Tuần 1                                                                                                 Ngày soạn 15.8.2011

Tiết 1-2                                                                                                   Ngày dạy 22 đến 27

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM                                                                                                   

I. Mục tiêu bài học 

Giúp HS: 

-Về kiến thức: Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học Việt Nam.

                         Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa, tìm và phân tích dẫn chứng chứng minh cho một nhận định, luận điểm.

- Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc nghệ thuật.

II. Chuẩn bị

- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.

- HS: Đọc SGK, soạn bài.

III. Kiến thức trọng tâm

Theo nội dung câu hỏi SGK

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm)

3. Bài mới

Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Vấn đáp

Giáo viên yêu cầu HS đọc phần 1 SGK và trả lời câu hỏi:

? Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành? Tại sao?

 

 

? Hãy trình bày những nét lớn của văn học dân gian?

 

 

 

HS đọc SGK, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

GV yêu cầu HS đọc phần 2 SGK và trả lời câu hỏi:

 

?Hãy trình bày những nét lớn của văn học viết?

 

 

 

 

 

 

HS đọc SGK, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2: Thảo luận, vấn đáp

GV yêu cầu HS đọc phần II SGK

GV chia nhóm 4 HS, thảo luận câu hỏi:

? Văn học Việt Nam phát triển qua mấy thời kì? Tại sao?

? Nêu những đặc điểm của văn học Việt Nam qua từng thời kì? (về thời gian, chữ viết, hoàn cảnh XH, quá trình tiếp thu, ảnh hưởng, lực lượng sáng tác, thể loại, hệ thống thi pháp, thành tựu tiêu biểu.)

HS thảo luận nhóm, GV gọi 2 em bất kì lên bảng trình bày.

GV yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét chốt kiến thức bằng bảng phụ.

Hoạt động 3: Thảo luận

GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, thảo luận, trả lời những câu hỏi sau:

Nhóm 1: Mối quan hệ của con người Việt Nam với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong văn học? Tìm ví dụ minh họa?

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2: Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào trong văn học?

 

 

Nhóm 3: Văn học con người Việt Nam về bản thân như thế nào trong mối quan hệ với xã hội?

 

 

 

Nhóm 4: Văn học thể hiện ý thức của con người Việt Nam về bản thân như thế nào ?

HS thảo luận nhóm, GV gọi bất kì trình bày.

GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

 

I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

 

 

1. Văn học dân gian

a/ Khái niệm: Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

b/ Thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết,…

c/ Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể, sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

 

2. Văn học viết

a/ Khái niệm: Văn học viết là sáng tác của tri thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn tác giả.

b/ Chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.

c/ Thể loại:

- Từ X đến hết XIX:

+ Văn học chữ Hán: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.

+ Văn học chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu.

- Từ XX đến nay: tự sự, trữ tình, kịch.

II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (bảng phụ)

1. Văn học trung đại

2. Văn học hiện đại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Con người Việt Nam qua văn học

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

- Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên(thần thoại, sử thi, truyền thuyết,…)

- Thiên nhiên là người bạn thân thiết(hình ảnh núi sông, bãi mía, nương dâu, cánh cò,…)

- Thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức, thẩm mỹ của nhà nho(tùng, cúc, trúc, mai,…)

Thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.

2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:

- Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Có ý thức cống hiến, xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.

3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:

- Ước mơ về một xã hội công bằng.

- Phê phán XHPK và XH thực dân nửa phong kiến.

- Ca ngợi XHCN.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

- Trong hoàn cảnh đặc biệt: đề cao cái chung, đề cao ý thức cộng đồng.

- Trong hoàn cảnh khác: đề cao cái riêng, đề cao con người cá nhân.

IV. Tổng kết

Ghi nhớ SGK

 

 

4. Củng cố: Chốt lại những kiến thức cơ bản về các đặc điểm của văn học Việt Nam.

5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.


Tuần 1                                                                                                 Ngày soạn 15.8.2011

Tiết 1-2                                                                                                   Ngày dạy 22 đến 27

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ                                                                                                   

I. Mục tiêu bài học 

Giúp HS: 

-Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các dạng giao tiếp, hai quá trình trong hoạt động giao tiếp cùng các nhân tố giao tiếp.

- Về kĩ năng: Biết phân tích một hoạt động giao tiếp qua các nhân tố giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp.

- Về thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp với hoạt động giao tiếp ở nhà, ở trường và trong sinh hoạt xã hội.

II. Chuẩn bị

- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.

- HS: Đọc SGK, soạn bài.

III. Kiến thức trọng tâm

Theo nội dung câu hỏi SGK

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

H. Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận?

H. Trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian và văn học viết?

3. Bài mới

Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Đọc, vấn đáp

GV yêu cầu học sinh đọc văn bản 1 SGK Ngữ văn 10 và thảo luận theo nhóm các yêu cầu sau:

? Hoạt động giao tiếp được ghi trong văn bản diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?

? Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành hành động cụ thể gì? Còn người nghe thực hiện hành động tương ứng nào?

? Hoạt dộng giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?

? Nội dung giao tiếp của  văn bản trên?

 

? Mục đích của giao tiếp? Cuộc giao tiếp có đạt mục đích không?

HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi trên, một nhóm đại diện trả lời kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung.

Qua thực hành bài tập sgk, em hãy cho biết thế nào là hoạt ñoäng giao tiếp bằng ngôn ngữ? Phương tiện được sử dụng là gì? Mục đích của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

 

 

? Hoạt động giao tiếp diễn ra theo những quá trình như thế nào ?

 

 

 

 

 

? Trong quá trình giao tiếp baèng ngôn ngữ giữa các đối tượng, ta thấy có sự chi phối của những yếu tố nào ?

Hoạt động 3: Luyện tập

Cho HS luyện tập, làm các bài tập SGK

 

I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

1. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

a/ - Nhân vật: vua Trần và các bô lão.

- Nhân vật có vị thế khác nhau ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: xưng hô, thái độ,…

 

b/ - Hoạt động giao tiếp diễn ra kế tiếp và thay thế cho nhau.

- Nhân vật giao tiếp luân phiên nói (hỏi-đáp) và nghe, người nói trở thành người nghe và ngược lại.

c/ Hoàn cảnh: ở diện Diên Hồng trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm.

d/ Nội dung: bàn bạc cách thức đối ứng với nạn giặc.

e/ Mục đích: vua và các bô lão bàn bạc tìm sách lược chống giặc ngoại xâm.

 

 

2. Khái niệm:

a/ Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,…

b/ Quá trình giao tiếp: Mỗi hoạt động giao tiếp gồm 2 quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.

c/ Các nhân tố cho phối hoạt động giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

3. Bài tập

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức theo Ghi nhớ SGK

5. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài Khái quát văn học dân gian.

 

Kí duyệt tuần 01

Ngày 22.8.2011

 

 

 

 

Châu Thị Bích Liễu

 


Tuần 1                                                                                                 Ngày soạn 15.8.2011

Tiết 1                                                                                                   Ngày dạy 22 đến 27

 

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU MỘT BÀI HỌC

MÔN NGỮ VĂN TRONG SÁCH GIÁO KHOA

 

I. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Kiến thức: Biết cách tự tìm hiểu một bài học trong sách giáo khoa

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự tìm hiểu bài.

-Thái độ: Có thái độ, ý thức, thói quen bước đầu tự tìm hiểu kiến thức trong SGK trước khi đến giờ học.

II. Công việc chuẩn bị

- Thầy: Đọc SGK, soạn giáo án

- Trò: Tự nghiên cứu một bài trong SGK

III. Kiến thức trọng tâm

     Kĩ năng tự tìm hiểu bài

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm

3. Bài mới

Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: GV thuyết trình, vấn đáp

? Theo em, một bài học trong SGK Ngữ văn có kết cấu như thế nào? (gồm mấy phần?đó là những phần nào?

 

 

 

 

 

HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2: GV thuyết trình, vấn đáp

? Trước khi đọc hiểu một bài học trong SGK Ngữ văn cần xác định điều gì?

 

? Theo em, phải đọc như thế nào? Cần chú ý điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

? Đọc một bài học trong SGK có gì khác so với đọc một văn bản tự do?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Thảo luận

GV: yêu cầu học sinh đọc tác phẩm.

GV chia nhóm theo từng tổ, thảo luận theo từng thao tác đã học.

HS thao luận đại diện mỗi tổ phát biểu và bổ sung ý kiến

GV: chốt lại làm rõ các vấn đề.

 

1. Giới thiệu kết cấu một bài học trong SGK môn Ngữ văn

- Một bài học trong SGK môn Ngữ văn thường có các nội dung theo trình tự sau:

+ Nhan đề

+ Kết quả cần đạt

+ Nội dung bài học

+ Hướng dẫn học bài

+ Ghi nhớ

- Có bài có thêm phần luyện tập

2. Cách đọc:

a. Đọc hiểu một văn bản trong SGK

- Trước tiên đọc phần kết quả cần đạt. Nhớ rõ từng yêu cầu đó trong quá trình đọc văn bản.

- Đọc văn bản: Đọc chậm, chú ý hiểu từng từ ngữ câu văn, đoạn văn để hiểu những nội dung theo yêu cầu kết quả cần đạt (bám sát kết quả cần đạt).

- Trên cơ sở những hiểu biết đó trả lời  những câu hỏi phần hướng dẫn học bài.

- Sau cùng, đối chiếu sự hiểu biết với phần ghi nhớ để tự rút ra những nội dung cơ bản của văn bản

b. Đọc hiểu một văn bản tự do

- Đọc chậm, có thể đọc nhiều lần văn bản.

- Trong khi đọc cùng phải thực hiện các thao tác sau:

+ Chú ý để hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn (nếu có chổ không hiểu phải dừng lại tìm hiểu sau đó mới đọc tiếp)

+ Nối sự hiểu biết từng phần lại với nhau theo môt chỉnh thể của văn bản, hoặc sắp xếp lại để hiểu trọn vẹn văn bản .

- Sau cùng, thoát li văn bản, tái hiện những vấn đề vừa hiểu biết về văn bản.

2. Luyện tập

   Đọc và nêu lên những hiểu biết của mình về tác phẩm truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày (SGK Ngữ văn 10 tập 1, trang 80).

4. Củng cố: Chốt lại kiến thức theo nội dung bài giảng.

5. Dặn dò: Về nhà học bài và tự tìm hiểu bài Chiến thắng Mtao Mxây.

 

Kí duyệt tuần 01

Ngày 22.8.2011

 

 

 

 

Châu Thị Bích Liễu

 

 

nguon VI OLET