Ngày soạn : 08/11/2009 Ngày dạy : 10/11/2009
Tiết 12: TUẦN 13
Đã thông qua tổ chuyên môn Tổ trưởng : Lê Thị Hạnh
BÀI 13 : VẼ TRANG TRÍ
CHỮ TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU :
- HS hiểu thêm về các kiểu chữ ngoài hai kiểu chữ cơ bản đã học (kiểu chữ nét đều và kiểu chữ nét thanh nét đậm)
- Biết tạo ra và sử dụng các kiểu chữ có dáng đẹp để trình bày báo tường, trang trí sổ tay, các văn bảng …
- Yêu thích môn trang trí, có thể trang trí sách, vở, góc học tập …
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng dạy học :
Giáo viên : - Một số mẫu chữ trang trí
- Một số bài vẽ chữ trang trí của HS
Học sinh : - Tập vẽ, chì, tẩy, màu tô
2. Phương pháp dạy học :
- Giảng giải – Trực quan – Luyện tập
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định tổ chức : (1’)
- Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ : (1’)
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
3. Bài mới :
Giới thiệu bài (1’) : Chữ là một bộ phận rất quan trọng trong cuộc sống. Chữ không chỉ có vai trò thông tin về nội dung mà hình dáng, đường nét, cách trang trí của nó còn đem lại cảm xúc thẩm mĩ, tác động rất nhiều đến cảm nhận của người đọc.
TL
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC

7’



























10’





















20’










5’
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu các bộ mẫu chữ trang ở ĐDDH và hình minh họa ở SGK
+ Chữ trang trí có nhiều kiểu chữ khác nhau, đa dạng và phong phú. Cần chọn kiểu chữ trang trí cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu : Chữ trong sách báo thường kiểu chân phương, ngay ngắn; chữ đầu đề các bài thơ, bài hát, bưu thiếp thường có dáng mềm mại, bay bướm; chữ trang trí quảng cáo thường được cách điệu để gây ấn tượng mạnh …
+ Chữ trang trí thường dựa trên dáng chữ cơ bản : Chữ nét đều hoặc chữ nét thanh nét đậm
+ Dựa vào hình dáng của chữ có thể kéo dài hay rút ngắn các nét chữ.
+ Thêm hoặc bớt các chi tiết phụ, sửa lại hình dáng chữ nhưng vẫn giữ được đặc điểm của chúng.
+ Có thể cách điệu chữ cái ở đầu hay ở giữa tùy theo hình tượng ý nghĩa của từ đó.
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS cách tạo chữ
GV đưa ra hình minh họa cách tạo một chữ cái
+ Trước tiên vẽ dáng chữ chuẩn theo mẫu
+ Trên cơ sở dáng chữ đó, vẽ phác các kiểu dáng khác nhau bằng cách thêm hoặc bớt các nét chữ hoặc lồng ghép các hình ảnh theo ý định riêng.
+ Tùy theo các đồ vật trang trí (báo tường, sổ tay …) số chữ, dòng chữ mà quyết định kích thước, vị trí của dòng chữ. Dòng chữ có thể nằm ngang hay thẳng đứng, cong, xiên hoặc uốn lượng theo hình ảnh.
+ Có thể kết hợp dòng chữ với các hình vẽ cho sinh động và hấp dẫn
+ Phác bằng bút chì hình dáng, vị trí các nét con chữ, điều chỉnh bố cục chặt chẽ trước khi tô màu
Hoạt động 3
Hướng dẫn HS làm bài
GV yêu cầu mỗi HS trang trí một dòng chữ với nội dung tự chọn có chiều cao khoảng 5cm (Có thể chọn trang trí sổ tay, bưu thiếp tặng bạn mừng sinh nhật, thiệp chúc mừng năm mới, một câu thơ, một câu nói, tên một loài hoa, tên một sản phẩm …)
Theo dõi, gợi ý và khích lệ HS
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
Đây là một dạng bài mới đối với HS nên GV chỉ nhận xét, đánh giá tinh thần thái độ học tập và ý tưởng thể hiện trên bài vẽ là chính. Có thể mức độ bài vẽ chưa cao, GV căn cứ tình hình chung biểu dương lớp những HS có ý tưởng hay mang tính sáng tạo.
Hoạt động 1

HS quan sát nhận xét các kiểu chữ trang trí

HS tiếp thu kiến
nguon VI OLET