TUẦN 2
Thứ Hai ngày 11 tháng 10 năm 2021
Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Tiết 10: HỖN SỐ (Tr.12)
I. Yêu cầu cần đạt.
- Giúp học sinh nhận biết về hỗn số, biết đọc và viết hỗn số.
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Làm được BT1(3 hỗn số đầu); BT2a,c; BT3a, c.
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, hoạt động tích cực
- Góp phần giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK thể hiện hỗn số .
- HS: SGK, vở, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học

A.Hoạt động Mở đầu. (5’)
1- Bài cũ:
- GV gọi 1 HS lên bảng LBT1 trong VBT.
- GV nhận xét và tuyên dương HS.
1. GT bài:
- Giờ học toán này thầy sẽ giới thiệu với các em về hỗn số. Hỗn số là gì ? Cách đọc và viết hỗn số như nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
- Ghi đầu bài lên bảng.
B. Hoạt động Hình thành kiến thức mới. (15’)
1- Giới thiệu bước đầu về hỗn số.
- GV gắn hình vẽ như phần bài học cho HS quan sát và nêu vấn đề: Thầy cho bạn An 2 cái bánh và  cái bánh. Hãy tìm cách viết số bánh mà thầy đã cho bạn An. Các em có thể dùng số, dùng phép tính.




- GV nhận xét sơ lược về các cách mà HS đưa ra sau đó giới thiệu:
2- Cách viết hỗn số.
- GV nêu: Trong cuộc sống và trong toán học, để biểu diễn số bánh thầy đã cho bạn An, người ta dùng hỗn số.
+ Có 2 cánh bánh và  cái bánh ta viết gọn thành 2 cái bánh.
+ Có 2 và  hay 2 +  viết thành 2.
+ 2 gọi là hỗn số, đọc là hai và ba phần tư.
+ 2 có phần nguyên là 2, phần phân số là .
- GV viết hỗn số 2 lên bảng, chỉ rõ phần nguyên, phần phân số, sau đó yêu cầu HS đọc hỗn số.
- GV yêu cầu HS viết hỗn số 2.

- Em có nhận xét gì về phân số  và 1

- GV nêu : Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
- GV ghi bảng: Ghi nhớ: (như SGK).


C. Hoạt động Luyện tập, thực hành (15’)
Bài 1: (Tr.12) Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp (theo mẫu).
- GV treo hình tròn và hình tròn được tô màu và nêu yêu cầu : Em hãy viết hỗn số chỉ phần hình tròn được tô màu.
- Vì sao em viết đã tô màu 1 hình tròn ?



- GV treo các hình còn lại của bài, yêu cầu HS tự viết và đọc các hỗn số được biểu diễn ở mỗi hình.
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc các hỗn số trên trước lớp.
Bài 2: (Tr.13) Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
- GV vẽ hai tia số như trong SGK lên bảng, yêu cầu HS cả lớp làm bài, sau đó đi giúp đỡ các HS kém.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng lớp, sau đó cho HS đọc các phân số và các hỗn số trên từng tia số.
D. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.(3’)
+ Khi đọc hỗn số ta phải làm sao?
+ Khi viết hỗn số ta phải viết như thế nào?
Đ- Củng cố, dặn dò: (2’)
- Y/c HS nhắc lại ghi nhớ.
- GVNX tiết học.


- 1HS lên bảng làm bài



- HS nghe.




- HS ghi đầu bài vào vở.



- HS trao đổi với nhau, sau đó một số em trình bày cách viết của mình trước lớp.
VD: Thầy đã cho bạn An:
- 2 cái bánh và  cái bánh
- 2 cái bánh +  cái bánh
- () cái bánh
- 2 cái bánh…
- HS chú ý.

nguon VI OLET