TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN

 

 

 

 

 

1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: (Nhóm 2)

a) Đọc bài toán;

Bài toán: Đường gấp khúc ABC có độ dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?

b) Thảo luận cách giải bài toán:

- Để tính độ dài đoạn thẳng BC ta phải thực hiện phép tính gì?

 

- Cùng nhau suy nghĩ thực hiện phép tính.

- Nói với các bạn cách thực hiện phép tính.

* Đổi: 4,29m = 429cm

           1,84m = 184cm

* Tính:

 

 

 

 

 

Ta có: 429cm – 184cm = 245cm

* Đổi: 245cm = 2,45m

Vậy: 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)

c) Đọc kĩ nội dung sau:

Để tính 4,29 – 1,84 = ? , thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

              

               * Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.        

               * Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

               d) Đặt tính rồi tính: 34,82 – 6,37.

      2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: ( cả lớp)

        Ví dụ: 45,8 – 19,26

     ( nghe thầy/cô giáo hướng dẫn, HS nêu cách thực hiện)

         Đặt tính rồi tính: 57,3 – 9,15

  3 a) Đọc kĩ nội dung sau: ( nhóm đôi)

  Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm

như sau:

-        Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một

hàng đặt thẳng cột với nhau.

   - Thực hiện phép trừ như trừ các sốn tự nhiên.

   - Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.

   Chú ý: Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số

chữ số ở phần thập phân của số trừ, thì ta có thể viết thêm một

số thích hợp chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ, rồi trừ như trừ các số tự nhiên.

      b) Nói với bạn cách trừ hai số thập phân, lấy ví dụ minh họa.

              4. Thực hành làm bài tập ( cá nhân)

Làm các bài tập: 1 ( a,b) ; 2 ( a,b) ; Bài 3.

              5. Báo cáo với thầy/cô kết quả những việc các em đã làm ( cá nhân)

 

Tập đọc.

Bài: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN

Các hoạt động.

1.Quan sát tranh, trả lời câu hỏi (Nhóm 4)

Những người trong tranh là ai? Họ đang làm gì?

  1. Nghe thầy ( cô) hoặc bạn đọc bài ( đọc cả bài) ( cả lớp)
  2. Đọc từ và lời giải nghĩa ( cá nhân)

- Thuyên giảm: ( bệnh) có giảm nhẹ, đỡ bớt

  1. Cùng luyện đọc ( Nhóm 4)
    1. Đọc câu:

Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm./ Khắp làng xa bản gần,/  nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma.

Vậy mà gần một năm nay,/ chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm./ Bụng cụ đau quặn,/ lắm lúc tưởng như có dao cứa mạnh vào từng khúc ruột.

  1. Đọc đoạn, bài;

  Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.

-        Đoạn 1: Từ đầu đến học nghề cúng bái

-        Đoạn 2: Từ Vậy mà cho đến không thuyên giảm..

-        Đoạn 3: Từ Thấy cha đến vẫn không lui

-        Đoạn 4: phần còn lại.

Chú ý: Đọc giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.

  1. Thảo luận, trả lời câu hỏi( nhóm 4)

1) Cụ Ún làm nghề gì? ( Đoạn 1)

2) Khi mắc bệnh cụ tự chữa bằng cách nào?

Chọn ý để trả lời đúng:

a. Tự mình cúng đuổi tà ma.

b. Mời học trò đến cúng đuổi tà ma.

c. Mời bác sĩ đến khám chữa bệnh

3) Vì sao bị sỏi thận mà cụ ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?( đoạn 4)

4) Nhờ đâu mà cụ Ún khỏi bệnh ?( đoạn 5)

5) Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào?

    Chọn ý để trả lời đúng:

  1. Cụ đã chán nghề thầy cúng.
  2. Cụ không tin thầy cúng chữa khỏi bệnh.
  3. Cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh.

 

              6. Báo cáo với thầy/cô kết quả những việc các em đã làm ( cá nhân)

                7. Nghe thầy cô nhận xét .

 

Tập đọc.

Bài: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

Các hoạt động.

  1. Quan sát tranh, thảo luận trả lời câu hỏi (Nhóm 4)

Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh ấy cho em biết điều gì?

  1. Nghe thầy ( cô) hoặc bạn đọc bài ( đọc cả bài) ( cả lớp)
  2. Đọc từ và lời giải nghĩa ( cá nhân)

- Buôn: làng ở Tây Nguyên

- Nghi thức: Quy định về cách thức tiếp khách hay tiến hành các buổi lễ.

- Gùi: đồ đan bằng mây, tre, đeo trên lưng hoặc mang đồ đạc.

  1. Cùng luyện đọc ( Nhóm 4)

a)  Đọc từ ngữ:

- Buôn Chư Lênh, Y Hoa, già Rok, nghi thức, im phăng phắc.

b) Đọc câu:

-        Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp/ tứ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ,/ người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi/ bằng lông thú mịn như nhung.

-        Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường/ bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

c)  Đọc đoạn, bài;

  Mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài.

-        Đoạn 1: từ đầu đến dành cho khách quý.

-        Đoạn 2: tiếp theo cho đến sau khi chém nhát dao.

-        Đoạn 3: tiếp theo đến xem cái chữ nào!

-        Đoạn 4: phần còn lại.

Chú ý: Đọc giọng chậm rãi, trang nghiêm ở đoạn 1,2; giọng vui, hồ hởi ở đoạn 3,4.

  1. Thảo luận, trả lời câu hỏi: ( nhóm 4)

1) Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? ( Đoạn 1)

2) Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?

3) Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất chờ đợi và yêu quý cái chữ?

    Chọn ý để trả lời đúng:

  1. Đề nghị cô giáo cho xem cái chữ.
  2. Im phăng phắc khi xem cô giáp viết.
  3. Reo hò khi cô giáo viết xong.
  4. Cả ba chi tiết trên.

4) Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên nguyện vọng gì của đồng bào Tây Nguyên?

 

              6. Báo cáo với thầy/cô kết quả những việc các em đã làm ( cá nhân)

 

               7. Nghe thầy cô nhận xét .

 

VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO

HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Tìm hiểu về tình thế hiểm nghèo sau Cách mạng tháng Tám: ( nhóm đôi)

a) Đọc sách giáo khoa : Từ đầu cho đến “ nghìn cân treo sợi tóc”

b) Hỏi thầy cô hoặc bạn những gì em chưa hiểu trong đoạn đã đọc.

Ví dụ: nghìn cân treo sợi tóc, các nước đế quốc nào đã kéo vào nước ta,…

c) Thảo luận và làm bài tập:

Hãy lựa chọn và đánh dấu vào ý đúng nhất.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn vì:

□ Chính quyền mới được thành lập, bị nhiều kẻ thù phá hoại.

□ Tình trạng vỡ đê, mất mùa, nạn đói đe dọa.

□ Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

□ Thiếu trường học, bệnh viện.

d) Báo cáo kết quả thảo luận với thầy cô giáo.

2.Tìm hiểu biện pháp vượt qua tình thế hiểm nghèo ( nhóm 4)

a) Đọc sách giáo khoa, kết hợp quan sát các bức ảnh.

( Đọc từ “ Để cứu đói………chuẩn bị kháng chiến lâu dài.)

b) Đọc và giải nghĩa các từ ngữ trong sách giáo khoa.

c) Thảo luận và hoàn thiện phiếu bài tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Hoàn thành bảng sau về những biện pháp mà Chính phủ và nhân dân ta đã thực hiện để vượt qua tình thế hiểm nghèo.

 

 

 

Tình thế hiểm nghèo

 

 

Biện pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giặc đói

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giặc dốt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      3. Bác Hồ trong những ngày diệt “giặc đói”.( nhóm 4)

      Đọc SKG đoạn “ Bác Hoàng Văn Tị……….cho ai được” và qua lời kể của giáo viên.

Hãy nêu cảm nghĩ về việc làm của Bác qua câu chuyện trên.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

      4. Báo cáo với thầy cô những kết quả những việc em đã làm.

      5. Nghe thầy cô nhận xét .

 

nguon VI OLET