GV: Nguyễn Thị Thanh Minh TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TUẦN GIÁO

GIÁO ÁN MINH HỌA CHUYÊN ĐỀ CẤP CỤM “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM TRONG BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ” HKI – NĂM HỌC 2020 – 2021

VẬT LÝ 7 – CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
- Địa điểm tổ chức: Tại trường THCS Thị Trấn
- Thời gian thực hiện: Chiều ngày 16/10/2020
- Kiến thức khoa học trong chủ đề
Kiến thức mới
Kiến thức đã học
Kiến thức liên quan

Môi trường truyền âm( bài 13 vật lí 7)
- Biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Bài 11 vật lí 7.
- Biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Bài 12 vật lí 7.
- Vẽ trang trí thiết kế môn mĩ thuật.
- Đo chiều dài vật lí 6 (Bài 1)

- Vấn đề thực tiễn: Hành trình từ điện thoại “ống bơ” đến màn hình cảm ứng?
2. MỤC TIÊU:
2.1. Phẩm chất:
- Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm bản thân trong quá trình làm việc nhóm thiết kế chế tạo điện thoại ống bơ.
- Có thói quen chăm sóc tai mũi họng để nghe rõ.
- Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch dự án hợp tác khoa học.
2.2. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
- Phân tích được tình huống và phát biểu vấn đề cần thiết kế điện thoại ống bơ.
- Xác định kiến thức về sự truyền âm qua các môi trường.
- Đề xuất giải pháp thiết kế dụng cụ truyền âm.(Điện thoại ống bơ).
- Thực hiện chế tạo thành công dụng cụ truyền âm.
- Đánh giá được sản phẩm và đề xuất ý tưởng cải tiến dụng cụ điện thoại ống bơ.
2.2. Năng lực đặc thù
Năng lực chuyên môn
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- So sánh được vận tốc truyền am qua các môi trường.
- Mô tả được cấu tạo và chức năng phân tích thính giác của tai người.
- Biết thêm kiến thức ứng dụng môi trường truyền âm trong cuộc sống.
- Lập được quy trình thực hiện chế tạo điện thoại ống bơ từ các vật liệu đơn giản.
- Sử dụng tốt các dụng cụ kéo dao, các loại keo dán phù hợp với chất liệu.
- Tính toán đo độ dài của dây nối hai ống bơ.
- Nhận biết và vận dụng được mối liên hệ giữa độ to của âm để tính toán độ dài phù hợp.
3.THIẾT BỊ:
- Phương tiện dạy học bảng, máy tính, máy chiếu.
- Thí nghiệm sự truyền âm qua các môi trường.
- Mô hình cấu tạo và chức năng phân tích thính giác của tai.
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
4.1. Hoạt động 1. xác định vấn đề:
Phân tích tình huống thực tiễn thiết kế điện thoại ống bơ – 15 phút
A. Yêu cầu cần đạt
- Thảo luận để cùng xác định nhiệm vụ cần thực hiện dụng cụ dẫn truyền âm thanh hỗ trợ nghe âm thanh nhỏ.
- Phân tích được tình huống và xác nhận nhiệm vụ cần thực hiện là tiến hành thiết kế một điện thoại ống bơ với các yêu cầu sau:
a. Giúp tai nghe nghe được các âm thanh nhỏ xa mà không phải áp tai.
b. Sử dụng chất liệu sáng tạo, mới lạ và thân thiện với sức khỏe con người.
c. Thiêt kế đẹp, gọn gàng, dễ sử dụng.
d. Khả năng ứng dụng thực tế cao.
B. Nội dung dạy học
- Học sinh đề xuất các ý tưởng để giải quyết vấn đề mà mà giáo viên đưa ra. GV tổng hợp và giới thiệu cụ thể nhiệm vụ dự án. Nhiệm vụ đi kèm với các điều kiện đi kèm với các nhiệm vụ thực tiễn được giáo viên nêu rõ: Giúp tai nghe được các âm thanh nhỏ như tiếng tim đập, tiếng phổi,…mà không cần áp sát tai vào cơ thể người.
PHT1: Hãy thiết kế và chế tạo ra chiếc điện thoại ống bơ.
- Giáo viên thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá khả năng dẫn truyền âm thanh, khuyếch đại âm thanh của dụng cụ sau khi hoàn thiện.
- GV thống nhất với học sinh về tiến trình dự án.
- Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên làm các thí nghiệm về môi trường truyền âm.
C. Dự kiến sản phẩm đáp ứng yêu cầu cần đạt
- Phiếu học tập được giáo viên hướng dẫn ghi nhận
nguon VI OLET