Ng ày so ạn:

Ti ết:

Lời Tiễn Dặn

(trích truyện thơ: Tiễn dặn người yêu”- Dân tộc Thái)

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

1. Hiểu được tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai cô gái Thái.

2. Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái được thể hiện trong tác phẩm.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Giới thiệu bài mới.

 

Hot đ ng

Nội dung cần đạt

 

Phần tiêu dẫn SGK trình bày hai vấn đề:

Một là:

 a. Thế nào là truyện thơ.

 b. Chủ để chung của truyện thơ các dân tộc ít người.

c. Nhân vật chính của truyện thơ.

d. Cốt truyện.

e. Kết thúc truyện thơ.

Hai là: Tóm tắt truyện thơ "Tiễn dặn người yêu" và giới thiệu đoạn trích.

a. Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yêu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và công lí.

b. Chủ đề nổi bật trong truyện thơ là khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.

c. Nhân vật chính của truyện thơ là các chàng trai, cô gái, nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán như:

Út Lót - Hồ Liêu (Mường)

Cầm Đôi - Hiền Hom (Tày)

Chàng Lú - Nàng Ủa (Thái)


 

Nàng Nhạng Dợ - Chàng Chà Tăng (Mông)

d. Cốt truyện thường theo ba chặng:

* Đôi ta yêu nhau tha thiết

* Tình yêu tan vỡ đau khổ

* Tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ: chết cùng nhau hoặc vượt khó khăn để trở về sống hạnh phúc.

e. Kết thúc truyện thơ thường bằng cái chết hoặc phải xa nhau vĩnh viễn của đôi bạn tình. Kết thúc này là phổ biến. Nó phản ánh cuộc sống ngột ngạt không thể chịu đựng được của thanh niên nam nữ các dân tộc, tố cáo xã hội, bộc lộ khát vọng tự do yêu đương.

Một loại kết thúc khác là đôi bạn tùnh được chung sống hạnh phúc sau khi trải qua nhiều trắc trở. "Tiễn dặn người yêu" thuộc loại kết thúc này.

Dựa vào ba sự việc sau:

1. Tình yêu tan vỡ.

Chàng trai, cô gái cùng ra đời, cùng chơi chung từ ấu thơ. Lớn lên hai người càng quấn quýt và yêu nhau: "Đôi ta ngồi khuống tận khi gà gáy, đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng". Nhưng cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo không gả mà gả cô cho một nhà giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực. Trước tình cảnh ấy, chàng trai quyết ra đi tìm sự giàu sang, ước hẹn trở về chuộc lại người yêu. Cô gái ở nhà chờ đợi hết cả thời gian rể ngoài, rể trong, đành phải theo người chồng mà cha mẹ cô đã ép buộc.

2. Lời tiễn dặn.

Chàng trai trở về giữa lúc cô gái phải về nhà chồng. Chàng trai dặn cô hết lời hết lẽ. Tiễn cô  về nhà chồng, anh ở lại một thời gian chứng kiến cảnh cô bị chồng đánh đập, hành hạ khổ sở.

Anh chăm sóc cho cô và mong ước ngày sum họp.

3. Hạnh phúc.

Được một thời gian, cô gái bị nhà chồng đuổi về. Bố, mẹ cô gái lại bán đứt cho nhà quan. Cô đau khổ càng trở nên vụng về ngang ngạnh. Nhà quan mang cô ra chợ bán, nhưng nghìn lần không đắt. Cô gái ngày nào "ngón tay thon lá hành, đôi mắt đẹp như lá trầu xanh" mà nay tiều tuỵ, chỉ đáng một bó lá dong. Người đổi cô là chàng trai xua. Không nhận ra cô, anh đã có gia đình nhà cao cửa rộng. Tủi phận, cô mang đàn môi, một kỉ vật ngày nào ra thổi. Nhận ra cô gái, anh liền tiễn vợ về nhà chu đáo (người vợ này cũng lấy được chồng và sống hạnh phúc). Chàng trai và cô gái lấy nhau, sống hạnh phúc đến trọn đời.


 

- Tác phẩm có kết cấu dung lượng bình thường 1846 câu thơ, bằng một phần ba "truyện Kiều" của Nguyễn Du. Tác phẩm do Mạc Phi dịch từ tiếng Thái. Trong 1846 câu thơ chỉ có gần 400 câu thơ tiễn dặn. Nhưng là những câu thơ hay nhất phản ánh chân thật tình cảm của các chàng trai, cô gái Thái khi yêu nhau.

- Đoạn trích gồm hai lời tiễn dặn.

+ Đoạn một từ đầu đến "Khi goá bụa về già". Lời tiễn dặn thể hiện tam trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

+ Đoạn hai còn lại: Lời tiễn dặn của chàng trai khẳng định mối tình tha thiết bền chặt của mình.

- (SGK)

- Qua hai lời tiễn dặn, đoạn trích làm nổi bật diễn biến tâm trạng từ xót thương trước tình cảm đau khổ tuyệt vọng của cô gái đến khẳng định tình yêu chung thuỷ và khát vọng hạnh phúc của chàng trai với người mình yêu.

- Qua hai lời tiễn dặn, ta nhận ra diễn biến tâm trạng của chàng trai. Cụ thể là:

a) Chàng trai cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

b) Chàng trai đã khẳng định lòng thuỷ chung của mình.

c) Anh động viên an ủi cô gái.

d) Chàng trai ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống.

e) Ở nhà chồng, cô gái, chàng trai cảm thông sâu sắc chia sẻ với cô gái bằng lời lẽ nhất mực yêu thương.

f) Thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt khát vọng được tự do yêu thương, khát vọng giải phóng.

- Các câu thơ ở từng góc độ của tâm trạng:

a) Cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái:

 Vừa đi vừa ngoảnh lại


 

 Vừa đi vừa ngóng trông

Chàng trai như thấy cô gái vẫn nuỗi tiếc, vẫn chờ đợi nuôi hi vọng. Mỗi bước đi của cô gái là nỗi đau, nỗi nhớ "Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ". Co gái "ngoảnh lại", "Ngóng trông", "Lòng càng đau càng nhớ". Cô buộc phải lấy người mình không yêu làm sau tránh khỏi nỗi buồn đau. Co nghĩ tới mối tình lỡ hẹn của mình. Cô như hình dung ra tất cả những kỉ niệm đẹp về người mình yêu. Con đường lên nương, lỗi mòn xuống núi, đường qua suối, qua khe… mỗi bước chân của cô là nỗi đau ghìm xé.

Cô giãi bày với cảnh vật thiên nhiên:

 Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ

 Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

 Tới rừng lá ngón ngóng trông

Ớt cay, cà đắng, lá ngón độc địa gợi ra tâm trạng đầy cay đắng và tuyệt vọng không riêng gì cô gái mà cả chàng trai.

b) Chàng trai khẳng định tấm lòng thuỷ chung của mình:

 Xưa hãy cho anh kề vóc mảnh

 Quấn quanh vai ủ lấy hương người

 Cho mai sau lửa xác đượm hơi

 Một lát bên em thay lời tiến dặn.

Người Thái có tục hoả táng. Khi thiêu xác, họ đốt theo cái áo, cái khăn hoặc mấy sợi tóc của người thân yêu nhất khiến họ không cô đơn, xác sẽ cháy đượm, hồn sẽ siêu thoát. Chàng trai mượn hương người yêu lúc này vì suốt đời anh không còn ai yêu thương hơn để lúc chết nhờ có hương của người mình yêu mà cháy đượm. Chàng trai đã khẳng định tình yêu chung thuỷ của mình với cô gái.

c) Chàng trai động viên, an ủi cô gái:

 Con nhỏ hãy đưa anh ẵm

 Bé xinh hãy đưa anh bồng

 Cho anh bế con đòng đừng ngượng

 Nựng con rồng, con phượng đừng buồn.

"Con nhỏ", "Bé xinh", "con rồng", "Con phượng" là chỉ con của cô gái với người chồng được anh yêu quý. Câu thơ còn có ý nghĩa đề cao dòng giống của đứa trẻ để làm vừa lòng mẹ nó. Động viên an ủi đấy mà vẫn còn cái gì xót xa đến rưng rưng.


 

d) Chàng trai ước hẹn, chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống:

 Đôi ta yêu nhau, đợi đến tháng Năm lau nở

 Đợi mùa nước đỏ cá về

 Đợi chim tăng ló hót gọi hè

 Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

 Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.

Thời gian trôi đi "tháng năm lau nở" đến "mùa nước đỏ cá về", đến cả âm thanh quen thuộc như "Chim tăng ló hót gọi hè". Tất cả đều gắn bó quen thuộc với cuộc sống, với tâm hồn người Thái. Bước đi của thời gian còn khẳng định sự chờ đợi của chàng trai tình bằng mùa vụ, bằng cả đời người "không lấy được… già". Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn chờ đợi nhau.

e) Chàng trai cảm thông, chia sẻ với cô gái khi bị chồng hành hạ với những lời lẽ nhất mực yêu thương:

 - Dậy đi em! dậy đi em ơi!

 Dậy rũ áo kẻo bọ

 Dậy phủi áo kẻo lấm!

 Đầu bù anh chải cho

 Tóc rối đưa anh búi hộ

 - Anh chặt tre về đốt gióng đầu

 Chặt tre dày anh hun gióng giữa

 Lam ống thuốc này em uống khỏi đau

Cái nhìn xót xa thương cảm.Cô gái đang bị nhà chồng hành hạ. Đó là tỉnh cảnh đáng thương, là tiếng kêu cứu của người phụ nữ gợi bao thương cảm xót xa. Tiếng gọi, cử chỉ, sự chăm sóc của chàng trai là cử chỉ, lời nói, là hành động của tình yêu thương. Lời nói đó còn ẩn chứa xót xa, đau đớn hơn cả nỗi đau mà cô gái phải chịu. Lời lẽ đó thấm nhuần tình cảm nhân đạo đối với số phận con người.

f) Lời tiễn dặn thể hiện tình yêu nồng nàn mãnh liệt, khát vọng yêu đương tự do, khát vọng được giải phóng:

 Về với người ta thương thủa cũ

 Chết ba năm hình còn treo đó;

 Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,


 

 Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm

 Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung

 Chết thành hồn, chung một mái song song.

Chàng trai khẳng định với cô gái sống, chết cùng có nhau. Sáu lần từ chết xuất hiện cũng là sáu lần anh khẳng định sự gắn bó, không thể sống xa nhau. hãy sống cùng nhau đến lúc chết. Dẫu có phải chết cũng chết cùng nhau. Lại một lần nữa, ta bắt gặp tình yêu thuỷ chung, mãnh liệt của những chàng trai, cô gái Thái.

- Khát vọng của họ được giải phóng được sống trong tình yêu:

 … Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

 Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già

 Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,

 Người xiểm xui, không ngoảnh, không nghe…

Những tiếng "yêu trọn đời", "Yêu trọn kiếp" là khẳng định quyết tâm trước sau không có gì thay đổi. Gió không bao giờ nhừng thổi. Song giẫu gió có thể ngừng thổi, tình yêu ấy không đổi thay. Đây cũng là khát vọng tự do được sống trong tình yêu. Nó như khắc vào gỗ đá bền vững đến muôn đời.

- Đó là hình ảnh:

+ Vừa đi vừa ngoảnh lại

+ Vừa đi vừa ngóng trông

+ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ.

+ Em tời rừng cà ngăt lá cà ngồi đợi.

+ Tới rừng lá ngón ngóng trông.

- Từ ngữ:

Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ.

Hình ảnh , từ ngữ ấy diễn tả nỗi đau khổ của cô gái. Cô như chờ đợi, bám lấy một cái gì. Mặt khác ớt cay, cà đắng, lá ngón độc địa gợi tâm trạng đau khổ của cô gái. Sự chờ đợi ngóng trông ấy chỉ là vô vọng mà thôi. Nguyên nhân của nỗi đau khổ ấy là do chế độ hôn nhân bắt buộc mà chế độ phong kiến đã giành quyền cho cha mẹ, ngăn cấm hạnh phúc của con cái.

- Lời tiễn dặn đầu, chàng trai dặn cô gái.

… Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở


 

ĐỢi mùa nước đỏ cá về

Đợi chim tăng ló hót gọi hè

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.

Lời tiễn dặn của chàng trai đã nhấn mạnh chữ đợi. Đó là lời hẹn ước của chàng trai. Thời gian chờ đợi tính bằng vụ, bằng cả đời người. Lời tiễn dặn ấy được diễn tả bẳng hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người Thái. Nó góp phần phác hoạ tình cảm chânt hực, bền chắc của chàng trai dân tộc thái.

- Lời tiễn dặn đầu tập trung trong một chữ đợi. Chờ đợi là tình nghĩa thuỷ chung của chàng trai với cô gái. Tình yêu của họ là bất tử. Song chờ đợi cũng có nghĩa là chấp nhận cuộc sống hiện tại chỉ còn hi vọng ở tương lai, thể hiện sự bất lực trước tập tục, chấp nhận hôn nhân do cha mẹ định đoạt.

- Nếu lời tiễn dặn dầu tập trung trong một chữ đợi thì lời tiễn dặn sau tập trung trong một chữ cùng. Cả hai lời tiễn dặn thể hiện ước hẹn, chời đợi cùng nhau vươn lên khát vọng tự do, khát vọng giải phóng. Cả hai lời tiễn dặn đều mang sắc thái tình cảm đồng thời bộc lộ tư tưởng tiến bộ. Đó là phơi bầy thực chất xã hội phong kiến miền núi đã ngăn cấm toả chiết tình cảm con người. Vì vậy "Lời tiễn dặn"  la tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, khát vọng đòi quyền sống của con người. Ta mới hiểu vì sao đồng bào Thái biết yêu quý say mê coi "Tiễn dặn người yêu" là niềm tự hào của họ, người Thái có câu "Hát tiễn dặn lên gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên cày".

Những lời tiễn dặn tha thiết chính là những lời phản kháng tập tục hôn nhân của dân tộc Thái ngày xưa.

+ Vì đâu mà họ phải chia li

+ Vì đâu họ phải chịu khổ.

Tất cả vì chế độ phong kiến đã giành quyền cho cha mẹ quyết định phận của con cái. Vì vậy lời tiễn dặn chính là lời tố cáo phản kháng tập tục hôn nhân ngày xua của đồng bào dân tộc Thái.

+ Họ đã nguyện chết cùng nhau cũng là thái độ phản kháng mãnh liệt lại hoàn cảnh xã hội. Một xã hội đã không để cho con người yêu nhau được sống bên nhau là xã hội bất công vô lí


 

- Đoạn trích đã phác thảo chân dung chàng trai, cô gái là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi.

-Biết cái hôm qua để càng yêu cái hôm nay.

- Nghệ thuật : dùng từ ngữ hình ảnh gần gũi với đời sống của đồng bào dân tộc ít người.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả bài số 1

 

Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

I. Chép lại đề

 

 

II. Nêu yêu cầu của đề

- Đề yêu cầu làm nổi bật nội dung gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu ngạn ngữ "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào"

 - Đề yêu cầu phải giải thích và chứng minh một vấn đề thuộc về đời sống xã hội. Sau khi vào đề. Bài viết thể hiện được nội dung qua các bước sau:

a) Giải thích khái niệm của đề bài.

- Học vấn là gì?

* Quá trình nhận thức. Đó là con nđường phấn đầu rèn luyện trong học tập, nâng cao hiểu biết của con gười.

- Chùm rễ đắng -> không ngọt ngào, diễn tả những khó khăn gian khổ mà quá trình học tập phải nếm trải.

- Hoa quả ngọt ngào -> Thành quả của học tập.

b) Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.

-Tại sao quá trình nhận thức, tu dưỡng để có học vấn phải trả qua gian khổ (rễ đắng) để có thành quả.

+ Học tập là một quá trình tự đào tạo, phải khổ luyện mới thành tài.

+ Muốn chiếm lĩnh được tri thức đòi hỏi bản thân người học phải tìm tòi, suy nghĩ, lựa chọn. Quá trình ấy không dễ dàng chút nào.


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Nhận xét bài viết của học sinh.

 

+ Học phải đi đôi với hành, phải kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Thực hành với người học đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt. Đây thực sự là quá trình thể nghiệm đời sống.

 Thực hiện tốt quá trình ấy, chúng ta sẽ đạt được họt vấn nhất định. Đấy cũng là thành quả ngọt ngào đem đến cho mình.

- Chứng minh làm rõ lí lẽ giải thích.

+ Trở thành nhà bác học vĩ đại, Ac-si-met đã khổ công như thế nào trong sự tìm tòi thực tế để rút ra kết luận "Một vật nhúng trong nước được đẩy lên với một lực bằng trọng lượng của vật".

+ Không ai sinh ra đã trở thành nhà khoa học, trở thành người thầy mà phải qua rèn luyện, tu dưỡng.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết điều này qua bài thơ tứ tuyệt:

  Gạo đem vào giã bao đau đớn

  Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

  Sống ở trên đời người cũng vậy

  Gian nan rèn luyện mới thành công.

Bác Hồ là tấm gương tu dưỡng rèn luyện trong thử thách, hi sinh mới trở thành nhà tư tưởng  không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả nhân loại.

  Vì sao trái đất nặng ân tình

  Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

Nguyễn Du phải trả qua những ngày sống gian khổ ở Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tĩnh, phải nếm trải cảnh đời đói cơm, ốm đau không có thuốc… mà trở thành một thiên tài.

- Nhiều tấm gương của những người khuyết tật, chịu khó rèn luyện để trở thành người có ích.

- Bố cục bài viết: Cách vào đề, phần thân đề, kết thúc vấn đề, xử lí kiến thức, giải thích khái niệm, giải thích vấn đề đặt ra, chứng minh làm rõ vấn đề.

- Diễn đạt, dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.

 

2

 

 

 


 

 

 

 

CA DAO THAN THÂN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

1. Qua bài học, bước đầu cảm nhận được cảnh ngộ, nỗi niềm của người phụ nữ, người nông dân thời xưa.

2. Nắm được nghệ thuật so sánh, ẩn dụ và cách sử dụng biểu tượng trong ca dao.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIÊN

-SGK, SGV

- Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp học sáng tạo, gợi tìm;  kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

 

 

I. Đọc- hiểu

1. Bài 1, 2, 3

- BÀi ca dao nói về số phận nào của người phụ nữ trong xã hội cũ? Phân tích giá trị biểu cảm của bài 1, 2.

* Sắc thái tình cảm của ba bài 1, 2, 3 có gì khác nhau?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bài 4

 

Ba bài ca dao 1, 2, 3 đều đề cập tới thân phận của người phụ nữ trong xh cũ. Họ không chủ động, có quyền quyết định hạnh phúc của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, gia đình.

- Bài ca 1, 2 đều sử dụng biện pháo so sánh tu từ. Đối tượng để so sánh là "tấm lụa đào" và "giếng giữa đàng" gợi ra vẻ đẹp vừa mềm mại, óng ả và duyên dáng của người phụ nữ, ấy thế mà "chẳng thể biết vào tay ai".

"Giếng giữa đàng" một địa điểm vừa cụ thể vừa mang tính khái quát; Giếng nước ấy vừa trong vừa mát chứ không phải là giênbgs đục. Vì giếng đục  thì chẳng "người khôn" nào rửa mặt cả. Sự so sánh của hai bài chung quy là khẳng định vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giản dị của người phụ nữ hiện có. Nhưng thật xót xa cả hai người phụ nữ trong hai bài ca đều không tự chủ động và có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Tấm lụa đào hoàn toàn phụ thuộc vào ngươiù mua ở chợ. Cũng như vậy, giếng nước giữa đành làm sao ngăn cấm người qua lại, ai người rữa mặt , ai người rửa chân?

-Sắc thái tình cảm ở ba bài có khác nhau. Nếu ở bài một và hai, người phụ nữ không quyết định được số phận của mình thì bài ba lại thể hiện tình cảm, tiếng nói của người con gái phải lấy chồng quá sớm (tảo hôn)


Mối liên hệ giữa hai câu đầu vaqf câu thơ cuối. Qua tâm trạng của nhân vật trữ tình hãy phân tích mâu thuẫn đáng thương giữa niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi và thân phận người con gái trong xh phong kiến ngày xưa. Những hình ảnh so sánh khác nhau thể hiện sắc thái khác nhau như thế nào trong những nỗi sợ của người con gái.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bài 5

-Phân tích tính cách con cò trong bàì ca dao. Giải thích nghĩa cụm từ "tôi có lòng nào" và hình ảnh ẩn dụ "nước trong", "nước đục". Tâm sự của con cò thể hiện điều gì? Con cò thường là hình ảnh biểu tượng của ai? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hai câu dầu "Hòn đá…sương sa" và bốn câu cuối co smối liên hệ với nhau. Hai câu đầu mượn vật thể thiên nhiên bộc lộ tâm sự thầm kín. Hòn đá rắn chắc kia cũng thay đổi theo năm tháng huống hồ tuổi xuân con người. Đặc biêt, lại là con gái. Cái già sẽ sồng sộc theo sau. Nhưng cái đáng sợ nhất sẽ là bản thân cô gái khao khát hạnh phúc "muốn kết nghĩa giao hoà", "kết tóc ở đời" nhưng lại không dám nói ra . Có phải vì không xấu hổ chăng? Không! Bao lấy cô là sợ cha, sợ mẹ và sợ cả tình cảm của chàng trai nữa. Thân phận người con gái là vậy. Khao khát hạnh phúc có nhiều àm mình không thể tự quyết định được. Sợ thì sợ đấy mà thương thì vẫn cứ thương. Điều này đã trở thành bi kịch của người phụ nữ trong xh phong kiến, yêu thương, khao khát mà lo sợ thì cứ ám ảnh. Thật đáng thương…

-Bài ca sử dụng hình ảnh so sánh khác nhau để thể hiện nỗi sợ của cô gái

+"Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời"

Nỗi sợ cha, me được so sánh với biển( rộng), trời(cao) bởi trong xh quyền uy cha mẹ  "đặt đâu con ngồi ấy".Song nối sợ về tình cảm chàng trai mới đáng nói: "Sợ rằng mây bạc trên trời mau tan". Bạc có nghĩa là mỏng. Hình ảnh "mây bạc" được lấy làm ẩn dụ chỉ tình yêu của chàng trai đẹp đấy nhưng mỏng manh không bền chặt. Đây mới chỉ là nỗi lo sợ nhất về sự không bền chặt. Tuy nỗi lo sợ ấy không bằng biển, bằng trời nhưng nó ám ảnh, nó quyết định cuộc đời, thân phận của cô gái.

- Hai câu ca dao đầu "Con cò…xuống ao"

Mới đọc ta thấy một nghịch cảnh. Cò thường kiếm ăn ban ngày, không kiếm ăn ban đêm. Con người phải đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt lại gặp phải chuyện rủi ro, không may mắn. Người nông dân xưa phải đi làm thuê, làm mướn ở phương xa. Họ tranh thủ làm cả đêm nữa để tăng tiền công, tiền thưởng. Song họ gặp chuyện chẳng làng.

-Cụm từ "Tôi có lòng nào" đặt với câu trước nó "Ông ơi! Ông vơt tôi nao". Đây là tiếng kêu cớu, bầy tỏ lòng chân thật không có điều gì gian dối, ẩn khuất trong việc kiếm ăn của chú cò này.

Những ẩn dụ "nước trong", "nước đục" như muốn khẳng định nếu phải chết cũng phải chọn cái chết trong sạch, không chịu chết trong nhơ bẩn, lem luốc để tiếng ở đời. -- Con cò thường là hình là hình ảnh biểu tượng cho người nông dân. Đây là hình ảnh người nông dân hàng ngày vất vả.

 

nguon VI OLET