PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN MĨ THUẬT LỚP 1
(Cánh Diều)

Tuần
Chủ đề:
Bài học.
Thời lượng


1, 2
Chủ đề 1:
Môn mĩ thuật của em.
Bài 1: Môn mĩ thuật của em.
2 tiết

3, 4
Chủ đề 2:
Màu sắc và chấm.
Bài 2: Màu sắc quanh em.
2 tiết

5, 6

Bài 3: Chơi với chấm.
2 tiết

7, 8
Chủ đề 3:
Sự thú vị của nét.
Bài 4: Nét thẳng, nét cong.
2 tiết

9, 10

Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc
2 tiết

11, 12
Chủ đề 4:
Sáng tạo với chấm, nét, màu
sắc.
Bài 6: Bàn tay kì diệu.
2 tiết

13, 14

Bài 7: Trang trí bằng chấm và nét.
2 tiết

15, 16

Bài 8: Thiên nhiên quanh em.
2 tiết

17

Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1.
1 tiết


18

Kiểm tra học kì 1


19, 20
Chủ đề 5:
Sáng tạo với các hình cơ bản,
lá cây.
Bài 10: Ngôi nhà thân quen.
2 tiết

21, 22

Bài 11: Tạo hình với lá cây.
2 tiết

23, 24
Chủ đề 6:
Những hình khối khác nhau.
Bài 12: Tạo khối cùng đất nặn.
2 tiết

25, 26

Bài 13: Sáng tạo cùng vật liệu tái chế.
2 tiết

27, 28
Chủ đề 7:
Trường học yêu thương.
Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen.
2 tiết

29, 30

Bài 15: Em vẽ chân dung bạn.
2 tiết

31, 32, 33

Bài 16: Ngôi trường em yêu.
3 tiết


34

Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì 2.
1 tiết


35

Kiểm tra học kì 2, tổng kết năm học


2 tiết
































Thứ........ngày......tháng.......năm 20.....

Ngày soạn:….……/……/20…… Từ tuần……..đến tuần………
Ngày giảng : .……/……/20……
.……/……/20……
Chủ đề 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM
Bài 3: CHƠI VỚI CHẤM
(Thời lượng 2 tiết)

* Phân bố nội dung mỗi tiết học:
+ Tiết 1: Nội dung chính
- Nhận biết chấm thông qua hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm tác phẩm mĩ thuật.
- Tìm hiểu cách tạo chấm.
- Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm cá nhân: Tạo chấm, sử dụng chấm tạo nét hoặc hình theo ý thích.
- Giới thiệu sản phẩm cá nhân.
– Tổng kết tiết học
+ Tiết 2:
- Nhắc lại nội dung tiết 1.
- Tìm hiểu một số sản phẩm tạo nên từ chấm và các chất liệu, vật liệu khác nhau.
- Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm nhóm bằng chất liệu,
- Giới thiệu sản phẩm nhóm.
- Tổng kết bài học:
1. MỤC TIÊU:
1.1. Phẩm chất:
- Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:
* Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
- Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
- Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo
1.2. Năng lực:
- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
* Năng lực mĩ thuật.
- Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích.
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
* Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm
nguon VI OLET