Thứ ngày tháng 9 năm 2007

Mĩ thuật
Bài 1: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi (đề tài môi trường)
I- Mục tiêu.
- Học sinh làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.
- Biết cách nhận xét tranh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số tranh, ảnh về bảo vệ môi trường.
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Giới thiệu tranh về đề tài môi trường để học sinh quan sát
- Giới thiệu những hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống
- Giới thiệu một số tranh về đề tài khác và gợi ý để học sinh nhận ra:
+ Đề tài về bảo vệ môi trường
+ Đề tài bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng như: trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ rừng, chim, thú
Hoạt động 2: Xem tranh
Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ
- Tranh vẽ những hoạt động gì ?
- Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong tranh ?
- Hình dáng động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? ở đâu?
- Những màu sắc nào có nhiều trong tranh
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung thêm những ý kiến cần thiết
- Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để thêm yêu thích cái đẹp
- Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá:
- Nhận xét chung tiết học.
Khen ngợi động viên khích lệ .
* Dặn dò:
Nhắc nhở chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------------------

Thứ ngày tháng năm 2007

Mĩ thuật
Bài 2: vẽ trang trí
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
I. Mục tiêu:
- Học sinh tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu đường diềm.
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của các đồ vật có trang trí đường diềm.
II. Chuẩn bị:
- Bài mẫu đường diềm
- Ba đồ vật có trang trí đường diềm.
- Bài vẽ học sinh năm trước.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: Dùng các đồ vật đã chuẩn bị cho học sinh quan sát và giới thiệu với các em để các em nhận ra đồ vật có trang trí đường diềm sẽ đẹp hơn.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
Cho học sinh xem 2 mẫu đường diềm (một cái đã hoàn chỉnh, một cái chưa hoàn chỉnh) và đặt câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về 2 đường diềm này ?
- Có những hoạ tiết nào ở đường diềm ?
- Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào ?
- Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì ?
- Những màu sắc nào được vẽ trên đường diềm ?
HS trả lời theo cảm nhận riêng, giáo viên bổ sung nếu thấy chưa chính xác.
Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết:
Yêu cầu quan sát hình vẽ ở vở tập vẽ 3. Chỉ ra cho học sinh thấy những hoạ tiết đã có và vẽ tiếp
Phác trục để vẽ hoạ tiết cho đều và cân đối
- Khi vẽ cần phác nét nhẹ trước để có thể tẩy sửa (GV vẽ minh hoạ)
ở đường diềm có 2 nhóm hoạ tiết được vẽ cách đều nhau và xen kẽ, em vẽ hoạ tiết theo đúng quy luật
- Chọn màu theo ý thích, có thể dùng 3- 4 màu. Các hoạ tiết giống nhau cố gắng vẽ bằng nhau và cùng màu cùng độ đậm nhạt.
Nên vẽ màu nền và không nhem ra ngoài.
Hoạt động 3: Thực hành:
GV cho HS quan sát bài của anh chị khoá trước.
Bài thực hành là vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm ở vở tập vẽ 3.
Nhắc nhở hs vẽ cân đối, đều
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Chọn một số bài yêu cầu học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung
Nhắc nhở chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 2007
Mĩ thuật
Bài 3: vẽ theo mẫu
Vẽ quả
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết phân biệt màu sắc, hình dáng một số loại quả.
- Biết cách vẽ và vẽ được một số loại quả theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
- Bốn loại quả khác nhau.
- Hình minh hoạ.
- Bài học sinh năm trước.
III.Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: Để tạo không khí vui tươi thoải mái cho tiết học cả lớp ta cùng hát bài về quả.
Có rất nhiều loại quả, em thích nhất là loại quả nào ? (hs kể)
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
GV giới thiệu các loại quả đã chuẩn bị, kết hợp với đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời
Tên loại quả cây này là gì?
Đặc điểm, hình dáng như thế nào ? (dài hay tròn)
Quả này có phần nào to, phần nào nhỏ ?
Quả thường có những màu nào ?
Sau khi HS trả lời GV tóm tắt: Có rất nhiều loại qủa với những màu sắc, đặc điểm khác nhau. Khi vẽ chúng ta cần lưu ý tìm ra đặc điểm và vẽ đẹp riêng của nó
Hoạt động 2: Cách vẽ:
Đặt mẫu ở vị trí thích hợp để học sinh quan sát và yêu cầu học sinh:
. So sánh ước lượng tỷ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa phần giấy
. Vẽ phác hình quả
. Sửa hình cho giống mẫu.
. Vẽ màu theo ý thích
-Giáo viên vẽ lên bảng từng bước cho học sinh quan sát.






Hoạt động 3: Thực hành
-Cho học sinh quan sát bài của anh chi khoá trước
-Quan sát mẫu thật trước khi vẽ.
-Ước lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ hình vừa với vở tập vẽ
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên chọn một số bài hoàn thành cho học sinh nhận xét, chọn bài mình thích nhất
- GV củng cố, bổ sung khen ngợi một số bài vẽ đẹp.
---------------------------------------
Thứ 6 ngày 28 tháng 9 năm 2007
Mĩ thuật
Bài 4: vẽ tranh
Đề tài trường em
I.Mục tiêu
-HS biết tìm, chọn nội dung đề tài.
-Vẽ được tranh đề tài trường em.
-HS thêm yêu mến trường lớp
II.Chuẩn bị:
-Ba bức tranh về đề tài nhà trường
-Hai bức tranh về đề tài khác.
-Ba bài vẽ của HS năm trước.
III.Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: Dùng các tranh đã chuẩn bị để giới thiệu so sánh các đề tài khác nhau với đề tài nhà trường.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài:
Tiếp tục cho HS quan sát tranh kết hợp đặt câu hỏi.
-Đề tài vẽ về nhà trường có thể vẽ những gì ? (Giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường).
-Những hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính trong tranh ? (nhà, cây, người, vườn hoa...)
-Cách sắp xếp hình, cách vẽ màu như thế nào để rõ được nội dung tranh (gọi 2- 3 học sinh trả lời)
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
-Em hãy suy nghĩ chọn cho mình nội dung phù hợp: học nhóm, giờ học ở lớp, cảnh sân trường giờ ra chơi...
-Bức tranh em vẽ có hình ảnh gì chính ? Hình ảnh gì phụ hỗ trợ nội dung ?
-Hình ảnh chính đặt ở đâu ? không vẽ quá nhiều chi tiết rườm rà.
Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi giáo viên tóm tắt và kết luận: để có bức tranh đẹp, đúng chủ đề em cần chọn các hình ảnh tiêu biểu, cô đọng và không quá phức tạp. Cần vẽ hình ảnh chính to, rõ nằm ở trọng tâm bức tranh.
-Vẽ xong hình em chọn màu vẽ theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
-Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước.
-Em hãy vẽ bức tranh đề tài nhà trường vào bài 4 vở tập vẽ
-Cần xác định hình ảnh nào là chính của bức tranh
-Vẽ các hình ảnh đó phù hợp trong tờ giấy.
________________________________________

Thứ ngày tháng năm 2007

Mĩ thuật
Bài 5: Tập nặn tạo dáng tự do
Nặn quả
I. Mục tiêu:
HS nhận biết hình, khối của một số quả.
Nặn ,vẽ, xé dán được một số quả gần giống với mẫu.
II. Chuẩn bị:
Sưu tầm tranh ảnh một số loài quả.
Một số quả thực: quả cà chua, chuối...
Một số bài nặn quả của học sinh
III. Các hoạt động dạy - học:
*Giới thiệu bài: Dùng quả cây thực, quả cây bằng đất nặn đã chuẩn bị để giới thiệu bài tập nặn.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Em hãy cho biết tên những quả cây vừa được quan sát ?
- Quả này có đặc điểm gì ? (dài, tròn...)
- Màu sắc của chúng như thế nào ? Lúc còn non và khi chín có giống nhau không ?
- Ngoài những quả em thấy ở đây, em còn có biết những quả cây nào nữa ?
- Em thích nhất quả cây nào ?
Hoạt động 2: Cách nặn quả
- Nhào, bóp đất nặn cho dẻo, mềm.
- Nặn thành khối có dáng quả trước.
- Nặn gọt dần cho giống với mẫu.
- Sửa hoàn chỉnh và gắn dính các chi tiết lại với nhau (cuống, lá...)
Lưu ý: Trong quá trình nặn, gọt sửa nếu thấy chưa ưng ý có thể nhào đất nặn lại từ đầu.
- Chọn đất màu phù hợp để nặn quả. Nừu dùng đất sét thì phải để khô mới tô màu.
Hoạt động 3: Thực hành
-Em có thể quan sát mẫu để nặn hoặc tưởng tượng nhớ lại rồi nặn quả mà mình thích.
-Đặt bảng con lên bàn để nhào đất nặn
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
-Chọn một số sản phẩm cho cả lớp quan sát, nhận xét về:
. Hình dáng, đặc điểm, màu của quả.
. Em thích quả nào nhất.
_______________________________________

Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2007

Mĩ thuật
Bài 6: Vẽ trang trí
Vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu và hình vuông

I. Mục tiêu:
- HS biết thêm về trang trí hình vuông.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.
- Cảm nhận được vẽ đẹp của hình vuông khi được trang trí.
Chuẩn bị:
Khăn tay, viên gạch hoa có trang trí
Hình gợi ý cách vẽ.
Bài HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy - học:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- Cho học sinh xem khăn tay, viên gạch hoa, các bài trang trí và gợi ý để các em nhận biết sự khác nhau về cach trang trí ở các hình vuông
- Hoạ tiết để trang trí người ta thường dùng những hoạ tiết gì ?(hoa, lá, chim, thú..
nguon VI OLET