- Đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình với Dế Mèn(phần 1) Từ “Năm trước gặp khi trời làm đói ...vặt cánh ăn thịt em.”

- Đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện

- Từ “Tôi thét ...có phá hết vòng vây đi không ”

(phần 2)

Các nhóm đọc bài

 

- Nhận xét nhóm bạn đọc

- Chọn nhóm đọc hay

 

-------------------------------------------------------

Tiết 2: TOÁN.

Bài 44. VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. Mục tiêu

Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).

Bài 1, bài 3

II. Đồ dùng dạy - học

- Thước thẳng và êke (giáo viên + học sinh).

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A, KTBC (5’)

- Gọi học sinh lên bảng vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E

- Nhận xét, cho điểm.

B, Bài mới

1, Gtb (1’)

- Ghi đầu bài

2, Nội dung (10’)

* Cách vẽ hai đường thẳng song song

- Giáo viên thực hiện bước vẽ như SGK, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho học sinh quan sát

- Giáo viên: Vẽ đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài đường thẳng AB.

-  Vẽ đường thẳng MN đi qua E vuông góc với đường thẳng AB.

- Yêu cầu vẽ đường thẳng DC đi qua E vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ.

 

 

? Nhận xét gì về đường thẳng vừa vẽ  được  và đường thẳng AB ?

- Giáo viên nhắc lại trình tự  các bước vẽ.

3, Luyện tập

Bài 1(7’)

- Giáo viên vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1.

? Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì

 

? Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với CD, trước tiên ta vẽ gì?

-

Yêu cầu học sinh thực hiện bước vẽ và nêu.

? Chúng ta tiếp tục vẽ gì ?

 

- Đó chính là đường thẳng AB cần vẽ.

Bài 2(8’)

- Gọi một  học sinh đọc đề bài và giáo viên vẽ lên bảng tam giác ABC.

- Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng A X qua A và song song với BC, đường thẳng CY qua C và song song với AB   

 

 

 

 

- Yêu cầu quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song  song

- Nhận xét, cho điểm.

Bài 3(8’)

- Yêu cầu học sinh đọc bài, tự vẽ hình, gọi một học sinh lên bảng, cả lớp vẽ vào vở .

 

 

 

 

- Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.

 

 

? Góc đỉnh E của tứ giác BEDA có là góc vuông không ?

 

CH HSG: Hình tứ giác BEDA là hình gì ? Vì sao ?

C, Củng cố dặn dò(2’)

- Nhận xét, cho điểm.     

- GV nx đánh giá tiết học

- Dặn dò bài sau

 

- 2 học sinh lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.

- Chữa bài.

 

 

- HS ghi

 

 

- Nghe.+ thao tác theo      

- Học sinh theo dõi thao tác.+ thực hiện

 

 

 

 

- 1 học sinh vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp.

 

- Hai đường thẳng này song song với nhau.                                                                                                                

 

 

- HS đọc y/c

 

 

- Vẽ đường thẳng AB đi qua M và song song với CD.

- Trước tiên ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với CD.

 

- Một học sinh lên vẽ, cả lớp vẽ vào vở bài tập.

- Vẽ đường thẳng đi qua M và song song với CD.

- Học sinh đọc.

 

- Vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên.

 

- Học sinh thực hiện vẽ hình.

 

                                     

 

 

 

 

 

 

-AB// DC, AD// BC

 

                                          C

     

       B                                  E

 

 

 

       A                                 D

- Vẽ đường thẳng đi qua B vuông góc với AB đường thẳng này song song với AD.

 

- Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông (dùng êke để kiểm tra lại)

 

- Là hình chữ nhật vì có bốn góc ở đỉnh đều là góc vuông. 

 

 

--------------------------------------------------------

Tiết 4: KĨ THUẬT.

(Đ/C VĨNH DẠY)

--------------------------------------------------------

Tiết 5: TIẾNG VIỆT.

ÔN TIẾT 2

 I. Mục tiêu

- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài CT.

- Nắm được qui tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 75 chữ/15 phút); hiểu nội dung của bài.

II. Đồ dùng dạy học

                            SGK

III. Các hoạt động dạy – học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A. KTBC

- Vài hs kể tên các bài tập đọc đã học trong tuần và trong chủ điểm

B. Bài mới

1. GTB(1’)

* Giới thiệu và ghi đầu bài

2. ND

Bài 1(12’)

Gọi hs đọc y/c

- Đọc mẫu

- Gọi hs đọc lại

- Gọi hs đọc chú giải

- Tìm hiểu nội dung bài chính tả

- Cho hs viết từ khó

- Đọc cho hs viết bài và soát lỗi

*H­ớng dẫn hs làm bài tập

Bài 2(5’)

Gọi hs đọc yêu cầu bài 2.

- Gọi hs nêu miệng trả lời các câu hỏi sgk.

- Nhận xét chữa bài

Bài 3(15’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài 3

Cho hs nhắc lại cách viết hoa danh từ riêng, tên địa lí Việt Nam, n­ớc ngoài .

Yêu cầu hs nêu quy tắc viết hoa, lấy ví dụ.

C. Củng cố dặn dò (2p)

*Nhận xét giờ học, dặn hs tiếp tục ôn bài chuẩn bị kiểm tra định kì .

 

 

 

 

 

- Ghi đầu bài

 

 

-2 hs đọc lại

-1 hs đọc chú giải

- 3-4 hs trả lời.

-Viết bảng + nháp

-Nghe viết đúng, đổi vở soát lỗi.

- 2 hs đọc

- Trả lời miệng

- Nhận xét

 

-2 hs đọc yêu cầu

-Nhắc lại cách viết hoa tên ng­ười, tên địa lí Việt Nam, nước  ngoài .

- Hs nêu ví dụ – làm vbt .

Nhận xét

 

 

 

=====================================

THỨ BA NGÀY 19/10/2010

Tiết 1: TOÁN.

Bài 45.  THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

I. Mục tiêu

Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).

Bài 1a (tr54), bài 2a (tr54), bài 1a (tr55), bài 2a (tr55) (Ghép hai bài thực hành)

II. Đồ dùng dạy - học

- Thước thẳng và êke ( Giáo viên và học sinh)

III. Các hoạt động dạy – học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A, KTBC (5’)

- Gọi 1 học sinh vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và // với đường thẳng AB cho trước.

- Nhận xét và cho điểm.

- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật.

B, Bài mới

1, GTB (1’)

2, Nội dung(10’)

*.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh

 

VD: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, và chiều dộng 2 cm.

- Yêu cầu học sinh vẽ từng bước như SGK:

+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm, (Giáo viên vẽ đoạn thẳng CD)

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy  CB = 2 cm.

+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.

* Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cho trước:

? Nêu yếu tố về hình vuông ?

Giáo viên: Dựa vào đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.

Nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có độ dài cạnh 3 cm:

- Hướng dẫn học sinh từng bước vẽ:

+ Vẽ đoạn thẳng DC dài 3 cm.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm.

+ Nối AB ta được hình vuông ABCD

 

 

 

3, Luyện tập

Bài 1 (tr54)(10’)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.

- Yêu cầu học sinh tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm chiều rộng

3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.

- Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ của mình.

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu tính chu vi của hình chữ nhật.

- Nhận xét.

 

 

Bài 2 (tr54)(10’)

- Yêu cầu học sinh tự vẽ hình, sau đó dùng thước  có chia vạch để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đướng chéo bằng nhau.

 

 

 

 

                                                       

- 1 học sinh lên bảng vẽ.

- Học sinh nghe.

 

 

 

 

 

- Ghi đầu bài

 

 

 

 

- Hs quan sát và thao tác theo

 

 

- Học sinh vẽ vào giấy nháp.                                  

    

            

 

 

 

- Hình vuông là hình có 4 cạch bằng nhau và có 4 góc vuông

 

 

 

 

 

- Học sinh vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của giáo viên.

   

 

 

 

 

 

 

 

- 1 học sinh đọc bài.

- Học sinh vẽ vào vở bài tập.

 

 

 

 

   

 

 

 

 

- Nêu các bước vẽ như phần bài học SGK.

- Chu vi của hình chữ nhật là:

    (5 + 3) x 2 = 16 (cm).

 

- HS đọc y/c

- Học sinh làm bài cá nhân.

 

- Nx đánh giá

Bài 1(tr55) (7’)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh 4 cm, sau đó tính chu vi và diện tích của hình  đã vẽ.

- Yêu cầu nêu rõ từng bước vẽ của mình.

 

- Nêu cách tính chu vi và diện tích của hình vuông

 

 

Bài 2 (tr55)(10’)

- Yêu cầu học sinh quan sát hình thật kĩ rồi vẽ vào vở bài tập, hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông trong hình mẫu, dựa vào các ô vuông của vở ô-li để vẽ hình.

- Hướng dẫn học sinh xác định tâm hình tròn bằng cách vẽ hai đường chéo của hình vuông, giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.

C, Củng cố dặn dò (1’)

- Nx đánh giá tiết học

- Dặn dò bài sau

 

- Hs đọc y/c

- 1 HS lên bảng

- Làm vào vở bài tập.

+ Chu vi của hình vuông là

       4 x 4 = 16 (cm)

+Diện tích của hình vuông là

       4 x 4 = 16 (cm2)

- Một học sinh nêu, lớp nhận xét.

 

 

- Học sinh vẽ hình vào vở, đổi chéo để kiểm tra của nhau.      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 2: TIẾNG VIỆT.

ÔN TẬP - TIẾT 3

I. Mục tiêu

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.

II. Đồ dùng dạy học

   Phiếu học tập ghi tên bài tập đọc

III. Các hoạt động dạy – học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A. KTBC (2p)

- Gọi hs nêu nội dung bài học tiết trước

Nhận xét

- Giới thiệu và ghi đầu bài

B. Bài mới (35p)

- Cho hs nêu các bài tập đọc đã học trong chủ điểm Măng mọc thẳng

 

 

 

- Cho hs dọc bài theo nhóm

- Gọi các nhóm báo cáo

Nhận xét , chọn nhóm đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài.

- Cho hs làm phiếu học tập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét chữa bài

C. Củng cố dặn dò (1p)

Nêu lại nội dung bài

Nhận xét giờ học

 

 

Nêu bài học trươc ôn tập

 

- Ghi đầu bài

 

- Các bài tập đọc đã học

Một người chính trực

Những hạt thóc giống

Nỗi dằn vặt của An - đrây ca 

Chị em tôi

- Đọc theo nhóm, thi đọc và nêu nội dung bài

Nhận xét chọn bạn đọc hay

 

- Làm phiếu học tập

Một người chính trực

+Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực của Tô Hiến Thành

+ Nhân vật: Tô Hiến Thành

                     Đỗ Thái Hậu

+Giọng đọc: thong thả, rõ ràng nhấn giọng từ ngữ thể hiện tính cương định, khẳng khái.

 Những hạt thóc giống

+ Nhờ dũng cảm trung thực cậu bé Chôm đã được nhà vua tin tưởng và truyền ngôi báu cho.

+ Nhân vật : Cậu bé Chôm

                      Nhà vua

+ Giọng đọc: Khoan thai, chậm rãi của cậu bé Chôm, lời nói ôn tồn giõng dạc của nhà vua .

 Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca 

+... Thể hiện tình yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, nghiêm khắc với bản thân .

+ Nhân vật: An-đrây-ca

                   Mẹ An-đrây-ca

 Chị em tôi 

- Giọng trầm, buồn, xúc động

 

------------------------------------------------------------

Tiết 3: THỂ DỤC.

(Đ/C HOAN DẠY)

------------------------------------------------------------

Tiết 4: LỊCH SỬ.

Bài 11 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT

( Năm 981)

I, Mục đích yêu cầu :

- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:

+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

+ Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.

- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

II, Đồ dùng dạy học:

  -Hình trong SGK- Phiếu học tập

III, Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1, Ổn định tổ chức. (1’)

2, KTBC: (3’)

  - Gọi H trả lời

  - G nhận xét.

3, Bài mới. (30’)

  -  Giới thiệu:

1, Sự ra đời của nhà Lê.

  * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

  - G đặt vấn đề.

 

- Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  - Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?

  - G nhận xét. Chốt lại- ghi bảng

  - Chuyển ý:

2, Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống.

  -Vì sao Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?

  *, Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

  - G yêu cầu: các nhóm thảo luận dựa theo các câu hỏi sau:

 

 

+ Quân tốn xâm lược nước ta vào năm nào?

  + Hai trận đánh lớn  diễn ra ở đâu và diễn ra NTN?

  + Quân tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?

 

 

 

 

 

- H dựa vào hình 2 trình bày lại diễn biến.

 

  - G nhận xét.

  - Chuyển ý:

3, Ý nghĩa thắng lợi.

  * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp .

  - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nd?

 

  - G chốt- ghi bảng.

  *Tiểu kết       bài học

4, Củng cố dặn dò: (1’)

  -Về nhà học bài-chuẩn bị bài sau

 

 

- Hãy nêu tình hình nước ta sau khi thống nhất?

 

 

 

 

- H đọc từ đầu        sử cũ gọi là nhà tiền lê.

- Năm 919 Đinh Tiên Hoàngvà con trai trưởng là Đinh Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi, lên ngôi. Lợi dụng thời cơ đó nhà Tống đem quân xâm lược nước ta. Thế nước lâm nguy .Triều đình đã họp bàn để chọn người chỉ huy cuộc kháng chiến. Mọi người đặt niềm tin vào thập đạo tướng quân Lê Hoàn ( làm tổng chỉ huy quân đội) khi ông lên ngôi , ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “vạn tuế”

- Lê Hoàn lên ngôi lập ra nhà Lê.

 

- H nhận xét.

 

 

 

- Để nhà Lê thay nhà Đinh lãnh đạo cuộc kháng chiến.

 

- H đọc từ đầu năm 981       lệnh bãi binh.

- Các nhóm thảo luận.

 

- Quân tống xâm lược nước ta vào đầu năm 981 chúng theo 2 đường thuỷ và bộ ào ào xâm lược nước ta .Quân thuỷ tiến theo cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn. Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền chống giặc ở Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh quân tống quyết liệt ở Chi Lăng. Hai cánh quân của giặc đều bị thất bại. quân giặc chết quá nửa. Tướng giặc bị giết .Cuộc K/C thắng lợi.

- Đại diện nhóm lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân tống của nd ta.

-H nhận xét

 

 

- H đọc từ cuộc kháng chiến     hết

- Đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà nhân dân tự hào tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

- H nhận xét bổ sung

 

- H đọc bài học 

 

---------------------------------------------------------

Tiết 5: TIẾNG VIỆT.

ÔN  TIẾT 4

I. Mục tiêu

- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).

- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

 

II. Đồ dùng học tập

  Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy – học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A, KTBC (4’) .

- Nêu nội dung học tập tiếp theo

B, Hướng dẫn làm bài tập

* GTB(2p)

Ghi đầu bài

Hướng dẫn hs ôn tập

Bài1:(15p)

- Gọi hs đọc yêu cầu

-Cho hs làm bài tập vào vở

- Gọi hs báo cáo bài làm

Nhận xét, chữa bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2(10p)

Gọi hs đọc yêu cầu

Cho hs tìm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về 3 chủ điểm trên .

Gọi hs nêu miệng

 

 

 

 

Bài 3(10p)

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Cho hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài

- Nhận xét, chữa bài

 

 

 

C. Củng cố dặn dò (1p)

Nêu lại nội dung bài học

Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau

 

 

- 2 hs

 

Ghi đầu bài

 

 

 

 

2 hs đọc yêu cầu

* “Chủ điểm thương người như thể thương thân ”

- Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ, nhân nghĩa, hiền hậu, hiền từ ...

- Từ trái nghĩa: độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, ...

* Chủ điểm “Măng mọc thẳng ”

- Từ cùng nghĩa: trung thực, trung nghĩa, trung thành, thẳng thắn ...

- Từ trái nghĩa: dối trá, gian dối, gian lận , gian manh, gian ngoan, gian giảo ...

* “Chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ”

- Từ cùng nghĩa : ước mơ, ước muốn, ước ao ...

 

- 2 hs đọc yêu cầu

Nêu miệng

VD: hiền gặp lành

       Máu chảy ruột mềm...

       Thẳng như ruột ngựa

       Thuốc đắng dã tật

       Cầu được ước thấy

       Ước sao được vậy ...

 

 

- 2 hsđọc yêu cầu

- Nêu tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (phần ghi nhớ ở các bài học )

VD: Bố gọi tôi là “ca sĩ ”

của bố .

2 hs nêu lại nội dung

 

 

==================================

THỨ TƯ NGÀY 20/10/2010

Tiết 1: TIẾNG VIỆT.

ÔN TIẾT 5

I. Mục tiêu

Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.

HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch, thơ) đã học; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.

II. Đồ dùng dạy học

                                    Phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A. KTBC (1p)

- Gọi hs nêu nội dung bài học trước.

Nhận xét

B. Bài mới

1GTB: (1’)

*Giới thiệu bài và ghi đầu bài

 Bài 1+2(14’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài 1+2

CH: Hãy kể tên các bài tập đọc, HTL đã học ở tuần 7,8,9?

 

CH: Trong những bài đó bài nào thuộc thể loại văn xuôi ?

 

 

CH:Bài nào là thơ , kịch ?

 

 

CH:Nêu nội dung chính và cách đọc mỗi bài?

Bài 3(16’)

- Gọi hs đọc yêu cầu

CH:Kể tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ đề ?

Cho hs làm bài theo nhóm đôi vào phiếu học tập  và báo cáo kết quả .

Nhận xét , chữa bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. Củng cố dặn dò (2p)

- Nêu lại nội dung, thể loại, và tính cách của nhân vật

- Nhận xét giờ học.

 

 

 

- 1 hs nêu lại nội dung bài học .

 

- Ghi đầu bài

 

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập

Nêu tất cả những bài tập đọc và học thuộc lòng đã học (Mục lục sách )

 

- Trung thu độc lập

- Đôi giày ba ta màu xanh

- Thưa chuyện với mẹ

 

+Thơ:Nếu chúng mình có phép lạ

+Kịch :Ơ vương quốc Tương Lai

- Điều ước của vua Mi - đát

Nêu lại nội dung chính và cách đọc từng bài .

 

- hs đọc yêu cầu

- Đôi giày ba ta màu xanh

- Thưa chuyện với mẹ

- Điều ước chủa vua Mi - đát

Làm bài theo nhóm đôi báo cáo .

Nhân vật

Tên bài

Tính cách

-Tôi (CPT)

 

-Lái

-Đôi giày ba ta màu xanh

-T/c:nhân hậu, quan tâm đến ngườ khác

 

-Hồn nhiên tình cảm

-Cương

 

 

-Mẹ Cương

-Thưa chuyện với mẹ

-Hiếu thảo, thương mẹ

- Dịudàng

thương con

-Vua Mi -đát

 

-Thần Đi-ô-ni-dốt

Điều ước của vua Mi -đát

-Tham lam nhưng biết hối hận .

-Thông minh dạy cho vua Mi-đát một bài học

 

 

 

----------------------------------------------------

Tiết 2: MĨ THUẬT.

(Đ/C VĨNH DẠY)

-----------------------------------------------------

Tiết 3. TIẾNG ANH.

(Đ/C HƯƠNG DẠY)

 

 

Tiết 4: TOÁN.

Bài 47: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.

Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)

II. Đồ dùng dạy - học

- Thước thẳng có chia vạch cm và êke (giáo viên và học sinh).

III. Các hoạt động dạy – học

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A, KTBC (5’)

- Gọi học sinh lên vẽ hình vuông ABCD có độ  dìa cạnh 7 dm và tính diện tích

- Nhận xét, cho điểm. 

B, Bài mới

- Hôm nay các em sẽ được củng cố kiến thức về hình học đã học.

Bài 1(8’)

- Giáo viên vẽ lên bảng hai hình a, b

- Yêu cầu học sinh ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.

                         A

                                        M

 

 

           B                                      

                                                  C                                                     

            A                            B

 

 

 

            D                                  C          

 

? So sánh với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù lớn hơn hay bé hơn ?

? Một góc bẹt bằng mấy góc vuông ?

 

Bài 2 (5’)

- Yêu cầu quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của tam giác ABC.

- Vì sao AB gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?

 

HSG? Câu hỏi tương tự với đường cao CD

Giáo viên kết luận: (ý trên)

? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?

 

 

 

 

Bài 3(5’)

- Yêu cầu vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm, gọi một học sinh nêu từng bước vẽ.

- Nhận xét, cho điểm.

Bài 4a (5’)

- Học sinh tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD= 4 cm

- Yêu cầu nêu rõ các bước vẽ.

- Nêu các xác định trung điểm M của cạnh AD.

 

               D                                           C

 

              M                                           N

 

              A                                           B

- Yêu cầu tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.

? Nêu tên các cạnh song song với AB? 

C, CC- D D(2’)

- Nx đánh giá , dặn dò            

                                                                                                                                       

                                                                                                                   - 2 học sinh lên bảng, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập.

- Ghi đầu bài

 

- Đọc y/c

 

 

 

 

 

a. Góc vuông: BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC; góc bẹt AMC.

 

 

 

 

 

b. Góc vuông DAB, DBC, ADC, góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD, góc tù ABC.

 

+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.

+ Một góc bẹt bằng hai lần góc vuông

 

- Đọc y/c

 

+ Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.

 

 

- Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của tam giác ABC.

- Học sinh vẽ vào vở bài tập, một học sinh lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ của mình.

 

- 1 học sinh lên bảng vẽ theo các kích thước 6 dm và 4 dm, học sinh cả lớp vẽ vào vở.

 

- 1 học sinh nêu: Dùng thước thẳng có chia vạch cm. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD= 4 cm nên MA =2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm một điểm. Đó chính là trung  điểm M của cạnh AD.

- Các hình chữ nhật ABCD, ABMN, MNCD.

- Các cạnh song song với AB là MN và DC.                                                        

 

----------------------------------------------------------

Tiết 5: KHOA HỌC.

Bài 19: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (T2)

I)MỤC TIÊU:

Ôn tập các kiến thức về:

- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.

- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

- Dinh dưỡng hợp lí.

- Phòng tránh đuối nước.

II) ĐỒ DÙNG DẠY -  HỌC :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK,  các phiếu ghi nội dung câu hỏi thảo luận.

- HS : Sách vở môn học

III)PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Tiết 2

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

* Hoạt động 2: Tự đánh giá

Bước 1: Tổ chức hướng dẫn

GV yêu cầu HS dựa vào chế độ ăn uống và kiến thức của mình để tự đánh giá.

Bước 2: Tự đánh giá

Yêu cầu HS tự đánh giá và trao đổi với bạn bên cạnh.

 

 

 

 

Bước 3: Làm việc cả lớp

Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận của mình

* Hoạt động 3: trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lí”

- HS thảo luận theo nhóm với các gợi y trên.

* Hoạt động 4: Thực hành : “ Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của bộ y tế.

- Yêu cầu HS ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí

- Gv yêu cầu các HS đọc lại

- GV nhận xét chung.

4. Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS học thuộc 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí. Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.

 

 

 

 

- HS tự đánh giá theo cá tieu chuẩn:

+ Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên trao đổi món chưa?

+ Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo và dộng thực vật chưa?

+ Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa?

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

- HS hảo luận và trả lời

 

 

 

 

- HS ghi lại 10 lời khuyên  như SGK

 

- HS đọc lại

 

 

- Lắng nghe

- Ghi nhớ

 

-----------------------------------------------------

Tiết 6: ÂM NHẠC.

BÀI 9: ÔN TẬP BÀI HÁT TRÊN NGỰA TA PHI NHANH

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.

Biết đọc bài TĐN số 2.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chép sẵn bài TĐN số 2 nắng vàng một số động tác phụ họa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Làm mẫu, phân tích, đàm thoại, luyện tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Gọi học sinh lên bảng hát bài “Trên ngựa ta phi nhanh”.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới (25’)

a. Giới thiệu bài:

- Tiết hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát và tập đọc nhạc bài TĐN số 2 nắng vàng.

b. Nội dung:

- Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh

- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: cả lớp - cá nhân, song ca, tốp ca.

- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh (nếu có).

- Tổ chức cho 1 dãy hát 1 dãy đệm phách bằng thanh phách và ngược lại.

- Dạy cho học sinh múa một số động tác đơn giản.

* Tập đọc nhạc bài TĐN số 2:

- Cho học sinh luyện cao độ.

 

 

 

 

- Luyện tiết tấu:

? bài luyện tiết tấu có những hình nốt gì

- Cho học sinh đọc tên tốt và luyện gõ tiết tấu bằng thanh phách.

- Cho học sinh đọc bài TĐN số 2 nắng vàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Trên khuông có những hình nốt gì

- Gọi học sinh đọc nốt nhạc trên khuông

? Nốt thấp nhất là nốt nào ? Nốt cao nhất là nốt gì

- Giáo viên cho học sinh luyện đọc nốt nhạc và ghép lời ca.

4. Củng cố dặn dò (4’)

- Cho học sinh đọc lại bài TĐN số 2 nhạc và lời.

- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học

- Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.

 

 

- 3 em lên bảng hát

 

 

 

 

- Học sinh lắng nghe

 

 

 

- Học sinh hát ôn lại bài hát

 

 

 

 

 

 

- Tập vận động phụ họa.

 

 

- Học sinh luyện cao độ

Đồ - Rê - Mi - Son

 

- Nốt đen và nốt trắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thấp nhất là nốt đồ, cao nhất là nốt son

THỨ NĂM NGÀY 21/10/2010

Tiết 1: TOÁN.

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I.

(Đề KT trường ra đề)

----------------------------------------------------------

Tiết 2: THỂ DỤC.

(Đ/C HOAN DẠY)

-----------------------------------------------------------

Tiết 3: TIẾNG VIỆT.

ÔN TẬP - TIẾT 6

I.Mục tiêu

Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.

HS khá, giỏi phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.

II.Đồ dùng dạy học

                           Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy – học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A.KTBC(2p)

- Cho hs nêu ghi nhớ danh từ, động từ

Nhận xét

B.Bài mới

*Giới thiệu và ghi đầu bài

Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1+2(10p)

- Gọi hs đọc yêu cầu

Gọi 1 hs lên bảng, lớp làm vở

Nhận xét, chữa bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3(15p)

- Gọi hs đọc yêu cầu

CH:Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy, lấy ví dụ minh hoạ ?

Củng cố lại nội dung bài 3

 

 

 

 

 

Bài 4(10p)

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Cho hs thảo luận nhóm đôi làm bài vào phiếu học tập , báo cáo

Nhận xét chữa bài

 

 

 

 

 

C.Củng cố dặn dò (2p)

Nêu lại nội dung toàn bài

Nhận xét giờ học

 

 

2 hs nêu phần ghi nhớ

 

 

Ghi đầu bài

 

 

- 2 hs đọc yêu cầu

 

1 hs lên bảng , lớp làm vở

 

Tiếng

Âm đầu

Vần

Thanh

a, chỉ có vần và thanh: ao

 

 

ao

ngang

b,có đủ âm đầu vần và thanh: dưới, tầm, cánh, chú, bây, giờ, là, luỹ, tre, xanh, rì,  rào

 

…………

d

t

c

ch

l

 

…….

ao

ươi

âm

anh

u

a.

…….

ngang

sắc

huyền

sắc

sắc

huyền

…..

 

- 1 hs đọc yêu cầu

- Từ đơn: là từ gồm 1 tiếng

VD:dưới, cánh, chú...

- Từ ghép: là từ được tạo thành bằng hai tiếng có nghĩa trở lên.

VD: bây giờ, khoai nước...

- Từ láy: Từ tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm , vần giống nhau.

VD: rì rào, rung rinh, thung thăng...

 

- 2 hs đọc yêu cầu

Thảo luận nhóm đôi làm bài ,

báo cáo – Nhận xét

*Danh từ : là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị )

- cánh, chú,chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước, ...

*Động từ là những từ chỉ trạng thái, hoạt động của sự vật.

- rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ...

 

 

 

 

----------------------------------------------------------

Tiết 4: ĐẠO ĐỨC.

Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2)

I - MỤC TIÊU:

- Nêu được ví dụ về tết kiệm tiền của.- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,… trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi các thông tin, bìa xanh, đỏ, trắng cho mỗi hs, đồ dùng để chơi đóng vai.

- Học sinh: Sách vở môn học.

III - PHƯƠNG PHÁP:

Quan sát, thuyết trình, thảo luận, đóng vai, nêu vấn đề.

IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - CHỦ YẾU:

 

Tiết 2:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Hoạt động 1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?

Y/c hs trả lời các câu hỏi về việc tiết kiệm của gia đình và bản thân em.

+ Y/c một số hs nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số viếc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm.

GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của không phải riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người.

Các gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho đất nước.

Hoạt động 2: Em đã tiết kiêm chưa?

GV tổ chức cho hs làm bài 4.

 

Hỏi: Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm?

+ Trong các việc làm đó những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm?

 

 

 

 

 

 

- Y/c hs đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của bạn.

- GV nhận xét chung.

Hoạt động 3: Em xử lý thế nào?

- Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm (Bài tập 5).

 

Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?

Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ chơi đã có. Tâm sẽ nói gì với em?

Tình huống 3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều trang giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?

- Y/c các nhóm trả lời.

- Y/c các nhóm khác quan sát nhận xét xem cách xử lý nào thể hiện sự tiết kiệm.

GV hỏi:

+ Cần phải tiết kiệm như thế nào?

 

 

+ Tiết kiệm có lợi gì?

 

Hoạt động 4: Dự định tương lai

- Tổ chức cho hs làm việc cặp đôi.

- Y/c hs trao đổi dự định sẽ thực hiện tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng học tập, gia đình như thế nào?

 

 

 

 

 

- Y/c hs đánh giá cách làm bài của mình đã biết tiết kiệm hay chưa? nếu chưa thì làm thế nào?

4) Củng cố - dặn dò:

- Y/c 1, 2 hs đọc lại phần ghi nhớ.

- Dặn hs thực hiện tiết kiệm ở gia đình.

- GV nhận xét tiết học

- Nhắc Hs chuẩn bị bài sau.

 

 

 

 

- 2, 3 hs kể, nêu tên

 

 

- Hs lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Hs làm bài tập, đánh dấu x vào trước việc em đã làm.

- Trong các việc trên, việc làm ở câu a, b, g, h, k là thể hiện sự tiết kiệm.

Việc làm:

c) Vẽ bậy, bôi bẩn ra bàn ghế, sách vở, trường lớp.

d) Xé sách.

đ) Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.

e)Vứt sách vở, đồ dùng học tập bừa bãi.

i) Quên khoá vòi nước.

 

- Đổi chéo vở, kiểm tra.

 

 

 

- Hs làm việc theo nhóm

- Hs thể hiện cách xử lý.

 

- Tuấn không xé và khuyên Bằng chơi trò chơi khác.

 

- Tâm dỗ em chơi các đồ chơi khác đã có. Như thế mới đúng là bé ngoan.

 

 

- Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn.

 

 

 

 

 

- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lý, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.

- Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn.

 

- Hs làm việc theo cặp đôi.

- Ghi những dự định ra giấy.

 

- Giữ gìn đồ dùng, sách vở.

- Sẽ dùng hộp bút cũ hết năm nay cho đến khi hỏng.

- Tận dụng mặc lại quần áo của anh chị.

- Không đòi mua cặp mới...

 

- Hs đánh giá và góp ý cho nhau.

 

 

 

- Hs đọc ghi nhớ.

 

Ghi nhớ.

 

----------------------------------------------------------

Tiết 5: ĐỊA LÍ:

BÀI 8: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN

Ở TÂY NGUYÊN (tiếp)

I, Mục tiêu:HS biết

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:

+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.

+ Khai thác gỗ và lâm sản.

- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,...

- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.

- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.

- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).

- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.

HS khá, giỏi:

- Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.

- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá.

II,Đồ dùng dạy học

- Bản đồ địa lý TNVN

- Tranh,ảnh nhà máy thuỷ điện và rừng ở TN

III,Phương pháp:  quan sát, đàm thoại, giảng giải

IV,Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1, Ổn định tổ chức (1’)

2, KTBC (2’)

- Gọi H trả lời

- G nhận xét

 

3, Bài mới (30’)

- Giới thiệu bài

3, Khai thác sức nước.

*Hoạt động 1:làm việc theo nhóm

- Bước 1:

+ Kể tên một số con sông ở TN?

 

 

+ Tại sao các sông ở TN lắm thác ghềnh?

 

+ Người dân ở TN khai thác sức nước để làm gì?

+ Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?

+ Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-ly trên lược đồ H4 và cho bíêt nó nằm trên sông nào?

-Bước 2:

-G  nhận xét giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày

-G chốt lại

*Chuyển ý:

4, Rừng và việc khai thác rừng ở TN

*Hoạt động 2:làm việc theo cặp

+TN có những loại rừng nào?

+Vì sao ở TN lại có những loại rừng khác nhau?

+Mô tả rừng nhiệt đới và rừng khộp dựa vào H6và H7

 

 

 

 

- Bước 2:

-G nhận xét

-G xác lập mối quan hêi giữa khí hậu và thực vật

*Hoạt động 3:làm việc cả lớp

+Rừng ở TN có giá trị gì?

 

+Gỗ được dùng để làm gì?

 

+Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở TN?

 

+Thế nào là du canh,du cư?

 

+Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?

 

 

-G nhận xét

-G chốt lại nội dung

-Gọi H đọc bài học 

4, Củng cố dặn dò (2’)

-Về nhà học bài –chuẩn bị bài sau

 

 

 

- Tại sao ở TN lại phù hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm? và cây công nghiệp nào được trồng nhiều ở TN?

 

 

 

- H làm việc theo nhóm theo các gợi ý sau:

- QS H4: sông Xê-xan, sông Ba, sông Đồng Nai

 

- Vì các con sông này chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên dòng sông lắm thác nhiều ghềnh

- Khai thác sức nước để chạy tua bin sản xuất ra điện

- Có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường

- H lên chỉ

 

 

 

-Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc

-H QS H6,7 và đọc mục 4 SGH trả lời các câu hỏi sau:

 

 

-TN có rừng rậm nhệt đới, rừng khộp

-Vì ở đây có khí hậu khô và nóng rõ ràng

-Rừng rậm nhệt đới: rừng rậm xanh tốt quanh năm trong rừng có nhiều tầng cây cao thấp khác nhau, có nhiều loại cây

-Rừng khộp: là loại rừng thưa, trong rừng chỉ có một loại cây, rụng lá vào mùa khô

-H trình bày trước lớp

 

 

 

-Đọc mục2 SGK

-Rừng ở TN cho ta nhiều sản vật như: gỗ, tre, nứa, các loại cây thuốc quý

-Gỗ dùng để làm nhà cửa, đóng bàn ghế, giường tủ...

-Việc khai thác rừng bừa bãi, đốt phá làm nương rẫy làm mất rừng làm làm cho đất bị xói mòn....

+ Du cư:………….

+ Du canh:……………..

-Khai thác rừng hợp lý: trồng rừng vào những nơi đã bị mất, tạo mọi điều kiện để đồng bào định canh định cư ổn định cuộc sống và sản xuất

-H trả lời

-H đọc bài học

 

 

--------------------------------------------------------

THỨ SÁU NGÀY 22/10/2010

Tiết 1+2 : TIẾNG VIỆT.

(KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I)

Kiểm tra đề nhà trường.

---------------------------------------------------------

Tiết 3: TOÁN.

Bài 48. LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu

- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.

- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.

- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.

Bài 1 (a), bài 2 (a), bài 3 (b), bài 4

II. Đồ dùng dạy - học

- Thước thẳng có chia vạch cm và êke (giáo viên và học sinh).

III. Các hoạt động dạy – học

 

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

A, KTBC (4’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3,

- Nhận xét, cho điểm.

* Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi đầu bài.

B, Bài mới

1, GTB (1’)

* Hướng dẫn luyện tập:

2, Luyện tập

Bài 1a (7’)

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. Học sinh tự làm bài.

- Hs làm bảng con

- Gv chữa bài và củng cố cách đặt tính, thứ tự thực hiện phép tính

 

 

 

Bài 2a (10’)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 

HSG:Áp dụng tính chất nào của phép cộng ?

? Yêu cầu nêu quy tắc về tính chất giao hoán và kết hợp ?  

- Yêu cầu học sinh làm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét và cho điểm.

- Củng cố cách làm

Bài 3b (10’)

- Yêu cầu đọc đề bài

- Yêu cầu quan sát hình trong SGK

 

? Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào ?

? Vậy độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu ?

HSG: Vẽ mẫu   học sinh lớp vẽ tiếp hình vuông BIHC

HSG: Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào ?

  ? Tính chu vi hình chữ nhật AIHD ?

 

 

 

 

 

Bài 4(7’)

- Gọi học sinh đọc đề bài

- Gv hd phân tích đề

? Muốn tính được diện tích hình chữ nhật ta phải biết được gì ?

? Bài toán cho biết điều gì ?

? Bài thuộc dạng toán nào ?

- Yêu cầu học sinh làm bài. Một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.

- Chữa bài nx đánh giá

 

 

 

 

 

C, Củng cố dặn dò (2’)

*GV củng cố nd bài

- Nx đánh giá tiết học

 

-2 học sinh lên bảng.

- Nhận xét.

- Nghe, ghi .

 

 

 

 

 

 

- 2 học sinh lên bảng, lớp làm

bảng con

a.

                                 

 - 2 học sinh nhận xét.

 

 

- Tính giá trị của biểu thức một cách thuận tiện nhất.

- Tính chất giao hoán và kết hợp.

 

- 2 học sinh nêu.

 

- 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.

a.       6257 + 989 + 743

     = (6257 + 743) + 989

     = 7000 + 989

     = 7989

b.       5798 + 322 + 4678

      = 5798 + (322+ 4678)

      = 5798 + 5000

      = 10798

 

 

- Học sinh đọc thầm.

- Học sinh quan sát hình.

 

+ Có chung cạnh BC.

 

+ Là 3 cm.

 

- Học sinh vẽ hình, nêu các bước vẽ.

- Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH.

 

 

 Chiều dài hình chữ nhật AIDH là

           3 x 2 = 6 (cm)

     Chu vi hình chữ nhật AIDH là

          (6+3) x 2 = 18( cm)

                       Đ/S : 18 cm

 

 

- Học sinh đọc.

 

- Vài hs nêu cách giải

 

 

 

- Hs lên bảng làm ,lớp làm vào vở

Bài giải:

Chiều rộng hình chữ nhật là:

(16 - 4) : 2 = 6 (cm)

Chiều dài hình chữ nhật  là:

6+4 = 10 (cm)

Diện tích hình chữ nhật là:

10 x 6 = 60 (cm2)

        Đáp số: 60 (cm2

- Chữa bài nx đánh

 

----------------------------------------------------------

Tiết 4: KHOA HỌC.

Tiết 20: NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I)MỤC TIÊU:

- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định; nước chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,...

Gv có thể lựa chọn một số thí nghiệm đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học để yêu cầu HS làm thí nghiệm.

II) ĐỒ DÙNG DẠY -  HỌC :

- GV : Các hình  minh hoạ trong SGK, 2 cốc nước thuỷ tinh giống nhau, nước lọc, sữa, chai, cốc, lọ thuỷ tinh...

+  Tấm kính, khay đựng nước, một miếng vải, 1 ít đường, muối, cát...

- HS : Sách vở môn học, cốc. Khay, vải, đường, muối,…

III)PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1.Kiểm tra bài cũ : (3’)

     GV gọi 2 HS đọc lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.

     GV nhận xét, ghi điểm cho HS

2.Dạy bài mới : (30’)

* Giới thiệu bài – Ghi bảng.

* Tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1: Màu, mùi, vị của nước.

- GV tiến hành cho HS quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh vừa đổ nước vào, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?

+ Làm thế nào em biết được điều đó?

- Yêu cầu HS nếm và trả lời:

+ Em có nhận xét gì về màu, mùi và vị của nước?

- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận.

- GV kết luận, ghi bảng: Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mui, không vị.

* Hoạt động 2 : Hình dạng của nước.

Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, làm thí nghiệm.

+ Nước có hình gì?

 

+ Nước chảy như thế nào?

 

- Yêu cầu các nhóm nhận xet, bổ sung.

+ Qua thí nghiệm em rút ra tính chất gì của nước?

 

- GV nhận xét í kiến của các nhóm và kết luận chung- ghi bảng

Hoạt động 3:  Nước thấm qua một số vật và hào tan một số chất.

- GV phát phiếu cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời theo các câu hỏi :

+ Khi vô y làm đổ mực, nước ra bàn em thấy thế nào ? Em thường làm thề nào ?

+ Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nướcmà không lo nước thấm hết vào vải ?

+ Làm thế nào để biết một số chất có hoà tan trong nước hay không ?

 

 

- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3,4

+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì ?

 

 

+ Qua 2 thí nghiệm trên em nhận xét gì về tính chất của nước ?

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày đúng và lưu loát.

- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.

 

4. Củng cố – Dặn dò:(2’)

- Yêu cầu HS nhắc lại bài học.

- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Ba thể của nước

 

-  2 HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

- HS ghi đầu bài vào vở

 

 

- HS qua sát, trao đổi  thảo luận và trả lời câu hỏi.

 

- HS tự nêu theo quan sát.

 

 

- Làm theo yêu cầu

- Nước không có màu, không có mùi và không có vị gì cả.

- Các HS khác nhận xét

 

- HS nhắc lại.

 

 

 

- HS hoạt động theo nhóm.

 

- Nước có hình dạng của chai, lọ, cốc… vật chứa nước.

- Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nước không có hình dạng nhất định, nó có thể chảy ra mọi phía, chảy từ trên cao xuống dưới..

- HS nhắc lại.

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

- Các nhóm cử đại diện của nhóm mình lên trình bày

-Mực, nước đổ ra bàn, em thường lấy giẻ, giấy thấm hoặc khăn lau để thấm nước.

- Vì mảnh vải chỉ thầm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ giữa các khe vải, còn các chất bẩn khác giữ lại trên mặt vải.

 

- Ta cho chất đó và cốc, lấy thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có hoà tan hay không

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- Em thấy đường và muối tan trong nước còn cát không tan được trong nước.

- Nước có thể thấm qua một số vật và hào tan được một số chất.

 

- HS nhắc lại bài học ( Phần “ bạn cần biết”)

 

- HS nhắc lại

 

- Lắng nghe, ghi nhớ

 

-------------------------------------------------------------

Tiết 5: TIẾNG ANH

(Đ/C HƯƠNG DẠY)

-------------------------------------------------------------

Tiết 6 : SINH HOẠT TUẦN 10.

I/ Yêu cầu

  - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp

 - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS

II/ Lên lớp

 1. Tổ chức: Hát

 2. Bài mới

*Lớp trưởng báo cáo tình  hình lớp.

- Đạo đức

- Học tập

- Các hoạt động khác

*GV đánh giá nhận xét:

  a. Nhận định tình hình chung của lớp

 Ưu điểm:

  + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.

  + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.

 - Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp

 - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác

            - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 

Nhược điểm:

- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công…

- Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh, Công…

- Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Thuý

- Một số em quên khăn quàng: Thắng.

- Đi học muộn:

b. Kết quả đạt được

               - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Khiên… Hăng hái phát biểu XD bài

c. Phương hướng:

    -  Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.

            - Khắc phục những nhược  điềm còn tồn tại

            - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt

  - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.

*Phần bổ sung: ……

1

N¨m häc 2010 – 2011 – TuÇn 10

nguon VI OLET