Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

Tiết 1 Bài 1 Văn bản       CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

                                                                  - Theo Lý Lan -

Ngµy so¹n: ...........................

Ngày dạy:..../....../.............Lớp:..…Sĩ số: .....Vắng……………...........................

Ngày dạy:..../....../.............Lớp:..…Sĩ số: .....Vắng……………...........................

Ngày dạy:..../....../.............Lớp:..…Sĩ số: .....Vắng……………...........................

 

1. Mục tiêu.

a) Về kiến thức.

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trươc ngày khai trường.

- Tình cảm của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trư­ờng đối với gia đình mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng. Lời văn biểu hiện tâm trạng của ng­ười mẹ đối với con.

b) Về kỹ năng.

- Đọc hiểu vb viết nh­ư những dòng nhật ký của mẹ, phân tích một số chi tiết để diễn tả tâm trạng của ng­ười mẹ cho đêm chuẩn bị cho ngày khai giảng đầu tiên của con, liên hệ vận dụng khi viết một văn bản nhật dụng.

c) Về thái độ.

- Giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình , nhà tr­ường.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị gi¸o viªn: So¹n gi¸o ¸n.

b) Chuẩn bị của häc sinh: So¹n bµi.

3. Phương pháp dạy học: Quy nạp, phân tích tình huống, thảo luận, thục hành

4. Tiến trình dạy học.

a) Ổn định tổ chức lớp (1’)

b)Kiểm tra bài cũ (không)

*Đặt vẫn đề vào bài mới (1’) Em còn nhớ ngày đầu tiên đến trường của mình như thế nào không? Tâm trạng của em và cả nhà như thế nào? Đặc biệt là mẹ?

c) Dạy nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (4’)

 

 

? Hãy nêu xuất xứ của văn bản “ Cổng trường mở ra”?

 

Hoạt động 2. Đọc- hiểu văn bản: (30’)

- GV nêu yêu cầu giọng đọc: Dịu dàng, chậm rãi, tình cảm.

- GV đọc mẫu 1 đoạn.

- HS đọc

- GV nhận xét giọng đọc của HS.

I, Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả SGK

2. Tác phẩm

- Văn bản “Cổng trường mở ra” là văn bản nhật dụng.

- Văn bản là bút kí trích từ báo “ Yêu trẻ”.

II, Đọc- hiểu văn bản:

1, Đọc:

 

 

 

 

 

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

- HS đọc phần chú thích SGK-8.

? Trong văn bản có nhân vật ko? Nhân vật chính là ai? Văn bản kể theo ngôi thứ mấy?

- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, mẹ và người con là nhân vật chính.

? Văn bản viết về vấn đề gì?

? Theo em VB được chia làm mấy đoạn? nêu giới hạn và nội dung khái quát của từng đoạn?

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ thế giới mà mẹ vừa bước vào”.

-> Nỗi lòng của người mẹ.

- Đoạn 2: Phần còn lại.

-> Cảm nghĩ của người mẹ về giáo dục.

- GV chuyển ý.

 

? Những chi tiết nào diễn tả cảm xúc vui sướng của người con?

- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như… gương mặt thanh thoát..”

H: Những chi tiết nào diễn tả nỗi mừng vui, hi vọng, lo lắng của người mẹ?

 

H: Em có nhận xét gì về tâm trạng của người mẹ và con ( có gì khác nhau)?

- Mẹ : Thao thức ko ngủ được, lo lắng, suy nghĩ triền miên.

- Con: Ngủ dễ dàng, thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư…

? Tg đã sd BPNT gì?

? Theo em vì sao người mẹ lại ko ngủ được?

- Vì mẹ luôn lo lắng, yêu thương con….

? Trong đêm ko ngủ được ấy người mẹ đã làm gì cho con?

 

 

 

 

? Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố NT gì? Qua những cử chỉ của mẹ em cảm nhận được gì?

 

 

2, Giải thích từ khó:( SGK-8 ).

 

 

 

 

 

3, Đại ý:

- Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.

4, Bố cục:

- Gồm 2 đoạn.

 

 

 

 

 

5, Phân tích :

a, Nỗi lòng của người mẹ:

 

 

 

- Tâm trạng của mẹ:

+ “ Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc … Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học”.

 

 

 

 

 

->Bằng NT so sánh tg đã cho thấy tâm trạng lo lắng, hồi hộp, suy nghĩ triền miên của người mẹ

 

 

- Những việc làm của mẹ:

+ “ Mẹ đắp mền cho con, buông mùng,ém góc cẩn thận”.

+ “Nhìn con ngủ”.

+ “Xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”.

->NT miêu tả tg đã biểu hiện rõ sự hi sinh thầm lặng của mẹ, một lòng vì đứa con yêu.

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

 

? Trong đêm ko ngủ, tâm trí mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ nào? Mẹ nhớ đến ai?

- Mẹ nhớ bà ngoại dắt mẹ vào lớp 1, nhớ lại tâm trạng hồi hộp trước cổng trường…

 

 

 

? Hãy nhận xét cách dùng từ trong đoạn văn? Dùng từ như vậy có tác dụng gì?

? Trong đêm ko ngủ có phải người mẹ nói với con không? Hay người mẹ đang tâm sự cùng ai?

- Người mẹ không  nói với ai cả mà đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình.

? Cách viết này có tác dụng gì?

- Cách viết này làm nổi bật tâm trạng,khắc họa tâm tư tình cảm của người mẹ.

-> Qua tâm trạng của người mẹ chúng ta có thể hiểu rằng người mẹ nhớ những kỉ niệm xưa, không chỉ để sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn ghi vào lòng con những kỉ niệm đẹp ấy. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời,khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm giác xao xuyến, bâng khuâng của ngày đầu tiên cắp sách tới trường.

? NT sd trong đoạn văn? Qua tất cả những chi tiết trên cho em hình dung về 1 người mẹ ntn?

 

 

? Ngoài những cảm xúc, tâm trạng ấy, trong đêm ko ngủ người mẹ còn nghĩ đến điều gì?

- Nghĩ đến vấn đề giáo dục.

? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

 

 

 

 

- Kỉ niệm quá khứ:

+ “ Khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”.

+ “ Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà… bước vào”.

-> Dùng từ láy liên tiếp để gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ, nhớ thương bà ngoại, nhớ mái trường xưa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> NT tự sự, miêu tả, biểu cảm, so sánh, sử dụng nhiều từ láy cho thấy người mẹ vô cùng thương yêu người thân, sẵn sàng hi sinh vì con cái, tin tưởng vào tương lai của con.

 

 

 

 

 

 

 

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

? Câu văn này có ý nghĩa gì? Vì sao?

- không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì GD quyết định tương lai của đất nước.

- GV y/c HS thảo luận:

? Trong đoạn kết người mẹ đã nói với con: “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

- Là tri thức, tình cảm, đạo lí, cách sống…

? Câu nói này có ý nghĩa gì?

- GV: Một thế giới kì diệu mà nhà trường đã mở racho chúng ta là bao điều mới mẻ, rộng lớn về tri thức văn hóa, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta những tư tưởng, tình cảm đẹp đẽ về đạo lí làm người, về tình bạn, tình thầy trèo, về tấm lòng yêu thương con người để ko ngừng vươn lên, để phát triển thể lực, phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp.

Hoạt động 3. Tổng kết (5’)

? Văn bản “ Cổng trường mở ra” được biểu đạt bằng những phương thức nào? Tác dụng?

- Kết hợp hài hòa giữa tự sự, biểu cảm, miêu tả làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn của người mẹ.

? NT miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật có gì đáng chú ý?

- MT qua nhiều hình thức: MT trực tiếp, qua so sánh, hồi ức, ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình.

? Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ và nhà trường? Văn bản đã cho em bài học gì?

- HS đọc ghi nhớ SGK-9.

 

b, Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục:

 

 

-“ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một… hàng dặm sau này”.

 

 

 

 

 

 

-> Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường, tin tưởng ở sự nghiệp GD và khích lệ con đến trường học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Kết hợp hài hòa giữa tự sự, biểu cảm, miêu tả làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn của người mẹ.

- MT qua nhiều hình thức: MT trực tiếp, qua so sánh, hồi ức, ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình.

 

 

 

 

2 Nội dung

 

 

* Ghi nhớ SGK/9

 

d) Củng cè, luyện tập (2’)

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

? Hãy quan sát bức tranh trong SGK, minh họa cảnh gì? Hãy miêu tả lại cảnh đó?

? Hãy nhớ và viết thành đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình?

e) Hướng dÉn học sinh tự học ở nhà (2’)

- Học bài, làm bài tập.

- Soạn bài “ Mẹ tôi”.

5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

Tiết 2, Bai 1             Văn bản:       MẸ TÔI

                                                                ( Ét-môn- đô đơ A- Mi-Xi)

 

Ngày soạn:..............................

Ngày dạy:..../…/….........tại lớp:..…sỹ số HS:..….vắng………………..................

Ngày dạy:..../…/….........tại lớp:..…sỹ số HS:..….vắng………………..................

Ngày dạy:..../…/….........tại lớp:..…sỹ số HS:..….vắng………………..................

 

1. Mục tiêu.

a) Về kiến thức:

- Qua bức thư của bố, qua tâm trạng của người cha trước lỗi lầm của đứa con đối với mẹ, tác giả muốn những đúa con khắc sâu trong lòng rằng : Mẹ là người đáng kính, đáng yêu. Phạm lỗi với mẹ là một trong những lỗi đáng trách, đáng lên án, đáng ân hận nhất. Cách giáo dục nghiêm khắc nhưng tế nhị, có lí, có tình của người cha.

- Những lời nhắn nhủ và thái độ của người cha trước lỗi lầm của người con.

b) Về kỹ năng.

- Rèn các kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết.

- Kĩ năng sống: Tư duy, tự nhận thức.

c) Về thái độ.

- Giáo dục HS yêu thương cha mẹ, hiểu được tình mẫu tử là thiêng liêng, sâu nặng.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, có trách nhiệm trước những việc làm của bản thân.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

a) Chuẩn bị của GV. Bài soạn, SGK, SGV.

b) Chuẩn bị của HS. Vở soạn SGK.

3. Phương pháp giảng dạy: Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích, tích hợp, quy nạp.

4. Tiến trình bài dạy.

a) Ổn định tổ chức lớp học: (1’)

b) Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Qua văn bản “ Cổng trường mở ra” em rút ra bài học gì?

 - Đặt vẫn đề vào bài  mới.(1’) Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng ko phải khi nào ta cũng ý thức được hết điều đó. Chỉ khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra. Bài văn “ Mẹ tôi” Sẽ cho ta thấy điều đó.

c) Dạy nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm (5’)

- GV: Y/c HS đọc chú thích *, SGK-11.

? Hãy nêu vài nết về tác giả?

 

? Ông thường viết về đề tài gì?

 

 

? Hãy nêu xuất xứ của văn bản?

 

 

Hoạt động  2. Đọc- hiểu văn bản (25’)

- GV nêu yêu cầu giọng đọc: Chậm rãi, tình cảm, rõ ràng, tha thiết.

- GV đọc mẫu 1 đoạn.

- HS đọc

- GV nhận xét giọng đọc của HS.

Tóm tắt: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vửa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô…Trước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.

- HS đọc phần chú thích SGK-11.

- GV giải thích kĩ 3 từ:

+ Khổ hình: hình phạt nặng nề, tàn nhẫn làm cho thể xác đau đớn kéo dài.

+ Vong ân bội nghĩa: quyên ơn, trái với đạo nghĩa.

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

 

1. Tác giả:

 

- Ét-môn-đô đơ A- mi-xi ( 1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a.

-  Ông thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường, về những tấm lòng nhân hậu.

2. Tác phẩm:

- Văn bản được trích trong tập “ Những tấm lòng cao cả”.

II, Đọc- hiểu văn bản:

 

1, Đọc- tóm tắt

- Đọc

 

 

 

- Tóm tắt

 

 

 

 

 

 

 

 

2, Giải thích từ khó:( SGK-11).

 

 

 

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

+ Bội bạc: phản lại người tốt, người đã từng có ơn, từng giúp đỡ mình.

? Văn bản thể hiện nội dung gì?

 

 

? Theo em văn bản được chia làm mấy đoạn? Nêu giới hạn và nội dung khái quát của từng đoạn?

- Đoạn 1: Từ đầu -> là ngày con mất mẹ.

-> Hình ảnh người mẹ.

- Đoạn 2: Tiếp-> chà đạp lên tình yêu thương đó.

-> Những lời nhắn nhủ dành cho con.

- Đoạn 3: Còn lại.

-> Thái độ dứt khoát của cha trước lỗi lầm của người con.

 

? Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “ Mẹ tôi”?

- Nhan đề là của tác giả đặt cho đoạn trích. Tuy người mẹ ko xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.

? Theo dõi phần đầu văn bản ,em thấy En-ri-cô đã mắc lỗi gì?

? Em có suy nghĩ gì về lỗi lầm của En-ri cô?

 

? Tìm những chi tiết nói về thái độ của người bố đối với En-ri-cô?

 

 

 

 

? Để diễn tả được tâm trạng của người cha Tg đã sd phương thức biểu đạt nào?  Phương thức biểu cảm được diễn đạt thong qua những kiểu câu nào? Tác dụng của BPNT đó?

? Những chi tiết trên đã thể hiện được thái độ gì của người bố? Em có đồng tình với thái độ của người bố ko?( HS tự bộc lộ)

 

 

 

3, Đại ý: Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm và những suy nghĩ của người bố khi con mắc lỗi.

4, Bố cục:

- Gồm 3 đoạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5, Phân tích :

 

 

 

 

 

 

 

 

a, Lỗi lầm của En-ri-cô.

 

- Vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo.

-> Đây là việc làm sai trái, xúc phạm tới mẹ.

b, Thái độ của người bố:

- “ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!”

-“…Bố ko nén được cơn tức giận đối với con”

- “ Con mà xúc phạm đến mẹ con ư?”

->Phương thức biểu cảm được diễn đạt bằng các kiểu câu cảm thán, nghi vấn làm cho lời văn trở nên linh hoạt, sinh động, dễ đi vào lòng người. Qua đó thể hiện thái độ buồn bã, đau đớn và tức giận của ngươi cha.

 

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

 ? Trong thư người bố đã gợi lại những việc làm những t/c của mẹ dành cho En-ri-cô. Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ?

? Khi nói về người mẹ tác giả đã sd phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt đó có tác dụng gì?

? Qua lời kể của người cha, em cảm nhận được điều gì về người mẹ?

- GV: Người mẹ của En ri cô cũng như bao người mẹ trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc, nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, sẵn sàng hi sinh tát cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả.

- Tiếp sau những lời ca ngợi về người mẹ tg đã p.tích mối quan hệ ruột thịt,gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En ri cô.( HS đọc đoạn văn 3,4 SGK-10).

? Người bố đã khuyên En-ri-cô những gì?

 

 

 

 

? Em có nhận xét gì cách sử dụng câu văn ở đoạn này? Tác dụng của cách dùng đó? Qua đó em tháy bố của En-ri-cô là người như thế nào?

? Tại sao người cha không trực tiếp nói với con mà lại viết thư?

- Đó là tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi ko nói trực tiếp được. Viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vứa giữ được kín đáo ko làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.

   Thảo luận

? Theo em điều gì đã khiến cho En-ri- cô “ xúc động vô cùng” khi đọc thư bố?

 

 

c, Hình ảnh người mẹ:

- “ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi… có thể mất con”.

-“ Sẵn sàng bỏ hết… cứu sống con”.

-> Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả làm nổi bật tâm trạng của người mẹ hết lòng thương yêu con, sẵn sàng quên mình vì con.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Lời khuyên của bố:

- Ko bao giờ được thốt ra những lời nói nặng với mẹ, con phải xin lỗi mẹ…

- Con hãy cầu xin mẹ hôn con,để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết  vong ân bội nghĩa trên trán con.

-> Sử dụng câu cầu khiến làm cho lời văn rõ ràng, dứt khoát. Cho thấy bố En-ri-cô là người nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu sâu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

Hãy tìm hiểu và lựa chon những lí do mà em cho là đúng ( SGK-12).

? Văn bản này được biểu đạt bằng những p. thức nào? P. thức nào là chính?

- Viết thư để biểu cảm( tự sự- miêu tả- biểu cảm).

? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt câu văn của tg?

- Diễn đạt bằng nhiều kiểu câu: trần thuật, cảm thán, cầu khiến, nghi vấn làm cho lời văn trở nên linh hoạt, dễ đi vào lòng người.

? Nhà văn đã gửi đến chúng ta thông điệp gì?

GV :Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả.

Amixi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo đạo làm con

Hoạt động 3. Tổng kết.(5’)

- HS đọc ghi nhớ SGK-12.

? Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản?

- Sáng tạo lên hoàn cảnh xảy ra chuyện En –ri-cô mắc lỗi với mẹ.

- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết tiêu biểu.

- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.

Nội dung:

- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.

- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

? Nêu giá trị nội dung của văn bản?

* HS đọc ghi nhớ SGK/12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết:

 

 

1. Nghệ thuật:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nội dung.

* Ghi nhớ SGK/12

d) Củng cố, luyện tập (2’)

? Văn bản đã giúp em rút ra bài học gì?

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

e) Hướng dẫn học sinh tụ học ỏ nhà (2’)

- Học bài,làm bài tập.

- Chuẩn bị bài “ Từ ghép”.

5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

Tiết 3, Bài 1    Tiếng việt        TỪ GHÉP

 

Ngày soạn:..............................

Ngày dạy:..../…/….........tại lớp:..…sỹ số HS:..….vắng………………..................

Ngày dạy:..../…/….........tại lớp:..…sỹ số HS:..….vắng………………..................

Ngày dạy:..../…/….........tại lớp:..…sỹ số HS:..….vắng………………..................

 

1. Mục tiêu.

a) Về kiến thức.

- Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.

- Các loại từ ghép.

b) Về kỹ năng.

- Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép.

- Vận dụng được từ ghép trong nói và viết.

c) Về thái độ.

- Giáo dục HS giữ gìn, bảo vệ Tiếng việt, có ý thức sử dụng Tiếng việt đúng.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

a) Chuẩn bị của GV. Bài soạn, SGK, SGV.

b) Chuẩn bị của HS. Vở soạn, SGK

3. Phương pháp giảng dạy.

- Nêu vấn đề, gợi mở, tích hợp, quy nạp, phân tích ngôn ngữ.

4. Tiến trình bài dạy.

a) Ổn định tổ chức lớp học. (1’)

b) Kiểm tra bài cũ. (4’)

 - Đặt vẫn đề vào bài  mới. (1’) Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, từ ghép là từ phức gồm 2 tiếng trở lên có quan hệ với nhau về nghĩa, từ lay là từ phức gồm 2 tiếng trở lên các tiếng trong từ có quan hệ lặp. Từ phức có 2 loại: từ ghép và từ láy. Từ ghép có 2 loại là từ ghépđẳng lập và từ ghép chính phụ. Giờ học hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.

c) Dạy nội dung bài mới.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017


Trường THCS Mông Ân                                                                                                                      Ngữ Văn 7

Hoạt động 1 Các loại từ ghép (10')

 

- Y/c HS đọc VD, SGK-13,14.

? Hãy xác định tiếng chính và tiếng phụ trong 2 từ “ bà ngoại” và “ thơm phức”? Trật tự sắp xếp ntn?

 

 

 

 

? Vai trò của tiếng phụ đối với tiếng chính như thế nào?

 

 

 

 

 

? Trong 2 từ “ quần áo”, “trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ được ko?

? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa bốn từ ghép trên?

- Đều là từ ghép có 2 tiếng.

- Khác: Bà ngoại, thơm phức có tiếng chính và tiếng phụ. Còn hai từ còn lại không có tiếng chính và phụ mà bình đẳng về mặt ngữ pháp.

? Qua tìm hiểu VD, em hãy cho biết có mấy loại từ ghép? Đó là những loại nào?

- HS đọc ghi nhớ SGK-14.

- GV đưa bài tạp nhanh.

? Tìm một số từ ghép chính phụ, đẳng lập?

- C-P: Bà nội, nhà khách, xanh biếc, đỏ thắm…

- ĐL: Sách vở, bút thước…

Hoạt động 2. Nghĩa của từ ghép (10')

- HS đọc VD ,SGK-14.

 

 

? So sánh nghĩa của 2 cặp từ?

 

 

 

  I. Các loại từ ghép:

   1. Ví dụ ( SGK-13,14)

 

   2. Nhận xét:

    a, Ví dụ 1.

      - ngoại.

         C     P

      - Thơm phức.

          C        P

      - Trật tự sắp xếp: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

 

      - Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

     => Từ ghép chính phụ.

     b, Ví dụ 2.

      - “ Quần áo”, “trầm bổng” ko phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp.

     => Từ ghép đẳng lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Ghi nhớ :( SGK-14).

 

 

 

 

 

 

 

II. Nghĩa của từ ghép:

  1.Ví dụ: (SGK-14)

 

  2. Nhận xét:

   a. Ví dụ 1 :

    - Bà- bà ngoại.

     + Giống nhau: đều chỉ người phụ nữ lớn tuổi.

 

1

GV: Lầu Văn Can                                                                                                             Năm học 2016-2017

nguon VI OLET