SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH

            TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

 

 

 

 

 

NGỮ VĂN 10

(Chương trình : Chuẩn )

 

Quyển 2: Từ tuần 4 đến tuần 6

 

 

 

 

 

 

 

              GV : Trần Kim Lan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm học 2009 – 2010

 

1

 


Tiết 10

  Ngày dạy:

VĂN BẢN

A/. MỤC TIÊU:

     Giúp H:

    1 – Củng cố k/thức về k/niệm VB và đ/điểm của VB.

    2 – Tích hợp với văn qua bài “ Chiến thắng Mtao Mxây”.

    3 – Rèn kỹ năng thực hành p/tích VB: liên kết VB, hoàn chỉnh VB.

B/.CHUẨN BỊ:

    GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

    HS: SGK, k/thức về các kiểu VB nói, viết đã được gi/tiếp trong c/sống.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức:  Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:  “ Văn bản” 

Thế nào là VB? ( I,1 )

Hãy nêu những đặc điểm của VB? (I,2 )

Hãy kể tên những loại VB và cho TD? ( II )

3.Giảng bài mới:

* Giới thiệu 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

- H đọc mục I/ SGK 37,38.

G gọi H đọc, nhận xét và trả lời câu hỏi ở SGK. G đúc kết.

- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn?

 

 

 

 

- Phân tích về sự phát triển của chủ đề?

 

- Đặt nhan đề cho đoạn văn?

I/.Khái niệm, đặc điểm

II/.Luyện tập:

BT1/37:

a) Tính thống nhất về chủ đề đoạn văn thể hiện ở:

C1 là câu mở đoạn ( câu chủ đề, câu chốt ). Các câu còn lại (2,3,4,5) làm rõ câu chủ đề.

- C2 : vai trò của m/trường đ/với cơ thể.

- C3: lập luận s/sánh.

- C4,5: dẫn chứng thực tế.

b) Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn:

- C1 là câu chủ mang ý nghĩa k/quát ( ý chung ) cả đoạn.

- Các câu còn lại cụ thể hoá ý nghĩa cho câu chủ đề.

c) Nhan đề ( tiêu đề ):

1

 


 

 

- Sắp xếp các câu thành 1 VB hoàn chỉnh, mạch lạc?

 

 

- Đặt cho VB trên một nhan đề phù hợp?

 

- Dựa vào VBHC “ Đơn xin nghỉ học”, hãy xác định những yêu cầu cần thiết trong VB?

- Đơn gửi cho ai? Người viết ở cương vị nào?

- Mục đích viết đơn?

- Nội dung cơ bản của đơn là gì?

 

 

- Kết cấu của đơn ntn?

* Tổ 1,2 thực hiện trả lời các mục gạch đầu dòng.

* Tổ 3,4 thực hành viết VB.

- Môi trường và cơ thể (sự sống ).

- Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

- Quan hệ hai chiều.

* Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. MT có ảnh hưởng đến mọi đặc tính cơ thể.

BT2/38:

a) Sắp các câu để tạo lập VB:

- Câu: 1, 3, 5, 2, 4.

- Câu: 1, 3, 4, 5, 2.

b) Đặt nhan đề:

- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc.

- Sự ra đời của bài thơ Việt Bắc.

BT4/38:

a) Đơn gửi cho: BGH, GVCN lớp.

    Người viết đơn: Phụ huynh HS.

 

 

b) Mục đích viết đơn: Xin phép nghỉ học.

c) Nội dung cơ bản của đơn:

- Họ tên người viết đơn, người được xin nghỉ.

- Nêu lí do xin nghỉ.

- Lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học.

d) Kết cấu của đơn: Quốc hiệu; tiêu ngữ ( tên đơn ); họ tên, địa chỉ, chức vụ người nhận; họ tên, địa chỉ, chức vụ người gởi; nội dung đơn; ngày tháng năm; ký tên.

 

 

4/. Củng cố và luyện tập:

- Qua các BT đã làm, em nhận xét 1 VB phải có những yêu cầu nào?

- Làm BT3/38.

5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà:

     - Học bài; Chuẩn bị “ Truyện ADV & MC – TT ”

     - Đọc VB, tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi “ Hướng dẫn chuẩn bị bài”

E/. RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

1

 


Tiết : 11,12

Ngày dạy:

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG

VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THUỶ

A/. MỤC TIÊU:

     Giúp H:

1 Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tìm hiểu một câu chuyện cụ thể: Truyện kể lại sự kiện lịch sử đời trước và giải thích nguyên nhân theo cách nghĩ, cách cảm nhận của người đời sau.

2. Nhận thức được bàihọc kinh nghiệm giữ nước ẩn sau câu chuyện tình yêu, tinh thần cảnh giác với kẻ  thù xâm lược, cách xử lí mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ với vận mệnh của dân tộc, của đất nước.

B/.CHUẨN BỊ:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

* HS: SGK; Đọc, hiểu truyện An Dương Vương và Mi Châu, Trọng Thuỷ.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp với các phương pháp:đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:  Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:  “ Chiến thắng Mtao Mxây” 

     Tóm tắt ST Dăm San? Nêu chủ đề đoạn trích?

- H trả lời như mục I, phần 1b; I, phần 2b

Hãy phân tích diễn biến trận đánh? Và nêu thái độ của bộ tộc về cuộc chiến và người a/hùng?

- H trả lời như mục II, phần 1, 2

Kiểm bài tập về nhà.

3.Giảng bài mới:

      * Giới thiệu 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

* H đọc và tìm hiểu tiểu dẫn và tri thức đọc hiểu SGK.

* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G

- Phần tiểu dẫn trình bày  n/dung gì? Cho biết đặc trưng cơ bản của truyền thuyết?

I/.GIỚI THIỆU CHUNG:

1/.Tiểu dẫn:

a) Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết:

+ Truyện kể dân gian kể về những sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc.

+ Truyện không phải là lịch sử màchỉ phản ánh lịch sử.

+ Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ - xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm mầu sắc thần kỳ mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.

1

 


 

 

 

- Muốn hiểu đúng, hiểu sâu truyền thuyết, chúng ta phải làm sao?

 

 

- Tiểu dẫn còn giới thiệu gì nữa? Nội dung thứ hai g/thiệu gì?

 

 

 

- Nêu xuất xứ truyện?

 

 

 

- Truyền thuyết này có thể chia làm mấy phần? N/dung mỗi đoạn nói gì?

 

 

 

 

- Dựa vào cốt truyện và bố cục đã chia, hãy tóm tắt ngắn gọn TT?

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng câu truyện trên dân gian muốn nhấn mạnh điều gì?

b) Giá trị và ý nghĩa của tr/thuyết:

Muốn hiểu đúng, hiểu sâu truyền thuyết trên hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật cần đặt t/phẩm trong mối quan hệ với lịch sử &đời sống.

c) Giới thiệu quần thể di tích l/sử văn hoá lâu đời:

- Làng Cổ Loa – Đông Anh – H/Nội => Đền thờ ADV, am thờ công chúa MC, giếng Ngọc.

- Tường thành Cổ Loa.

2/. Truyện ADV & MC – TT:

a) Xuất xứ:  Trích “ Lĩnh Nam chích quái ” ( chữ Hán do Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tập và biên soạn cuối TK XV) do Đinh Gia Khánh – Nguyễn Ngọc San dịch ( có thể xem đây là 2 truyện nối tiếp nhau)

b) Bố cục: 4 phần

- “ ADV….xin hoà”: ADV xây thành, chế nỏ & c/thắng TĐ.

- “ Không bao lâu….cứu được nhau”: TT lấy cắp lẫy nỏ thần.

- “ TT….đi xuống biển”: TĐ đem binh đánh Au Lạc, ADV bại trận, chém MC và đi xuống biển.

- “ Đời truyền…..tiểu cữu”:Kết cục bi thảm của TT, hình ảnh ngọc trai giếng nước.

c) Tóm tắt:

- ADV xây thành Cổ Loa; làm nỏ thần, chiến thắng giặc ngoại xâm.

- Triệu Đà dùng kế cầu hoà. Vua ADV mắc mưu gả MC cho TT. T dỗ MC, lừa đánh tráo nỏ thần.

- Triệu Đà x/lược. ADV thất bại. MC rải lông ngỗng trên đường chạy trốn. Rùa Vàng hiện lên mách bảo. ADV chém đầu MC rồi cùng RV rẽ nước xuống biển.

1

 


* Đọc – hiểu VB

- G hướng dẫn cách đọc truyện.

- H đọc các chú thích. G nhấn mạnh 1 số từ then chốt.

Đọc, hiểu đoạn 1

H làm việc theo nhóm và cử đại diện tr/bày trước lớp theo c/hỏi G

- Quá trình xây thành của ADV được m/tả ntn?

- Qua các ch/tiết nêu lên quyết tâm của ADV, em nh/thấy ADV là người thế nào ? Và qua đó ta thấy th/độ của dân gian ntn đ/với ADV?

- Xây dựng chi tiết sứ Thanh Giang trong câu truyện, dân gian muốn ngụ ý gì?

 

 

- Xây thành xong, ADV đã nói gì với RV? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này?

 

* Những chi tiết trên cho thấy ADV là người thế nào?

- Việc chấp nhận cầu hòa của Triệu Đà, ADV đã đưa đất nước vào tình cảnh nào ?

- Triệu Đà đã dùng mưu kế gì sau khi giao chiến  với ADV thất bại?

 

- ADV và MC đã phạm sai lầm gì dẫn  đến bi kịch mất nước?

- TT chôn cất MC, quá thương tiếc nàng, nhảy xuống giếng tự tử. Đời sau đem ngọc trai rửa giếng nước ấy thì sáng lên.

d) Chủ đề:

- Ca ngợi tinh thần dựng và giữ nước của ông cha trong buổi bình minh lịch sử.

- Nhấn mạnh bài học cảnh giác trong bất cứ h/cảnh nào – nhất là những vấn đề thuộc bí mật quốc gia.

II/. Đọc – hiểu VB:

1/. ADV xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước:

a) Quá trình xây thành của ADV được m/tả:

+ Thành đắp tới đâu lại lở tới đó.

+ Lập đàn cầu đảo bách thần, giữ mình trong sạch.

+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang tức RV giúp vua xây thành trong “ nửa tháng thì xong”.

D/gian ngưỡng mộ và ca ngợi công lao, vai trò của ADV.

b) Chi tiết sứ Thanh Giang:

Là một yếu tố thần kỳ, nhằm:

+ Lí tưởng hoá việc xây thành.

+ Tổ tiên đời trước luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau. Con  cháu nhờ có cha ông mà trở nên hiển hách. Cha ông nhờ con cháu càng rạng danh, anh hùng.

Nét đẹp truyền thống của dân tộc VN.

c) Tấm lòng của ADV:

- Nhà vua cảm tạ RV. Song vẫn tỏ ra băn khoăn “ Nếu có giặc thì lấy gì mà chống? ” Thể hiện ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đ/nước.

* ADV là một vị vua có tấm lòng chăm lo việc nước, có trách nhiệm cao đ/với vận mệnh của quốc gia và cũng có công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

2/. Bi kịch nước mất, nhà tan và thái độ của t/giả dân gian với từng nhân vật:

a) Âm  mưu Triệu Đà:  Triệu Đàcầu hôn, vua vô tình gả con gái là MC cho con trai TĐ là TT. Thực chất là tạo đ/kiện để hoạt động gián điệp: lấy cắp bí mật nỏ thần.

1

 


 

 

 

 

 

- Em có suy nghĩ gì về sự mất cảnh giác đó?

 

- Chi tiết Rùa Vàng hiện lên thét lớn “ kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đo ” có ý nghĩa gì? Trước lời nói đó ADV đã làm gì? Em có suy nghĩ gì về hành động của ADV?

 

 

 

 

- Tìm những chi tiết thể hiện bi kịch tình yêu?

- Qua các nhân vật ADV, RV, MC, TT em có cảm nhận thái độ dân gian đ/với từng n/vật ntn?

 

 

 

 

 

 

- Chiếm được Âu Lạc, TT tự vẫn . Tại sao?

- Cái chết ấy nói lên điều gì về con người TT?

 

 

 

* Một tr/thuyết khác cho rằng oan hồn MC kéo TT xuống giếng và dìm chết khi TT ngó xuống giếng. Theo em, kết cục nào hợp lý hơn? Tại sao?

b) Những sai lầm: ADV và MC đã phạm các sai lầm

+ Nhà vua: không nghi ngờ kẻ địch; không hề có kế sách đề phòng. Khi giặc đến lại chủ quan thiếu ý thức cảnh giác, chưa  hề biết đến mưu sách gián điệp.

+ Mị Châu: Tiết lộ bí mật nỏ thần và để kẻ gian tráo đổi lẫy nỏ dễ dàng Nàng là người p/nữ trong sáng nhưng ngây thơ về việc nước.

Hai cha con ADV vì mất cảnh giác, lơ là, chủ quan đã làm tiêu tan sự nghiệp đất nước Âu Lạc. Đó cũng là bài học  đắt giá về bi kịch mất nước, nhà tan. 

c) Câu nói của RV “ kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó”

+ Là lời kết tội đanh thép của công lý của n/dân về hành động vô tình mà phản quốc  của MC.

+ Là lời tuyên án lập tức khiến ADV tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch của mình nên “ rút gươm chém MC” rồi cầm sừng tê cùng RV đi xuống biển Đây là h/động quyết liệt, dứt khoát của ADV đứng về phía công lý và quyền lợi dân tộc để xử án, cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn mằn của nhà vua.

d) Bi kịch tình yêu được thể hiện qua các chi tiết:

+ Giữa MC và TT có một mối tình thật sự.

+ MC quá tin yêu chồng mà đắc tội với non sông.

+ TT một tên gián điệp đội lốt con rể. Song trước người vợ xinh đẹp, chân thành như MC, TT đem lòng yêu thương thật sự. Điều này thể hiện qua câu nói lúc chia tay “ Nếu hai nước…làm dấu”. Nhưng TT không thể nào quên nhiệm vụ vì là đứa con và bề tôi trung. TT có tham vọng lớn vừa muốn có vợ, vừa muốn hoàn thành n/vụ vua cha giao cho. Song TT không thể thực hiện cả 2 điều ấy. Đó chính là bi kịch của t/yêu.

1

 


H làm việc theo nhóm và cử đại diện tr/bày trước lớp theo c/hỏi G

- Đặc điểm nổi bật của NT dân gian trong việc khắc họa tính cách các nhân vật ADV, MC, TT ntn ?

- Tìm các chi tiết có tính lịch sử và các chi tiết do hư cấu tưởng tượng trong truyện ? Vai trò của các chi tiết đó ntn ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- G đúc kết.

 

 

e) Cái chết của TT:

- TT đã gây ra bao cảnh tan thương, nước mất, nhà tan. TT phải tự tìm đến cái chết.

- Cái chết của TT có thể gợi một chút lòng thương cảm của người đọc đời sau. Bởi TT cũng là nạn nhân của chiến tranh xâm lược. Mặc khác cái chết của TT là 1 cách giải quyết mâu thuẫn trong con người anh ta. Đó là tham vọng của chủ nghĩa bá quyền.

* Để oan hồn MC kéo TT xuống giếng và dìm chết đã thể hiện lòng căm thù của MC và người dân Cổ Loa. Nhưng  để TT nhảy xuống giếng tự tử do nỗi giày vò và sự trừng phạt của anh ta chính là kết cục  hợp lý hơn.

3/. Nghệ thuật của truyện:

- Sử dụng phối hợp các chi tiết thực và chi tiết kỳ ảo:

+ Ngọc trai rửa nước giếng TT chết, ngọc trai thêm sáng

- Những chi tiết có tính lịch sử là:

+ ADV xây loa thành

+ ADV làm vũ khí chống giặc

+ Quân giặc thất bại khi tấn công thành Cổ Loa

Các chi tiết này làm cho truyện có tính chân thật, có ý nghĩa lịch sử và mang tính chất sử thi

- Các chi tiết kỳ ảo là

+ Cụ già từ hướng Đông tới mách bảo có xứ Thanh Giang

+ Rùa vàng biết nói tiếng người (tự xưng là xứ Thanh Giang) giúp vua xây thành

+ Lẫy nỏ thần làm bằng móng vuốt RV

+ Khi thất trận, chạy đến đường cùng, RV đưa ADV rẽ nước xuống biển

+ Máu MC hóa thành ngọc trai, ngọc trai biển Đông rửa nước giếng TT thì sáng hơn lên

1

 


 

+ Xác MC biến thành ngọc thạch

IV/. TỔNG KẾT:

Truyện mang nhiều yếu tố kỳ ảo. Nhưng chính các chi tiết đó làm cho h/tượng thêm kỳ vĩ và mang màu sắc anh hùng ca. Truyện còn chứa đựng bài học gi/dục con người t/thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù trong công cuộc giữ nước. Đây cũng là b/học trong bối cảnh hiện tại: vừa cần hội nhập với thế giới, vừa phải giữ an ninh chủ quyền đất nước.

4/. Củng cố và luyện tập:

    - H đọc ghi nhớ.

    - BT1/43

a) TT chỉ là một kẻ gián điệp trong cuộc c/tranh giữa 2 nước Au Lạc & Nam Việt ( ở rể, đánh cắp lẫy nỏ thần ), nhưng việc yêu MC k hoàn toàn giả dối ( theo dấu lông ngỗng, nhảy xuống giếng tìm cái chết )

b) Hình ảnh “ NT – GN” k ca ngợi mối tình MC – TT mà chỉ => minh oan cho MC – kẻ p/tội vô tình! Nhân dân k ngợi ca kẻ thù, kẻ đã đưa họ đến chỗ mất nước.

- BT2/43

- Cách xử lí hợp đạo lí dân tộc.

- Sự bao dung đ/với những người có tội với đ/nước – biết hối hận & chịu hình phạt xứng đáng.

- Lúc sống, đứng trước trách nhiệm với dân – nước, ADV tự tay trừng trị con gái, thì ở kiếp sau đoàn tụ nhau. Đó là đức nhân hậu xưa của nhân dân ta. 

5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :

Học bài- chuẩn bị bài “ Lập dàn ý bài văn tự sự”  - Làm BT3/43

+ Đọc và tìm hiểu => trả lời mục I, II, III.

E/. RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

1

 


Tiết 13

  Ngày dạy:

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

A/. MỤC TIÊU:

    Giúp H:

1/. Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.

2/. Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.

3/. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.

B/.CHUẨN BỊ:

    GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

    HS: SGK, k/thức c/bản của kiểu VBTS.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

G tổ chức giờ dạy theo cách k/hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức:  Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:  

Em hiểu thế nào là VBTS?

Một VB thường có mấy phần? Hãy nêu chức năng từng phần?

3.Giảng bài mới:

* Giới thiệu: Tục ngữ có câu: “ An có nhai, nói có nghĩ” -> Cân nhắc khi nói, viết.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

H đọc mục I và trả lời câu hỏi.

- Nhà văn N/Ngọc nói về việc gì?

- Qua lời kể của nhà văn, em đã học tập được gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập ý cho bài văn tự sự?

G gợi ý, H trao đổi thảo luận => G đúc kết.

- Phải huy động trí tưởng tượng để hư cấu một số n/vật, sự việc nhưng đ/biệt là mối q/hệ giữa các n/vật và giữa các sự việc ấy.

I/. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:

1/. Nhà văn N/Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu.

TD: Qua lời kể ta có thể rút ra kết luận sau:

+ Bắt đầu hình thành ý tưởng từ 1 sự việc có thật ( cuộc k/nghĩa của anh Đề )

+ Đặt tên n/vật cho có “ k/khí” của rừng núi T/Nguyên (Tnú).

+ Dự kiến cốt truyện Bắt đầu bằng một  “khu rừng xà nu” & “kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu”

+ Hư cấu các n/vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng.

* Dít đến như là mối tình sau của Tnú -> phải có Mai ( chị của Dít )

1

 


- Phải x/dựng được “ tình huống điển hình” để câu chuyện có thể p/triển một cách lôgíc và giàu kịch tính.

- Cuối cùng là việc lập dàn ý: MB, TB, KB.

 

 

- Vậy muốn viết được bài văn kể lại một câu chuyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải làm gì?

 

 

 

 

H đọc mục II và trả lời câu hỏi.

-Theo suy ngẫm của nhà văn N/Tuân có thể kể về hậu thân của chị Dậu bằng những câu chuyện (1&2) . Em hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai chuyện trên?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Cụ già Mết phải có vì là cội nguồn của bản làng, của T/Nguyên. Cả bé Heng biểu tượng cho sự p/triển của T/N.

+ Xây dựng tình huống điển hình: mỗi n/vật  “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội”

+ Xây dựng chi tiết điển hình: Mai và con bị đánh chết tàn bạo, 10 đầu ngón tay Tnú bốc lửa.

+ Các chi tiết khác tự nó đến: các bà cụ già lụm cụm, các cô gái đi lấy nước

2/. Nhận xét:

Muốn viết được bài văn kể lại một câu chuyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải hình thành ý tưởng và phát thảo cốt truyện ( dự kiến tình huống, sự kiện & nhân vật ). Suy nghĩ, tưởng tượng về các n/vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.

II/. Lập dàn ý:

1/.Câu chuyện 1: Anh sáng

MB:

- Chị D hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối.

- Chạy về tới nhà, trời đã khuya thấy một người lạ đang nói chuyện với chồng.

- Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi.

TB:

- Người khách là Việt Minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình anh D

- Từng bước giảng giải cho vợ chồng chị D nghe vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì? Nhân dân chung quanh vùng họ đã làm được gì, như thế nào?

- Người khách lạ ấy thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị D.

- Chị D đã vận động những người xung quanh.

- Chị đã dẫn đầu đoàn dân công lên huyện, phủ phá kho thóc của Nhật chia cho người nghè

 

1

 

nguon VI OLET