Tuần 3 Ngày soạn 03.9.2011
Tiết 7 Ngày dạy 05 đến 10.9
BÀI LÀM VĂN SỐ 1

I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Về kiến thức: Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Về kĩ năng: HS vận dụng những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của mình về một sự việc, sự vật, hiện tượng gần gũi trong thực tế ( hoặc về một tác phẩm ).
- Về thái độ: Thấy rõ hơn nữa trình độ của bản thân từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn đạt kết quả cao hơn.
II. Chuẩn bị
- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.
- HS: Đọc SGK, soạn bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Cách làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm)
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt


Hoạt động 1: Gv đọc đề

Hoạt động 2: GV định hướng đáp án





















Hoạt động 3: Cho hs viết bài.
Hoạt động 4: GV thu bài và dặn dò thêm.
I. Đề : Cảm nghĩ của em về những ngày đầu vào học lớp 10 bậc THPT.
II. Định hướng đáp án :
1. Yêu cầu kĩ năng:
- Biết cách triển khai bài văn biểu cảm
- Kết cấu phải mạch lạc, đầy đủ ba phần.
- Chú ý cách dùng từ, đặt câu, cần sử dụng một số biện pháp tu từ hợp lí.
- Tránh lỗi sai chính tả, lỗi diễn đạt.
2 . Yêu cầu về nội dung:
- Phải biết bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ, tình cảm chân thành của bản thân người viết.
- Những cảm xúc, suy nghĩ và tình cảm cần chân thành, xuất phát từ tình cảm thật không khuôn sáo, không giả tạo … bộc lộ tình cảm rõ ràng và tinh tế.
-Học sinh nêu những suy nghĩ, nhận xét của bản thân về những ngày đầu vào học lớp 10 bậc THPT :khó khăn, thuận lợi, vui mừng, lo lắng, băn khoăn,…một cách chân thực, tự nhiên.
-Có thể kể lại cụ thể một vài tiết học, sau đó nêu nhận xét, suy nghĩ,…
III. VIẾT BÀI
IV. THU BÀI


4. Củng cố
5. Dặn dò.
Làm bài nghiêm túc, nộp bài đúng giờ.
Tuần 3 Ngày soạn 03.9.2011
Tiết 8-9 Ngày dạy 05 đến 10.9
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)

I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
-Về kiến thức: Hiểu rõ nhân vật anh hùng tượng trưng cho những khát vọng của toàn thể cộng đồng trong một thời đại.
Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi” về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Về kĩ năng: Biết cách tiếp cận một sử thi anh hùng theo đặc trưng thể loại
- Về thái độ: Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
II. Chuẩn bị
- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.
- HS: Đọc SGK, soạn bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Theo nội dung câu hỏi SGK.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?
? Sử thi là gì?
? Những giá trị cơ bản của văn học dân gian? Cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Vấn đáp.
GV gọi một học sinh đọc phần tiểu dẫn.
? Nhắc lại sử thi là gì? Qua phần tiểu dẫn cho biết sử thi có mấy loại?
? Sử thi Đăm Săn của dân tộc nào? Nội dung lớn của tác phẩm?
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, chốt lại kiến thức.


Hoạt động 2 :
nguon VI OLET