Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

                                                                                                      

Phần một

LỊCH SỬ THẾ GIỚI

   LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)

Chương I

THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)

Bài 1

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  - Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.

  - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.

  2. Tư tưởng:

  - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

  - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

3. Kỉ năng:

    Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ,tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập.

II. THIẾT BỊ

- Bản đồ thế giới.

- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    Kiểm tra sách v của học sinh.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

    Trong chương trình lịch sử lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu xã hội phong kiến. Những mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp mới với chế độ phong kiến trong lòng chế độ phong kiến đã suy yếu đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về một nền sản xuất mới ra đời

GV: Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.

HS: Trả lời

 

 

 

GV: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị. Nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gây gắt: đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách mạng Hà Lan thế kỉ XVII

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng Hà Lan ?

HS: Trả lời

GV: Chỉ trên bản đồ vùng đất Nê-đéc-lan có nền kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh nhưng do phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã kìm hãm sự phát triển này.

GV: Diễn biến của cách mạng ?

HS: Dựa vào SGK trình bày

 

 

 

GV: Kết quả và ý nghĩa ?

HS: Trả lời

GV: Vì sao cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?

HS: Cách mạng đã đánh đổ phong kiến (ngoại  bang) thành lập nước cộng hoà, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn.

*Hoạt đông 3: Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

GV: Biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh ?

HS: Xuất hiện các công trường thủ công, nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính ...

GV: Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đem lại hệ quả gì ?

HS: Trả lời

GV: Mâu thuẫn mới được xuất hiện trong thời kì này ?

HS: Trả lời

*Hoạt động 4: Tìm hiểu về tiến trình cách mạng

GV: Dựa vào lược đồ để trình bày.

GV: Cuộc nội chiến chia làm mấy giai đoạn, là những giai đoạn nào?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Sử dụng hình 2 SGK để tường thuật quang cảnh xử tử vua Sác-lơ I.

GV: Cuộc đảo chính 1688 dẫn đến kết quả gì?

HS: Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.

*Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

GV: Cách mạng Anh đem lại quyền lợi cho ai ? Ai lãnh đạo cách mạng ? Cách mạng có triệt để không ?

HS: Cách mạng đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng. Cuộc cách mạng không triệt để vì cuối cùng thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

I. SỰ BIẾN ĐỔI V KINH TẾ, XÃ HỘI TÂY ÂU TRONG CÁC TH K XV - XVII. CÁCH MẠNG HÀ LAN TH K XVI

1. Một nền sản xuất mới ra đời.

a. Kinh tế:

- Vào thế kỉ XV, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường…có thuê mướn nhân công.

- Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.

b. Xã hội:

- Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản.

- Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.

2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

 

a. Nguyên nhân:

Vương quốc Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Nê-đéc lan.

 

 

 

b. Diễn biến

- 8/1566, Nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy.

- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập n ước cộng hòa (Hà Lan).

- Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan được công nhận.

 c. Kết quả và ý nghĩa

- Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

 

 

II. CÁCH MẠNG ANH GIỮA THẾ KỈ XVII

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

a. Kinh tế:

  Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

 

b. Xã hội:

 

- Xuất hiện các tầng lớp quí tộc mới và tư sản.

 

-Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế.

2. Tiến trình cách mạng

a. Giai đoạn 1 (1642 – 1648)

- Nộị chiến bùng nổ tháng 8 – 1642.

- Năm 1648 quân đội nhà vua bại trận.

b. Giai đoạn 2 (1649 – 1688)

- Vua Sác-lơ I bị xử tử.

- Anh trở thành nước cộng hoà. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.

- Năm 1688, Quốc hội tiến hành đảo chính.

 

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

- Lật đổ chế độ phong kiến đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh.

 

4.Củng cố:

- Vì sao cách mạng Hà Lan ở thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?

- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII ?

5. Dặn dò:

Học bài cũ, nắm vững nội dung bài, làm bài tập.

-  Đọc trước phần III/ Bài 1, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

 

Bài 1

NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

(tiếp theo)

III. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH

                   Ở BẮC MĨ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.

 - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.

2. Tư tưởng

 - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

3. Kỉ năng

    Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ,tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập.

II. THIẾT BỊ

 - Bản đồ thế giới.

 - Lược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 - Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII?

 - Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa như thế nào? Vì sao gọi cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh đã chiếm Bắc Mĩ, lập ra 13 thuộc địa. Thế kỉ XVIII đã nổ ra cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa đó. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu phần III.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình hình các nước thuộc địa. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

GV: Đến giữa thế kỉ XVIII kinh tế 13 thuộc địa phảt triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Dùng lược đồ giới thiệu vị trí 13 thuộc địa đó.

GV: Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh?

HS: Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế công, thương nghiệp...)

GV: Mâu thuẫn thuộc địa và chính quốc dẫn đến chiến tranh.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến của cuộc chiến tranh

GV: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh ?

HS: Phản đối chế độ thuế.

GV: Nêu diễn biến chính của cuộc chiến tranh?

HS: Trình bày

GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trong SGK giới thiệu thêm về Giooc-giơ Oa-sinh-tơn.

HS đọc “Tuyên ngôn Độc lập” SGK

 

 

 

*Hoạt đông 3: Tìm hiểu mục Kết quả và ý nghĩa cuọc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

GV: Cuộc chiến tranh giành độc lập đã đem lại kết quả gì?

HS: Trả  lời

GV: Năm 1787 Hiến pháp được ban hành.

GV: Nêu nội dung chính của Hiến pháp 1787? HS: Chỉ có người da trắng có tài sản mới có quyền về chính trị

GV sơ kết bài: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra (Hà Lan, Anh, Mỹ). Nhân dân có vai trò rất quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng.

1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

a. Tình hình các thuộc địa:

   Kinh tế 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

b. Nguyên nhân của chiến tranh:

  Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc.

 

 

 

 

2. Diễn biến của cuộc chiến tranh

- 12-1773, nhân dân cảng Bô-xtơn phản đối chế độ thuế của thực dân Anh.

- Ngày 5- 9 đến 26- 10-1774, Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a.

- 4-1775 chiến tranh bùng nổ do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy.

- Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập ra đời: xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa.

- Quân khởi nghĩa thắng nhiều trận lớn.

- Hiệp ước Véc-xai năm 1783 công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Kểt quả: Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa. Một quốc gia mới-Hợp chúng quốc Mĩ ra đời (Hoa Kì).

- Ý nghĩa: Mở đường cho kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ.

4. Củng cố

   Em hãy trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Làm bài tập sau: Lập niên biểu chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Xem trước phần I và II/ Bài 2, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

 

Bài 2

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP ( 1789-1794)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức    

   Những tiền đề dẫn đến cách mạng tư sản Pháp 1789. Những sự kiện cơ bản về diển biến của cách mạng qua các giai đoạn. Vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát triển và thắng lợi của cuộc cách mạng.

2. Tư tưởng

 - Nhận thức được tính chất hạn chế của cách mạng tư sản.

 - Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng

3. Kỉ năng

    Sử dụng lược đồ, lập niên biểu, thống kê...

II. THIẾT BỊ

  - Tranh ảnh trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy cho biết  kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ? Cách mạng tư sản Mĩ có ảnh hưởng như thế nào với Việt Nam?

Đáp án

Biểu điểm

- Kểt quả: Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa. Một quốc gia mới-Hợp chúng quốc Mĩ ra đời (Hoa Kì).

- Ý nghĩa: Mở đường cho kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ.

* Liên hệ với Việt Nam:

- Tác động đến phong trào yêu nước Việt Nam

- Bác Hồ sang Mĩ tìm hiểu về Cách mạng Tư sản Mĩ

- Bác có trích lại một đoạn tuyên ngôn độc lập của Mĩ vào Tuyên ngôn độc lập của Việt Nám.

3

 

3

 

1

1

2

 

3. Bài mới

a.  Giới thiệu bài

Cách mạng tư sản đã thành công ở nhiều nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó nước Pháp đạt đến sự phát triển cao. Vì sao cách mạng nổ ra, cuộc cách mạng này đạt được những kết quả như thế nào ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế

GV: Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng ?

HS: Trả lời

GV: Nguyên nhân lạc hậu do đâu ?

HS: Sbóc lột của địa chủ, phong kiến

GV: Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp ra sao?

 HS: Thuế má nặng,…rất hạn chế                                                                                                                                                                                                              *Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị,xã hội

GV: Tình hình chính trị nước Pháp trước cách mạng như thế nào ?

HS: Trả lời

GV cho HS quan sát H5 SGK

GV: Xã hội Pháp lúc bấy giờ gồm những đẳng cấp nào ?

HS: Trả lời

*Hoạt đông 3: Tìm hiểu về đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

GV: Chế độ quân chủ chuyên chế cũng bị tố cáo, phê phán gây gắt trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng qua trào  lưu triết học ánh sáng. Tiêu tiêu cho trào lưu đó là những ai ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Quan sát H6,7,8 và đọc kĩ câu nói của 3 ông rồi rút ra nội dung chủ yếu trong tư tưởng của các ông ?

HS: Trả lời

 

*Hoạt động 4: Tìm hiểu sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

GV: Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào ?

HS: số nợ lên cao, công thương nghiệp bị đình đốn, khởi nghĩa nông dân,...

*Hoạt động 5: Tìm hiểu mở đầu thắng lợi của cách mạng

GV: Khởi nghĩa nông dân bắt đầu bùng nổ năm 1788,1789 chứng tỏ mâu thuẩn xã hội cần tiếp tục giải quyết. Ngày 5/5/1789 hội nghị 3 đẳng cấp được tiến hành nhưng không giải quyết được vấn đề đặt ra làm mâu thuẫn giữa nhà vua và đẳng cấp thứ ba lên đến tột đỉnh

GV: Cách mạng bùng nổ như thế nào ?

HS: Quan sát hình 9 để tường thuật cuộc tấn công phá ngục Ba-xti ngày 14-7-1789.

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế

 

- Nông nghiệp: lạc hậu, năng suất thấp.

- Công thương nghiệp: phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

 

 

 

2. Tình hình chính trị, xã hội

 

 

 

- Chính trị: Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.

 

- Xã hội: Gồm ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quí tộc và Đẳng cấp thứ ba.

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

 

- Trào lưu triết học ánh sang:

+ Mông-te-xki-ơ

+ Vôn-te

+ Rút -

- Nội dung chủ yếu :

+ Tố cáo, phê phán gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế.

+ Đề xướng quyền tự do của con người.
+ Thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống phong kiến.

II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ

1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

- Số nợ lên cao, công thương nghiệp đình đốn,… đã thôi thúc nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến.

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng

 

- 5-5-1789, Hội nghị ba đẳng cấp được khai mạc nhằm giải quyết những mâu thuẫn nhưng không có kết quả vì thái độ ngoan có của nhà vua.

 

 

- 14-7-1789, cuộc tấn công pháo đài-nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp.

4. Củng cố

- Tình hình chính trị-xã hội và đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ?

- Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào ?

5. Dặn dò

-Học bài cũ, làm bài tập: Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794).

- Xem trước phần III/Bài 2, trả lời các câu hỏi trong bài.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                                                                                                                                                              

  Tuần :…………...................                                                                                                                   Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:….................                                                                                  Lớp dạy:………………..

 

Bài 2

CÁCH MẠNG TƯ S ẢN PHÁP

(tiếp theo)

III. SỰ PHÁT TRIN CA CÁCH MẠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những sự kiện cơ bản về diển biến cuộc cách mạng phát triển qua 3 giai đoạn.

- Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp và những hạn chế của nó.

2. Tư tưởng

   Nhận thức tính chất hạn chế cuộc cách mạng tư sản, bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng tư sản Pháp.

3. Kỉ năng

   Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê, phân tích so sánh...

II. THIẾT BỊ

   Lược đồ các lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    Em hãy cho biết cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

    Thắng lợi cuộc khởi nghĩa ngày 14-7-1789 phá ngục Ba-xti đã mở đầu cho những thắng  lợi tiếp theo của cách mạng Pháp. Cách mạng tiếp tục phát triển như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu chế độ quân chủ lập hiến (14-7-1789 đến 10-8-1792)

GV: Thắng lợi ngày 14/7/1789 đưa đến kết quả gì ?

HS suy nghĩ trả lời

GV: Sau khi nắm chính quyền đại tư sản đã làm gì ?

HS: Trả lời

GV yêu cầu HS đọc nội dung Tuyên ngôn thảo luận: Em có nhận xét gì (hạn chế, tích cực) qua nội dung Tuyên ngôn ?

GV: Tháng 4-1792...sang nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân nước Pháp đã làm gì ?

HS: Trả lời

*Hoạt động 2: Tìm hiểu bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793)

GV: Tình hình nước Pháp như thế nào sau cuộc khởi nghĩa của nhân dân lật đổ phái Lập hiến ?

HS: Trả lời

GV Dùng lược đồ H 10 trình bày sự tấn công nước Pháp của phong kiến Anh, phong kiến châu Âu và sự nổi loạn bên trong.

GV; Trước tình hình ấy, thái độ của phái Gi-rông-đanh ra sao?

HS: Trả lời

GV: Quần chúng nhân dân Pháp phải làm gì?

HS: Trả lời

*Hoạt đông 3: Tìm hiểu chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (2-6-1793 đến 27-7-1794)

GV: Sau khi…Rô-be-spie.

GV giới thiệu về Rô-be-spie qua H1 và yêu cầu HS nêu những phẩm chất tốt đẹp của ông.
HS: là “ con người không thể mua chuộc”.

GV: Chính quyền cách mạng đã làm gì để ổn
định tình hình và nguyện vọng của nhân dân?
GV: 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính..Vì sao có cuộc đảo chính này ?

HS: Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì sợ đụng chạm đến quyền lợi của chúng.

*Hoạt động 4: Tìm hiểu nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

HS: Thảo luận : Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cách mạng triệt để nhất ?

GV: Cách mạng tư sản Pháp có những hạn chế gì ?

HS: Chưa đáp ứng được nhữngphong kiến.

GV sơ kết bài: Cách mạng Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Tuy có nhiều hạn chế, nhưng Cách mạng Pháp 1789 đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm.

1. Chế độ quân chủ lập hiến (14-7-1789 đến 10-8-1792)

 

- Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền.

 

- 8-1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

- 9-1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

 

 

- 10-8-1792, Lật đổ phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến.

2. Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793)

- 21-9-1792, nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp được thiết lập.

 

- 1793, nước Pháp rất khó khăn: nội phản, ngoại xâm đe doạ.

 

- Phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực.   

 

 

- 2-6-1793, khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.

3. Chuyên chính cách mạng dân chủ Gia-cô-banh( 2-6-1793 đến 27-7-1794)

- 2-6-1793, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền.

- Chính quyền cách mạng Gia--banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ:

+ Chính trị: Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng.

+ Kinh tế: Tịch thu ruộng đất của Giáo hội, quý tộc chia nhỏ bán cho nông dân. Trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối đa.

+ Quân sự: Ban bố lệnh tổng động viên.

- 27-7-1794 Tư sản phản cách mạng đảo chính. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc.

4. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Có ảnh huởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới.

 

4. Củng cố

  GV nhắc lại những nội dung chính của bài.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập 2 trong SGK.

- Xem trước phần I/bài 3, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                           

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 3

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP

TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức              

- Cách mạng công nghiệp nổ ra khởi đầu ở Anh và nhanh chóng lan rộng ra các nước Pháp, Đức và các nước tư bản khác.

- Nội dung và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp.

2. Tư tưởng

- Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên bao đau khổ cho nhân dân lao động trên toàn thế giới.

- Nhân dân lao động thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kĩ thuật, sản xuất.

3. năng

Khai thác kênh hình, kênh chữ SGK, phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định để liên hệ thực tế.

II. THIẾT BỊ

     Sưu tầm tranh ảnh, chuẩn bị bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

    Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

Đẩy mạnh sự phát triển của sản xuất là con đường tất yếu ở tất cả các nước tiến lên chủ nghĩa tư bản.Nhưng phát triển sản xuất bằng cách nào? Tiến hành cách mạng công nghiệp có giải quyết được vấn đề đó không? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu cách mạng công nghiệp ở Anh

GV: Máy móc đã được sử dụng trong các công trường thủ công thời trung đại. Vậy tại sao thế kỉ XVIII yêu cầu cải tiến và phát minh nhiều máy móc lại đặt ra cấp thiết ?

HS: Máy móc thời trung đại còn thô sơ, thế kỉ XVIII chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp tư sản lên cầm quyền đặt ra yêu cầu cải tiến và phát minh máy móc để đẩy nhanh nền sản xuất hơn.

 

 

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

 

- Thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết ở ngành dệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Vì sao cách mạng công nghiệp đầu tiên diển ra ở Anh và trong ngành dệt ?

GV: Quan sát hình 12, 13, em hãy cho biết cách sản xuất và năng suất lao động khác nhau ra sao?

GV: Theo em, điều gì sẽ xãy ra trong ngành dệt của Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi ?

HS: Thúc đẩy năng suất lao động trong ngành dệt, đòi hỏi tiếp tục cải tiến, phát minh máy móc.

GV: Khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi dẫn đến tình trạng thừa sợi, sợi dư thừa đòi hỏi phải cải tiến loại máy nào?

HS: Trả lời

GV: Vì sao máy móc được sử dụng rộng rãi trong giao thông vận tải ?

HS: Nhu cầu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá.

GV: Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép, than đá ?

HS: Máy móc, đường sắt cần nhiều than đá gang thép.

GV: Kết quả cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh ?

HS: Trả lời

*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

GV: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp ?

HS: Trả lời

GV: Vì sao ở Pháp cách mạng công nghiệp tiến hành muộn nhưng lại phát triển nhanh ?

 HS: Nhờ đẩy mạnh sản xuất gang sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.

GV: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Đức thể hiện ở những mặt nào

HS: Kinh tế phát triển với nhanh chóng.

GV: Vì sao ở Đức cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn song lại phát triển nhanh chóng ?
HS: Do tiếp nhận những thành tựu khoa học-kĩ thuật mới.

*Hoạt đông 3: Tìm hiểu hệ quả của cách mạng công nghiệp

GV hướng dẩn HS tìm hiểu H 17,18.

GV: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản như thế nào?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp về mặt xã hội là gì?

HS: Trả lời

 

 

- Năm 1764, máy kéo sợi Gien-ni cho năng suất tăng 8 lần.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

- m 1785, Các-rai chế tạo ra máy dệt.

- Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

 

 

 

 

 

- Kết quả: Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a. Pháp:

- Bắt đầu từ năm 1830.

- Các ngành sản xuất tăng lên nhiều.

- Kinh tế phát triển đứng thứ hai châu Âu (sau Anh).

 

 

 

b. Đức:

- Những năm 40 của thế kỉ XIX, tiến hành cách mạng công nghiệp.

- Kinh tế phát triển nhanh chóng.

 

 

 

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

 

 

 

 

 

- Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

- Hình thành hai giai cấp cơ bản đó là tư sản và vô sản.

4. Củng cố

* Bài tập: Nhận xét về hệ quả của cách mạng công nghiệp, đã có ý kiến sau đây, theo em hệ quả nào là quan trong nhất ?

a. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp mới.

b. Xuất hiện nhiều thành thị đông dân.

c. Máy móc xâm nhập vào tất cả các ngành kinh tế, đưa năng suất lao động lên cao.

d.  Nhiều nông dân đổ ra thành thị.

e.  Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập : Lập bảng thống kê các cải tiến phát minh quan trọng trong ngành dệt ở Anh theo thứ tự thời gian.

- Xem trước phần II/Bài 3, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

     

              

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 3   

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP

TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

(Tiếp theo)

II. CH NGHĨA TƯ BẢN XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

    Giúp HS nắm được sang thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi thế giới.

2. Tư tưởng

    Nhận thức được sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

3. Kỉ năng

   Khai thác nội dung,sử dụng kênh hình,phân tích sự kiện để rút ra kết luận.

II. THIẾT BỊ

 -  Lược đồ khu vực Mĩ La tinh đầu thế kỉ XIX

 - Tranh ảnh trong SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    Em hãy nêu những cải tiến phát minh quan trọng trong ngành dệt ở Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại hệ quả gì ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

Bước sang thế kỉ XIX do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, phong trào dân tộc ở các nước Âu, Mĩ ngày càng dâng cao, tấn công mạnh mẽ vào thành trì của xã hội phong kiến, xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới,tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản mở rộng xâm chiếm thuộc địa.Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX

GV sử dụng lược đồ châu Mĩ la tinh đầu thế kỉ XIX giới thiệu khái quát về khu vực này.

GV: Vì sao sang thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Mĩ La-tinh phát triển mạnh đưa tới sự ra đời của các quốc gia tư sản ?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV yêu cầu HS quan sát lược đồ Mĩ La-tinh đầu thế kỉ XIX đọc tên các quốc gia tư sản.

GV dùng lược đồ trình bày về phong trào cách mạng ở châu Âu.

GV: Cách mạng ở Đức, I-ta-li-a, Nga hình thức khác nhau song có điểm gì chung? Vì sao?

HS: đều mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển- là những cuộc cách mạng tư sản.

GV: Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập trên phạm vi thế giới.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự xâm lược của tư bản phương tây đối với các nước Á, Phi.

GV: Vì sao các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

HS: Trả lời

GV: Đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây ?

HS: Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.

GV: Kết quả của quá trình xâm lược?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Cách mạng tư sản lần lượt nổ ra ở nhiều nước Âu-Mĩ, đánh đổ chế độ phong kiến và xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa tư bản phát triển, do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, bọn thực dân đã tăng cường xâm chiếm các nước Á, Phi làm thuộc địa

1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX

 

 

a. Ở Mĩ La-tinh

- Một loạt các quốc gia tư sản mới được thành lập.

 

 

 

 

b. Ở châu Âu

- 1848-1849, cách mang tư sản diễn ra sôi nổi ở châu Âu.

- Năm 1859-1870, thống nhất Vương quốc I-ta-li-a.

- Năm 1864-1871, nước Đức được thống nhất.

- 2-1861: Cải cách nông nô ở Nga

 

 

2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi

 

a. Nguyên nhân:

   Kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường tăng nhanh.

 

 

b. Kết quả:

Hầu hết các nước châu Á, Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.

4. Củng cố

  GV nhắc lại những nội dung chính của bài.

5. Dặn

- Học bài cũ, nghiên cứu lại bài ở SGK.

- Lập bảng thống kê các nước thuộc địa của thực dân phương Tây ở thế kỉ XV - thế kỉ XIX.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

 

Bài 4

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nguyên nhân dẩn đến phong trào đấu tranh của công nhân. Hình thức dấu tranh ban đầu: đập phá máy móc và bãi công trong đầu thế kỉ XIX.

- Kết quả của phong trào đó.

2. Tư tưởng

  Giáo dục tinh thần đoàn két đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân.

3. Kỉ năng

  Phân tích, nhận định về quá trình phát triển của phong trào.

II. THIẾT BỊ

  Tranh ảnh trong SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ? Kết quả của quá trình xâm lược ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản càng khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 giai cấp tư sản và vô sản. Để giải quyết mâu thuẫn đó, giai cấp vô sản đã tiến hành cuộc đấu tranh như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu phong trào đập phá máy móc và bãi công

GV: Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã chống chủ nghĩa tư bản ?

HS: Trả lời

HS Quan sát H24 SGK.

GV: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em ?

GV: Công nhân đấu tranh bằng những hình thức nào ?

HS: Trả lời

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

a. Nguyên nhân

  Công nhân bị bóc lột nặng nề, phải lao động nặng nhọc trong nhiều giờ, tiền lương thấp, điều kiện ăn ở thấp kém.

 

 

 

 

b. Hình thức đấu tranh

   Đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công.

GV: Vì sao công nhân lại đập phá máy móc?

HS: Nhận thức thấp, tưởng nhầm là máy móc làm cho họ khổ.

GV Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập công đoàn.

HS đọc phần chữ nhỏ để hiẻu về tổ chức công đoàn.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

GV: nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân Pháp, Đức, Anh.

HS: Trả lời

HS quan sát H25

 

GV: Kết quả, ý nghĩa như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Vì sao phong trào nổ ra mạnh mẽ nhưng không thắng lợi?

HS: Thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối chính trị, lí luận cách mạng đúng đắn.

 

 

 

c. Kết quả: Thành lập các công đoàn.

 


 

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

- 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.

- 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng.

- 1836-1847, Phong trào Hiến chương nổ ra ở Anh.

* Kết quả: đều thất bại

* Ý nghĩa: đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

 

4. Củng cố

*Bài tập: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất về sự thất bại của phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX

A. Do thiếu lương thực, vũ khí.

B. Chưa xác định được kẻ thù.

C. Thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.

D. Giai cấp tư sản còn mạnh dễ đàn áp phong trào.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập: Tóm tắt phong trào đấu tranh của công nhân vào những năm 1830-1840.

- Xem trước phần II của bài 4, sưu tầm tranh ảnh, mẫu chuyện về Các Mác, Ăng-ghen.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 4

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

(Tiếp theo)

II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- C.Mác, Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

- Vai trò của chủ nghĩa Mác và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế 1848-1870.

2. Tư tưởng

   Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học. Giáo dục tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.

3. Kỉ năng 

   Biết phân tích nhận định về quá trình phát triển của phong traò công nhân vào thế kỉ XIX. Bước đầu làm quen với các văn kiện lịch sử-Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

II. THIẾT BỊ

    Chân dung, tranh ảnh về Mác, Ăng-ghen.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

   Nêu các sự kiện chủ yếu của phong trào công nhân châu Âu (1830-1840). Kết quả, ý nghĩa của phong trào công nhân ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Sự thất bại của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu phải có lí luận cách mạng soi đường. Vậy sự ra đời của chủ nghĩa Mác có đáp ứng được yêu cầu đó của phong trào công nhân ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về Mác và Ăng-ghen

GV cho HS quan sát chân dung Mác và Ăng ghen.

GV: Mác sinh năm 1818 ở Tơ-ri-ơ (Đức) là người thông minh, đỗ đạt cao, Mác sớm tham gia cách mạng. Ăng ghen sinh năm 1820 ở Bác-men (Đức), trong một gia đình chủ xưởng giàu có.

GV: Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen là gì?

HS: Trả lời

 

 

 

 

 

*Hoạt động 2: Tìm hiểu "Đồng minh những người cộng sản" và"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

GV:"Đồng minh những người cộng sản" kế thừa " Đồng minh những người chính nghĩa". Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

GV: "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" ra đời trong hoàn cảnh nào ? Nội dung chủ yếu ?

HS: Trả li

GV: Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản có ý nghĩa gì ?

HS: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học đầu tiên, đặt ra cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Là vũ khí đấu tranh chống giai cấp tư sản, đưa phong trào công nhân phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

*Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất

GV: Phong trào công nhân từ năm 1848 dến năm 1870 có nét gì nổi bật ?

HS: Trả lời

 

 

 

GV: Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Hoạt đông chủ yếu  của quốc tế thứ nhất ?

HS: Trả lời

GV: Sự ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ nhất có ý nghĩa gì ?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Trong phong trào công nhân, chủ nghĩa xã hội khoa học được hình thành, đánh dấu bằng sự ra đời Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, nêu lên sứ mệnh lịch sử và sự đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản để đánh đổ chế độ tư bản, xác lập xã hội chủ nghĩa.

1. Mác và Ăng-ghen

 

- Các Mác (1818-1883)

 

- Ăng-ghen (1820-1895)

 

 

 

- Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen:

+ Nhận thức rõ bản chất của chế độ tư bản là bóc lột và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Cùng đứng về phía giai cấp công nhân và có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng một xã hội tiến bộ, bình đẳng.

2. "Đồng minh những người cộng sản" và"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

 a. "Đồng minh những người cộng sản": là tổ chức chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

 

b. "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:                                        - Hoàn cảnh ra đời:

+ Yêu cầu phát triển của phong trào công nhân quốc tế đòi hỏi phải lí luận cách mạng đúng đắn.

+ Sự ra đời tổ chức “Đồng minh những người cộng sản”.

+ Vai trò to lớn của Mác, Ăng-ghen.

- Tháng 2-1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được thông qua ở Luân Đôn với nội dung:

+ Khẳng định sự thay đổi của chế độ xã hội trong lịch sử xã hội loài người là do sự phát triển của sản xuất.

+ Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội.

+ Giai cấp công nhân có sứ mạng lịch sử là “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản”.

3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất

a. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870

- Giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh.

- Nhận thức rõ vai trò của giai cấp mình và vấn đề đoàn kết quốc tế.

b. Quốc tế thứ nhất

- Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập.

- Hoạt động:

+ Đấu tranh kiên quyết chống những tư tưởng sai lệch, đưa chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.

+ Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

- Ý nghĩa: Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển mạnh.

4. Củng cố

- Nêu hoàn cảnh ra đời của tuyên ngôn Đảng cộng sản.

- Hoạt động chủ yếu và vai trò của Quốc tế thứ nhất ?

5. Dặn dò  

- Học bài cũ.

- Xem trước bài sau:" Công xã Pa-ri 1871", trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

 

Chương II

CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 5

CÔNG XÃ PARI 1871

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nguyên nhân đưa đến sự bùng nổ và diễn biến sự thành lập công xã Pa-ri.

- Thành tựu nổi bậc của công xã Pa-ri.

- Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.

2. Tư tưởng

  Giáo dục học sinh ni tin vào lãnh đạo,quản lí nhà nước của giai cấp vô sản,chủ nghĩa anh hùng cách mạng,lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.

3. Kĩ năng

   Rèn luyện kĩ năng trình bày,phân tích một số rự kiện lịch sử. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.

II. THIẾT BỊ

- Bản đồ Pa-ri ở vùng ngoại ô,nơi xãy ra công xã Pa-ri.

- Vẽ sơ đồ bộ máy hội đồng công xã.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiếm tra bài cũ

- Nêu những nội dung chính của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.?

- Hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ nhất ?

 

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848,song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng  và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến sự ra đời của công xã Pa-ri- nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản.Vậy công xã Pari được thành lập như thế nào? Vì sao công xã Pari được coi là nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này qua bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của công xã Pa-ri

GV: Nền thống trị của đế chế II (1852-1870) thực chất là nền chuyên chế tư sản,trong thì đàn áp nhân dân, ngoài thì tiến hành chiến tranh xâm lược.

GV: Chính sách đó dẫn tới hậu quả gì ?

HS: Trả lời

GV: Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri đã  làm gì ?

HS: Ngày 4-9-1870,…mang tên “Chính phủ vệ quốc”.

GV : Thái độ của chính phủ tư sản và nhân dân như thế nào đối với nước Pháp sau ngày 4/9/1970 ?

GV: Công xã Pari ra đời trong hoàn cảnh nào ?

HS: Trả lời

*Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập công xã.

GV: Nguyên nhân nào đưa đến cuộc khởi nghĩa?

HS: Trả lời

GV: Dùng lược đồ công xã Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18-3-1871.

 

GV: Em hãy cho biết Công xã Pa-ri được thành lập như thế nào ?

HS: Trả lời

 

 

 

*Hoạt động 3: Tìm hiểu tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri

GV: Dùng sơ đồ bộ máy Hội đồng Công xã hướng dẫn HS tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước của Công xã.

GV:  Em có nhận xét gì về bộ máy Hội đồng công xã? 

HS: Trả lời

GV: Căn cứ vào đâu đẻ khẳng định công xã Pa-ri là nhà nươc kiểu mới?

HS: Trả lời

 

 

 

 

 

*Hoạt động 4 : Tìm hiểu nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa  lịch sử của công xã Pa ri

GV sử dụng H31 tường thuật cuộc chiến đấu anh hùng của các chiến sĩ công xã.

GV: Vì sao Công xã Pa-ri thất bại ?

HS: Giai cấp vô sản còn yếu (thiếu chính đảng Mát-xít lãnh đạo, tổ chức chính quyền không kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng…

GV: Công xã Pari thất bại nhưng có ý nghĩa gì ?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đưa đến thắng lợi của cách mạng 18-3-1871, thành lập công xã Pa-ri. Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì đã thực hiện nhiều chinh sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân .Tuy thất bại vì bị đàn áp dã man và do những nguyên nhân chủ quan, song Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn.

I. SỰ THÀNH LẬP CÔNG XÃ PA-RI

1. Hoàn cảnh ra đời của công xã Pa-ri

 

 

 

 

- Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa giai cấp tư sản và vô sản.

- Chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra.

 

 

- Sự tồn tại của nền đế chế II và việc tư bản Pháp đầu hàng Đức, làm cho nhân dân căm phẫn.

- Giai cấp vô sản Pa-ri đã giác ngộ, trưởng thành tiếp tục cuộc đấu tranh.

2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập công xã.

a. Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871

- Nguyên nhân: Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.

- Diễn biến: Sáng ngày 18-3-1871, Chi –e cho quân đánh úp đồn Mông-mác nhưng bị thất bại, thắng lợi thuộc về Quốc dân quân. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

b. Sự thành lập Công xã

- Ngày 26-3-1871, tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã.

- Ngày 28-3-1871, Hội đồng Công xã được thành lập.

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÔNG XÃ PẢ-RI

 

 

 

- Tổ chức bộ máy Công xã (với nhiều Ủy ban) đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân.

- Hội đồng công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân:

+ Chính trị: Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, nhà trường không được dạy kinh thánh.

+ Kinh tế: Giao quyền làm chủ xí nghiệp cho công nhân, qui định lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm,…

+ Giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

III. NỘI CHIẾN Ở PHÁP. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA-RI

1. Nội chiến Pháp

    Từ 20/5 đến 28/5/1871, Công xã Pa ri bị thất bại .

 

 

 

2. Ý nghĩa lịch sử

- Công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.

 

4. Củng cố

- Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới ?

- Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri ?

5. Dặn dò 

- Học bài cũ, lập niên biểu những sự kiện cơ bản của công xã Pa-ri.

- Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 6

CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Các nước tư bản lớn  chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa .

- Tình hình đặc điểm của từng nước đế quốc.

- Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc.

2. Tư tưởng

- Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh, bảo vệ hoà bình .

3. Kĩ năng

  Bồi dưỡng kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm, vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc.

II. THIẾT BỊ

  Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  Tại sao nói "Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới"? Nêu ý nghĩa lịch sử của công xã.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sau thời kì tự do cạnh tranh, các nước tư bản bước sang thời kì phát triển mới là tư bản độc quyền còn gọi là chủ nghĩa đế quốc. Vậy bước sang thời kì này, tình hình kinh tế, chính trị của các nước này có gì thay đổi ? Chúng ta cùng hiểu qua bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Anh

GV: Cuối thé kỉ XIX, kinh tế nước Anh thay đổi như thế nào ? Vì sao ?

HS: Trả lời

GV: Vì sao tốc độ phát triển kinh tế của Anh chậm lại, bị Mĩ rồi Đức vượt qua?

HS: Tư bản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn đầu tư vào chính quốc.

GV: Mặc dù vậy đầu thế kỉ XX, nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

GV:Vì sao tư bản Anh chủ trương đầu tư vào các nước thuộc địa ?

HS:Vì đầu tư vào thuộc địa ít vốn thu lãi nhanh (mua rẻ nguyên liệu, bán hàng giá cao).

GV:Trình bày về thể chế chính trị của Anh.

HS: Trả lời

*Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình nước Pháp

GV: Tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX như thế nào ?

HS: Trả lời

GV:Vì sao kinh tế công nghiệp Pháp phát triển chậm ?.

HS: Pháp thua trận, bồi thường chiến phí.

GV: Sang đầu thế kỉ XX, kinh tế Pháp có gì đáng chú ý ?

HS: Trả lời

GV: Tình hình chính trị ở Pháp có gì nổi bật ?

HS: Trả lời

GV:Dùng lược đồ chỉ hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ 2 thế giới (sau Anh).

 

 

I. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ

1. Anh

a.Kinh tế

- Cuối thế kỉ XIX, kinh tế phát triển chậm, mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, tụt xuống đứng hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức).

 

- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời.

 

 

 

b. Chính trị

- Nước Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến. Hai Đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

2. Pháp

a.Kinh tế

- Kinh tế công nghiệp phát triển chậm, cuối thế kỉ XIX công nghiệp Pháp đứng hàng thứ 4 thế giới (sau Mĩ, Đức, Anh).

 

 

- Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời.

- Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lãi.

b.Chính trị

- Tồn tại nền Cộng hòa thứ ba.

- Thi hành các chính sách đàn áp nhân dân.

- Tích cực chạy đua vũ trang.

- Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

 

4. Củng cố

   Em hãy nêu đặc điểm chủ nghĩa đế quốc ở các nước Anh, Pháp,

5. Dặn dò

   Học bài và xem lại  phần còn lại của bài này, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

     

                                                                         

                                                                            

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 6

CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tình hình và đặc điểm của nước Mĩ. Điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc ở Mỹ.

- Sự chuyển biến quan trọng của các nước đế quốc.

2. Tư tưởng

Nhận thức  rõ bản chất  của chủ nghĩa tư bản. Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến bảo vệ hoà bình.

3. Kĩ năng

Bồi dưỡng kĩ năng phân tích  sự kiện lịch sử,hiểu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.Sưu tầm tài liệu hồ sơ học tập về các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

II. THIẾT BỊ

    Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    Nêu tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới            

    Tiết trước chúng ta tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị của 3 nước Anh, Pháp, Đức. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nước Mỹ và những chuyển biến quan trọng ở các nước đế  quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1 Tìm hiểu tình hình nước Đức

GV: Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

HS: Trả lời

GV: Nguyên nhân nào làm cho công nghiệp Đức phát triển nhanh chóng như vậy ?

HS: Nước Đức hoàn thành cách mạng tư sản, thống nhất thị trường dân tộc. Được Pháp bồi thường chiến tranh, tài nguyên dồi dào. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật.

GV:Tình hình nước Đức về chính trị ?

HS: Trả lời

 

 

 

 

*Hoạt động 2 Tìm hiểu tình hình nước Mĩ

GV: Tình hình phát triển kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

HS: Trả lời

GV:Tại sao nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng ?

GV:Vì sao nói Mỹ là xứ sở của các "Ông vua công nghiệp" ?

HS: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Mỹ ..."vua ô tô" Pho.

GV: Chế độ chính trị ở Mĩ như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Chính sách đối ngoại của Mỹ ?

HS: Bành trướng khu vực Thái Bình Dương, …đồng đô la Mĩ.

 

 

 

 

 

3. Đức

a. Kinh tế

- Phát triển nhanh chóng, đặc biệt công nghiệp đứng hàng thứ 2 thế giới (sau Mĩ).

- Cuối thế kỉ XIX, các công ty độc quyền ra đời.

 

 

b. Chính trị

- Là nhà nước thể chế liên bang.

- Quyền lực nằm trong tay quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động.

4.

a. Kinh tế

- Kinh tế phát triển nhanh chóng, vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

 

 

 

- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện.            

 

 

b. Chính trị

- Đề cao vai trò Tổng thống do Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ, thay nhau cầm quyền.

- Thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.

II. CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG Ở CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC(không dạy)

 

4. Củng cố

   Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ).

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau: " Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX", trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

 

Bài 7

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC T

CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

 

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trong thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX).

- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn đến sự thành lập Quốc tế thứ hai.

2. Tư tưởng

   Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản vì quyền tự do tiến bộ xã hội .

3. Kĩ năng

- Bước đầu hiểu được những nét cơ bản về các khái niệm " Chủ nghĩa cơ hội", "Cách mạng dân chủ tư sản  kiểu mới",

- Khả năng phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản.

II. THIẾT BỊ

  Các tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ

     Những chuyển biến quan trọng  của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

    Sau thất bại của công xã Pa-ri 1871, phong trào công nhân thế giới tiếp tục phát triển hay tạm lắng ? Sự phát triển của phong trào đã đặt ra yêu cầu gì cho sự thành lập và hoạt động của tổ chức Quốc tế thứ hai ? Chúng ta sẽ cùng giải quyết các vấn đề này qua nội dung của bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động1: Tìm hiểu phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

GV: Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX ?

HS:  Trả lời

GV: Kết quả to lớn nhất mà phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đạt được là gì ?

HS: Trả lời

GV: Vì sao 1-5 trở thành ngày Quốc tế lao động?

HS: Ngày 1-5-1886, công nhân Mĩ ở Si-ca-gô đấu tranh thắng lợi buộc chủ tư bản thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ, chứng tỏ sự đoàn kết của công nhân đã tạo nên sức mạnh giành thắng lợi. Ngày 1-5 hàng năm trở thành ngày Quốc tế lao động chính là để thể hiện sự đoàn kết, biểu dương lực lượng, sức mạnh của giai cấp vô sản quốc tế.

 

*Hoạt động 2: Tìm hiểu Quốc tế thứ hai (1889-1914)

GV: Vì sao phải thành lập Quốc tế thứ hai ?

HS: Trả lời

GV: Quốc tế thứ hai được thành lập và có những hoạt động như thế nào ?

HS: Dựa vào SGK trả lời.

GV: Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã ?

HS: Các đảng của Quốc tế thứ hai đều đã ủng hộ chính phủ tư sản đế quốc (Trừ Nga).

GV: Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai.

HS: Trả lời

 

 

 

 

GV: Sự thành lập Quốc tế thứ hai có ý nghĩa gì?

HS: Trả lời

- Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.

- Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống, tiền lương, ngày lao động.

I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI  THẾ KỈ XIX. QUỐC TẾ THỨ HAI.

1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

 

- Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển rộng rãi ở nhiều nước Anh, Pháp, Mĩ,… đấu tranh quyết liệt chống giai cấp tư sản.

- Thành lập các tổ chức chính trị  độc lập của giai cấp công nhân ở các nước:

+ Năm 1875, Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời.

+ Năm 1879, Đảng Công nhân Pháp được thành lập.

+ Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga ra đời.

 

 

 

 

 

2. Quốc tế thứ hai (1889-1914)

a. Hoàn cảnh:

- Sự phát triển của phong trào công nhân, nhiều tổ chức, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời đòi hỏi phải thống nhất lực lượng trong tổ chức quốc tế.

- Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và giải tán.

- Ngày 14-7-1889, Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pa-ri.

b. Hoạt động:

- 1889-1895: Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới.

- 1895-1914: Các đảng trong Quốc tế thứ hai xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thoả hiệp với tư sản, đẩy quần chúng nhân dân vào những cuộc chiến tranh.

c. Ýnghĩa:

- Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.

- Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế đấu tranh hợp pháp đòi cải thiện đời sống, tiền lương, ngày lao động.

4. Củng cố

 Ghi thời gian và phong trào công nhân vào ô trống trong bảng sau:

Tên nước

Thời gian

Phong trào công nhân

ANH

 

 

PHÁP

 

 

 

 

5. Dặn dò

- Học bài cũ, sưu tầm tài liệu về Lê-nin.

- Chuẩn bị  trước mục II của bài này, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

…………………………………………………………………..         ………………………………

…………………………………………………………………..         ………………………………

…………………………………………………………………..         ………………………………

…………………………………………………………………..         ………………………………

…………………………………………………………………..         ………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 7

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

     1. Kiến thức

- Phong trào của công nhân Nga đối với cuộc cách mạng 1905-1907.

- Vai trò của Lênin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới  ở Nga . Vai trò của Lê nin      đối với phong trào công nhân thế giới.

2. Tư tưởng

  Bồi dưỡng tinh thần cách mạng ,tinh thần quốc tế vô sản ,lòng biết ơn đối với các vị lãnh tụ cách mạng thế giới ,niềm tin thắng lợi của cách mạng vô sản.

3. Kĩ năng

  Khả năng phân tích các sự kiện lịch sử cơ bản.

II. THIẾT BỊ

- Tiểu sử ,chân dung Lê nin. 

- Các tài liệu tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Kết quả to lớn nhất mà phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đạt được là gì ?

- Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ hai.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

Sau khi Ăng ghen qua đời, Quốc tế thứ hai tan rã, ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác đã thuộc về Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga và lãnh tụ Lê nin.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

GV: Em có hiểu biết gì về Lê-nin ?

HS: Trả lời

GV: Lê nin đã tham gia phong trào cách mạng chống Nga Hoàng. Năm 1893, Lê-nin trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân mácxít ở đây. Năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.

HS đọc cương lĩnh cách mạng (SGK trang 49).

GV: Tại sao nói: Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới ?

HS: Đấu tranh triệt để vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triêt để. Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác (đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội). Dựa vào quần chúng nhân dân, lãnh đạo quần chúng làm cách mạng..

*Hoạt đông 2: Tìm hiểu cách mạng Nga 1905-1907

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Nga năm 1905-1907 ?

HS: Trả lời

GV: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khủng hoảng trầm trọng, đẩy những mâu thuẫn trong xã hội Nga càng gay gắt, đặc biệt sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), phong trào phản chiến đấu tranh đòi lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng là tất yếu.

GV: Trình bày diễn biến

 

 

GV: Ý nghĩa của cách mạng Nga 1905-1907 ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

 

GV sơ kết bài: Sau khi công xã Pa-ri thất bại, phong trào công nhân thế giới tiếp tục phát triển. Trên cơ sở đó, Quốc tế thứ hai ra đời. Phong trào công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Lê-nin đã đạt tới đỉnh cao: Cách mạng 1905-1907.

II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA VÀ CUC CÁCH MẠNG 1905-1907

1. Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

 

--nin sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Lê-nin sớm tham gia phong trào cách mạng.

 

- Năm 1903, Thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cách mạng Nga 1905-1907

 

a. Nguyên nhân:

+ Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Hậu quả chiến tranh Nga- Nhật.

 

 

 

 

 

 

b. Diễn biến:

- 12-1905 Khởi nghĩa vũ trang ở Mat-x-va.

- Đến năm 1907, cách mạng Nga chấm dứt.

c.Ý nghĩa:

- Đối với nước Nga: Giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ, tư sản làm suy yếu chế độ Nga hoàng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng 1917.

- Đối với thế giới:  Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

4. Củng cố 

  Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng Nga 1905-1907.

5. Dặn dò

- Học bài , lập bảng thống kê diễn biến cách mạng Nga 1905-1907

- Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................  ..........................                           

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 8     

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC,VĂN HỌC

VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                                                                                                                          

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự xâm nhập của kĩ thuật tiên tiến và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển.

- Những thành tựu nổi bậc trên các lĩnh vực kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX.

2. Tư tưởng 

  Nhận thức rõ yếu tố năng động, tích cực của khoa học-kĩ thuật đối với sự tiến bộ của xã hội .Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng chủ nghĩa tư bản khi nó ứng dụng nền sản xuất lớn, hiện đại .Trên cơ sở đó, xây dựng niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3. Kĩ năng

  Phân biệt các khái niệm "Cách mạng tư sản","Cách mạng công nghiệp". Bước đầu phân tích được vai trò của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử.

II. THIẾT BỊ

- Tranh ảnh phản ánh về những thành tựu khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XVIII-XIX.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

   Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907 ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Mác và Ăng-ghen đã nhận định "Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động" và"Thế kỉ XVIII-XIX là thế kỉ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên, xã hội, là thế kỉ phát triễn rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian". Vì sao Mác và Ăng-ghen lại nói thế ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu điều đó.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu chủ về kĩ thuật

Gv: Em hãy kể lại một phát minh quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII?Cuộc cách mạng công nghiệp này bắt đầu từ nước nào?

HS: Động cơ hơi nước

Gv: Việc ứng dụng động cơ hơi nước vào sản xuât đã trở thành một cuộc cách mạng công nghiệp, lan rộng sang các nghành khác..

 

Gv: Em hãy kể những phát minh được ứng dụng trong  các nghành sản xuất?

Hs : Luyện kim; máy chế tạo công cụ;Nông nghiệp, giao thông vận tải.

GV: Gv: Cho học sinh quan sát bản đồ nước Anh trước khi tiến hành công nghiệp và sau khi tiến hành công nghiệp?

Gv: Việc phát minh ra máy móc làm cho nước Anh nói riêng và các nước tư bản nói chung có gì thay đổi?

Hs: Làm cho hệ thống giao thông phát triển cả về thủy bộ.

-         Xuất hiện nhiều khu Công nghiệp

-         Nhiều thành phố mới ra đời.

 

*

I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VỀ KĨ THUẬT

- Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh sau đó lan sang các nước khác

 

 

- Cách mạng công nghiệp tác động đến tất cả các ngành kinh tế cn; nn; gtvt…

Tác động của cách mạng Công nghiệp

  • Tích cực: Nâng cao năng xuất cải thiện đời sống

 

 

  • Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, chiến tranh…

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố

- Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật của thế kỉ XVIII-XIX.

- Em hãy cho biết những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ?

5. Dặn dò  

- Học bài cũ, làm bài tập 1 trong SGK.

- Đọc trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                         Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                       Lớp dạy:……………….. …

 

Chương II

CHÂU Á THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 9

ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XX

I.  MỤC TIÊU

1. Kiến thức 

 - Sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước này ngày càng phát triển mạnh mẽ.

- Sự phát triễn của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ và điển hình là khởi nghĩa Xi-pay, khởi nghĩa Bom bay và hoạt động của Đảng Quốc đại,của giai cấp tư sản Ấn Độ.

2. Tư tưởng

 - Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ.

 - Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

3. Kĩ năng

 - Bước đầu phân biệt được các khái niệm "cấp tiến" và "ôn hoà" đánh giá được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 - Biết đọc và sử dụng bản đồ Ấn Độ để trình các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

II. THIẾT BỊ

           Bản đồ “Phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

   Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật của thế kỉ XVIII-XIX.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới

   Đây là một đất nước rộng lớn ,đông dân ,tài nguyên phong phú,có truyền thống văn hoá lâu đời ,là nơi phát sinh ra nhiều tôn giáo lớn .Năm 1498,Va-xcô-dga-ma đã tìm tới được Ấn Độ, từ đó các nước phương tây xâm nhập vào nước nầy ,chúng đã thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trên.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

GV: Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ ?

HS: Trả lới

GV treo bảng thống kê (bảng phụ) cho HS quan sát.

GV: Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ ?

HS: Nhận xét

GV: Chính sách vơ vét, bót lột tàn bạo của Anh (vơ vét tài nguyên, lương thực, tăng thuế) và thủ đoạn thống trị thâm độc (chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc...). Đây là chính thống trị hết sức tàn bạo.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

GV yêu cầu HS tóm tắt các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu ở Ấn Độ.

GV dùng hình 41 SGK làm rõ tinh thần chiến đấu của nhân dân và binh lính.

GV: Vì sao các phong trào đều bị thất bại ?

HS: Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh. Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

GV: Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì ?

HS: Mục đích giành  quyền tự chủ, phát triển nền kinh tế dân tộc.

GV: Các phong trào có ý nghĩa như thế nào ?

HS: Trả lời 

GV sơ kết bài: Thực dân Anh đã xâm lược và tiến hành chính sách thống trị rất tàn ác, gây nhiều hậu quả cho nhân dân Ấn Độ, trước hết là ngăn chặn sự phát triển của đất nước và gây ra nạn đói khủng khiếp. Nhân dân Ấn Độ liên tiếp đứng dậy đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay.

I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA ANH

- Thế kỉ XVI, thực dân Anh bắt đầu xâm lược Ấn Độ.

- Năm 1829, hoàn thành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ở Ấn Độ.

- Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề.

+ Chính trị: chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.

+ Kinh tế: bóc lột, kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ.

 

 

 

 

 

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ

- Các phong trào diễn ra sôi nổi:

+ Khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859).

+ Hoạt động của Đảng Quốc đại chống thực dân Anh.

+ Khởi nghĩa ở Bom-bay.

 

 

 

 

 

- Ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

4. Củng cố

- Em hãy cho biết sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh ?

- Nêu các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

5. Dặn dò

- Học bài và làm bài tập 1.

- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

                            

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 10

 

TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX do chính quyền Mãn Thanh suy yếu, hèn nhát nên đất nước Trung Quốc rộng lớn có nền văn minh lâu đời, đã bị các nước đế quốc xâu xé trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

- Các phong trào đấu tranh chống phong kiến và đế quốc diễn ra hết sức sôi nổi, tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi.

2. Tư tưởng

  Có thái độ phê phán triều đại Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành miếng mồi ngon cho các nước đế quốc xâu xé biểu lộ sự cảm thông, khâm phục nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi và vai trò của Tôn Trung Sơn.

3. Kĩ năng

  Bước đầu nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay đế quốc. Biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện tiêu biểu.

II. THIẾT BỊ

   Bản đồ phong trào giải phóng dân tộc Á –Phi- Mĩ-la -tinh

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

   Nêu các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Các phong trào có ý nghĩa như thế nào ?

 

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

Là một đất nước rộng lớn, đông dân, cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc đã bị các nước tư bản phương Tây xâu xé, xâm lược. Tại sao như vậy ? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng giải đáp các vấn đề này qua nội dung của bài.

b. Nội dung bài mới

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

GV: Sử dụng bản đồ Trung Quốc, giới thiệu khái quát về Trung Quốc khi bước vào thời cận đại.

Gv: Bươc sang thế kỉ XIX trung quốc vẫn là nước quân chủ chuyên  chế , chế độ phong kiến suy yếu , đời sống nhân dân khó khăn, đất nước lạc hậu.

Gv: Bước sang thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phát triển ntn?

Hs: ( Phát triển mạnh , cần nguyên liệu và thị trường )

GV: Tư bản Anh, Đức, Pháp, Nhật, Nga đã xâu xé Trung Quốc như thế nào ?

HS: Trả lời

GV hướng dẫn HS xem hình 42.

Em có suy nghĩ gì về bức hình trên.

Hs ( Các nước chia nhau xâm lược Trung Quốc)

Gv: Kết quả của sự Xâm lược trên?

 

 

 

*Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX

Em hãy lập bản thống kê theo mẫu sau:

 

 

I. TRUNG QUỐC BỊ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC CHIA XẺ

 

 

 

  Cuối thế kỉ XIX, triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga đã xâu xé chiếm nhiều vùng đất của Trung Quốc làm thuộc địa.

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX

Thời gian

Tên Cuộc khởi nghĩa

Lãnh đạo

Kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toå chöùc hoïc sinh thaûo luaän nhoùm veà CM Taân Hôïi (1911).

* Nhoùm 1: Toân Trung Sôn laø ai vaø oâng coù vai troø gì ñoái vôùi söï ra ñôøi cuûa TQ ñoàng minh hoäi?

* Nhoùm 2: Nhöõng neùt chính veà dieãn bieán cuûa CM Taân Hôïi ?

* Nhoùm 3: Neâu nhöõng keát quaû vaø haïn cheá cuûa CM Taân Hôïi.

* Nhoùm 4: Neâu tính chaát vaø yù nghóa cuûa CM Taân Hôïi.

Gv goïi ñaïi dieän HS caùc nhoùm traû lôøiHS boå sungGV choát laïi.

- TTS ñoùng vai troø quyeát ñònh thaønh laäp TQ ÑM hoäi 1905.

- DB: Döïa vaøo caùc moác thôøi gian 10.10.1911; 29.12.1911; 2.1912.

- KQ : Thaát baïi vì :

   + Giai caáp tö saûn ( laõnh ñaïo cuoäc khôûi nghóa) sôï phong traøo ñaáu tranh cuûa nhaân daân thöông löôïng vôùi trieàu ñình Maõn Thanh. Thoaû hieäp vôùi caùc nöôùc ÑQ.

- TC : Laø cuoäc CM TS khoâng trieät ñeå (khoâng giaûi quyeát ñöôïc maâu thuaãn saâu saéc nhaát cuûa xaõ hoäi TQ laø choáng ÑQ vaø khoâng tich cöïc choáng phong kieán).

- YN : Taïo ñieàu kieän cho CNTB phaùt trieån ôû TQ aûnh höôûng ñoái vôùi phong traøo giaûi phoùng daân toäc ôû Chaâu AÙ (VN).

 

III. Caùch maïng Taân Hôïi (1911) :

- Thaùng 8. 1905 Toân Trung Sôn thaønh laäp TQ ñoàng minh hoäi vaø ñeà ra hoïc thuyeát Tam daân.

- Ngaøy 10.10.1911 khôûi nghóa ôû Vuõ Xöông thaéng lôïi.

 

 

 

- 29.12.1911 nöôùc Trung Hoa daân quoác ñöôïc thaønh laäp do Toân Trung Sôn laøm toång thoáng.

- 2.1912 CM keát thuùc.

* YÙ nghóa: hoïc 2 yù sgk/62.

* Tính chaát: Laø cuoäc CM Tö saûn khoâng trieät ñeå.GV:

 

4. Củng cố

  HS lên bảng làm bài tập củng cố.

5. Dặn dò

- Học bài và làm bài tập.  

- Xem trước bài 11, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

Bài 11

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Sự thống trị, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á.

- Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á, trước tiên là ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.

2. Tư tưởng:

- Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

- Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

 3. Kĩ năng:

- Sử dụng lược đồ để trình bày những sự kiện tiêu biểu.

- Phân biệt những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

 II. THIẾT BỊ

- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX.

   - Các tài liệu về các nước Đông Nam Á.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

    Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX ?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiến thuộc địa. Ở châu Á, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thì như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

*Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

GV sử dụng lược đồ các nước Đông Nam Á, giới thiệu khái quát về Đông Nam Á.

GV: Nhận xét về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á ?

HS: Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.

GV: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng dòm ngó, xâm lược của các nước tư bản phương Tây ?

HS: Trả lời

GV: Dùng lược đồ chỉ các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á thành thuộc địa phụ thuộc của các đế quốc phương Tây (Trừ Xiêm).

*Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc

GV: Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?

HS: Trả lời

 

GV: Các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời

GV sử dụng lược đồ giới thiệu lần lược từng quốc gia.

 

 

 

 

GV: Cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương diễn ra như thế nào ?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hoàn thành xâm lược các nước Đông Nam Á làm thuộc địa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ trở thành một phong trào lớn.

I. QÚÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

 

 

 

 

 

 

- Các nước tư bản phát triển cần thuộc địa, thị trường.

- Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.

- Cuối thế kỉ XIX, tư bản phương Tây hoàn thành xâm lược Đông Nam Á.

 

 

 

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

a. Nguyên nhân

- Chính sách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân.

- Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa Đông Nam Á với thực dân gay gắt. Các phong trào bùng nổ.

b. Diễn biến

- In-đô-nê-xia: là thuộc địa của Hà Lan, từ cuối thế kỉ XIX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh với nhiều tầng lớp tham gia: tư sản, nông dân, công nhân.

- Phi-lip-pin: là thuộc địa của Tây Ban Nha, Mỹ, nhân dân không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Cam-pu-chia: khởi nghĩa của A-cha Xoa, của nhà sư Pu-côm-bô.

- Lào: Pha-ca-đuốc lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét và cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở cao nguyên Bô-lô-ven.

- Việt Nam: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế.

4. Củng cố

  Dựa theo lược đồ, trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

5. Dặn dò

- Học bài, làm các bài tập SGK.

- Xem trước bài:" Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ", trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :…………..                                                                                                      Ngày dạy:…………………

Tiết  PPCT:……                                                          Lớp dạy:……………….. …

 

 

Bài 12

NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Những cải cách tiến bộ của Minh Trị năm 1868, mở đường cho Nhật phát triển sang chủ nghĩa đế quốc.

- Thấy được chính sách xâm lược của đế quốc Nhật có từ lâu.

- Những cuộc đấu tranh buổi đầu của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

2.Kĩ năng

- Nắm được khái niệm “cải cách”.

- Sử dụng được bản đồ để trình bày những sự kiện có liên quan.

3.Tư tưởng

   HS nhận thức được vai trò, ý nghĩa những chính sách cải cách tiến bộ đó đối với sự phát triển của xã hội.. Giải thích được vì sao chiến tranh gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

II. THIẾT BỊ

- Lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX

- Chân dung Thiên hoàng Minh Trị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ 

.  Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào ?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước châu Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản lại vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng trở thành đế quốc chủ nghĩa. Tại sao như vậy ? Điều gì đã đưa nước Nhật có những chuyển biến to lớn đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài để giải quyết vấn đề nêu trên.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân, nội dung, ý nghĩa Cuộc Duy Tân Minh Trị.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Vì sao Nhật phải tiến hành cải cách ?

HS: Trả lời

GV: Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã làm như thế nào để bảo vệ nền độc lập dân tộc ?

HS: Đã tiến hành cải cách lớn mà lịch sử gọi là Duy Tân Minh trị.

GV giới thiệu vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị.

GV: Trình bày nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị

HS Dựa vào SGK trả lời

GV: Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như thế nào ?

HS: Trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được những biểu hiện chứng tỏ Nhật chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Sau cải cách kinh tế Nhật như thế nào ?

HS: trả lời

GV:Giới thiệu vài nét về công ty độc quyền.

GV: Dựa vào lược đồ, trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật.

 

I. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ

1. Nguyên nhân

 

 

 

- Chủ nghĩa tư bản phương Tây dòm ngó xâm lược.

- Chế độ phong kiến Nhật khủng hoảng nghiêm trọng.

 

 

 

2. Nội dung

- Tháng 1-1868, cải cách Duy Tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự.

3. Ý nghĩa

  Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa và trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

II. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

  1. Kinh tế

 

- Kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng.

- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện.

2. Chính trị

   Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và bành trướng.

 

III. CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG NHẬT BẢN( không dạy)

 

 

4.Củng cố:

  HS lên bảng làm bài tập.

5.Dặn dò:

Chuẩn bị bài tiết sau kiểm tra 1 tiết.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 10                                                             Tiết 19                               Ngày soạn: 23/10/2010

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

    - Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học về lịch sử thế giới cận đại  từ giữa thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.Tình hình chuyển biến của các cuộc cách mạng tư sản ở các nước châu Âu và Mĩ Latinh.

    - Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã thúc đẩy các nước trên thế giới tiến hành các cuộc cách mạng vô sản.

2. Kỹ năng

     - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

     - Cách làm bài trắc nghiệm khách quan và làm bài tự luận.

3. Tư tưởng

     - Giáo dục học sinh ý thức đánh giá và tự đánh giá.

     - Tính trung thực, thật thà, nghiêm túc trong công việc.

II. NỘI DUNG

- Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

- Công xã Pa-ri 1871.

- Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX.

III. THIẾT KẾ MA TRẬN

 

               MỨC ĐỘ 

NỘI DUNG

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

CỘNG

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

C1-a

(0,5đ)

C1(2đ)

C2-b

(0,5đ)

 

 

 

Công xã Pa-ri

C4-c

(0,5đ)

C2(5đ)

C3-b

(0,5đ)

 

 

 

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX

C5-b

(0,5đ)

 

C6-a

(0,5đ)

 

 

 

TỔNG CỘNG

1,5đ

1,5đ

 

 

 

10đ

 

IV. ĐỀ BÀI

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1 : Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào ?

     a) Đồng minh những người cộng sản                           c)  Quốc tế thứ hai

     b) Quốc tế thứ nhất                                                       d)  Quốc tế thứ ba

                                                                       


Câu 2 : Tuyên ngôn của Đảng cộng sản chia làm mấy chương ?

                                                                       


     a)  Lời mở đầu và ba chương

     b)  Lời mở đầu và bốn chương

     c)  Lời mở đầu và năm chương

     d)  Lời mở đầu và sáu chương

                                                                       


Câu 3 : Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày ?

                                                                       


a)     71 ngày

c) 72 ngày

        b) 73 ngày

       d) 74 ngày

                                                                       


Câu 4 :“Tuần lễ đẫm máu” ở nước Pháp diễn ra trong thời gian nào

                                                                       


     a)  Từ 18-5-1871 đến 28-5-1871                                     c) Từ 20-5-1871 đến 28-5-1871

                                                                       


     b)  Từ 19-5-1871 đến 28-5-1871

       d) Từ 21-5-1871 đến 28-5-1871 

                                                                       


Câu 5 : Cuối thế kỷ XIX, công nghiệp Anh mất dần vị trí độc quyền, xếp hàng thứ mấy trên thế giới ?

                                                                       


     a)  Thứ hai

     b)  Thứ ba

             c)  Thứ tư

             d)  Thứ năm

                                                                       


Câu 6 : Từ sau năm 1871, công nghiệp Pháp đứng sau các nước nào ?

     a)  Mĩ, Đức, Anh                                                               c)  Đức, Nga, Mĩ

     b)  Mĩ, Nga, Trung Quốc                                                  d)  Nga, Pháp, Hà Lan

                                                                       


2. Phần tự luận 

                                                                       


Câu 1: Em hãy cho biết điểm giống nhau nổi bậc trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì ? (2 điểm)          

Câu 2: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri. Căn cứ vào đâu để khẳng định công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới ? (5 điểm)

 

V. ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

                                                                       


Câu 1: Đáp án a

Câu 2: Đáp án b

Câu 3: Đáp án b

Câu 4: Đáp án c

Câu 5: Đáp án b

Câu 6: Đáp án a

                                                                       


 

Giáo án lịch sử 8

2. Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

- Nhận thức rõ bản chất của chế độ tư bản là bóc lột và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Cùng đứng về phía giai cấp công nhân và có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng một xã hội tiến bộ, bình đẳng.

Câu 2: (5 điểm)

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sự tồn tại của nền đế chế II và việc tư bản Pháp đầu hàng Đức, Làm cho nhân dân căm phẫn.

+ Giai cấp vô sản Pa-ri đã giác ngộ, trưởng thành tiếp tục cuộc đấu tranh.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Công xã Pa-ri đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.

+ Nêu cao tinh thần yêu nước, đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.

- Hội đồng công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân:

+ Chính trị: Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước, nhà trường không được dạy kinh thánh.

+ Kinh tế: Giao quyền làm chủ xí nghiệp cho công nhân, qui định lương tố thiểu, giảm lao động ban đêm,…

+ Giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tuần:                                                                                                         Ngày dạy:

Tiết PPCT:                                                                                                 Lớp dạy:

 

Chương IV

 

 


 

Giáo án lịch sử 8

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914-1918)

 

 


 

Bài 13

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914-1918)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

   - Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.

   - Các giai đoạn của cuộc chiến tranh.

2. Kĩ năng:

    Phân biệt đựơc phái niệm"chiến tranh đế quốc" "chiến tranh cách mạng","chiến tranh cách mạng,"chiến tranh chính nghĩa", "chiến tranh phi nghĩa".Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ thế giới.

3. Tư tưởng:

    Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình ủng hộ đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

II. THIẾT BỊ              

     Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

    Trả bài kiểm tra 1 tiết

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Trong lịch sử loài người đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của nó ra sao? Các em hãy theo dõi bài học đẻ giải đáp những vấn đề nêu trên.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Tình hình kinh tế các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

HS: Một số nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn, phát triển nhanh, ít thuộc địa. Các đế quốc (già) thì chiếm phần lớn thuộc địa- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa trở nên căng thẳng.

GV: Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu đưa đến việc gây chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới. Đức là nước hung hăng nhất. Ở châu Âu hình thành 2 khối quân sự kình đich nhau. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a >< Anh, Nga, Pháp.

HS: Đọc phần tư liệu SGK trang 71.

GV: Sự kiện trên chỉ là duyên cớ để bùng nổ chiến tranh.

GV: Vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh ?

HS: Mong muốn thanh toán đối thủ để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh.

*Tổ chức thực hiện:

GV: Duyên cớ trực tiếp đưa đến chiến tranh bùng nổ là gì ?

HS: Trả lời

GV dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để tường thuật diễn chính của cuộc chiến tranh.

GV: Tình hình chiến sự ở giai đoạn 1 diễn ra như thế nào ? Em có nhận xét gì ?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV : Ưu thế thuộc về phe Liên minh trên khắp các mặt trận. Lúc đầu có 5 cường quốc châu Âu tham gia đến năm 1917 có 38 nước tham chiến. Chiến tranh bùng nổ với quy mô toàn thế giới.

I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH

 

 

- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc về vấn đề  thuộc địa, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau:

+ Năm 1882, khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a.

+ Năm 1907, khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.

- Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh, chia lại thế giới.

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát.

- 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

- 1/8, Đức tuyên chiến với Nga.

- 3/8, Đức tuyên chiến với Pháp.

- 4/8, Anh tuyên chiến với Đức.

1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

 Ưu thế thuộc về phe Liên minh, chiến tranh lan rộng với quy mô toàn thế giới.

 

 

 

 

 

4.Củng cố

  Cho HS lập niên biểu về sự kiện chính của giai đoạn 1 trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.

Thời gian

Sự kiện

28-7-1914

 

1-8-1914

 

1914-1916

 

    5. Dặn dò  

     - Học bài.

      - Chuẩn bị tiết 2 của bài 13, trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM               DUYỆT CỦA TỔ CM

......................................   ..........................                                                       

......................................   ..........................                                                       

Tuần:           Ngày dạy:……………..

Tiết PPCT:….........        Lớp dạy: ……………..

 

 

Bài 13

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914-1918)

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

   Các giai đoạn của cuộc chiến tranh, quy mô, tính chất và những hậu quả tai hại của nó đối với xã hội loài người.

2. Kĩ năng

  - Phân biệt đựơc khái niệm"chiến tranh đế quốc","chiến tranh cách mạng", "chiến tranh chính nghĩa", "chiến tranh phi nghĩa".

  - Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh bằng lược đồ.

3. Tư tưởng

    Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình ủng hộ đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

II. THIẾT BỊ

  - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.

  - Bảng thống kê kết quả của cuộc chiến tranh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

    Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới

  Tiết 1, các em đã học và đã biết: nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, và giai đoạn thứ nhất của diễn biến. Vậy giai đoạn thứ hai đã diễn ra và hậu quả, tính chất của nó như thế nào ? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2 bài 13.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến.

GV:Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới ?

HS: Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến, sau đó 38 nước tham chiến. Chiến tranh bùng nổ với qui mô toàn thế giới.

GV yêu cầu HS xem hình 51 SGK

GV: Bức tranh đó nói lên điều gì ?

HS : Suy nghĩ trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được hậu quả của cuộc chiến tranh.

* Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS thống kê các con số, qua đó nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh ?

HS: Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và của. Tổn hại to lớn cho nhân loại về cả vật chất và tinh thần.

Hoạt động 2: Cá nhân

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được tính chất của cuộc chiến tranh.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy nêu tính chất của cuộc chiến tranh ?

HS: Trả lời

GV: Em suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó ?

HS: Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động là người phải gánh chịu mọi hi sinh về người và của.

GV sơ kết bài:Kẻ gieo gió thì phải gặp bão” Đức đã thất bại hoàn toàn, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng hậu quả mà nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng nề.

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ

 

2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918)

- Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước.

- Phe Liên minh thất bại, đầu hàng.

- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười thắng lợi ở Nga.

 

 

 

 

 

 

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Hậu quả

 

 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá.

 

 

 

2. Tính chất

 

 

 

 

 Là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động, chiến tranh ăn cướp.

4. Củng cố 

  Cho HS lập niên biểu về sự kiện chính của giai đoạn 2 trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Thời gian

Sự kiện

 

 

 

 

5. Dặn dò:    

- Học bài

- Chuẩn bị bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại.

* RÚT KINH NGHIỆM              DUYỆT CỦA TỔ CM

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 11                                                           Tiết 22                               Ngày soạn: 01/11/1010

                                                                                                                         Ngày dạy: 03-06/11/2010

  Bài 14             

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

 (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

I. MC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại.

- Nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.

   2. Kỹ năng

   Củng cố, rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn.

3. Tư tưởng

      Thông qua những sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử…đã được học, giúp HS có nhận thức, đánh    giá đúng đắn.

  II. THIẾT BỊ

  Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:   

   Hãy nêu những sự kiện chính diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Các em vừa tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917). Đây là thời kì lịch sử thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn tới sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó.

     b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/ Cá nhân

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại.

* Tổ chức thực hiện:

GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại.

HS: Lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại.

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.

* Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS đọc phần II.

GV: Qua những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại, em hãy rút ra 5 nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.

HS rút ra 5 nội dung chính.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ cần đạt:

HS cần nắm được những sự kiện tiêu biểu và những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại.

* Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS làm toàn bộ những bài tập đã ra trong SGK.

I. NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH

 

- 8/1566, cách mạng Hà Lan.

- 1640-1688, cách mạng tư sản Anh.

- 1775- 1783, chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- 1789-1794, cách mạng tư sản Pháp.

- 2/1848, Tuyên ngôn Đảng cộng sản.

 

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU

 

 

 

 

- Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản được đẩy mạnh.

- Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ.

- Khoa học- kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc.

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

III. BÀI TẬP THỰC HÀNH

 

 

 4. Củng cố

   GV yêu cầu HS nắm được những nội dung quan trọng của lịch sử thế giới cận đại giai đoạn từ thế kỉ XVI đến năm 1917.

5. Dặn dò

- Ôn tập lại kiến thức.

- Chuẩn bị trước bài "Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô (1921-1941), trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:            Ngày dạy:

Tiết PPCT:           Lớp dạy:

 

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

(PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN 1945)

Chương I 

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921- 1941)

Bài 15

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917  VÀ CUỘC ĐẤU

TRANH BẢO VỆ  CÁCH MẠNG (1917 – 1921)

I. HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA NĂM 1917

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Những nét chung tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX.

- Những nét diễn biến chính của Cách mạng tháng Hai

2. Kỹ năng:

- Lập niên biểu về diễn biến, kết quả, tính chất của Cách mạng tháng Hai

- Bước đầu hoàn thành sơ đồ tư duy, nắm vững kiến thức bài học

3. Tư ởng:

- Phê phán xã hội phong kiến lỗi thời, đề cao tinh thần đấu tranh của quần chúng.

- Ảnh hưởng cuộc cách mạng Tháng Hai đối với Việt Nam.

II. THIẾT BỊ

  - Bản đồ nước Nga.

- Tranh ảnh nước Nga và cách mạng Nga.

-Máy tính + máy chiếu đa năng

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

- Kiểm tra tình hình học tập của lớp

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

- Tổ chức trò chơi “ ô chữ kì diệu”

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

Gv: Tổ chức trò chơi “ Ô chữ kì diệu” và lật từ khóa “ Nước Nga” sau đó sử dụng bản đồ để giới thiệu bài.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được tình hình nước Nga trước cách mạng.

* Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga giới thiệu khái quát nước Nga đầu thế kỉ XX.

Gv: Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước. Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước Nga trở thành một đế quốc hùng mạnh. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ XX nước Nga ngày càng rơi vào tình trạng khủng hoảng suy yếu. Để hiểu rõ hơn chúng ta học bài 15 “ Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng”

GV: Em hãy nêu những nét chính về tình hình nước Nga vào đầu thế kỉ XX.

HS:

- Nga là nước quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.

- Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

GV: Quan sát hình 52 SGK trên màn hình cho biết : Tình hình kinh tế - xã hội nước Nga?

HS: - Kinh tế: suy sụp.

- Xã hôi: nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt

- Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra

=> Như vậy nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng với thời cơ chín muồi.

+ Giai cấp thống trị không thể thống trị được nữa

+ Nỗi khổ cùng cực của nhân dân vô cùng nặng nề

=> Với sự đấu tranh tích cực  của quần chúng thì cách mạng Nga bùng nổ. Để tìm hiểu về cuộc cách mạng ở Nga chúng ta sang mục 2.

Hoạt động 2 : Thảo luận

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến Cách mạng tháng Hai năm 1917.

* Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 2: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được kết quả mà Cách mạng tháng Hai đem lại.

* Tổ chức thực hiện:

Gv: Chia lớp làm 3 tổ thảo luận ( thời gian 4 phút ) với nội dung sau:

- Tìm hiểu diễn biến, kết quả, tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai 1917?

Gv: Phân chia mỗi nhóm một nội dung, sau đó lần lượt lên báo cáo.

Nhóm 3: Trình bày diễn biến

- 23/2/1917, biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.

- 27/2/1917, Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang.

Nhóm 1: Trình bày kết quả

- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

- Thiết lập hai chính quyền: Xô đại biểu công nhân, nông dân, binh lính

- Chính phủ lâm thời tư sản

Nhóm 2: Trình bày tính chất

- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản

Giáo viên liên hệ với phong trào “ Xô Viết Nghệ Tĩnh “ và “ Cách mạng Tháng 8 năm 1945”

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a/ Chính trị: + Nga vẫn là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

+ Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

 

 

 

 

 

b/ Kinh tế: suy sụp.

c/ Xã hội:

+ Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với Nga hoàng

+ Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra

 

 

 

 

 

 

 

2. Cách mạng tháng Hai năm 1917

 

 

 

 

 

a. Diễn biến

- 23/2/1917, biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.

- 27/2/1917, Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang.

 

 

 

b. Kết quả

- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

- Thiết lập hai chính quyền: Xô đại biểu công nhân, nông dân, binh lính

- Chính phủ lâm thời tư sản

 

 

 

c. Tính chất:

- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản

4. Củng cố

- Dùng sơ đồ tư duy để củng cố

- Tình hình nước Nga trước Cách mạng và Cách mạng tháng Hai 1917

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Dặn

- Về nhà họci, làm bài tập.

- Xem trước mục II của bài này để tiết sau học, trả lời các câu hỏi

- Vì sau sau cách mạng tháng Hai nước Nga phải tiếp tục cuộc cách mạng?

- Diễn biến Cách mạng Tháng Mười

- Ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười  Nga?

* RÚT KINH NGHIỆM              DUYỆT CỦA TỔ CM

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:            Ngày dạy:

Tiết PPCT:           Lớp dạy:

 

 

 

Bài 15

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 VÀ CUỘC ĐẤU

TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921)

(tiếp theo)
II. CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ

Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM  1917.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng.

  - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.

2. Kỹ năng

  Biết sử dụng bản đồ thế giới  để xác định nước Nga trên bản đồ và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga .

3. Tư tưởng

  Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

II. THIẾT BỊ

   Tranh ảnh nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

  Trình bày diễn biến, kết quả Cách mạng tháng Mười Nga  năm 1917.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới

   Giành chính quyền đã khó, nhưng việc giữ chính quyền còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nước Nga sau cách mạng tháng Mười khó khăn chồng chất. Vậy nước Nga đã làm gì để giữ vững việc xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

 

Hoạt động 1: Cá nhân

 

Vì sao sau Cách mạng Tháng Hai nước Nga phải tiếp tục cuộc cách mạng?

Hs

- Nước Nga tồn tại hai chính quyền song song và đối lập nhau

- Giai cấp tư sản tiếp tục đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

Gv: Trước tình hình đó thì Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đã làm gì?

Hs:

- Lên kế hoạch tiếp tục khởi nghĩa

- Kêu gọi nhân dân tiếp tục khởi nghĩa lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

Gv: Em hãy tóm tắt những sự kiện cơ bản của cách mạng Tháng Mười Nga.

Hs :

Ngày 24-10 Lê Nin  trực tiếp chủ huy khởi nghĩa chiếm Pê –tơ –rô –grat

- Ngày 25 -10 chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ, cung điện Mùa đông bị chiếm.

- Đầu năm 1918 Cách mạng thắng lợi toàn đất nước.

Hoạt động 2 : Thảo luận

Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận : Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng M ười Nga?

HS Thảo luận và trình bày giáo viên bổ sung và kết luận:

Gv:

- Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với thế giới: Thay đổi lớn lao trên thế giới, để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.

GV sơ kết bài: Đây là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi trên thế giới; mặc dù đến nay chế độ XHCN đã sụp đổ ở Liên Xô nhưng Đảng và nhân dân ta vẫn rất coi trọng ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười.

 

1. Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.

 

a. Hoàn cảnh:

- Nước Nga tồn tại hai chính quyền song song và đối lập nhau

 

-Đảng Bôn-sê-vích lên kế hoạch tiếp tục khởi nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

b. Diễn biến:

Ngày 24-10 Lê Nin  trực tiếp chủ huy khởi nghĩa chiếm Pê –tơ –rô –grat

- Ngày 25 -10 chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ, cung điện Mùa đông bị chiếm.

- Đầu năm 1918 Cách mạng thắng lợi toàn đất nước.

 

 

 

 

 

3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười

 

- Đối với nước Nga: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với thế giới: Thay đổi lớn lao trên thế giới, để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.

4. Củng cố

- Việc xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết diễn ra như thế nào ?

- Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

5. Dặn dò:      

- Học bài .

- Chuẩn bị bài sau:" Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội", trả lời các câu hỏi trong SGK.

* RÚT KINH NGHIỆM              DUYỆT CỦA TỔ CM

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

………………………………………………………….          …………………………………….

Tuần:            Ngày dạy:

Tiếp PPCT:           Lớp dạy :

 

Bài 16

LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới.Nội dung chủ yếu và tác dụng của nó.

 - Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.

2. Kỹ năng

   Giúp HS tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để nhìn nhận ,đánh giá bản chất của sự vật hiện tượng.

3 .Tư tưởng

   Giúp HS nhận thức được sức mạnh,tính ưu việt của chế độ XHCN đồng thời có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm ,thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội .

II. THIẾT BỊ

  - Bản đồ Liên Xô.

  - Tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

    Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 ?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới

    Sau khi ổn định được tình hình, bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được chính sách kinh tế mới.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Vì sao nước Nga phải thực hiện "Chính sách kinh tế mới" ?

HS: Trả lời

GV: Bức áp phích trên nói điều gì?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Nội dung của Chính sách kinh tế mới?

HS: Trả lời

 

 

 

Hoạt động 2: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)

* Tổ chức thực hiện:

GV: Chính sách kinh tế mới tác động như thế nào với công cuộc khôi phục kinh tế ở nước Nga ?

HS: Trả lời

 

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những thành tựu của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô được tiến hành như thế nào ?

HS: Trả lời

GV cho HS quan sát H59 và 60. Qua đó em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?

HS: Trả lời

GV: Những hạn chế trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đem lại những thành tựu to lớn: 6-1941, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô tạm thời dừng lại , Liên Xô bắt tay vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925)

1. Chính sách kinh tế mới

- Nước Nga sau chiến tranh, tình hình rất khó khăn: kinh tế suy sụp, bạo loạn nổ ra ở nhiều nơi.

- Tháng 3-1921, Chính sách kinh tế mới (NEP) được thông qua:

+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thay bằng thu thuế lương thực.

+ Tự do buôn bán, mở lại các chợ.

+ Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

2. Công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)

- Chính sách kinh tế mới tác động làm cho công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế din ra nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu: sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.

- Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925-1941)

- Các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và lần thứ hai (1933-1937) đều hoàn thành trước thời hạn.

 

 

- Thành tựu:

+ Kinh tế: công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

+ Văn hóa-giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục, khoa học, văn học nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Xã hội: Xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

- Hạn chế: Tư tưởng chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng CNXH, thiếu dân chủ.

4. Củng cố

- Nội dung của Chính sách kinh tế mới ?

- Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì ?

5. Dặn dò

- Học bài , làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau " Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.

RÚT KINH NGHIỆM        DUYỆT CỦA TỔ CM

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

Tuần:            Ngày dạy:

Tiếp PPCT:           Lớp dạy :

 

Chương II

CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Bài 17

CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

-Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.

2. Kỹ năng

   Rèn luyện tư duy Lôgíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch, hiểu rõ mối qua hệ “nhân” “quả” trong một số sự kiện điển hình.

3. Tư tưởng

   HS cần thấy rõ sự phát triển phức tạp của chủ nghĩa tư bản .

II. THIẾT BỊ

   Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

III-TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Thể hiện “ chính sách kinh tế mới” của Lê-nin thông qua bản đồ tư duy?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và trước chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là châu Âu đã trải qua cao trào cách mạng (1918-1923) ở các nước tư bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được sự biến đổi của châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu có những biến đổi gì ?

GV: Trong những năm 1924-1929, tình hình các nước tư bản châu Âu có gì thay đổi ?

HS: Trả lời

GV: Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó ?

HS: Sản xuất công nghiệp tăng nhanh.

Hoạt động 2: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được cao trào cách mạng 1918-1923 và sự thành lập Quốc tế cộng sản.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Cao trào cách mạng của 1918-1923 đã diễn ra như thế nào?

GV: Kết quả của cách mạng 1918-1923 ở Đức như thế nào ?

GV: Hoàn cảnh ra đời của quốc tế cộng sản ?

Hoạt động 1 : Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa ?

GV: Trình bày diễn biến

GV: Cuộc khủng hoảng này gây ra những hậu quả  gì ?

Hoạt động 2: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh (1929-1933).

* Tổ chức thực hiện:

GV: Từ năm 1929 trở đi, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, cách mạng thế giới phát triển như thế nào ?

GV sơ kết bài: Tình hình châu Âu có nhiều biến đổi trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Phong trào nhân dân chống phát xít và chiến tranh bùng nổ mạnh mẽ.

I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929

1. Những nét chung

- Sự xuất hiện một số quốc gia mới.

- Trong những năm 1918-1923, các nước tư bản châu Âu đều suy sụp về kinh tế.

 

 

- Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu tạm thời ổn định.

 

 

 

 

2. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập

a. Cao trào cách mạng 1918-1923

- Diễn biến:

 Trong những năm 1918-1923, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp châu Âu, tiêu biểu là ở Đức.

- Kết quả:

+ Đức thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.

+ Đảng Cộng sản Đức thành lập (12-1918).

b. Quốc tế cộng sản thành lập

- Ngày 2-3-1919,  Quốc tế cộng sản ra đời.

II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó

a. Nguyên nhân

- Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, hàng hoá ế thừa,cung vượt cầu.

b. Diễn biến

- Khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ và lan nhanh khắp thế giới.

c. Hậu quả

- Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Hàng trăm triệu người đói khổ.

2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929 - 1933

- Cao trào cách mạng mới bùng nổ với mục tiêu thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít.

4. Củng cố

  HS lên bảng làm bài tập

5. Dặn dò

- Học bài , làm bài tập.

- Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:            Ngày dạy:

Tiếp PPCT:           Lớp dạy :

 

  Bài 18

NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

2. Kỹ năng

- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội .

- Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử ,những sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng

- Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mĩ.

 - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức,bất công xã hội tư bản.

II. THIẾT BỊ

    Những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào  chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Em cho biết những thành tựu kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929 ?

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoan này ?

HS: Trả lời

GV: Qua hình 65, 66, nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ ?

GV: Em hãy cho biết tình hình xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX ?

HS: Trả lời

 

 

 

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933).

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào ?

HS: Trả lời

Hoạt động 2: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nội dung và tác dụng của Chính sách mới.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nội dung chính của chính sách mới là gì ?

HS: Trả lời

GV: Quan sát hình 69, em hãy nhận xét về Chính sách mới của Ru-dơ-ven ?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV sơ kết bài: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX.

1. Kinh tế

 

 

- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

 

 

- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép,…

- Nguyên nhân:

+ Cải tiến kĩ thuật.

+ Sản xuất dây chuyền.

+ Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

2. Xã hội

- Nạn phân biệt chủng tộc.

- Phong trào công nhân phát triển ở nhiều  bang trong nước
II. NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ

- Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh té chưa từng thấy.

- Nền kinh tế-tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

2. Chính sách mới của Ru-dơ-ven

a. Nội dung:

- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.

- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính

b. Tác dụng:

- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.

- Đưa nước Mĩ thoái dần khỏi khủng hoảng.

4. Củng cố 

- Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào ?

 - Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939).

 5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.

RÚT KINH NGHIỆM        DUYỆT CỦA TỔ CM

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                

Tuần:            Ngày dạy:

Tiếp PPCT:           Lớp dạy :

 

     Chương III

CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

     Bài 19

NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

    ( 1918-1939)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

   Khái quát tình hình kinh tế-xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất, quá trình phát xít hoáNhật và hậu quả của nó.

2. Kĩ năng

- Bồi dưởng kĩ năng sử dụng khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử.

- Biết cách so sánh những vấn đề lịch sử để hiểu rõ bản chất các sự kiện

3. Tư tưởng

- Giúp HS nhận thức rõ bản chất phản động ,hiếu chiến ,tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật.

- Giáo dục tư tưởng chống phát xít ,căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại.

II. THIẾT BỊ

 - Bản đồ  châu Á.

- Tranh ảnh về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

   Tình hình nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX như thế nào ?

 3. Bài mới

 a. Giới thiệu bài mới

   Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng ở những năm đầu, nhưng không ổn định. Để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế (1918-1939), Nhật Bản đã phát xít hoá bộ máy chính quyền, thực hiện chính sách đối nội phản động, đàn áp phong trào cách mạng trong nước và xâm lược thuộc địa bành trướng thế lực. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nước Nhật Bản trong những năm 1918-1939.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Hãy nêu những nét khái quát sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

HS: Trả lời

GV: Em cho biết sự phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhât ?

GV: Phong trào đấu tranh của công nhân Nhật trong thời gian này ra sao ?

HS: Trả lời

GV: Trình bày cuộc khủng hoàng tài chính ở Nhật ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật đã diễn ra như thế nào ?

HS: Trả lời

Hoạt động 2: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì ?

HS: Trả lời

GV: Trong thập niên 30, chế độ phát xít được thiết lập.

GV: Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa phát xít ra sao ?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản ổn định về kinh tế một thời gian ngắn rồi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Để tìm lối thoát khủng hoảng, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

I. NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Kinh tế

 

- Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, nhất là về kinh tế.

- Kinh tế ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp lạc hậu.

2. Xã hội

- Cuộc “bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia.

- Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi.

- Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập, lãnh đạo phong trào công nhân.

- Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.

II. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật

 

- Sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3.

 

2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền

 

 

 

- Giới cầm quyền Nhật chủ trương quân sự hóa đất nước.

- Phát đông chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.

- Trong thập niên 30, đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít.

 

 

- Nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, đã làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật.

4. Củng cố

- Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phát triển như thế nào ?

- Cuộc khủng hoảng kinh té 1929-1939 ở Nhật diễn ra như thế nào ?

5. Dặn dò:   

- Học bài cũ, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á", trả lời các câu hỏi trong SGK.

RÚT KINH NGHIỆM        DUYỆT CỦA TỔ CM

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 15                                                            Tiết 29                            Ngày soạn: 27/11/2010

                                                                                                                Ngày dạy: 29/11-01/12/2010

Bài 20

PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939)

I. NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á.               CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM  1919-1939.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những nét chung về phong trào giải phóng dân tộc của châu Á.

- Phong trào cách mạng Trung Quốc.

2. Kĩ năng

   Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ.

3. Tư tưởng

  Bồi dưỡng nhận thức về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa  thực dân ,chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa,phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc .

II. THIẾT BỊ

   Bản đồ châu Á.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã phát triển như thế nào ?

- Em hãy cho biết quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật như thế nào ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

    Những bài trước, chúng ta đã học về châu Âu, nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc đại chiến thế giới. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939), phong trào có những nét chung và có những đặc điểm riêng mỗi nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy trình bày diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

HS: Trả lời

GV: Em hãy nêu kết quả và đồng thời đó là nét mới của phong trào giải phóng dân tộc châu Á.

HS: Trả lời

GV: Cho HS quan sát hình 72 và tìm hiểu một số nét chính về M. Gan-đi.

 

 

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919)

GV: Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc.

 

 

GV: Trong những năm 1926-1939, cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào?

HS: Trả lời

 

 

1. Những nét chung

a. Diễn biến

 

 

 

 

- Phong trào lan rộng ở nhiều khu vực của châu Á.

- Tiêu biểu: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

 

c. Kết quả

- Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân tham gia tích cực.

- Nhiều đảng cộng sản đã được thành lập: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

 

 

 

- Phong trào Ngũ Tứ: 4-5-1919, Khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh Băc Kinh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

 

 

- 1926-1927, tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt.

- 1927-1937, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng – Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra.

- 7-1937, Quốc-Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.

  4. Củng cố

     Cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939 ?

   5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Phong trào độc lập dân tộc châu Á - Phần mục II", trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tun 15                                                            Tiết 30                           Ngày soạn: 29/11/2010

                                                                                                                Ngày dạy: 01-04/12/2010

      Bài 20

PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939)

       (Tiếp theo)

II. PHONG TRÀO ĐỘC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á (1918-1939)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nét chung v phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc đại chiến thế giới (1918-1939).

- Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Dương, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

2. Kĩ năng

   Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ.

3. Tư tưởng

  Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó lịch sử đấu tranh giành độc lập của các nước ở khu vực Đông Nam Á.

II. THIẾT BỊ

   Bản đồ Đông Nam Á

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu những nét chung về phong trào độc lập ở châu Á (1918-1939).

- Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 diễn ra như thế nào?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Phong trào cách mạng châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, điển hình nhất là cách mạng Trung Quốc, thời kì cách mạng dân chủ mới bắt đầu. Phong trào cách mạng Đông Nam Á có những nét gì mới, đặc biệt hơn. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc các nước Đông Nam Á.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Tình hình chung của các quốc gia Đông Nam Á đầu thế kỉ XX như thế nào ?

HS: Trả lời

HS: Dùng lược đồ Đông Nam Á để chỉ các thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau.

GV: Phong trào cách mạng Đông Nam Á đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi, phong trào cách mạng Đông Nam Á có nét gì mới?
HS: Trả lời

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Phong trào ở Đông Dương phát triển như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào?
HS: Trả lời

GV: Cho HS xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

GV: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật

GV sơ kết bài: Phong trào độc lập dân tộc trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1919) lên cao và lan rộng. Ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh thời kì này mở đầu bằng phong trào Ngũ tứ, rồi sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á có nhiều nét mới: phong trào dâng cao, sự lớn mạnh của giai cấp vô sản trẻ tuổi.

1. Tình hình chung

 

 

 

 

 

 

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

- Sau thất bại của phong trào “Cần Vương”, tầng lớp trí thức mới chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.

 

- Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành.

- Nhiều đng cộng sản đã ra đời.

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

 

 

 

- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.

- Ở hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào ở In-đô-nê-xi-a.

4. Củng cố

   Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế   giới thứ nhất ?

5. Dặn dò:

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

Tuần:            Ngày dạy:

Tiếp PPCT:           Lớp dạy

Chương IV

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

Bài 21

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh: nguyên nhân chiến tranh.

- Diễn biến chính của chiến tranh: các giai đoạn, sự kiện chính và tác động của nó đến tình hình chiến tranh.

2. Kĩ năng

-  Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

3. Tư tưởng

   Bối dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình .

 II. THIẾT BỊ

   Lược đồ quân Đức đánh chiếm châu Âu (1939-1941).

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    Em hãy trình bày phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

    Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, một số nước tư bản đã phát xít hoá chính quyền .Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới -chiến tranh thế thứ hai.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những nét chính về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai ?

HS: Trả lời

GV: Các nước đế quốc làm gì để giải quyết mâu thuẫn này ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Quan sát hình 75 và nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc châu Âu?

HS: Suy nghĩ trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những nét chính về diễn biến giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Dùng lược đồ để tường thuật diễn biến giai đoạn đầu.

GV: Với bản chất hiếu chiến, tàn bạo chủ nghĩa phát xít gây ra nhiều tội ác đối với nhân loại.

GV: Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Đức thực hiện chiến thuật gì?

HS: Chiến thuật chớp nhoáng và sau đó tấn công Liên Xô.

GV: Em trình bày tình hình chiến sự diễn ra ở châu Á.

HS: Dựa vào SGK trình bày

GV: Từ đây trở đi, Mĩ chính thức tham chiến.

GV: Tình hình chiến sự tại mặt trận Bắc Phi ra sao ?

HS: Trả lời
GV: Tháng 1- 1942, khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành do ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh làm trụ cột.

I. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc nảy sinh những mâu thuẫn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó.

- Hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau.

 

 

 

 

 

 

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1/9/1939 đến đầu năm 1943)

 

 

 

 

 

 

- Đức đã đánh chiếm phần lớn các nước châu Âu.

- 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô.

 

 

- 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng, chiếm vùng Đông Nam Ámột số đảo ở Thái Bình Dương.

 

 

- 9-1940, Ý tấn công Ai Cập.

- 1-1942, khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành

4. Củng cố

- Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ?

- Nêu diễn biến chính giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.

5. Dặn

- Về nhà học bài cũ.

- Xem bài 21 (phần còn lại), trả lời các câu hỏi trong SGK.

*RÚT KINH NGHIỆM       DUYỆT CỦA TỔ CM

 .............................. .......................             

 .............................. .......................

 .............................. .......................

 ..............................                                                   Trịnh Mạnh Tưởng                                                                                        

 ..............................                                                                      .....

                         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần :          Ngày dạy:

Tiết PPCT:          Lớp dạy :

 

Bài 21

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Diễn biến chính của chiến tranh : Các giai đoạn ,sự kiện chính và tác động của nó đến tình hình chiến tranh .

- Kết cục của chiến tranh và hậu quả của nó.

3. Kĩ năng

  - Phân tích đánh giá một số vấn đề, một số sự kiện lịch sử quan trọng về tác động của nó về tình hình thế giới ,

  - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

 2. Tư tưởng

   Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình .

II-THIẾT BỊ

  Lược đồ “Chiến tranh thế giới thứ hai.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Tiết trước, các em đã học và đã biết: nguyên nhân và diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về chiến thắng Xta-lin-grát, quân Đồng minh phản công phe phát xít và kết cục của chiến tranh thế giới lần thứ hai.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những nét chính về diễn biến giai đoạn hai của cuộc chiến tranh.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ hai để chỉ các cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ, Anh trên các mặt trận.

GV: Ngày 9/5/1945 Phát xít Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc ở Châu Âu với sự thất bại của phát xít Đức và I-ta-li-a.

GV: mặt trận Châu Á -Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô cùng nhân dân các nước  Châu Á đánh bại quân Nhật và việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng, chiến tranh kết thúc .

GV: Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít ?

HS: Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy cho biết kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.

HS: Trả lời

GV: Qua các H 77, 78, 79, em có suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh ?

HS: Chiến tranh lần này đã để lại hậu quả rất nặng nề cho nhân loại cả về người và của, loài người ra sức ngăn chặn chiến tranh.

GV sơ kết bài: Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vẫn do mâu thuẫn về quyền lợi của các nước đế quốc. Song tính chất của chiến tranh có thay đổi khi nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Chiến tranh lan rộng hầu hết thế giới, gây nhiều tai hoạ cho nhân loại.

 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu 1943 đến tháng 8-1945)

 

 

 

- 2-1943, chiến thắng Xta-lin-grát.

- Cuối năm 1944, Liên Xô đã quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ.

- Chiến dich công phá Bec-lin. Phát xít Đức đầu hàng (9/5/1945).

 

 

 

- 15-8-1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

 

 

 

 

 

 

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

 

 

 

 

 

- Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật bị thất bại hoàn toàn.

- Tàn phá nặng nề: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ.

- Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản.

4. Củng cố

- Trình bày diễn biến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh.

- Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

5 Dặn dò

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau " Sự phát triển khoa học -kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX", trả lời các câu hỏi trong SGK.

  *RÚT KINH NGHIỆM       DUYỆT CỦA TỔ CM

 .............................. .......................             

 .............................. .......................

 .............................. .......................

 ..............................                                                   Trịnh Mạnh Tưởng                                                                                        

                        

 

 

 

 

 

Tuần :            Ngày dạy:

Tiết PPCT:           Lớp dạy :

Chương V

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT

VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

Bài 22

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT

VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những tiến bộ vượt bậc của khoa học-kĩ thuật thế giới đầu thế kỉ XX.

- Sự hình thành và phát triển của nền văn hoá Xô viết.

- Những tiến bộ của khoa học-kĩ thuật cần được sử dụng vì những lợi ích của loài người.

2. Kĩ năng

   Bồi dưỡng phương pháp so sánh,đối chiếu lịch sử để thấy được những ưu việt của nền văn hoá Xô viết, kích thích sự say mê tìm tòi ,sáng tạo khoa học-kĩ thuật của học sinh.

3. Tư tưởng

- Hiểu được những tiến bộ khoa học -kĩ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của con người.

- Giáo dục ý thức trân trọng và bảo vệ những giá trị của nền văn hoá Xô viết và những thành tựu  khoa học kĩ thuật của nhân loại.

II. THIẾT BỊ

   Tranh ảnh về thành tựu khoa học-kĩ thuật .

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

   Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ II.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

   Đầu thế kỉ XX, thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc về khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là một nền văn hoá mới-văn hoá Xô viết đươc hình thành trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lê nin về kế thừa những tinh hoa của nhân loại. Những tiến bộ của văn hoá, khoa học-kĩ thuật đã được ứng dụng vào cuộc sống, nâng cao đời sống con người. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về sự phát triển của khoa học-kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những thành tựu của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em cho biết những phát minh mới về vật lí đầu thế kỉ XX.

HS: Trả lời

GV giới thiệu cho HS xem H80 về Anh-xtanh (1879-1955).

GV: Em cho biết những phát minh mới về các lĩnh vực khoa học khác.

HS: Trả lời

GV: Em cho biết những thành tựu khoa học-kĩ thuật (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) đã được sử dụng trong thực tiễn như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật có hạn chế gì ?

HS: Trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những thành tựu của nền văn hóa Xô viết.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nền văn hoá Xô viết được hình thành trên cơ sở nào ?

HS: Trả lời

GV: Em cho biết những thành tựu của văn hoá Xô viết.

HS: Trả lời

GV: Vì sao xoá nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hoá mới ở Liên Xô ?

HS: Trình độ dân trí được nâng cao, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con đường xã hội chủ nghĩa.

GV: Cho HS quan sát hình 82 để biết được những thành tựu trong giáo dục của Liên Xô.

GV sơ kết bài: Khoa học-kĩ thuật thế giới ở nửa đầu thế kỉ XX có những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Trong sự phát triể của văn hoá thế gới, văn hoá Xô viết cũng có nhiều thành tựu lớn.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC-KĨ THUẬT THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Về vật lí

- Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh.

 

 

 

2. Các khoa học khác

- Hoá học, Sinh học, khoa học về Trái Đất…đều đạt được những tiến bộ phi thường.

3. Tác dụng

- Sử dụng điện tín, điện thoại, rađa, hàng không…

4. Hạn chế

- Sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt.

II. NỀN VĂN HOÁ XÔ VIẾT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

 1. Cơ sở hình thành

 

 

- Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

- Tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại.

2. Thành tựu

- Xoá bỏ mù chữ, thất học.

- Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.

- Phát triển hệ thống  giáo dục quốc dân.

- Nền văn hóa – nghệ thuật đã có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa – nghệ thuật nhân loại.

 

 

4.Củng cố

- Hãy cho biết những tác dụng và hạn chế của  khoa học-kĩ thuật.

 - Hãy nêu những thành tựu của nền văn hoá Xô viết.

5. Dặn dò

- Về nhà học bài cũ. 

- Chuẩn bị bài sau "Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại", trả lời các câu hỏi trong SGK.

  *RÚT KINH NGHIỆM       DUYỆT CỦA TỔ CM

 .............................. .......................             

 .............................. .......................

 .............................. .......................

                                        Trịnh Mạnh Tưởng                                

Tuần: ………….          Ngày dạy:………..

Tiết PPCT:…….          Lớp dạy:…………

 

Bài 23

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

    Nêu được những nội dung chính đã học với những sự kiện lịch sử tiêu biểu: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, cao trào cách mạng ở châu Âu (1918-1923), phong trào cách mạng ở châu Á, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

2. Kĩ năng

    Giúp HS kĩ năng lập bảng thống kê.

3. Tư tưởng

    Giáo dục cho HS lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính,tinh thần chống chiến tranh ,chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới .

II. THIẾT BỊ

    Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

    - Hãy cho biết những tác dụng và hạn chế của  khoa học-kĩ thuật.

     - Hãy nêu những thành tựu của nền văn hoá Xô viết.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

    Từ 1917-1945, thế giới đã xảy ra nhiều sự kiện lịch sử, những biến cố lịch sử, tạo ra những bước phát triển mới của lịch sử thế giới. Hôm nay,chúng ta ôn lại những sự kiện chính, với phương pháp bảng thống kê.

b. Nội dung bài mới 

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những sự kiện lịch sử chính.

* Tổ chức thực hiện:

GV cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính (1917-1945).

I. NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬCHÍNH

Bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính

Thời gian

Sự kiện

Kết quả, ý nghĩa

Tháng 10 1917

Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi

- Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

- Thành lập Chính quyền Xô viết

- Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất – tạo điều kiện cho việc xây dựng chế độ XHCN.

- Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

1918-1923

Cao trào Cách mạng thế giới (châu Âu, Châu Á)

- Các Đảng cộng sản lần lược ra đời.

- Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng.

1929-1933

Khủng hoảng kinh tế thế giới.

Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, chính trị không ổn định.

1939-1945

Chiến tranh thế giới thứ hai.

- 72 nước tham chiến.

- Chủ nghĩa phát xít thất bại.

- Thắng lợi thuộc các nước tiến bộ thế giới .

 

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những nội dung chủ yếu.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em cho biết 5 sự kiện lịch sử chủ yếu (1917-1945) là những sự kiện gì ?

HS: Trả lời

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU

- 5 sự kiện:

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô viết đầu tiên.

+ Cao trào cách mạng 1918-1923, một loạt Đảng cộng sản ra đời, Quôc tế cộng sản thành lập (1919-1943).

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao.

+ Tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), chủ nghĩa phát xít ra đời.

+ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời.

4. Củng cố

   HS làm bài tập thực hành.

5. Dặn dò

   Về nhà ôn bài để chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì I.

RÚT KINH NGHIỆM        DUYỆT CỦA TỔ CM

 .............................. .......................

 .............................. .......................

 .............................. .......................

                                                                                                          Trịnh Mạnh Tưởng                                

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                  

 

Tuần 18                                                          Tiết 35                                Ngày soạn: 18/12/2010

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

    Giúp HS nhớ lại nội dung chính của các bài đã hoc: từ những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đến sự phát triển của khoa học-kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX.

2. Kỹ năng

  - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

  - Cách làm bài trắc nghiệm khách quan và làm bài tự luận.

3. Tư tưởng

  Giáo dục học sinh ý thức đánh giá và tự đánh giá, tính trung thực, thật thà, nghiêm túc trong công việc.

II. NỘI DUNG

 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

3. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

4. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

5. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939).

III. THIẾT KẾ MA TRẬN

                   MỨC ĐỘ

NỘI DUNG

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

CỘNG

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

 

 

C1-a

(0,5đ)

 

 

 

0,

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

C2-c

(0,5đ)

 

C3-b

(0,5đ)

 

 

 

Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

C4-d

(0,5đ)

C1 (3đ)

C5-a

(0,5đ)

 

 

 

4đ

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

C6-c

(0,5đ)

 

 

 

 

C2 (1đ)

1,5đ

Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

 

 

C3 (3đ)

 

 

 

Tổng cộng

1,5đ

4,5đ

 

 

10đ

IV. ĐỀ BÀI

1. Phần trắc nghiệm: (3điểm)

          u 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào thời gian nào ?

 


 

            a) Năm 1914-1918     

            b) Năm 1914-1919    

    c) Năm 1915-1918    

   d) Năm 1915-1919

 


 

Câu 2: Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai ?

 


 

            a)  Nga hoàng đại đế

                      b) Nga hoàng Ni-cô-lai I

    c) Nga hoang Ni-cô lai II

d)    Nga hoàng Ni-cô lai III

 


 

Câu 3: Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra vào năm nào ?

 


 

           a)  Năm 1916

           b)  Năm 1917                    

      c)  m 1918

d)    Năm 1919

 


 

          Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào ?

 


 

a)         Công nghiệp

b)        Nông nghiệp

c)     Thương mại

d)    Tài chính

 


 

          Câu 5: Tổng thống nào của Mĩ thực hiện Chính sách mới để giải quyết khủng hoảng ?

                      a) Ru-dơ-ven                                             c)  Ai-xen-hao

                      b) Tơ-ru-man                                             d) Ken-nơ-đi

          Câu 6: Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào ?

                      a) Tháng 6 - 1922                                       c) Tháng 7- 1922

                      b) Tháng 7 – 1921                                      d) Tháng 8 - 1922

2. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu những biểu hiện về sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Nguyên nhân của sự phát triển đó. (3điểm)

Câu 2: Em hãy so sánh sự phát triển kinh tế Mĩ và Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất.           (1 điểm)

Câu 3: Em hãy cho biết cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919-1939 ? (3điểm)

V. ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

 


 

Câu 1: Đáp án a

Câu 2: Đáp án c

Câu 3: Đáp án b

Câu 4: Đáp án c                             

Câu 5: Đáp án b

Câu 6: Đáp án d

 


 

 2. Phần tự luận: (7 điểm)

 u 1: (3 điểm)

-         Những biểu hiện về sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

+   Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

+   Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

+   Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu lửa, thép…

-         Nguyên nhân:

+   Cải tiến kĩ thuật.

+   Sản xuất dây chuyền.

+   Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

 Câu 2: (1 điểm)

-         Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng chắc chắn.

-         Kinh tế Nhật phát triển không ổn định, chỉ phát triển một vài năm sau chiến tranh.

 Câu 3: (3 điểm)

  -   Phong trào Ngũ Tứ: 4-5-1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh Bắc Kinh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân.

  -   7/1921, Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập.

  -    1926-1927, tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt.

  -   1927-1937, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng – Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra.

  -    7-1937, Quốc-Cộng hợp tác được tiến hành để chống Nhật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:             Ngày dạy:

Tiết PPCT:             Lớp dạy:

Phần hai

LỊCH SỬ VIỆT NAM

TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Chương I

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

Bài 24

CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                     

- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.

- Âm mưu xâm lược của chúng.

- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và Gia Định.

2. Kỹ năng

   Rèn luyện HS kỹ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ cho những kiến thức cơ bản của bài học.

3. Tư tưởng

- Bản chất tham lam, n bạo, xâm lược của bọn thực dân.

- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

II. THIẾT BỊ

- Bản đồ Việt Nam.

- Bản đồ chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

    Em hãy nêu những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).

 3. Bài mới

  a. Giới thiệu bài mới

  Nửa cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây ào ạt sang phương Đông xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nhưng nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược, trong lúc đó triều đình Huế chống trả yếu ớt, hoà hoãn với giặc. Hôm nay, chúng ta học bài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến 1873.

b. Nội dung bài mới   

            HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

          KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân Pháp xâm lược

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859

  a. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược

Việt Nam.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Dùng bản đồ Việt Nam để giới thiệu địa danh Đà Nẵng.

GV: Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

HS: Trả lời

 

 

Hoạt động 2: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

 HS cần nắm được những nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859?

HS: Trả lời

GV: Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào ?

HS: Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh thất bại, dẫm chân tại chỗ gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến chiến sự ở Gia Định.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Chiến sự ở Gia Định như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Em cho biết nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.

HS: dựa vào phần chữ nhỏ SGK trả lời.

Việt Nam

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

b. Chiến sự ở Đà Nẵng

 

- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2. Chiến sự Gia Định năm 1859

- 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Ngày 24-2-1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.

- Ngày 5-6-1862, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyến cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn…

4. Củng cố

 - Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.

 - Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Xem trước phần II, trả lời các câu hỏi trong SGK.

RÚT KINH NGHIỆM        DUYỆT CỦA TỔ CM

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

...............................................................................................................................................................

Tuần:             Ngày dạy:

Tiết PPCT:             Lớp dạy:

                                            

Bài 24

CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN NĂM 1873

(tiếp theo)

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                     

- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.

- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì.

2. Kỹ năng

  Hướng dẫn các em kỹ năng sử dụng bản đồ, nhận xét và phân tích những tranh ảnh, tư liệu lịch sử.

3. Tư tưởng

- Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.

- Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ  nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ

-  Bản đồ Việt Nam.

-  Lược đồ những cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1860-1875).

III-Tiến trình dạy-học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

   Em hãy trình bày tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 1858-1862.

3. Bài mới 

a. Giới thiệu bài mới

  Tiết trước, các em đã học và đã biết: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873 (kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì, kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì).  

b. Nội dung bài mới   

     HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

    KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Dùng bản đồ Việt Nam, cho HS xác định địa danh nổ ra phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì.

GV: Em hãy cho biết thái độ của nhân dân ta khi thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp kéo vào Gia Định, phong trào kháng chiến ở Gia Định ra sao ?

HS: Trả lời

GV: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa của Trương Định ?

 HS: Suy nghĩ trả lời

 

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được cuộc kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy cho biết tình hình nước ta sau Hiệp ước ngày 5-6-1862.

HS: Trả lời

GV: Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì như thế nào ?

GV: Sau khi 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kì ra sao ?

HS: Trả lời

GV: Dựa vào H 86, xác định một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì.

GV sơ kết bài: Năm 1858, thưc dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Tuy vậy, triều đình Huế vẫn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi.

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

a. Tại Đà Nẵng  

 

 

 

 

 

- Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

 

b. Tại ba tỉnh Miền Đông Nam Kì

 

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại

 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

a. Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam

- Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh.

- Do thái độ cầu hòa của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (8-1867).

b. Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú

- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.

- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông…

4. Củng cố

   Nhìn vào lược đồ H.86, em hãy trình bày những nét chính về phong trào kháng Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập.

- Xem trước bài 25 phần I, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

Tuần:             Ngày dạy:

Tiết PPCT:             Lớp dạy:

 

Bài 25

KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1884)

I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN

          Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                     

- Âm mưu của thực dân Pháp sau khi chiếm được Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.

- Thái độ của triều đình Huế trước việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

- Sự chống trả quyết liệt của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.

2. Kỹ năng

  Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ, tường thuật những sự kiện lịch sử, phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình.

3. Tư tưởng

  Giáo dục cho học sinh trân trọng và tôn kính những vị anh hùng dân tộc. Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam tàn bạo và những hành động nhu nhược của triều đình Huế.

II. THIẾT BỊ

- Bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

     - Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Em hãy trình bày những nét chính về phong trào kháng Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới          

   Sau khi thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867), phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì tiếp tục lên mạnh và tình hình nước Pháp có nhiều khó khăn. Thực dân Pháp phải tìm cách đối phó với phong trào kháng chiến ở Nam Kì, đến năm 1873, tình hình Nam Kì ổn định hơn. Thực dân Pháp đã mở rộng xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và buộc triều đình Huế đầu hàng năm 1884. Hôm nay, chúng ta học tiết 1: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiến Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Dùng bản đồ hành chính Việt Nam cuối thế kỉ XIX để minh hoạ quá trình bành trướng của Pháp.

GV: Âm mưu của thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì Lần thứ nhất ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Giải thích thêm vụ Đuy-puy.

GV: Dùng bản đồ để minh họa chiến sự ở Bắc Kì.

 

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội (1873).

HS: Trả lời

GV: Em cho biết phong trào kháng chiến tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì trong thời gian này (1873-1874) .

HS: Trả lời

GV: Em cho biết nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).

HS: Trả lời

GV: Tại sao nhà Nguyễn lại kí Hiệp ước 1874 ?

HS: Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn. Vì tư tưởng “Chủ hòa” để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

 a. Âm mưu của Pháp

 

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc

 b. Diễn biến:

- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội.

- Quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)

 

 

 

 

- Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta  anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).

- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định…

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.

- Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874). Pháp rút khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

 4. Củng cố

- Âm mưu của thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất  (1873) ?

- Trình bày diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Xem trước bài 25 phần II, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:             Ngày dạy:

Tiết PPCT:             Lớp dạy:

 

Bài 25

KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1884)

(tiếp theo)

II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ

TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                   

- Những điểm chính của các Hiệp ước 1883 và 1884.

- Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp.

2. Kỹ năng

   Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, tường thuật những sự kiện lịch sử, phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình.

3. Tư tưởng

   Giáo dục cho các em lòng yêu nước, trân trọng những chiến tích chống giặc của cha ông, tôn kính anh hùng dân tộc huy sinh vì nghĩa lớn: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu…

II. THIẾT BỊ

- Lược đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai.

- Lược đồ trận Cầu Giấy lần thứ hai.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Âm mưu của thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873) ?

- Trình bày diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp.

3. Bài mới          

a. Giới thiệu bài mới

   Tình hình nước Pháp và quốc tế có nhiều thay đổi, thúc đẩy Pháp cần phải nhanh chóng hơn chiếm lấy Bắc Kì và toàn quốc. Cho nên, thực dân Pháp đã tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai và đánh Thuận An, buộc triều đình Huế đầu hàng. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai và phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kì.

b. Nội dung bài mới

          HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

       KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai của thực dân Pháp.

* Tổ chức thực hiên:

GV:  Âm mưu của thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai ?

HS: Trả lời

GV: Dùng lược đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai để minh hoạ vấn đề này.

GV: Em hãy cho biết tình hình chiến sự tại Hà Nội, khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai ?

HS: Trả lời

GV: Quan sát hình 87 – SGK và nhận xét về Hoàng Diệu ?

 Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được sự chống trả của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nhân dân Hà Nội kháng Pháp bằng những biện pháp gì ?

HS: Trả lời

GV: Trình bày trận Cầu Giấy lần thứ hai.

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy trình bày cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Thuận An.

GV: Em cho biết nội dung cơ bản của Hiệp ước Hắc-Măng.

GV: Em cho biết nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc để mất nước ?

GV sơ kết bài: Sau năm 1867, hai lần quân Pháp đánh Bắc Kì. Nhân dân kiên quyết kháng chiến còn triều đình Huế thì do dự,  tiếp tục cắt đất cầu hoà. Hiệp ước Pa-tơ nốt (6-6-1884) được kí kết, chấm dứt sự tồn tại độc lập của triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

a. Âm mưu của Pháp

- Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa.

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.

b. Diễn biến

- Ngày 3 - 4- 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích.

- Ngày 254 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho  Hoàng Diệu buộc phải nộp thành.

- Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội. Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến

- Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.

- Ngày 19 - 5 - 1883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.

- Quân Pháp hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp với hi vọng Pháp sẽ rút quân.

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)

- Chiều 18 - 8 - 1883, Pháp bắt đầu tấn công vào Thuận An.

- 20 - 8 - 1883, Pháp đổ bộ lên khu vực này.

- 25 - 8 - 1883, triều đình Huế với Pháp Hiệp ước Hác-măng.

- Nội dung: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì.

- Ngày 6 - 6 - 1884, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

4. Củng cố

    Em hãy cho biết nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.

5. Dặn dò

  - Học bài , lập niên biểu các sự kiện Pháp hai lần đánh chiếm Bắc Kì và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

- Xem trước bài 26 phần I, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tuần:             Ngày dạy:

Tiết PPCT:             Lớp dạy:

 

Bài 26

PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ.

                    VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                     

- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hòa.

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phái chủ chiến (1885).

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ,tường thuật những sự kiện lịch sử. Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu.

3. Tư tưởng 

- Giáo dục cho các em lòng yêu nướctự hào dân tộc.Trân trọng và biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ

- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.

- Chân dung Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thiết. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. n định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

   Em hãy cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?

3. Bài mới         

a. Giới thiệu bài mới

  Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), triều đình phong kiến nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp, nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp khắp Bắc Trung Kì vẫn pháp triển mạnh với hình thức Cần vương mà chỗ dựa chủ yếu là phe chủ chiến trong triều, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, mở đầu cho phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tiết đầu bài 26.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử của vụ binh biến kinh thành Huế (5-7-1885)

HS: Trả lời

 

GV: Sau hai Hiệp ước 1883-1884, triều đình Huế bị phân hoá thành hai bộ phận: chủ chiến và chủ hoà.

GV: Sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến của vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885.

HS: Tường thuật lại.

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được hai giai đoạn của phong trào Cần vương.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Cho học sinh quan sát hình 89, 90 (SGK), tìm hiểu nét chính về vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

GV: Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần Vương.

GV: Em cho biết thái độ của dân chúng đối với phong trào Cần Vương như thế nào ?

HS: Dựa vào phần chữ nhỏ trả lời

GV: Kết cục giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương như thế nào ?

HS: 1886, Tôn Thất Thuyết lên đường sang Trung Quốc cầu viện. 11 – 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đầy sang An-giê-ri.

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885

a. Bối cảnh

- Sau hai Hiệp ước 1883và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu.

b. Diễn biến:

 

- Đêm mùng 4 rạng sáng 5 - 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.

- Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế.

2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng

 

 

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

- Diễn biến, chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885-1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

+ Giai đoạn 2 (1888-1896), phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

4. Củng cố

- Trình bày bối cảnh, diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885.

- Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần Vương.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập.

- Xem trước bài 26/phần II, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:             Ngày dạy:

Tiết PPCT:             Lớp dạy:

 

Bài 26

PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (Tiếp theo)

II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                   

- Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: khởi nghĩaBa Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê (thời gian, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa).

2. Kỹ năng

-  Rèn luyện kỷ năng sử dụng bản đồ,tường thuật những sự kiện lịch sử. Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu.Phân tích,tổng hợp,đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng

- Giáo dục cho các em lòng yêu nước tự hào dân tộc.Trân trọng và biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ

- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

- Tranh ảnh các nhân vật lịch sử. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày bối cảnh, diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885.

- Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào “Cần Vương”.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau vụ binh biến kinh thành Huế, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, phong trào phát triển sôi nổi khắp Bắc, Trung Kì. Tháng 1 năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, kết thúc giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương. Từ đó trở đi, phong trào phát triển mạnh qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Hướng dẫn quan sát H.91, xác định địa bàn của cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

GV: Lãnh đạo khởi nghĩa là ai ?

HS: Trả lời

GV: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa.

GV: Cho HS quan sát H.92 và đặt câu hỏi: Vì sao nghĩa quân lại rút lên Mã Cao ?

HS: Suy nghĩ trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Giới thiệu về địa bàn của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

GV: Lãnh đạo cao nhất là ai ?

HS: Trả lời

GV: Cho HS tìm hiểu đôi nét về Nguyễn Thiện Thuật.

GV: Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra như thế nào ?

HS: Trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Giới thiệu về địa bàn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

GV: Lãnh đạo khởi nghĩa là ai ?

HS: Trả lời

GV: Cho HS tìm hiểu về Phan Đình Phùng

GV: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Giải thích khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

GV sơ kết bài: Mặc dù đã chiến đấu rất anh dũng (biểu hiện cụ thể là những cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê) nhưng cuối cùng phong trào vẫn bị thất bại.

1. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

- Địa bàn: thuộc huyện Nga Sơn - Thanh Hoá.

- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

- Diễn biến:

+ Từ 12-1886 đến 1-1887, nghĩa quân đẩy lui nhiều cuộc nhiều cuộc tấn công của quân Pháp.

- Cuối cùng, nghĩa quân rút lên Mã Cao, tiếp tục chiến đấu them một thời gian rồi tan rã.

 

 

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883-1892

- Địa bàn: thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) và Kinh Môn (Hải Dương).

- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật.

- Diễn biến:

 

 

+ Trong những năm 1885 - 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp

+ Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã.

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)

- Địa bàn: huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tỉnh.

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Diễn biến:

+ Từ 1885 đến 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

+ Từ 1889 đến 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

 

 

4. Củng cố

  Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê ?

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập.

- Xem trước bài 27, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tuần:             Ngày dạy:

Tiết PPCT:             Lớp dạy:

 

 

Bài 27

KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO

CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                   

- Phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.

2. Kỹ năng

- Dùng tư liệu lịch sử và bản đồ miêu tả những sự kiện lịch sử. Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.

3. Tư tưởng

- Giáo dục cho các em lòng biết ơn những anh hùng dân tộc.

- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn,có hiệu quả của nông dân Việt Nam.

II. THIẾT BỊ

- Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.

- Tranh ảnh về thủ lĩnh phong trào nông dân Yên Thế và các dân tộc thiểu số chống Pháp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

   Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê

3. Bài mới           

a. Giới thiệu bài mới

  Cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đã gây cho thực dân Pháp không ít khó khăn, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (tồn tại gần 30 năm) và phong trào đấu tranh của các dân tộc miền núi. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

* Tổ chức thực hiện:

GV hướng dẫn học sinh xem lược đồ xác định vị trí Yên Thế.

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV ng lược đồ tường thuật diễn biến chia làm 3 giai đoạn.

GV cho HS quan sát hình 97 và nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

 

 

 Hoạt động 2: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

 HS cần nắm được nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

* Tổ chức thực hiện:

GV; Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

HS: Tự suy nghĩ trả lời

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào các dân tộc ở miền núi.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy cho biết đặc điểm những cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của đồng bào trung du và miền núi cuối thế kỉ XIX.

HS: Trả lời

GV: Em hãy nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX.

GV: Phong trào của đồng bào miền núi có tác dụng như thế nào ?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Mặc dù thất bại, phong trào nông dân Yên Thế và cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc tiểu số miền núi vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn.

I. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884-1913)

1. Nguyên nhân

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, họ nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị vi phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến

- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

 - Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

II. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI (không dạy)

 

- Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng trung du và miền núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài.

 

- Phong trào diễn ra rộng khắp như ở Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây Bắc.

- Phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đã trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố

- Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi ?

5. Dặn dò

- Học bài , làm bài tập.

- Xem trước bài 28, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:            Ngày dạy:

Tiết PPCT:           Lớp dạy :

Bài 28

TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM

NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nhận biếtvề phong trào cải cách kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX

- Những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách không thực hiện được.

2. Kĩ năng

  Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định liên hệ lí luận với thực tiễn.

3. Tư tưởng

- Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước. Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn của các nhà Duy Tân ở Việt Nam.

II. THIẾT BỊ

- Tài liệu về các nhân vật: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp âm mưu đặt ách thống trị lên đất nước ta. Nhân dân ta phải đứng lên chống ách xâm lược. Bên cạnh các cuuộc đấu tranh chống Pháp trên chiến trường. lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau,trong đó có việc đề xuất các đề nghị cải cách mà chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những nét chính về tình hình, chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Tình hình nước ta vào những giữa thế kỉ XIX như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Trước tình cảnh đó, một bộ phận nhân dân không chịu đựng nổi đã đứng lên khởi nghĩa.

GV: Gọi HS đọc  tư liệu chữ in nghiêng.

GV: Trước yêu cầu của lịch sử, nhân dân Việt Nam lúc bây giờ phải làm gì ?

HS: thay đổi chế độ hoặc cải cách xã hội cho phù hợp, đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.

GV: Như vậy, cải cách là một yêu cầu khách quan tất yếu vào nửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta.

 Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được bối cảnh đề xướng cải cách.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ?

HS Trả lời

Hoạt động 2: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nội dung cải cách Duy Tân.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nội dung những cải cách là gì ?

HS: Trả lời

GV: Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối thế kỉ XIX và nội dung chính trong những đề xướng cải cách của họ.

HS: Dựa vào sách SGK trả lời

Hoạt động 1: Cá nhân 

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được kết cục của đề nghi cải cách

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến các cải cách không thực hiện được ?

HS: Trả lời

GV: Trào lưu Duy Tân cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì ?

HS: Trả lời

GV sơ kết bài: Trào lưu này xuất hiện từ lòng yêu nước, thương dân của một số bộ phận sĩ phu, văn than và một số quan lại, đình thần. Trong số các đề nghị cải cách nói trên, nổi bật là hệ thống các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.

I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

- Chính trị: Nhà nước thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình truệ, tài chính cạn kiệt.

- Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẩn dân tộc gay gắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀO NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

1. Bối cảnh

- Đất nước ngày càng nguy khốn.

- Các sĩ phu đề xướng cải cách để tạo thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược.

 

 

 

2. Nội dung cải cách Duy Tân

- Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã văn hóa,…

 

 

 

III. KẾT CỤC CỦA ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH

 

- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận các thay đổi cải cách.

 

 

- Ý nghĩa:

+ Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều đình.

+ Thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam.

 

 

4. Củng cố

  Hệ thống lại kiến thức đã học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị bài mới

* RÚT KINH NGHIỆM          DUYỆT CỦA TỔ CM

……………………………………………………………….                ………………………

……………………………………………………………….                ………………………

……………………………………………………………….                ………………………

……………………………………………………………….                ………………………

……………………………………………………………….                     Trịnh Mạnh Tưởng

……………………………………………………………….               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 28                                                              Tiết 44                       Ngày soạn: 19/03/2011

                                                                                                              Ngày dạy: 21/03/2011

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Ở ĐĂK LĂK.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS thấy được cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Đăk Lắk tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương được chuẩn bị, tổ chức chu đáo, cùng với cả nước nổ ra đúng thời cơ nên cách mạng tháng tám nhanh chóng thắng lợi.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỉ năng sử dụng lược đồ, sưu tầm tranh ảnh lịch sử về cách mạng tháng Tám ở địa phương.

- Phân tích, so sánh, nhận định các sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng

- Qua đó giáo dục cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện đi theo con đường vinh quang của Đảng.

II. THIẾT BỊ

- Lược đồ cách mạng tháng tám, tranh, ảnh có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, bọn phát xít Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động đến cực độ. Hội nghị toàn quốc đã được triệu tập ngày 14/8/1945 lệnh tổng k/nghĩa được ban bố nd ta khắp thành thị đến nông thôn, từ rừng núi đến hải đảo đã đứng dậy giành chính quyền trong toàn quốc trong đó có tỉnh Đăk Lắk chúng ta. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách mạng tháng tám ở Đắk Lắk diễn ra như thế nào ?

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt;

HS cần nắm được vai trò của chi bộ Đảng ở nhà đày Buôn Ma Thuộc và sự chuẩn bị chu đáo cho cách mạng.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Việc chi bộ Đảng ra đời ở nhà đày Buôn Ma Thuộc vào năm 1940 có vai trò như thế nào ? HS: Đánh dấu bước ngoặt quan trọng đến tình hình chính trị ở Đăk lăk. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, giác ngộ được lực lượng lính khố xanh người Eđê đi theo cách mạng. Tổ chức Mặt trận Việt Minh từ tỉnh bộ xuống cơ sở tập hợp được toàn thể các dân tộc, không phân biệt……

 

 

 

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được diễn biến cách mạng.

* Tổ chức thực hiện:

GV tường thuật diễn biến.

HS: lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.

GV: Ý nghĩa lịch sử ?

HS: Suy nghĩ trả lời

GV: Nguyên nhân thắng lợi ?

HS: Trả lời

1. Nhân dân Đắk Lắk dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương gấp rút chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Năm 1940 tại nhà đày Buôn Ma Thuộc, một chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, .

- Chi bộ là trung tâm bồi dương cơ sở cách mạng, truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào Đắc lắc.

-Từ tháng 2/1941đến 1944 chi bộ khẩn trương xúc tiến bồi dưỡng cán bộ cách mạng, thành lập Mặt Trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, Hội truyền bá chữ quốc ngữ,chuẩn bị cho tổng k/nghĩa sau này.

- Tháng 5/1945, các chiến sĩ cộng sản ra tù thành lập ban lãnh đạo lâm thời tỉnh Đắc Lắc, gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa .

2. Tổng khởi nghĩa thắng lợi Cách mạng tháng tám thành công ở Đắc Lắc.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ từ ngày 17-19/8, khởi nghiã thắng lợi khắp nơi trong tỉnh Đắc Lắc.

-Ngày 20/8, quân Nhật ở Đắc Lắc thừa nhận các yêu sách của Uỷ ban khởi nghĩa.

- Ngày 22/8, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Đắc Lắc được thành lập.

- Ngày 24/8/1945 cuộc mít tinh giành chính quyền được tổ chức trọng thể tại sân vận động thị xã. Trước hàng vạn đồng bào, đại biểu Việt Minh lên lễ đài tuyên bố xoá bỏ chế độ Phát xít Nhật và tay sai, chính quyền thuộc về tay nhân dân.

3. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.

- Cách mạng tháng 8/1945 đã kết thúc 50 năm thống trị của chủ nghĩa đế quốc và hàng ngàn năm áp bức bóc lột của bọn vua quan phong kiến đối với đồng bào Đắc Lắc, lập nên chính quyền dân chủ nhân dân.

- Cách mạng tháng Tám thành công ở Đắc Lắc là nhờ có điều kiện khách quan thuận lợi, nhờ có tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh.

4. Củng cố

- Nhân dân Đắk Lắk dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương gấp rút chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền ?

- Tổng khởi nghĩa thắng lợi Cách mạng tháng tám thành công ở Đắc Lắc ?

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử.

 

 

 

 

 

Tuần 29                                                           Tiết 45                           Ngày soạn: 26/03/2011

                                                                                                                Ngày dạy: 28/03-02/04/2011

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:        Ngày dạy:

Tiết PPCT:        Lớp dạy:

LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức                  

- Tiến hành xâm lược của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta (1858-1884).

- Những sự kiện về phong trào Cần vương.

2. Kỹ năng

  Rèn luyện cho HS kĩ năng làm bài tập lịch sử.

3. Tư tưởng

 - Làm cho HS có ý thức, tự giác về việc làm bài tập lịch sử.

II. THIẾT BỊ

   Hệ thống các câu hỏi

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ( không)

3. Bài tập

Câu 1: Lập bảng thống kê quá trình xâm lược của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân dân ta (1858-1884).

Thời gian

Quá trình xâm lược của Pháp

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta

1.9.1858

 

Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng

Quân dân ta lập phòng tuyến, anh dũng chống trả

17.2.1859

Pháp tấn công thành Gia Định

Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

24.2.1861

Quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa

Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch

5.6.1862

Thực dân Pháp buộc triều đình kí Hiệp ước Nhâm Tuất

Nhân dân quyết tâm đánh Pháp, chấp nhận Hiệp ước.

6.1867

Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

Nhân dân 6 tỉnh Nam Kì kháng Pháp.

20.11.1873

Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất

Nhân dân Bắc Kì kháng Pháp

15.3.1874

Thực dân Pháp buộc triều đình kí Hiệp ước Giáp Tuất.

Nhân dân cả nước kiên quyết đánh Pháp

25.4.1882

Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai

Nhân dân Bắc Kì kiên quyết kháng Pháp

18.8 -25.8.1883

Thực dân Pháp bắt đầu tấn công vào Thuận An, Hiệp ước Hác-măng được kí kết.

Nhân dân cả nước kiên quyết đánh cả triều đình đầu hàng và thực dân Pháp.

6.6.1884

Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Nhân dân cả nước phản đối triều đình đầu hàng.

Câu 2: Lập bảng niên biểu phong trào Cần vương.

Thời gian

Sự kiện

5.7.1885

Cuộc phản công của phe chủ chiến tai kinh thành Huế.

13.7.1885

Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

1885 - 1888

Giai đoạn I: Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

1888 - 1896

Giai đoạn II: Điển hình là các cuộc khởi nghĩa

+ Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883-1892

+ Khởi nghĩa Hương Khê 1885-1895

Câu 3: Em hãy trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và những nét chính diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859?

-HD trả lời:

a. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:

-  Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

b. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859:

- Ngày 1 - 9 -1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Câu 4: Em biết cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) như thế nào ?

a. Âm mưu của Pháp:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải    phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-e chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

b. Diễn biến:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội.

- Quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

4. Củng cố

  Hệ thống lại các câu hỏi HS đã m.

5. Dặn dò

  Về nhà ôn bài để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

*RÚT KINH NGHIỆM        DUYỆT CỦA TỔ CM             

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

 

Tuần:           Ngày dạy:

Tiết PPCT:          Lớp dạy:

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS nhớ lại nội dung chính của các bài đã học: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 tới phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Cách làm bài trắc nghiệm khách quan và làm bài tự luận.

3. Tư tưởng

  Giáo dục học sinh ý thức đánh giá và tự đánh giá, tính trung thực, thật thà, nghiêm túc trong công việc.

II. NỘI DUNG

1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.

2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884).

3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

III. THIẾT KẾ MA TRẬN

    Mức độ

 

 

Nội dung

Nhận biết (2đ)

Thông hiểu (4đ)

Vận dụng

       Tổng

Cấp thấp (2đ)

Cấp cao(2đ)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1858-1873(50%)

c

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX.(30%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam.(20%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. ĐỀ BÀI

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1: Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu ?

                                                                                                           


 

A. Đại đồn Chí Hòa.

        B. Tỉnh Định Tường.    

        C. Tỉnh Vĩnh Long.    

D. Thành Gia Định.

                                                                                                           


 

Câu 2: Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái ?

                                                                                                           


 

A. Trương Định.                                                             CNguyễn Tri Phương.

B.  Nguyễn Trung Trực.                                                 D. Trương Quyền.

Câu 3: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp uớc Giáp Tuất vào thời gian nào ?

                                                                                                           


 

        A. Ngày 10 - 3 - 1874.

        B. Ngày 15 - 3 - 1874.

         C. Ngày 3 - 5 - 1874.

         D. Ngày 13 - 5 - 1874.

                                                                                                           


 

Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thức hai ?

        A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.                                          

        B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp

        C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

     D. Triều đình vi phạm Hiệp ước năm 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 5: Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương là gì ?

         A. Kêu gọi văn thần, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước.                                            

         B. Kêu gọi văn thần, sĩ phu và nhân dân chống phái chủ hoà.

         C. Kêu gọi văn thần, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.                                                      

         D. Kêu gọi văn thần, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.

Câu 6Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Ba Đình, nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt bao nhiêu ngày đêm ?

                                                                                                           


 

A.   30 ngày đêm.                                                          

B.    34 ngày đêm

C.    40 ngày đêm

D.  44 ngày đêm

                                                                                                           


 

 Câu 7: Em hãy nối nhân vật lịch sử  phù hợp với sự kiện?

Nhân vật lịch sử

Nối

Sự kiện

1.Phan Đình Phùng

1+

A.Khởi nghĩa Ba Đình

2.Phạm Bành, Đinh Công Tráng

2+

B.Khởi nghiã Hương Khê

3.Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật

3+

C.Khởi nghĩa Yên Thế

4.Hoàng Hoa Thám

4+

D.Khởi nghĩa Bãi Sậy

 

II. Phần tự luận: (5 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1.5đ)?

Câu 2: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì (1858-1873) ?(2.5đ)

Câu 3: Thái độ của triều đình nhà Nguyễn trong việc chống trả quân Pháp (1858-1884)?(1đ)

V. ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

                                                                                                           


 

Câu 1: Đáp án D

Câu 2: Đáp án A

Câu 3: Đáp án B

Câu 4: Đáp án D

Câu 5: Đáp án C

Câu 6: Đáp án B

                                                                                                           


 

Câu 7: 1+B 2+A 3+D 4+C

2. Phần tự luận: (5 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm)

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:

-  Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

Câu 2 (2.5đ)

*Tại Đà Nẵng  

Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

* Tại ba tỉnh Miền Đông Nam Kì

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại

* Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam.

- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.

- Nhiều nghĩa quân nổi dậy chống Pháp như : Trương Định; Tôn Quyền; Phan Tôn; Phan Liêm..

- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông…

Câu 3: (1đ)

  • Lúc đầu triều Nguyễn có chống trả Pháp quyết liệt, sau đó thái độ triều Nguyễn do dự, bạc nhược, thủ hòa.
  •     Nhà Nguyễn đi từ đầu hàng này đến đầu hàng khác cuối cùng dâng nước ta cho Pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:            Ngày dạy:

Tiết PPCT:            Lớp dạy:

Chương II

XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1879 ĐẾN NĂM 1918

Bài 29

CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP

VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

2. Kĩ năng    

  Sử dụng bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Tư tưởng

  Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp.

II. THIẾT BỊ

- Lược đồ liên bang Đông Dương.

- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra 1 tiết.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Sau khi những đợt sóng cuôic cùng của phong trào Cần vương đã lắng xuống, thời kì bình định bằng vũ trang ở nước ta đã chấm dứt. Thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta mà thực chất là tăng cường áp bức bóc lột thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Chính sách này đã tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội nước ta.

  Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được về tổ chức bộ máy nhà nước.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam như thế nào ?

HS trả lời

GV: Dùng sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp cho HS thấy được bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.

GV: Mục đích tổ chức bộ máy cai trị của Pháp?

HS: Tăng cường bóc lột, kìm kẹp để tiến hành khai thác Việt Nam làm giàu cho Tư bản Pháp.

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những chính sách kinh tế.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em hãy nêu những chính sách của thực dân Pháp: nông nghiệp ? công nghiệp? giao thông vận tải? thương nghiệp?

HS dựa vào SGK trả lời

HS: Quan sát hình 98 SGK, nêu nhận xét về những chuyển biến kinh tế do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất của Pháp ở Việt Nam.

Hoạt động 1: Cá nhâ

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được chính sách văn hóa, giáo dục.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nêu những chính sách văn hóa-giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam ?

HS: Trả lời theo SGK.

GV: Chính sách VH-GD của Pháp nhằm mục đích gì ?

HS: Tạo ra tầng lớp người chỉ biết phục tùng Pháp. Lợi dụng phong kiến để cai trị, đàn áp nhân dân, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt dễ bề cai trị.

I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (1897-1914)

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Việt Nam chia thành 3 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì).

- Cấp xứ và tỉnh do người Pháp nắm giữ.

- Ở địa phương (huyện, xã, thôn) do người Việt nắm giữ nhưng do người Pháp chi phối.

 

 

 

 

2. Chính sách kinh tế

- Nông nghiệp:  đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.

- Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại. Sản xuất xi măng, điện, gỗ,…

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.

- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.

- Tiến hành đề ra các thứ thuế mới.

 

 

 

3. Chính sách văn hóa, giáo dục

- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến.

- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công việc cai trị. Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.

4. Củng cố

  Trình bày về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (kinh tế, văn hoá, giáo dục).

5. Dặn dò

- Về n vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương và học bài cũ.

- Xem phần II/bài 29, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 *RÚT KINH NGHIỆM       DUYỆT CỦA TỔ CM             

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

 

Tuần:           Ngày dạy:

Tiết PPCT:          Lớp dạy :

 

Bài 29

CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP

VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những chuyển biến về xã hội, sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

- Xã hội Việt Nam thay đổi sẽ dẫn đến nội dung, tính chất cách mạng thay đổi.

2. Kĩ năng    

- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Biết sử dụng những tranh ảnh lịch sử để minh họa cho những sự kiện điển hình.

3. Tư tưởng

- Giáo dục cho HS hiểu rõ thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp trong cách mạng.

- Trân trọng lòng yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX.

II. THIẾT BỊ

  Tranh ảnh lịch sử và đời sống của các giai cấp trong xã hội, bộ mặt nông thôn và thành thị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  Trình bày về chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (kinh tế, văn hoá, giáo dục).

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thức nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Bên cạnh những giai cấp cũ không ngừng biến đổi là các giai cấp mới ra đời, nội dung và tính chất của cách mạng Việt Nam có những thay đổi nhất định, một xu hướng cách mạng mới – xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Những biến đổi của xã hội Việt Nam.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ở các vùng nông thôn.

GV: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa, giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam phát triển như thế nào ?

HS trả lời

GV: Bên cạnh địa chủ người Việt còn có địa chủ người Pháp và địa chủ nhà chung (nhà thờ).

GV: Giai cấp nông dân như thế nào ?

HS trả lời

GV hướng dẫn HS xem hình 99 SGK.

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được về sự phát triển của đô thị.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thức nhất, đô thị Việt Nam phát triển như thế nào ?

HS dựa vào SGK trả lời

Hoạt động 2: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Tầng lớp tư sản Việt Nam xuất hiện như thế nào ?

HS trả lời

GV: Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ra đời và phát triển như thế nào ?

HS dựa vào SGK trả lời

GV: Cuộc sống của họ bấp bênh.

GV: Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời như thế nào ?

HS trả lời

GV hướng dẫn HS xem hình 100.

GV: Thái độ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam như thế nào?

HS dựa vào SGK trả lời

Hoạt động 1: Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến Việt Nam lúc đó ?

HS trả lời

II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

1. Các vùng nông thôn

a. Giai cấp địa chủ phong kiến

 

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp.

- Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

 

 

 

b. Giai cấp nông dân

- Số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất.

- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

a. Tầng lớp tư sản xuất hiện

 

 

 

- Có nguồn gốc từ cac nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,...

- Bị chính quyền thực dân Pháp kìm hãm.

 

b. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị

- Bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

c. Giai cấp công nhân

- Phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, lương thấp.

- Đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

 

- Tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu.

- Muốn theo gương Nhật Bản.

 

 

 

4. Củng cố

  Hệ thống lại kiến thức đã học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập 3.

- Xem trước phần I/bài 30, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 *RÚT KINH NGHIỆM                          DUYỆT CỦA TỔ CM             

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:           Ngày dạy:

Tiết PPCT:          Lớp dạy  :

Bài 30

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ

ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918

I. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phong trào Đông Du 1905-1909.

- Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907.

- Cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì 1908.

2. Kĩ năng

- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.

- Biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.

3. Tư tưởng

- Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới.

- Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo, xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc, đế quốc phương Đông và phương Tây.

II. THIẾT BỊ

  Chân dung: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 - Em hãy trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và thái độ chính trị của từng giai cấp.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

 Sau khi phong trào Cần Vương thế kỉ XIX tan rã, phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của quần chúng cũng tạm thời lắng xuống. Một phong trào cách mạng mới được đẩy lên ở nước ta-phong trào cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú. Hôm nay chúng ta tìm hiểu phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến 1918.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nét chính về phong trào Đông du.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Hội Duy tân ra đời trong hòan cảnh nào ?

HS dựa vào SGK trả lời

GV: Phong trào Đông du diễn ra như thế nào ?

GV: Ý nghĩa của phong trào Đông du ?

HS quan sát hình 102 SGK, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu.

 

 

 

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Đông Kinh nghĩa thục thành lập trong hoàn cảnh nào ?

HS trả lời

GV: Phạm vi hoạt động ?

HS trả lời

GV: Đông Kinh nghĩa thục có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta?

HS trả lời

HS tìm hiểu về Lương Văn Can.

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nét chính cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Cuộc vận động Duy Tân ở Trung kì diễn ra như thế nào ?

HS trả lời

GV: Người khởi xướng ?

HS trả lời

Nội dung cơ bản của phong trào ?

HS trả lời

GV giới thiệu HS xem hình 104.

GV: Trình bày nét chính phong trào chống thuế ở Trung Kì ?

HS trả lời

1. Phong trào Đông Du (1905-1909)

 

 

 

 

- Năm 1904, Duy tân hội thành lập.

- 1905 đến 1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập.

- 9/1908, những người Việt Nam bị trục xuất khỏi đất Nhật.

- Tháng 3/1909, phong trào tan rã.

- Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

 

2. Đông Kinh nghĩa Thục (1907)

 

 

- 3/1907, lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.

 

- Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh,…

- Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì (1908)

a. Cuộc vận động Duy Tân

 

 

 

 

- Diễn ra mạnh nhất ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,…

- Người khởi xướng: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

- Nội dung cơ bản của phong trào:

+ Mở trường dạy học theo lối mới.

+ Vận dụng làm theo cái mới, cái tiến bộ.

b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì

- Phong trào chống thuế sôi nổi.

- Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

4. Củng cố

  Hệ thống lại kiến thức đã học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ, làm bài tập 1.

- Xem phần II/bài 30, trả lời các câu hỏi trong SGK.

   *RÚT KINH NGHIỆM                          DUYỆT CỦA TỔ CM             

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:           Ngày dạy:

Tiết PPCT:           Lớp dạy :

Bài 30

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 (Tiếp theo)

II. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Vụ mưu khởi nghĩa của binh lính ở Huế và cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên.

- Bước đầu hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành.

2. Kĩ năng

- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh,đối chiếu các sự kiện lịch sử.

- Biết nhận định,đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.

3. Tư tưởng

- Lòng căm ghét bọn thực dân tàn bạo.

- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân.

- Lòng kính yêu và biết ơn những anh hùng dân tộc.

II. THIẾT BỊ

- Bản đồ Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước.

- Tài liệu về khởi nghĩa của binh lính Huế (1916) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917).

III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Phong trào Đông du diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa của phong trào Đông du ?

- Đông Kinh nghĩa thục có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta ?

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Tiếp nối phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918 ), phong trào yêu nước tiếp tục phát triển và có những đặc điểm riêng biệt. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu: Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất.

HS: trả lời

Hoạt động 2: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917) ?

HS trả lời

GV trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên.

Hoạt động 1: Cá nhân/Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được bước đầu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới ?

HS trả lời

GV: Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước ?

HS trả lời

GV sơ kết bài: Thấy rõ những điểm mới về mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy mới là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến

 

- Chúng đẩy mạnh việc vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh.

- Tăng cường bắt lính.

- Mua công trái

- Đời sống nông dân cực khổ.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)(không dạy)

b. Khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên

- Nguyên nhân: Binh lính Việt Nam bị bạc đãi, căm phẫn vì phải làm bia đỡ đạn,…

+ Họ quyết tâm khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn.

- Diên biến:

+ Nghĩa quân chiếm được tỉnh lị, tuyên bố “Thái Nguyên độc lập”.

+ Sau 5 tháng chiến đấu, khởi nghĩa đã bị dập tắt.

3. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước

- Hoàn cảnh: đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.

- Những hoạt động:

+ Ngày 5/6/1911, Người ra đi ra đi tìm đường cứu nước.

+ Năm 1917, tại Pháp, tham gia các hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.

+ Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

+ Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

4. Củng cố 

  Hệ thống lại kiến thức đã học.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Xem trước bài 31, trả lời các câu hỏi trong SGK. 

*RÚT KINH NGHIỆM                          DUYỆT CỦA TỔ CM 

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần:           Ngày dạy:

Tiết PPCT:           Lớp dạy:

Bài 31

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Lịch sử dân tộc thời kì giữa thế kỉ XIX cho đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Tiến trình xâm lược của thực dân Pháp; cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta; nguyên nhân thắng lợi của công cuộc giữ nước cuối thế kỉ XIX.

- Đặc điểm diển biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến (1885-1896).

- Bước chuyển biến của phong trào yêu nước dầu thế kỉ XX.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp trong việc học tập bộ môn Lịch sử.

- Kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử để trả lời.

- Biết tường thuật hoặc diễn giải một câu hỏi có liên quan đến tri thức lịch sử.

3. Tư tưởng 

- Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc.

- Trân trọng các tấm gương anh dũng vì dân, vì nước, noi gương, học tập cha anh.

II. THIẾT BỊ

- Bản đồ Việt Nam.

- Tranh ảnh có liên quan đến lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX đến trước năm 1918.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  Trình bày diễn biến của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916).

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài mới

  Trong học kì II, chúng ta đã tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918. Trong bài này, chúng ta sẽ thống kê lại xem trong giai đoạn lịch sử đã học có những sự kiện chính nào cần phải chú ý. Nội dung chính của giai đoạn này.

b. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được những sự kiện chính về lịch sử Việt Nam (1858 – 1918).

* Tổ chức thực hiện:

GV hướng dẫn cùng HS lập bảng thống kê.

I. NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH

 

 

 - Tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884)

Niên đại

Sự kiện

1-9-1858

Pháp đánh bán đảo Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.

2-1859

Pháp kéo vào Gia Định

2-1862

Pháp chiếm Gia Định, Định Trường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

6-1862

Hiệp ước Nhân Tuất. Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì

6-1867

Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây

20-11-1873

Pháp đánh thành Hà Nội

18-8-1883

Pháp đánh Huế. Hiệp ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp.

 - Phong trào Cần vương

Niên đại

Sự kiện

5-7-1885

Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế

13-7-1885

Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương

1886-1887

Khởi nghĩa Ba Đình

1883-1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885-1895

Khởi nghĩa Hương Khê


- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)

Niên đại

Sự kiện

1905-1909

Phong trào Đông du

1907

Đông Kinh nghĩa thục

1908

Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì

 

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

HS trả lời

Hoạt động 2: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp?

HS trả lời

Hoạt động 3: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX

* Tổ chức thực hiện:

GV: Em trình bày những nhận xét khách quan về phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX.

HS trả lời

 

Hoạt động 4: Cả lớp

* Mức độ kiến thức cần đạt:

HS cần nắm được nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương.

* Tổ chức thực hiện:

GV: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào cần vương ?

HS trả lời

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam giàu sức người sức của.

 

 

2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp

 

 

 

- Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. Bối cảnh quốc tế bất lợi.

3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối  thế kỉ XIX

- Quy mô: diễn ra khắp Bắc Trung Kì, Bắc Kì.

- Thành phần tham gia bao gồm: các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

4. Phong trào Cần vương

- Âm mưu thống trị của thực dân Pháp.

- Lòng yêu nước, ý chí bất khuất của quần chúng nhân dân.

- Thái độ kiên cường chống Pháp của phái chủ chiến.

 4. Củng cố    

  HS làm bài tập thực hành.

 5. Dặn dò

 Về nhà ôn bài để tiết sau kiểm tra học kì II.

*RÚT KINH NGHIỆM                          DUYỆT CỦA TỔ CM 

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

………………………………………………………….                    ……………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                                               

Tuần 35                                                              Tiết 52                           Ngày soạn: 07/05/2011

KIỂM TRA  HỌC KÌ II

I. MỤC  TIÊU BÀI KIỂM TRA

1. Kiến thức 

- Nêu được tên và thời gian các hiệp ước nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp từ 1858- 1884.

- Trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. So sánh sự khác nhau giữa phong trào nông dân Yên Thế vơi phong trào Cần vương.

- Trình bày được các chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sút ra được mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách đó.

2. Kĩ năng 

  Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh.

3. Tư tưởng

- Có cái nhìn đúng đắn đối với các sự kiện lịch sử nước nhà.

- Có thái độ học tập đúng đắn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: tự luận.

III. THIẾT KẾ MA TRẬN

Tên chủ đề

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884)

Nêu được tên và thời gian các Hiệp ước nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp từ 1858- 1884

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

  100%

 

 

 

1              2đ

   20%

Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

 

So sánh sự khác nhau giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3/4

           75%

 

1/4

     25%

 

      1

    

    40%

Xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Trình bày được các chính sách về kinh tế của thực dân Pháp  trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Rút ra được mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách đó.

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3/4

          75%

1/4

         25%

1/4

   25%

 

 1               4đ          40%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1+3/4+3/4

         80%

         1/4

       10%

1/4

  10%

 

3

 10đ                           100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

u 1: Nêu tên và thời gian các hiệp ước nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp ( từ 1858- 1884).(2 điểm)

u 2: Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913). Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ? (4 điểm)

u 3 : Em hãy trình bày c chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện các chính sách đó là gì? (4 điểm)

 V. HƯỚNG DẪN CHẤM

 u 1: (2 điểm)

  - Nhâm Tuất (5/6/1862). (0,5đ)

  - Giáp Tuất (15/3/1874). (0,5đ)

- Hác – măng (25/8/1883). (0,5đ)

- Pa-tơ-nốp (6/6/1884). (0,5đ)

Câu 2: (4 điểm)

 - Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) (3đ):

+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm. (1đ)

+ Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. (1đ)

+ Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. (1đ)

 - Những đặc điểm khác giữa khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời (1đ):

+ Thời gian tồn tại lâu dài hơn. (0,5đ)

+ Lãnh đạo là nông dân.(0,5đ).

Câu 3: (4 điểm)

- Các chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhât (3đ):

+ Nông nghiệp: đẩy mạnh cứu đoạt ruộng đất. (0,5đ)

+ Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại. Sản xuất xi măng, điện, gỗ,...(1đ)

+ Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.(0,5đ)

+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.(0,5đ)

+ Tiến hành đề ra các thứ thuế mới.(0,5đ) 

 - Mục đích: vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. (1đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                           

nguon VI OLET