Giáo án ngữ văn 7               Năm học 2015-2016

Ngµy so¹n:  10 / 09 / 2015

TIẾT 9 :   NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

   1/ Kiến thức:

          - Khái niệm về ca dao dân ca

          - Nội dung ý nghĩa  về một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình

    2/ Kỹ năng:

          - Đọc hiểu và phân tích ca dao , dân ca trữ tình

           - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh , ẩn dụ , những mô típ quen thuộc  trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình

3/ Thái độ:

           - Giáo dục tình yêu ca dao dân ca VN.Tình yêu thương đối với gia đình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phân tích đàm thoại, thảo luận nhóm.

- KTDH: Động não.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phï hîp víi HS. Soạn bài sưu tầm thêm tài liệu phục vụ bài giảng.

  2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk. Sưu tầm thêm một số bài ca dao thuộc chủ đề này.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

? Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có mấy cuộc chia tay, cuộc chia tay nào làm em xúc động? Vì sao?

2. Bài mới

* Đặt vấn đề:

- Nhớ và đọc lại một câu ca dao mà em đã học ở tiểu học? Vì sao những câu ấy được gọi là ca dao? (Người sang tác? Thể thơ? Cách thức lưu truyền ?)

- Em có thuộc một làn điệu dân ca nào không? Nêu rõ làn điệu đó? Nếu có thể em hát một  vài câu cho các bạn nghe?

Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

 

(Gọi h/s đọc chú thích).

Em hiểu thế nào là ca dao, dân ca?

 

 

 

 

 

(Gv đọc mẫu -> gọi h/s đọc).(Giải thích chú thích 1,6).

I. Tìm hiểu chung

1.  Khái niệm ca dao, dân ca:

- Ca dao, dân ca: là những bài thơ bài hát trữ  tình dân gian của quần chúng nhân dân, do nhân dân sáng tác, diển tả đời sống nội tâm của con người.

- Ca dao: là phần lời của bài ca có thể đọc

như thơ trữ tình.

- Dân ca: là phần lời kết hợp phần nhạc.

2 - Đọc tìm hiểu chí thích :

a- Đọc :

b- Chú thích:

Hoạt động 2 : II - Tìm hiểu văn bản:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

- Lời của bài ca là lời của ai,  nói với ai?.

- Thể loại cụ thể của lời ca là gì? Vì  sao em biết?

-> Hát ru, nhịp 2/2/2 thể hiện điều đó. Câu đầu là câu hát mở đầu thường gặp của loại bài hát ru em, ru con.

- Biện pháp nt quen thuộc nào được sử dụng trong 2 câu tiếp theo.

- Lối ví von ấy đặc sắc ntn?

Tìm những câu ca dao tương tự?.

Hai hình ảnh núi và biển đều được nhắc lại 2 lần có ý nghĩa  biểu tượng của văn hoá Phương Đông.

- Câu cuối cùng khuyên con cái điều gì?.

-> Lời khuyên dạy con cái khi đã thấm thía công ơn, nghĩa tình cao sâu của cha mẹ.

 

- Tình cảm anh em trong bài  4 được diễn tả ntn?.

- Bài ca nhắc nhở chúng ta điều gì?

II- Tìm hiểu văn bản:
1- Bài ca dao 1

- Lời của mẹ khi ru con nói với con.

- Ngắt nhịp: 2/2/2 thường gặp của loại bài hát ru .

 

 

 

- So sánh ví von quen thuộc :

Công cha - núi ngất trời

Nghĩa mẹ - nước biển Đông.

-> To lớn không cùng, vĩnh hằng

 

 

=> Diễn tả công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao ấy.

2) Bài ca 4

- Cùng chung cha mẹ, một nhà, sướng khổ có nhau.

- So sánh : Như tay chân -> sự gắn bó thiêng liêng.

(=> Đùm bọc, đỡ đần).

=> Anh em phải hoà thuận để cha mẹ vui lòng, phải biết  nương tựa vào nhau.

Hoạt động  3: Ý nghĩa văn bản

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

(Thảo luận nhóm):

?em cảm nhận được vẻ đẹp cao quý nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta qua 4 bài ca dao trên?

1- Những biện pháp nghê thuật nào được sử dụng trong cả 4 bài ca trên?

III. Ý nghĩa văn bản

1.Nội dung.

- Coi trong công ơn và tình nghĩa trong các mối quan hệ gđ.

-

2 Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát.

- Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.

- Hình ảnh truyền thống quen thuộc.

* Ghi nhớ:

Hoạt động 4 : Luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

IV- Luyện tập

1- Tình cảm diễn tả trong 4 bài là tình cảm giađình.

2- Đọc thêm một số bài ca dao khác có nội dung tương tự.

3. Củng cố:

         - Hệ thống lại nội dung  toàn văn bản.

4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:

     - Nắm nội dung, ngt  của bốn bài ca dao đã học. Sưu tầm thêm một số bài  có nội dung như vậy.

     - Soạn “Những câu hát về tình yêu thương, đất nước, con  người” và sưu tầm các bài có chủ đề đó.

V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Ngµy so¹n:  08/ 09 / 2015

TIẾT 10  :    NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC,

                                                         CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

   1/ Kiến thức:

        - Nội dung , ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người

    2/ Kỹ năng:

        - Đọc hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình.

        -  Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ , những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình  về tình yêu quê hương , đất nước , con người.

3/ Thái độ:

- Giáo dục Hs tình yêu quê hương đất nước.

        - Tự hào về sự phong phú của kho tàng ca dao dân ca VN

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

       - Phân tích,thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình.

- KTDH: Động não.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phï hîp víi HS.

  2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk. Xem trước nội dung các bài ca. Sưu tầm  thêm các bài thuộc chủ đề. Một số bài ca dao dân ca cùng chủ đề.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc lòng bốn bài ca dao và nêu nội dung mỗi bài.

- Hát ru một bài ca về  tình cảm gia đình.

2. Bài mới

* Đặt vấn đề:

Ca dao dân ca là tiếng hát tâm hồn dân tộc? Tiếng hát ấy thấm đượm ơn nghĩa người thân trong những bài chúng ta vừa học. Tiếng hát ấy còn vang mãi tình cảm quê hương đất nước khi vừa học. Tiếng hát ấy vang trong bài học ca dao này.

Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

   Hs đọc văn bản

- Em hiểu gì về các địa danh sông Thương (núi Ngự) núi Đức Thánh Tân, Kiếm hồ từ chú thích sgk?.

- Trong dân gian tồn tại cả 2 câu

“Đường vô xứ Huế quanh quanh”

“Đường...................nghệ...............”

Chú thích 11 em hiểu gì về hiện tượng này?.

-> Thay đổi địa danh trong các câu ca dao là hiện tượng này gọi là dị bản. 

I. Tìm hiểu chung

1) Đọc:

 

2) Chú thích:

 

Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

- Theo em, vì sao 4 bài ca dao khác nhau có thể hợp thành một văn bản?

->Có chung chủ đề phản ánh tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- Nhận xét của em về những điểm hình thức giống nhau trong những bài ca trên?.

-> Dùng thể lục báthường xuyên diễn đạt bằng đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi.

- Những câu hát  này thuộc kiểu văn bản nào?

-> Kiểu văn bản biểu cảm bộc lộ cảm nghĩ con người.

 

- Đây là lời của mấy người?

So với các bài thì bài ca 1 có bố cục khác thế nào? (2 phần).

- Em biết bài ca dao nào khác có hình thức đối đáp?.

-> ở đâu 6 tỉnh anh ơi?

     Nam kỳ 6 tỉnh em ơi.

- Hình thức này có phổ biến không?

- Các địa danh trong bài mang những đặc điểm riêng và  chung nào?

-> Riêng: Gắn với mỗi địa phương .

Chung: đều là những nơi nỗi tiếng

- Nội dung bài giảng ca dao toát lên ý nghĩa gì?
- 2 câu mở đầu của bài ca có cấu tạo đặc biệt như thế nào?.

-> Ngôn ngữ, nhịp điệu của dòng sau lặp và đảo lại dòng lời trước, tạo 2 vế đối  xứng.

- Phép lặp, đảo, đổi đó có ý nghĩa gì trong việc gợi  hình, gợi cảm?.

 

- Hình ảnh so sánh “Thân em ........dòng” có sức  gợi cảm như thế nào?

- Cả bài ca phản ánh vẻ đẹp nào?

 

-Từ vẻ đẹp đó, bài ca toát lên những tình cảm nào dành cho quê hương và con người?.

- Các tiếng “ni” “tê” cho biết xuất sứ của bài ca. Nhưng phải chăng tình cảm trong bài ca này chỉ bó hẹp ở miền Trung không?.

-> Không bó hẹp vì bài ca mở rộng thêm tình yêu ở mỗi người.

1- Giá trị nội dung nổi bật cuả những câu hát này là gì? (Thảo luận nhóm).

II- Tìm hiểu văn bản:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1) Bài ca 1:

- Lời của 2 người: người hỏi và người đáp.

-  Có 6 hình thức đối đáp nhưng không phổ biến).

 

 

 

- Đặc sắc của mỗi vùng nhưng đều là những di sản văn hóa lịch sử nổi tiếng của nước ta.

 

=> Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm yêu quý, tự hào vẽ đẹp văn hoá lịch sử dân tộc .

2) Bài ca 4:

 

 

 

 

- Phép lặp, đảo, đối xứng ở 2 dòng đầu gợi tả không gian rộng lớn của cánh đồng, biểu hiện cảm xúc hân hoan của lòng người .

- Hình ảnh so sánh gợi tả sức sống đầy hứa hẹn của người thôn nữ .

- Vẻ đẹp cảnh sắc đồng quê và con người.

 

=> Biểu hiện tình  cảm yêu qúy tự hào, lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương .

Hoạt động 3 : Ý nghĩa văn bản:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

2- Giá trị hình thức nổi bật của văn bản này là gì?

3- Từ tình cảm đó, nét đẹp nào của tâm hồn dân tộc được bộc lộ.

 

III. Ý nghĩa văn bản:

- Phản ánh tình yêu và lòng tự hào chân thành tinh tế sâu sắc của nhân dân ta trước vẻ đẹp quê hương, đất nước , con người.

- Dùng hình thức đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi.

- Bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn dân tộc: gắn bó thuỷ chung với quê hương,  đất nước.

3. Củng cố:

       - Nêu chủ đề chung của toàn bài ca dao.

       - Đọc lại ghi nhớ : ( SGK )

4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:

      - Học thuộc lòng 4 bài ca dao,nắm nội dung từng bài

        - Tìm thêm một số bài ca dao có nội dung  tương tự để học thuộc .

- Đọc bài từ láy.Trả lời hệ thống câu hỏi sgk

V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


Ngµy so¹n:  16 / 09 / 2014

TIẾT 11:      TỪ LÁY

I. MỤC TIÊU

   1/ Kiến thức:

- Khái niện từ láy

- Các loại từ láy :

    2/ Kỹ năng:

- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản

- Hiểu nghĩa và biét cách sử dụng  một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng , biểu cảm , để nói giảm hoặc nhấn mạnh

3/ Thái độ:

     - Giáo dục ý thức sử dụng   từ láy khi nói,viết.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Quy nạp, thảo luận, phân tích.

- KTDH: Động não.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phï hîp víi HS. Soạn bài + bảng phụ ghi các ví dụ.

  2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ.

2. Bài mới

* Đặt vấn đề:

Gọi h/s nhắc lại khái niệm từ láy đã học ở lớp 6 -> giáo viên nêu khái quát nội dung bài giảng học mới.

Hoạt động 1 : Các loại từ láy:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

(Gọi h/s đọc các ví dụ ở bảng phụ)

- Những từ láy trên có đặc điểm âm thanh gì giống nhau khác nhau?.

 

- Dựa vào kết qủa phân tích trên, hãy phân loại các từ láy?

I. Các loại từ láy:

1) Ví dụ: (sgk)

a- Đăm đăm: tiếng láy lặp lại hoàn toàn tiếng gốc-> láy toàn bộ.

b- Mếu máo:            Biến âm để tạo nên

liêu xiêu:                 sự hài hoà về vần và thanh điệu -> láy bộ phận.

+ (Gọi h/s đọc ví dụ C)

- Vì sao các từ láy trên không nói được là bật bật, thẳm thẳm?.

- Có mấy loại từ láy, chúng phân bịêt với nhau ntn? Cho ví dụ?.

* Bài tập nhanh: (2 nhóm).

Cho  các từ láy: Bon bon, mờ mờ, xanh xanh, lặng lặng, cưng cứng, tím tím, nho nhỏ, quặm quặm, ngóng ngóng.

1- Tìm  các từ láy toàn bộ không biến âm?

-> Bon bon, xanh xanh, mờ mờ.

2- Tìm các từ láy các bộ phận biến âm -> quặm quặm, tím tím, cưng cứng, nho nhỏ, ngong ngóng.

(Gọi h/s đọc các ví dụ).          

c- Bần bật: từ láy toàn bộ

Thăm thẳm: có biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối.

2) Ghi nhớ: (Sgk)

 

 

 

 

 

Hoạt động 2 : Nghĩa của từ láy

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

- Nghĩa của các từ láy bên được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?

- Các từ láy trong mỗi nhóm có đặc điểm gì chung về âm thanh và ý nghĩa?.

 

 

- So sánh ý nghĩa của các từ láy trên với nghĩa của các từ tiếng gốc làm cơ sở cho chúng?.

- Nghĩa của từ láy được tạo ra bằng cách nào?.

*BT nhanh: phát triển các tiếng gốc: lặng, chăm, mê... thành các từ  láy

-> Lặng: lẳng lặng, lặng lẽ, lặng lờ.

Chăm: chăm chỉ, chăm chú, chăm chút, .

Mê: mê man, mê muội, đê mê.

II- Nghĩa của từ láy

1) Ví dụ: (sgk).

a- Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu -> mô phỏng âm thanh (từ tượng thanh).

b- Lí nhí, li ti, ti hí -> miêu tả âm thanh, hình khối, độ mở của sự vật, có hình ảnh nhỏ bé.

- Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh-> miêu tả ý nghĩa của sự vật, biến đổi liên tục.

c- Mềm mại, đo đỏ -> giảm nhẹ hơn so với ý nghĩa của tiếng gốc mềm, đỏ.

2- Ghi nhớ: (sgk).

 


Hoạt động 3: Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

(Đọc văn bản từ “mẹ tôi.....thế này).

 

 

 

 

(Hướng dẫn h/s làm ở nhà)

 

III-Luyện tập:

1) Tìm từ láy, phân loại:

- Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.

- Láy bộ phận: nức nở,tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề.

2) Tạo từ láy từ các tiếng gốc.

3) Điền từ.

4) Đặt câu.

5)Các từ đó là từ ghép.

6) Nhận xét nghiã  các từ.

- Chiền: là chùa.

- Nê : đủ, đầy.

- Rớt: rơi.

- Hành: thực hành, làm

=> từ ghép.

3. Củng cố:

- Thế nào là từ láy ?

- Có mấy cách láy ?

- Nêu ý nghĩa của từ láy?

4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:

           -  Học bài .nắm nội dung vận dụng vào làm bài tập 3,4sgk

           - Nhận diện từ láy trong các văn bản đã học.

           -  Đọc bài:Quá trình tạo lập văn bản .

           -  Chuẩn bị vỡ để viết bài số 1 ở nhà.

 

V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

..........................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................


Ngµy so¹n:  17 / 09 / 2015

TIẾT 12:        QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU

   1/ Kiến thức:

- Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp .

Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

 2/ Kỹ năng:

- Có kĩ năng tạo lập văn bản đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em

- Có thói quen thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình tạo lập văn bản.

3/ Thái độ:

      - Giáo dục ý thức tạo lập văn bản khi nói,viết.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

      - Thuyết trình, đàm thoại, phân tích mẫu.

- KTDH: Động não.

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu nội dung, phương pháp giảng dạy phï hîp víi HS.

  2. Chuẩn bị của HS: Đọc. Soạn bài đầy đủ theo câu hỏi ở sgk.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Những yêu cầu về bố cục văn bản?

2. Bài mới

* Đặt vấn đề:

Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem: Các em học những kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì?  Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản thôi hay còn vì lí do nào khác nữa?

Hoạt động  1: Các bước tạo lập văn bản:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

I- Các bước tạo lập văn bản:

1- Đề bài: Em được nhà trường khen thưởng vê thành tích học tập. Em sẽ kể cho mẹ nghe em đã cố gắng ntn để có được kết quả học tập tốt như hôm nay. Em tin rằng mẹ sẽ vui và tự hào về  đứa con yêu quý của mẹ lắm.

 

 

 

 

- Trong tình huống trên em sẽ xây dựng một văn bản nói hay viết?.

- Nếu chọn văn bản nói thì văn bản ấy có nội dung gì? Nói cho ai nghe?  Để làm gì?.

 

 

 

 

- Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?

-> Khi có nhu cầu giao tiếp.

- Để tạo lập 1 văn bản như viết thư, trước tiên phải xác định những  vấn đề gì?.

- Nếu em viết thư cho bạn (để cho bạn biết thành tích học tập) hãy trả lời những câu hỏi đối với tình huống ở mục 2?.

-> Nội dung : nói về niềm vui được khen.

Đối tượng: gửi cho bạn học cũ.

Mục đích: Để bạn vui về sự tiến bộ của mình.

Gv: Khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả, trước hết phải định hướng văn bản về nội dung, đối tượng mục đích.

- Để giúp mẹ dễ dàng hiểu được những điều em muốn nói thì em cần làm những gì?.

Hướng dẫn phần thân bài:

+ Trước đây học tập chưa tốt (lý do).

+ Mỗi khi thấy bạn được khen thưởng em có suy nghĩ gì?

+ Em có quyết tâm phấn đấu ra sao?

+ Em được khen thưởng có xứng đáng hay không?.

- Xây dựng bố cục cho văn bản có ý nghĩa gì?

-> Giúp việc nói, viết chặt chẽ, mạch lạc và giúp người nghe (đọc) dễ hiểu.

- Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa .

- Trong thực tế, người ta có thể giao tiếp bằng các ý của bố cục được hay không? Vì sao? .

- > Bố cục chỉ mới là ý chính, chưa thể diễn đạt các ý cụ thể mà người nói viết muốn trình bày.

- Sau khi có bố cục ta  phải làm gì -> diễn đạt các ý đã ghi rõ trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

- Cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây?.

- Có thể coi văn bản là một sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không?.

- Nếu kiểm tra thì cần dựa  theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?

- Nêu các bước tạo lập văn bản ?

* Bước 1: Định hướng văn bản .

- Nội dung: Giải thích lí do đạt kết quả tốt trong học tập .

- Đối tượng: nói cho mẹ nghe.

- Mục đích: Để mẹ vui và tự hào về đứa con ngoan ngoãn, giỏi giang của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Bước 2: Xây dựng bố cục văn bản.

- Mở bài: Giới thiệu buổi lễ khen thưởng.

- Thân bài: Lí do em được khen thưởng.

- Kết bài: Cảm nghỉ của em.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Bước 4: Kiểm tra văn bản.

- Kiểm tra các bước 1,2,3.

- Sửa chữa sai sót, bổ sung những thiếu hụt.

2) Ghi nhớ:

Hoạt động 2 : Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

(Hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi gsk )

- Em có nhận xét gì về bản báo cáo của bạn?.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Theo em nên điều chỉnh như thế nào?.

 

 

 

 

- Văn bản của văn bản có bắt buộc phải viết thành câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp và các câu nhất thiết phải liên kết chặt chẽ không?.

- Làm thế nào để phân biệt được các mục  lớn, nhỏ trong dàn bài.

II- Luyện tập:

1)

2) Nhận xét:

a- Bạn không chú ý là mình không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích.

Điều quan trọng nhất là mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm  học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.

b- Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp.

3)

a- Dàn bài chỉ là đề cương để dựa vào đó mà tạo lập văn bản cần được viết rõ ràng càng ngắn càng tốt.

b- Việc trình bày các mục nhất thiết phải rõ ràng thể hiện một hệ thống ký hiệu được quy định chặt chẽ .

4) (Làm ở nhà)

3. Củng cố:

- Nhắc lại các bước tạo lập văn bản .

4. H­íng dÉn HS häc bµi ë nhµ:

     - Học thuộc ghi nhớ, làm BT4.

     - Xem trước bài “Luyện tập tạo lập văn bản” làm BT ở sgk.

     - Về nhà :viết bài số 1 : Hãy kể cho mẹ của em nghe về tấm gương một bạn trong lớp vượt khó, học giỏi.    

V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

                                       

 

 

Giáo viên: Hồ Thanh Tâm  1                      Trường THCS Triệu Vân

nguon VI OLET