Tuần 1 - Bài 1: Thường thức Mĩ thuật Ngày soạn: 04/09/2006

Sơ lược về mĩ thuật thời trần (1226 - 1400)

Kí duyệt:



I- Mục tiêu.
- Học sinh hiểu và nắm được một số kiến thức chung về Mĩ thuật thời Trần.
- Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông ta để lại.
II- Chuẩn bị.
Đồ dùng dạy học.
a. Giáo viên:
- Tranh, ảnh minh họa.
- Một số công trình kiến trúc, tác phẩm Mĩ thuật thời Trần.
- Một số tranh, ảnh in trong sách báo (thuộc Mĩ thuật thời Trần).
b. Học sinh:
- Một số tranh, ảnh, bài viết trên sách, báo có nội dung Mĩ thuật thời Trần.
- Đọc bài giới thiệu trong SGK trang 79.
Phương pháp dạy học.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp trực quan.

III-Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra đồ dùng học tập.
Giảng bài mới:
GV: Nối tiếp Mĩ thuật thời Lý (học ở lớp 6) là Mĩ thuật thời Trần, là một thời đại đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần.
? Kể lại một số thành tựu của Mĩ thuật thời Lý?
HS: Mĩ thuật thời Lý là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, thể hiện: Kiến trúc, điêu khắc trang trí và đặc biệt đồ gốm đạt tới đỉnh cao về chất lượng và kỹ thuật.
GV: Mĩ thuật thời Trần là sự nối tiếp của nền Mĩ thuật thời Lý nhưng cũng có nét đặc trưng riêng. Vị vua cuối cùng của vương triều là Lý Chiêu Hoàng - con gái của vua Lý Huệ Tông - được truyền ngôi lúc bảy tuổi đã lấy Trần Cảnh (cháu họ của Thái sư Trần Thủ Độ) và nhường ngôi cho chồng. Sau khi lên ngôi, vua lấy hiệu là Trần Thánh Tông. Vương triều Trần bắt đầu từ năm 1226 và kết thúc vào năm 1400.
? Vương triều Trần có những cải tiến gì trong việc trị vì đất nước?
- Cơ cấu xã hội hầu như không thay đổi. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền ( thành lập từ triều Lý) được củng cố, duy trì và phát triển.
? Trong lịch sử triều Trần có điểm gì ghi lại dấu ấn đậm nét nhất?
HS: Với ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông Nguyên, tinh thần tự lực tự cường, tinh thần thượng võ dâng cao, tạo uy quyền, uy tín với các nước láng giềng, mở rộng bang giao đã thúc đẩy mọi mặt về kinh tế, chính trị, quân sự và văn học-nghệ thuật phát triển.
2. Hoạt động 2: Vài nét khái quát về Mĩ thuật thời Trần.
- GV treo đồ dùng (tranh ảnh).
? Theo em, Mĩ thuật thời Trần và Mĩ thuật thời Lý có gì liên quan đến nhau?
HS: Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của Mĩ thuật thời Lý.
GV: Mĩ thuật thời Trần giàu chất hiện thực hơn Mĩ thuật thời Lý, thể hiện: cách tạo hình khẻo khoắn hơn, gần gũi với nhân dân lao động hơn.
2.1. Nghệ thuật kiến trúc.
a, Kiến trúc cung đình:
GV:
nguon VI OLET