Tuần 4
Tiết 13
Ngày soạn: 11/ 9/ 2011
Ngày dạy :15/9/2011
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG –Nguyễn Công Trứ


I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. Hiểu đúng nghĩa của khái niệm ngất ngưởng để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận miột văn bản thể hát nói.
- Thái độ: Có ý thức tin tưởng vào bản thân mình
II. Công việc chuẩn bị
- Thầy: Đọc sách, soạn giáo án
- Trò: Đọc sách giáo khoa, soạn bài
III. Kiến thức trọng tâm
Phong cách sống của Nguyễn Công Trứ
IV. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sĩ số, ổn định để vào giờ học
2. Kiểm tra bài cũ
H. Phân tích những nội dung cơ bản bài Vịnh khoa thi hương
3. Bài mới
thiệu ngắn gọn để vào bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản

* Hoạt động 1: Vấn đáp
- GV yêu cầu học sinh đọc Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi :
H. Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Công Trứ?
- HS phát biểu.
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung

* Hoạt động 2: đọc, vấn đáp
- GV gọi hs đọc diễn cảm bài thơ và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
H. Nêu bố cục bài thơ ?



H. Giải thích ý nghĩ của từ ngất ngưởng?







H.Tìm những từ ngữ, câu thơ thể hiện tài năng của tác giả?


H. Lối sống ngất ngưởng của tác giả được thể hiện như thế nào?



H. Lối ssống ấy thể hiện phẩm chất gì của tác giả?
- HS phát biểu.
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung

Định hướng phần luyện tập.
Đều thuộc thể hát nói nhưng nội dung và cảm hứng chủ đạo khác nhau, từ ngữ cũng khác nhau:trong Bài ca ngất ngưởng có nhiều từ ngữ chỉ địa danh, quan chức, các từ ngữ chỉ sinh hoạt giải trí; còn trong Hương Sơn phong cảnh ca dùng nhiều từ ngữ chỉ tôn giáo.

I. Tiểu dẫn
- Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778-1858), quê ở Hà Tĩnh, là người đa tài, có cá tính, bản lĩnh.Có nhiều công lao đối với nhân dân, đất nước.
- Ông sáng tác băng thơ Nôm, trong đó, nổi bật là thể loại hát nói.
I. bản
1. Bố cục
- Đoạn 1(6 câu đầu) : Tài năng và địa vị Nguyễn Công Trứ.
- Đoạn 2 (12 câu tiếp) : Phong cách sống, phẩm chất và bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ trước cuộc đời.
- Đoạn 3 câu cuối : Khẳng định phong cách sống
2. Ý nghĩa của từ “ngất ngưởng”
- Nghĩa trong từ điển: sự vật đặt ở vị trí cao , không vững chắc, dễ đổ, nghiêng. Tư thế người say ngồi không vững, đi lảo đảo, muốn ngã.
- Nghĩa trong bài thơ: Một cách sống tôn trọng sự thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự “ khắc kỉ, phục lễ”, uốn mình theo danh giáo và lễ của Nho gíao.
3. Cảm nhận văn bản
a. Tài năng của tác giả
- Coi mình là người có tài năng:Liệt kê vệc học hành thi cử, việc làm quan của mình
- Coi việc làm quan là một sự ràng buộc (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình.
b.Những biểu hiện của lối sống “ngất ngưởng”
- Nhiều lần thăng, giáng chức –> xem thương
- Cưỡi bò vàng đi dạo giữa kinh thành.
- Tận hưởng những thú tiêu khiển thanh cao ở đời mà không cần băn khuăn: vào chùa và dẫn theo” một đôi dì” để hát ca trù
- Coi chuyện được mất, khen chê ở đời là không đáng kể, không đáng bận tâm, mà luôn vui vẻ.
- Vui chơi nhưng lại trọng đạo nghĩa: đem tài năng, bản lĩnh của mình đóng góp cho triều đình, đất nước.
- Coi mình xứng danh sánh ngang với những bậc tiến bối có tài năng được trọng vọng.
c. Nghệ thuật của bài hát nói.
- Không hạn chế về số câu, chữ.
- Gieo vần khá tự do.
- Số câu dài, ngắn khác nhau.
nguon VI OLET