Tuần 4
Ngày soạn: 18/08/2012
Tiết 10

VĂN BẢN
(Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu khái quát về văn bản, các đặc điểm cơ bản và các loại văn bản ;
- Vận dụng được những kiến thức về văn bản vào việc phân tích và thực hành tạo lập văn bản.
1/ Kiến thức
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2/ Kĩ năng
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tự xác định chủ đề.
- Vận dụng vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.
3/ Thái độ
Có ý thức sử dụng các loại văn bản phù hợp, linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu về lịch sử văn học Việt Nam…
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2/ Học sinh
Ôn lại kiến thức về văn bản đã học ở tiết trước, chuẩn bị làm bài tập luyện tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, tác phong.
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi: Nêu các đặc điểm của văn bản, lấy ví dụ cụ thể minh hoạ
3/ Bài mới
* Dẫn nhập: Ở tiết học về văn bản trước, các em đã biết được khái niệm, đặc điểm, các loại văn bản phân chia theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức lí thuyết đó vào làm các bài tập cụ thể.

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

- GV cho HS đọc đề, xác định kĩ các dạng bài tập cần làm, gọi một số em lên bảng làm bài tập.
- Hs đọc bài tập 1.
- Hs đọc kĩ đoạn văn.
- Chủ đề của đoạn văn là gì?
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn?
- Hs suy nghĩ trả lời.
- Gv nhận xét, chốt.

- Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn.



- Có thể đặt tiêu đề cho đoạn văn là gì?
- Hs cho ý kiến.
- Gv lựa chọn tiêu đề hợp lí nhất.
- Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
- Sắp xếp các câu thành một đoạn văn hoàn chỉnh?
- Sua khi đã hoàn thành việc sắp xếp, em hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?
- Hs trả lời.
- Hs hoàn chỉnh bài tập vào vở.



- Hs đọc yêu cầu bài tập 3.
- Dựa vào câu chủ đề, em hãy cho biết nội dung của văn bản cần viết là gì?
- Gv hướng dẫn Hs trình bày những luận cứ.
- Hs tự viết đoạn văn vào vở.
- Gv kiểm tra.










- Đối với HS thường gặp nhất là các loại đơn nào?
- Những yêu cầu cụ thể khi viết một lá đơn xin nghỉ học











- Trình bày một lá đơn như thế nào?






- Hs tự viết vào vở. Gv kiểm tra.

* Bài tập 1
a. Tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn thể hiện ở:
- Câu mở đoạn (câu chủ đề, câu chốt): Giữa cơ thể với môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.
- Các câu khai triển:(Câu 1: vai trò của môi trường đối với cơ thể ; Câu 2: lập luận so sánh; Câu 3: Dẫn chứng thực tế; Câu 4: dẫn chứng thực tế)
b. Sự phát triến của chủ đề trong đoạn văn
- Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn.
- Các câu khai triển: tập trung hướng về câu chủ đề, cụ thể hoá ý nghĩa cho câu chủ đề.
c. Có thể đặt tiêu đề cho đoạn văn là:
Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường

* Bài tập 2
Các câu có thể được sắp xếp thep hai cách như sau:
-
nguon VI OLET