Tuần 5
Tiết 13
Ngày soạn 15.9.2011
Ngày dạy 19 đến 24
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Kiến thức : Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự (kể truyện). Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
- Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng lập dàn ý.
- Thái độ: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng và các bài văn khác nói chung.
II. Chuẩn bị
- GV: Đọc SGK, soạn giáo án.
- HS: Đọc SGK, soạn bài.
III. Kiến thức trọng tâm
Kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp: Nắm số HS vắng, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm)
3. Bài mới
Giới thiệu ngắn gọn vào bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu học sinh đọc phần đoạn trích trong sgk.
GV cho 4 HS một nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
?Trong phần trích trên tác giả kể lại những điều gì? ( Suy nghĩ, dự định, việc làm,...).
? Qua lời kể của nhà văn, em học tập được gì qua quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
HS thảo luận nhóm: trả lời các câu hỏi, ghi chép, sau đó đại diện trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
GV sửa chữa, định hướng và kết luận.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
GV chia lớp thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm làm một đề, thời gian làm việc 10 phút.
GV yêu cầu học sinh lập dàn ý kể về một trong hai câu truyện sgk trang 45.


?Trước khi lập dàn bài ta phải làm gì? Lập dàn bài cho bài văn tự sự là gì?





?Dàn bài cụ thể nên tổ chức như thế nào?
HS dựa vào quá trình làm bài trả lời.
GV yêu cầu học sinh đọc to phần ghi nhớ.




Hoạt động 3 : Vấn đáp.
GV yêu cầu học sinh đọc đề và hỏi:
? Hãy cho biết bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
GV yêu cầu học sinh lập một dàn bài theo bố cục ba phần và tự đặt nhan đề.
HS làm bài và hai học sinh đại diện lên trình bày kết quả.
GV nhận xét
Hướng dẫn bài tập còn lại HS về nhà làm.
I. Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện.



- Nguyên Ngọc kể về quá trình sáng tác tác phẩm Rừng xà nu.

- Muốn viết được bài văn kể lại một câu chuyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải hình thành ý tưởng và phác thảo một cốt truyện- lập dàn ý (dự kiến tình huống, sự kiện, nhân vật,...)




III. Lập dàn ý.








- Lập dàn ý cho bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
- Trước khi lập dàn bài cần suy nghĩ chọn đề tài, xác định chủ để ( Từ đó người viết phải tưởng tượng và phác thảo ra những nét chính của cốt truyện.
* Dàn ý gồm ba phần.
- Mở bài : giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
- Thân bài : sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
- Kết bài : kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc)
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Gợi ý dàn bài ba phần:
- Phần mở bài : giới thiệu nhân vật chính (có thể chọn ngôi kể thứ nhất hay thứ 3 ).
- Phần thân bài:
+ Diễn biến, kết quả, nguyên nhân sai lầm.
+ Tâm trạng nhân vật.
+ Quá trình ăn năn, sửa chữa, khắc phục, vươn lên…
- Kết bài: trở về với thời điểm hiện tại, khắc phục vươn lên.

4. Củng cố, luyện tập.
? Muốn viết được bài văn tự sự trước tiên ta phải làm gì?
? Bố cục của một dàn ý bài văn tự sự?
5. Dặn dò.
- Làm bài tập số 2 sgk trang 46.
- Đọc và soạn bài tiếp theo “ Uy-
nguon VI OLET