Ngày soạn: 28/08/2008
Tiết 4
Đọc văn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian, có thể nhoé và kể tên các thể loại, biết phân biệt sơ bộ thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. Phương tiện và cách thức tiến hành:
1. Phương tiện:
- Tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ
2. Cách thức tiến hành:
Sử dụng các phương pháp: diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề..
C. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Hình ảnh con người được thể hiện như thế nào trong văn học? Cho ví dụ?
2. Tiến trình tổ chức dạy học:

Hoạt động của giáo viên, học sinh
Yêu cầu cần đạt


Hoạt động 1: GV giúp HS ôn lại kiến thức đã học và hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của VHDG Việt Nam.


TT1: Nêu lại khái niệm VHDG ? VHDG có những đặc trưng nào?
HS đọc SGK và trả lời.

TT2: GV thuyết giảng có so sánh và dẫn chứng về ý: VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
VD: Hỡi cô tác nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
TT3: Em hiểu như thế nào là truyền miệng?
HS trả lời.
TT4: Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò như thế nào đối với VHDG?

TT5: GV nhận xét, giải thích và mở rộng, minh chứng thông qua các ví dụ cụ thể.

TT6: Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức nào? Em đã bao giờ thấy người ta diễn các tác phẩm VHDG chưa? Ở đâu?
HS: Hát ca trù…


TT7: Em hiểu như thế nào là tập thể? Khi nói đến tính tập thể trong VHDG là người ta muốn nói đến điều gì?

TT8: Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như thế nào?










TT9: Vì sao VHDG lại có sự gắn bó mật thiết với các sinh hoạt cộng đồng?

- Biểu hiện:
+ VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt động theo nhịp điệu của chính hoạt động đó.
+ VHDG gây không khí để kích thích hoạt động gợi cảm hứng cho người trong cuộc.



TT10: Sự gắn bó giữa VHDG với các sinh hoạt cộng đồng thể hiện như thế nào?













Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thể loại VHDG.

TT1: VHDG có những thể loại nào?
HS đọc SGK và trả lời.

TT2: Em nào có thể kể hoặc diễn) một trích đoạn (hoặc cả tácphẩm) thuộc một trong số các thể loại trên?








Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS tìm hiểu các giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam?

TT1: VHDG có những giá trị cơ bản nào?

TT2: Nêu một số ví dụ dẫn chứng cho các giá trị trên?
HS nêu VD.
TT3: GV tổng kết và đưa ra thêm các dẫn chứng chứng minh.

I. Đặc trưng cơ bản của VHDG:


1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng( tính truyền miệng).

- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.







- VHDG sử dụng ngôn từ truyền miệng làm phương tiện sáng tác, lưu truyền.



- Quá trình truyền miệng được thông qua hình thức diễn xướng. Đây là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp.


2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể( tính tập thể)
- VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể và là tài sản chung của tập thể.
- Khái niệm tập thể trong VHDG đồng nghĩa với vô danh(nghĩa là không có tác giả hoặc không thể xác định được tác giả)
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau:
+ Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
+ Về sau, những người khác (có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau) tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần
nguon VI OLET