Ngày ……. Tháng…….. năm 200
Tiết 01 + 02
Đọc văn
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Thông qua cái nhìn sơ lược về nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu sự định hình và phát triển của nền văn học dân gian và viết Việt Nam.
- Nắm được khái niệm cũng như thành tựu của hai bộ phận văn học: Dân gian và viết.
- Yêu cầu học sinh nắm vững bài học để phục vụ tốt cho những bài học sau.
B/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Giới thiệu bài mới:
Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến là một nước có sự phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu ở mọi mặt, đặc biệt ở lĩnh vực văn hoá, mà nòng cốt là văn học giữ một vai trò quan trọng song hành với lịch sử phát triển của đất nước. Quá trình phát triển đó đã gặt hái được những tinh hoa gì, hôm nay tôi sẽ giới thiệu cho các em rõ hơn.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG THÀY VÀ TRÒ
Thời gian

I/ Mở đầu:
Nền văn học VN có bản sắc riệng biệt và có một sức sống bền bỉ mãnh liệt dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là nạn ngoại xâm, tuy nhiên nền văn học đó vẫn giữ được một bản sắc và gộp chung lại thành một nền văn hoá giầu bản sắc mà cho đến nay còn để lại qua những sáng tác dân gian của các dân tộc khác nhau, tuy nhiên lịch sử văn học VN thường lấy văn học người Việt làm bộ phận chủ đạo.
II/ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
1.Văn học dân gian:
- Khái niệm: VHDG Thuộc tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ thời kì sơ khai và pgát triển mạnh mẽ ở thời kì cận hiện đại bao gồm nhiều thể loại như: Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Ca dao, Dân ca… thường do người bình dân sáng tác tập thể và truyền lại theo lối truyền miệng. Ở VN, nền văn học này có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc và chính nó đã có sự tác động to lớn tới sự hình thành và phát triển của văn học viết.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tập thể và thực hành.
2. Văn học viết:
+ Chủ yếu do đội ngũ tri thức sáng tạo ra đời trong khoảng thế kỉ X( Ghi bằng chữ Hán, sau này là chữ Nôm), đóng vai trò chủ đạo và thể hiện được những nét chính của diện mạo nền văn học dân tộc.
+ Có hai thành phần văn học viết cùng tồn tại và phát triển song song với nhau là:
- Văn học chữ Hán ra đời ngay từ khi có chữ viết ( Có văn học viết). Mặc dù được viết bằng chữ Hán những nó là văn học của người Việt, mang đậm chất dân tộc tâm hồn người VN tuy vẫn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.
- Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp tri thức. Nó trưởng thành nhanh chóng và gặt hái được nhiều thành công lớn.
+ Đến đầu thế kỉ XX, nền văn học VN chuyển dần sang sáng tác bằng Tiếng Việt và ghi lại bằng chữ cái La tinh ( Thường gọi là chữ quốc ngữ).
+ Hệ thống, thể loại: Từ TK X đến TK XIX về văn học chữ Hán có văn xuôi( truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi), thơ( cổ phong, Đường luật), văn biền ngẫu( phú, cáo, văn tế). Về văn học chữ Nôm có thơ( Thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói), văn biền ngẫu.
II/ Quá trình phát triển của văn học Việt Nam:
1. Văn học trung đại( TK X – XIX):
- Chủ yếu phát triển dưới các triều đại phong kiến gồm hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết tồn tại song song. Theo chặng đường thịnh suy của các triều đại phong kiến mà hai bộ phận văn học này lúc thì hoà hợp ( TK X – XV) lúc thì phân hoá ( TK XVI – TK XIX). Về văn học viết thì theo đà phát triển mà thành phần Nôm ngày càng có vai trò quan trọng( TK XVIII).
- Nền văn học thời kì này có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước và những thay đổi về ý thức con người, tuy nhiên nó vẫn bị chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ thể hiện qua hệ thống thi pháp.
- Thành tựu:
+ Văn học chữ Hán: Thánh Tông di thảo- Lê
nguon VI OLET