Tuần :2 - Tiết : 5
Ngày dạy: 27/ 8/

THÁNH GIÓNG
(Truyền thuyết)
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
Hoạt động 1, 2:
Học sinh biết: Nhân vật, sự kiện; cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
Hoạt động 3, 4:
Học sinh hiểu: Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
1.2.Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được:
+ Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
+ Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
- Học sinh thực hiện thành thạo:
+ Đọc - Hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
1.3.Thái độ:
HS có thói quen: Tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta,
HS có tính cách: Có tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với nước.
(Tích giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Về quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc của sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
(Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: cách sử dụng sáng tạo vũ khí tự tạo của nhân dân trong chiến tranh: gậy tre, chông tre.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Tranh về Thánh Gióng: Gióng ba tuổi không biết nói không biết cười, Gióng gọi sứ giả, Gióng nhổ tre đánh giặc, Gióng bay về trời.
3.2.Học sinh: Đọc, tìm hiểu phần chú thích, nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút
:
4.2.Kiểm tra miệng:5 phút
Câu hỏi kiểm tra bài cũ:
Câu 1:Truyền thuyết là gì? (4đ)
( Truyện dân gian kể về kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo…
Câu 2:Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”giải thích điều gì? (2đ)
( Nguồn gốâc của dân tộc Việt Nam.
Câu 3:Tìm hiểu văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” em biết được điều gì? (3đ)
Nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đề cao lao động, nghề nông thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên…
Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Câu 4:Hôm nay chúng ta học bài gì? Kể tên các nhân vật trong truyện? Ai là nhân vật chính? ( 1đ )
Bà mẹ, sứ giả, nhà vua, Gióng…
4.3.Tiến trình bài học:

Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học

( Giới thiệu bài: Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện tiêu biểu và độc đáo chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi. giúp các em hiểu rõ hơn nội dung này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu văn bản. (1 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản.( 8 phút)
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc. Nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Giáo viên kiểm tra học sinh việc nắm nghĩa từ khó và từ loại của một số từ :1ø, 2,4, 6,10,11,17,18,19.
Theo em, văn bản này có thể chia bố cục như thế nào?
Phần 1:”Tục truyền…nằm đấy”
Phần 2:”Bấy giờ…cứu nước”
Phần 3:”Giặc đã…lên trời”
Phần 4: Còn lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. (10 phút)
Kể tên các nhân vật trong truyện? Ai là nhân vật chính?
Bà mẹ, sứ giả, nhà vua, Gióng…
Tìm và nêu những chi tiết nói về Gióng mang tính chất tưởng tưởng, kì ảo?
Ra đời, lớn lên, đánh giặc, bay về trời…
Giáo viên ghi câu hỏi 2/22 trong bảng phụ yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của những chi tiết tiêu biểu.
Giáo viên treo tranh và thiệu nội
nguon VI OLET