Tuần 3
Tiết 9,10
Ngàysoạn:3/9/2011
Ngày dạy:6/9/2011
THƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức:
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con
- Thấy được tình cảm yêu thương, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ
- Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào .
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình
- Thái độ: Có thái độ, trân trọng người phụ nữ lao đông trong xã hội phong kiến
II. Công việc chuẩn bị
- Thầy: Đọc sách, soạn giáo án
- Trò: Đọc sách giáo khoa, soạn bài
III. Kiến thức trọng tâm
Hình ảnh bà Tú
IV. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số, ổn định để vào giờ học
2. Kiểm tra bài cũ
H. : phân tích nét nổi bật về nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu?
3. Bài mới
thiệu ngắn gọn để vào bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Vấn đáp

- GV yêu cầu học sinh đọc Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi sau:
H. Nêu những nét chính về tác giả?
- HS phát biểu.
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung







* Hoạt động 2: đọc, vấn đáp
- GV gọi hs đọc diễn cảm bài thơ và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
H. Nêu bố cục bài thơ ?

H. Hình ảnh bà Tú được khắc họa như thế nào?





H. Hai câu thực đã gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú như thế nào?
H. Sự sáng tạo của TX trong việc vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao?



H. Cảnh làm ăn, buôn bán mà bà Tú có đặc điểm gì?

H. Em có suy nghĩ gì về 2 câu luận?


H. Bản thân từ nắng, mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ, Tác giả dùng ở đây để chỉ điều gì?




H: Nỗi lòng thương vợ của tg được thể hiện như thế nào?
HS trả lời.

H: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Chú ý:
H: Qua bài thơ, nhận xét về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của TX?
HS phát biểu.
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung
I. Tiểu dẫn
- Trần Tế Xương, 1870 – 1907, quê Nam Định.
+ Sự nghiệp sáng tác của ông để lại khoảng hơn 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm. Nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối
+ Sáng tác của ông gồm hai mảng: Trữ tình, trào phúng đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời
- Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú
II. Văn bản
1. Hình ảnh bà Tú
- Quanh năm buôn bán ở mom sông:
+ Quanh năm: suốt cả năm, tất bật với cong việc
+ Mom sông: chỗ chênh vênh, nguy hiểm
–>Buôn bán nơi nguy hiểm, bấp bên
- Nuôi đủ năm con vớií một chồng:
Tác giả so sánh mình bằng năm con –> Bà Tú phải gánh trên vai một gánh năng gia đình năm con với một chồng –> không chỉ đủ sống mà còn đủ cho ông Tú tiêu xài, xứng danh là một ông Tú
- Lặn lội thân cò khi quãng vắng:
Bắng cách đảo ngữ lăn lội cùng với sự đồng nhất hình ảnh thân cò trong ca dao với hình ảnh bà Tú –> nói lên sự vất vã đảm đang của bà Tú
- Eo sèo mặt nước buổi đò đông: sự chen lấn, xô đẩy, chứa đầy sự bất trắc –> phải bươn chải trong cảnh chen chúc làm ăn
- Một duyên hai … dám quản công:
+ Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con
+ Chấp nhận
nguon VI OLET