Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A2

                                                                                    Ngày giảng: 31/8/ 2018  tại lớp 10A3

                                                                                     Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A4

                                                                                      Ngày giảng: 31/8/ 2018  tại lớp 10A5

                                                                                     Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A6

    Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A10

 

 

Tiết theo PPCT: 01wrwe

GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA

1. Mục tiêu

a)    Về kiến thức:

  • Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về tin học, làm quen với HĐH, Hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm về Internet - cách truy cập và khai thác dữ liệu từ Internet.

b)    Về kĩ năng:

  • Bước đầu hình thành các kĩ năng như  khắc phục được một số lỗi cơ bản khi máy gặp sự cố, thực hiện được việc soạn thảo văn bản, biết truy cập và khai thác dữ liệu từ mạng Internet.

c)     Về thái độ:

  • Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học, hợp tác tốt với bạn bè.

 

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a)   Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, SGK Tin 10, Sách GV Tin 10

b)   Chuẩn bị của học sinh: SGK Tin 10, vở ghi.

 

3 . Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ: Không

b)    Nội dung bài mới

c)      

Hoạt động 1: Giới thiệu về chương trình học lớp 10

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV:  Giới thiệu mội dung chương trình môn học.

 

 

 

Tổng số tiết phải thực hiện trong năm học: 70 tiết

HKI: 36 tiết

HKII: 34 tiết

- Thời gian kiểm tra đinh kỳ:

1

 


                                                                                    Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A2

                                                                                    Ngày giảng: 31/8/ 2018  tại lớp 10A3

                                                                                     Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A4

                                                                                      Ngày giảng: 31/8/ 2018  tại lớp 10A5

                                                                                     Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A6

    Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A10

 

 

Tiết theo PPCT: 01wrwe

GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA

1. Mục tiêu

a)    Về kiến thức:

  • Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về tin học, làm quen với HĐH, Hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm về Internet - cách truy cập và khai thác dữ liệu từ Internet.

b)    Về kĩ năng:

  • Bước đầu hình thành các kĩ năng như  khắc phục được một số lỗi cơ bản khi máy gặp sự cố, thực hiện được việc soạn thảo văn bản, biết truy cập và khai thác dữ liệu từ mạng Internet.

c)     Về thái độ:

  • Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học, hợp tác tốt với bạn bè.

 

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a)   Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, SGK Tin 10, Sách GV Tin 10

b)   Chuẩn bị của học sinh: SGK Tin 10, vở ghi.

 

3 . Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ: Không

b)    Nội dung bài mới

c)      

Hoạt động 1: Giới thiệu về chương trình học lớp 10

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV:  Giới thiệu mội dung chương trình môn học.

 

 

 

Tổng số tiết phải thực hiện trong năm học: 70 tiết

HKI: 36 tiết

HKII: 34 tiết

- Thời gian kiểm tra đinh kỳ:

1

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: Đọc SGK  về nội dung chính của chương trình môn học

HKI:

Kiểm tra bài cũ: ít nhất một lần/1 hs

Kiểm tra 15 phút: 2 bài

Kiểm tra 1 tiết: 2 bài

Kiểm tra học kỳ I: 1 bài

HKII:

Kiểm tra bài cũ: ít nhất một lần/1 hs

Kiểm tra 15 phút: 2 bài

Kiểm tra 1 tiết: 2 bài

Kiểm tra học kỳ I: 1 bài

- Nội dung chương trình:

Chương I: Một số khái niệm cơ bản của Tin Học

Bài 1: Tin học là một ngành khoa học

Bài 2: Thông tin và dữ liệu

Bài 3: Giới thiệu về máy tính

Bài 4: Bài toán và thuật toán

Bài 5: Ngôn Ngữ  lập trình

Bài 6: Giải bài toán trên máy tính

Bài 7: Phần mềm máy tính

Bài 8: Những ứng dụng của Tin Học

Bài 9: Tin học và xã hội

Chương II: Hệ Điều Hành

Bài 10: Khái niệm về Hệ điều hành

Bài 11: Tệp và quản lí tệp

Bài 12: Giao tiếp với Hệ điều hành

Bài 13: Một số HĐH

Chương III: Soạn thảo văn bản

Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản

Bài 15: Làm quen với MS Word

Bài 16: Định dạng văn bản

Bài 17: Một số chức năng khác

Bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn thảo

Bài 19: Tạo và làm việc với bảng

Chương IV: Mạng máy tính và Internet

Bài 20: Mạng máy tính

Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu Internet

1

 


 

Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của Internet

Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu học tập và phương pháp học tập

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV:  

Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu học tập và phương pháp học tập

HS: Nghe giảng và ghi chép bài

 

 

a. Sử dụng SGK kết hợp với Sách bài tập để học tập đạt kết quả tốt nhất.

b. Tài liệu:

1. Micro Soft Word

2. Internet toàn tập (NXB Trẻ)

c. Phương pháp học tập:

- Kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành

 

c) Củng cố và luyện tập:

  • Hệ thống lại nội dung học của chương trình môn Tin học lớp 10
  • Sử dụng sách giáo khoa và phương pháp học tập

d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Về nhà đọc trước nội dung bài MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

======================

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


Ngày giảng: 22/8/ 2018  tại lớp 10A2

Ngày giảng: 22/8/ 2018  tại lớp 10A3

Ngày giảng: 22/8/ 2018  tại lớp 10A4

Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A5

Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A6

                Ngày giảng: 28/8/ 2018  tại lớp 10A10

Tiết theo PPCT: 02

 

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Biết Tin học là một ngành khoa học có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.

- Biết máy tính vừa là công cụ vừa là đối tượng nghiên cứu

- Biết sự phát triển của  mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu của xã hội.

- Biết đặc trưng ưu việt của máy tính

- Biết một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

b. Kỹ năng:

- Biết được hình ảnh của máy vi tínGV:

c. Thái độ:

      - Nghiêm túc trong quá trình học tập

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Giáo viên: - Bài soạn, SGK, SGV

b. Học sinh:  - Sách giáo khoa, vở ghi

3. Tiến trình dạy học

a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

b. Nội dung bài mới :

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung

GV: Em hãy cho biết những ngành nghề nào trong xã hội phát triển sớm nhất?

 

Vậy tiền đề phát triển ngành Tin học là gì?

 

1. Sự hình thành và phát triển của Tin học

Ngành công nghiệp điện năng, điện thoại, radio,…

Tiền đề  phát triển của ngành Tin học là sự phát triển của ngành công ngiệp.

KL: - Tin học là một ngành khoa học với nội dung, mục tiêu phương pháp nghiên cứu riêng và có nhiều ứng dụng trong các  lĩnh vực hoạt động của xã hội.

1

 


Em hãy cho biết tại sao lại có sự bùng nổ thông tin như hiện nay?

 

HS: Đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi.

 

GV: Vậy theo em ngành Tin học có những đặc thù gì?

 

Em hãy cho biết máy tính có phi là đối tượng để nghiên cứu của con người?

 

HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 

 

GV: Em hãy cho biết  một số đặc tính cơ bản của máy tính điện tử?

 

Theo em máy tính điện tử có tốc độ xử lý thông tin có nhanh bằng với con người không? Tính toán có chính xác không?

HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

GV:Các máy tính có khả năng liên kết lại với nhau không?

HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

GV: Em hãy cho biết Tin học có những ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

 

HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

GV: Em hãy cho biết, Tin học có phải là một ngành khoa đơn thuần?

 

Tin học có phải là ngành nghiên cứu về thông tin?

 

HS: Đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi

 

GV: Trình bầy, giải thích về ý nghĩa của thuật ngữ “ Tin học”

- Ngành Tin học có những đặc thù riêng đó là nghiên cứu và phát triển các ứng dụng không tách rời với sự phát  và sử dụng máy tính điện tử:

=>  Máy tính vừa là công cụ vừa là đối tượng nghiên cứu của con người.


2. Đặc tính và vai trò của MTĐT

*) Đặc tính:

- Máy tính có thể làm việc không biết mệt mỏi.

- Tốc độ xử lý thông tin của máy tính  nhanh và ngày càng được nâng cao.

- Là thiết bị tính toán có độ chính xác cao.

- Khả năng lưu trữ thông tin lớn trong khoảng không gian nhỏ.

- Giá thành máy tính ngày càng hạ, gon nhẹ, tiện sử dụng.

- Các máy tính có thể  liên kết với nhau tạo thành mạng máy tính, tạo khả năng thu thập xử lý, trao đổi thông tin.

 

 

 

 

 

 

*) Vai trò của Tin học:

- Tin học có ảnh hưởng rất lớn trong cuộc sống và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống: Soạn thảo văn bản, vẽ tranh, xử lý ảnh, vé kỹ thuật, quản lý hồ sơ,…

- Ngày nay MTĐT vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là cộng cụ lao động.

 

3. Thuật ngữ “Tin học”

- Tin học không phải là học tin đơn thuần mà nó là một ngành khoa học.

1

 


HS: Nghe giảng và ghi bài

- Ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc thông tin, các tính chất của thông tin

- Phát triển các ứng dung của Tin học để phục vụ trong cuộc sống.

 

c. Củng cố, luyện tập:

- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài:

+ Sự hình thành và phát triển của Tin học

+ Đặc tính và vai trò của MTĐT

+ Thuật ngữ Tin Học

* Luyện tập: Em hãy cho biết MTĐT có những đặc tính gì?

d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Về nhà kết hợp vở ghi chép và SGK, SBT để học bài và làm bài tập ở nhà , đọc trước nội dung  bài THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

 

================================

 

 

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A2

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A3

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A4

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A5

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A6

                Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A10

Tiết theo PPCT: 03

 

Bài 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

 

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:  

 - Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tínGV:

 - Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tínGV:

 - Biết đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit.

b. Kĩ năng:

 - Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.

c. Thái độ:

 - Có ý thức học tập nghiêm túc, ham học hỏi.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a.Chuẩn bị của giáo viên:          - Bài soạn, SGK, SGV

b.Chuẩn bị của học sinh:    - SGK, vở ghi.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1

 


a.Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nêu sự hình thành và phát triển của tin học?

Câu 2: Những đặc tính và vai trò của máy tính điện tử?

b. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin và dữ liệu

GV: Không có sự khác biệt nhiều về khái niệm thông tin được hiểu trong đời sống xã hội và thông tin trong tin học.

HS: Chú ý lắng nghe

GV: Khi nghe chương trình dự báo thời tiết “ngày mai nhiệt độ trung bình là 38oC” em nhận được lượng thông tin gì?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, giải thích để HS hiểu rõ.

GV: Em hiểu thông tin là gì?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Chuẩn kiến thức.

 

GV: Muốn đưa thông tin vào trong máy tính con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lý được.

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.

 

GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về thông tin và dữ liệu.

HS: Thực hiện theo yêu cầu

 

 

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Thông tin: Là sự hiểu biết của con người vê một thực thể được tồn tại khách quan.

 

 

 

 

 

+ Dữ liệu: là thông tin đã được đưa vào máy tínGV:

 

 

- Ví dụ: Bảng điểm trong sổ điểm là thông tin nhưng khi nhập điểm này vào máy tính thì bảng điểm trong máy tính là dữ liệu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn vị đo thông tin

GV: Muốn máy tính nhận biết được một đối tượng nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ lượng thông tin về đối tượng này.

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài

 

 

 

 

GV: Nêu và phân tích ví dụ để HS hiểu rõ về đơn vị đo bit.

2. Đơn vị đo thông tin:

 

 

 

 

 

+ Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit (viết tắt của Binary Digital). Đó là lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn một trạng thái của 1 sự kiện có hai trạng thái với khả năng xuất hiện như nhau.

1

 


HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.

 

 

GV: Nêu đơn vị đo bit.

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.

 

 

GV: Hướng dẫn HS biểu diễn bit qua ví dụ dãy 8 bóng đèn.

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.

GV: Yêu cầu HS lấy 1 số ví dụ về các thông tin chỉ xuất hiện với 1 trong 2 trạng thái.

GV: Gọi HS lên bảng biểu diễn dãy bit

HS: Thực hiện theo yêu cầu.

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

GV: Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin

HS: Lắng nghe, ghi bài.

 

 

- Ví dụ 1: Sự kiện tung đồng xu có 2 mặt thì khả năng xuất hiện của mặt sấp và mặt ngửa là như nhau.

+ Bit dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu là 0 và 1.

 

 

- Ví dụ 2: Giả sử có dãy 8 bóng đèn được đánh số từ 1 -> 8. Trong đó bóng đèn thứ hai, ba, tám sáng, còn lại tắt. Kí hiệu 0 là tắt, 1 là sáng.

 

 

=> Thông tin về dãy 8 bóng đèn được biểu diễn: 01100001

 

 

+ Các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin:

Byte (1 byte = 8 bit)

KB    Kilôbai = 1024 byte

MB    Mêgabai = 1024 KB

GB    Gigabai = 1024 MB

TB    Têrabai = 1024 GB

PB    Pêtabai = 1024 TB

Hoạt động 3: Tìm hiểu các dạng thông tin

GV: Có nhiều dạng thông tin khác nhau và mỗi dạng có 1 số cách thể hiện khác nhau.

HS: Chú ý lắng nghe.

GV: Giới thiệu các dạng thông tin

HS: Lắng nghe, ghi bài.

 

GV: Cho ví dụ về các dạng thông tin phi số?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

GV: Một số thông tin chưa có khả năng xử lý, thu thập thì không xếp vào các dạng này.

3. Các dạng thông tin:

 

 

 

 

+ Có 2 dạng thông tin:

-         Loại số (số nguyên, số thực, …)

-         Loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh…).

 

 

 

+ Một số dạng thông tin phi số:

- Dạng văn bản: báo chí, sách,  vở …

- Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp, băng hình, …

- Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, …

c. Củng cố, luyện tập

Hệ thống lại toàn bộ nội dung chính của bài:

- Thông tin và dữ liệu

- Đơn vị đo thông tin, các dạng thông cơ bản

d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

          - Làm bài tập trong sách bài tập

- Đọc trước nội dung còn lại của bài THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

 

=============================

                            Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A2

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A3

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A4

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A5

Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A6

                Ngày giảng:     /    / 2018  tại lớp 10A10

 

Tiết theo PPCT: 04

 

Bài 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (TIẾP)

 

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:  

 - Biết khái niệm mã hóa thông tin trong máy tínGV:

 - Hiểu cách biểu diễn các dạng thông tin trong máy tínGV:

b. Kĩ năng:

 - Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.

c. Thái độ:

 - Có ý thức học tập nghiêm túc, ham học hỏi.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 a.Chuẩn bị của giáo viên:      - Bài soạn, SGK, SGV, bảng mã ASCII.

b.Chuẩn bị của học sinh:      - SGK, vở ghi.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

a. Kiểm tra bài cũ:

Câu1: Khái niệm thông tin và dữ liệu? Các dạng thông tin? Cho ví dụ?

b. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mã hoá thông tin trong máy tính

GV: Nêu khái niệm mã hóa thông tin.

4. Mã hoá thông tin trong máy tính:

 

 

 

1

 


HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.

 

 

GV: Thông tin về trạng thái 8 bóng đèn trong ví dụ trước được biểu diễn thành dãy 8 bí là mã hóa của thông tin đó trong máy tínGV:

HS: Chú ý.Quan sát hình 6. Mã hóa thông tin trong máy tính (SGK-10)

GV: Văn bản là gì?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét

GV: Giới thiệu bảng mã ASCII (phụ lục 1) và hướng dẫn mã hoá thông tin đơn giản.

 

 

 

 

 

 

GV: Yêu cầu HS lẫy ví dụ.

HS: Thực hiện yêu cầu.

GV: Nhận xét

+ Khái niệm: Muốn máy tính xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

- Văn bản là 1 dãy các kí tự viết liên tiếp theo 1 quy tắc nào đó, gồm chữ thường, hoa, in hoa…

 

+ Mã hoá thông tin dạng văn bản:

-  Dùng bộ mã ASCII: Sử dụng 8 bit để mã hóa kí tự: gồm 256 kí tự được đánh số từ 0.. 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.

- Dùng bộ mã Unicode: Sử dụng 16 bit để mã hóa kí tự: Mã hóa 65536 kí tự.

 

 

+ Ví dụ: Kí tự A

 - Mã thập phân: 65

 - Mã nhị phân là: 01000001 .

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính

GV: Có mấy dạng thông tin?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Hệ đếm là gì? Các hệ đếm mà em đã được học.

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét

 

 

 

 

GV: Cho HS viết 1 số dưới dạng số La Mã.

HS: Nêu một số ví dụ.

 

 

GV: Giới thiệu một số hệ đếm và hướng dẫn cách chuyển đổi giữa các hệ đếm.

5. Biểu diễn thông tin trong máy tính:

a. Thông tin loại số: 

 

 

 

 

 

Hệ đếm: Là tập hợp các kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số.

 - Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí.

 

 

  Hệ đếm La Mã: Gồm các chữ cái.

Kí hiệu: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100,

D = 500, M = 1000.

1

 


HS: Lắng nghe, ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Hãy biểu diễn các số sau sang hệ thập phân: 1001112, 4BA16.

HS: Các nhóm thực hành chuyển đổi giữa các hệ đếm.

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức

 

GV: Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte hay 4 byte để biểu diễn. Trong phạm vi bài này ta chỉ đi xét số nguyên với 1byte.

HS: Chú ý lắng nghe, ghi bài.

 

 

GV: Cách viết số thực trong toán học?

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Giới thiệu cách biểu diễn số thực trong tin học

HS: Lắng nghe, ghi bài,

 

 

 

GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ cách biếu diễn số thực.

HS: Thực hiện yêu cầu.

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

GV: Em hãy lấy ví dụ  về dùng dãy byte để biểu diễn xâu kí tự “TIN”?

HS: Thực hiện yêu cầu.

GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

  Hệ thập phân (hệ đếm cơ số 10):

Kí hiệu: 0, 1, 2, …, 9.

- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn.

 Các hệ đếm thường dùng trong Tin học:

- Hệ nhị phân: (cơ số 2) chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.

- Hệ 16: (hệ Hexa ): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, …, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân.

Chú ý: Muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. 

 

 

+ Chuyển đổi từ hệ 2, hệ 16 về hệ 10:

Ví dụ 1: 1022 = 1 x 22 + 0 x 21 + 2 x 20 = 510

Ví dụ 2: 2AC16 = 2.162 + 10.161 + 12.160 = 68410

 

 

* Biểu diễn số nguyên: Biểu diễn số nguyên với 1 Byte như sau:

7 6 5 4 3 2 1 0

các bit cao các bit thấp

- Bit cao nhất (bit dấu) dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương.

- Một byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi -127 đến 127

* Biểu diễn số thực:

- Giữa phần nguyên và phần thập phân là dấu chấm.

-  Biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động: Mx10K

Trong đó: M là phận định trị ( 0,1 M < 1)

                 K là phần bậc (KZ)

 

Ví dụ: 12,34 được biểu diễn 0.1234 x 102

b. Thông tin loại phi số:

Văn bản.

- Máy tính dùng một dãy bit biểu diễn 1 kí tự.

- Dãy byte biểu diễn xâu kí tự.

Các dạng khác: (hình ảnh, âm thanh …)

 

1

 

nguon VI OLET