MỤC LỤC

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 2
CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC – CÁC LOẠI CHUYỂN ĐỘNG 9
BÀI 4. BIỂU DIỄN LỰC 19
BÀI 5: SỰ CÂN BẰNG LỰC- QUÁN TÍNH 26
BÀI 6: LỰC MA SÁT 33
ÔN TẬP 41
KIỂM TRA 1 TIẾT 45
BÀI 7: ÁP SUẤT 55
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG 62
BÀI 8: BÌNH THÔNG NHAU- MÁY NÉN THỦY LỰC 69
BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 77
CHỦ ĐỀ: LỰC ĐẨY ÁC –SI –MET - SỰ NỔI 84
BÀI TẬP LỰC ĐẨY ACSIMET 98
ÔN TẬP HỌC KÌ I 102
KIỂM TRA HỌC KỲ I 108
BÀI 13: CÔNG CƠ HỌC 114
BÀI 14: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG 121
BÀI 15: CÔNG SUẤT 130
BÀI 16: CƠ NĂNG 137
BÀI 18: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG I: CƠ HỌC 144
CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CHẤT 150
CHỦ ĐỀ: NHIỆT NĂNG - CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT 159
CHỦ ĐỀ: NHIỆT LƯỢNG – PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT 178
BÀI 29: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC 189



Tuần:


Ngày soạn:


Tiết:


Ngày dạy:


BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.
- Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề khi nào một vật chuyển động hay đứng yên
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác giải quyết vấn đề về chuyển động hay đứng yên của một vật.

2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên kể tên được các loại chuyển động trong cuộc sống
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Trình bày báo cáo và thảo luận về tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Hiểu rõ chuyển động để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.(nếu có)
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùnghọc tập và sách tham khảo.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung:
Căn cứ vào điều kiện nào để nói vật chuyển động hay đứng yên.
c)Sản phẩm:
HS đưa dự đoán về sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trời
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc phần giới thiệu nội dung chương I.
+ Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây.Như vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: Trả lời theo yêu cầu.
- Giáo viên:
- Dự kiến sản phẩm: Đọc nội dung trong SGK.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Không phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
+ Một vật có thể là chuyển động, cùng lúc đó có thể là đang đứng yên, vậy đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào điều gì.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
nguon VI OLET