Trường tiểu học Quảng Phương B

 

TUẦN 1

                                                                       Thứ       ngày       tháng     năm 2014

MĨ THUẬT :   Bài 1:   Vẽ trang trí :

 VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT

      I. Mục tiêu:

     - HS nhận biết đ­ược ba sắc độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Biết tạo đ­ược những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc vẽ tranh.

(Với HS năng khiếu:Tạo đ­ợc 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh)

*Nội dung điều chỉnh: Tập tạo ra 3 độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa và nhạt bằng bút chỡ hoặc bằng màu.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên: -    S­ưu tầm một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.

-          Hình minh họa ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt.

-          Phấn màu.

Học sinh:  -   Vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy-học:

ND-TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Bài cũ

          (1-2 phút)

Giới thiệu bài

(1-2 phút)

 

 

Hoạt động 1:

Quan sát, nhận xét

(3-5 phút)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:

Cách vẽ đậm, vẽ nhạt

(5-7 phút)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3:

Thực hành

(15-17 phút)

 

 

Hoạt động 4:

Đánh giá, nhận xét

(3-5 phút)

 

Dặn dò :

(1-2 phút)

- Kiểm tra đồ dùng học tập môn mĩ thuật của học sinh.

- Giới thiệu một số tranh, ảnh để HS thấy đ­ược trong tranh, ảnh có độ đậm, đậm vừa và nhạt.

* Ph­ương pháp: trực quan, vấn đáp

- Giới thiệu tranh, ảnh và đặt câu hỏi gợi ý HS nhận biết các sắc độ đậm nhạt trong đó:

Em hãy quan sát tranh, ảnh trên và chỉ ra đ­ược:

- GV tóm tắt:

+ Trong tranh, ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau.

+ Có ba sắc độ chính:   đậm - đậm vừa - nhạt.

+ Ba sắc độ trên làm cho bài vẽ thêm sinh động hơn.

( Yêu cầu HS xem hình minh họa ).

+ Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau.

* Ph­ương pháp: làm mẫu.

- Yêu cầu HS mở Vở tập vẽ 2 xem hình 5 để các em nhận biết cách làm bài:

+ Yêu cầu của bài tập:

* Dùng 3 màu ( tự chọn ) để vẽ hoa, nhị, lá.

* Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau ( theo thứ tự: đậm, đậm vừa, nhạt của ba màu ).

* Có thể dùng bút chì để vẽ đậm nhạt nh­ hình 2,3,4.

- Cho HS xem hình minh họa để HS biết cách vẽ:

+ Các độ đậm nhạt:

* Độ đậm.

* Độ đậm vừa.

* Độ nhạt.

+ Cách vẽ:

* Vẽ đậm: đ­a nét mạnh, nét đan dày.

* Vẽ nhạt: đ­a nét nhẹ tay hơn, nét đan th­a.

* Ph­ương pháp: thực hành.

- Yêu cầu HS vẽ vào Vở tập vẽ 2.

- Quan sát và h­ướng dẫn những HS còn lúng túng khi vẽ bài; động viên các em hoàn thành bài tập.

- Tr­ưng bày một số bài vẽ của HS .

- Nhận xét chung về giờ học .

 

 

-Trư­ng bày đồ dùng học tập môn mĩ thuật lên bàn.

- Quan sát tranh, ảnh.

 

 

 

- Quan sát, biết đ­ược ba sắc độ đậm nhạt trong tranh, ảnh.

+ Độ đậm.

+ Độ đậm vừa.

+ Độ nhạt.

- Lắng nghe vừa quan sát các hình minh họa.

+ ở phần thực hành vẽ hình 3 bông hoa giống nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mở Vở tập vẽ 2 xem hình 5 để cách vẽ và nhận biết cách làm bài tập.

 

 

 

 

Quan sát, lắng nghe và biết đ­ược cách vẽ đậm, vẽ nhạt.

 

- HS thực hành ở Vở tập vẽ 2:

+ Chọn màu ( có thể là chì đen hoặc bút viết ).

+ Vẽ các độ đậm nhạt theo cảm nhận riêng.

 

- Tiếp thu h­ướng dẫn của GV.

- Quan sát và đ­ề ra nhận xét, đánh giá.

- Ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- S­ưu tầm tranh, ảnh in trên sách báo và tìm ra chỗ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau.

- S­ưu tầm tranh thiếu nhi.

 

*************************


 

 

Nguyễn Trọng Hùng                                                              Giáo án Thủ công – Mĩ thuật 2                                                                             

nguon VI OLET