Tuần 3
Ngày soạn: 10/08/202012
Tiết 9

THƯƠNG VỢ
( Tú Xương )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh và ân tình sâu nặng cùng tiếng cười tự trào của Tú Xương.
- Phong cách Tú Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng.
2/Kĩ năng
- Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, bình giảng thơ.
3/ Thái độ
Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ của mình.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng.
- Phương tiện: Giáo án, SGV, SGK, sách bài tập, sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THPT lớp 11 …Chuẩn bị đồ dùng dạy học, tranh ảnh về tác giả Tú Xương và làng quê Vị Xuyên – Quê hương của tác giả.
2/ Học sinh
- SGK, học bài cũ.
- Đọc bài và soạn bài đầy đủ.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
- Đọc thuộc lòng bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến? (5 điểm)
- Em hãy phân tích để làm rõ "tình thu" của bài thơ?
* Trả lời
- Nhan đề: “Câu cá mùa thu” là một cái cớ để bộc lộ tâm tình.
- Cảm nhận cảnh thu:
+ Vẻ đẹp bình yên dân dã.
+ Quan sát bằng thị giác, cảm nhận bằng tất cả các giác quan.
( Tâm hồn nhạy cảm. Tấm lòng yêu quê hương, gắn bó sâu sắc với quê hương vùng nông thôn Việt Nam.
- Không gian thu: vắng, lạnh, tĩnh ( tâm hồn thi nhân cũng lạnh lẽo, vắng lặng và cô quạnh.
- Hai câu cuối:
+ Câu cá: thư thế bất động
+ Tiếng động nhỏ: giật mình.
(Bị đánh thức không yên tĩnh)
( tâm sự u hoài thời thế.
3/ Bài mới

Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Dựa vào Tiểu dẫn, hãy cho biết vài nét khái quát những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác?
+ Hs trả lời.
+ Gv chốt ý.
- Sự nghiệp của Tú Xương có gì đặc biệt?






- Nêu hiểu biết của em về bài Thương vợ.


* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn Hs cách đọc. Yêu cầu đọc bài thơ với giọng xót xa, thương cảm. Hai câu luận đọc với giọng ngậm ngùi. Hai câu kết đọc với giọng mạnh mẽ hơn.
+ Gv đọc mẫu.
+ Hs đọc bài.
- Hãy phát hiện các từ chỉ không gian, thời gian, địa điểm, nghề nghiệp của bà Tú trong hai câu đầu. Ấn tượng mà các từ ngữ đó gợi ra trong lòng người đọc.









- Nuôi đủ là nuôi như thế nào? Em nhận xét như thế nào về cách đếm con, đếm chồng của ông Tú?






- Trật tự ở hai câu thực có gì đặc biệt? Hình ảnh thân cò làm em liên tưởng đến những câu ca dao nào?
- Em hãy so sánh hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa và hình ảnh bà Tú?






- Thông qua bốn câu đầu em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của bà Tú?
- Hs trả lời.
- Gv chốt.
- Hs tự ghi vào vở.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
a. Cuộc đời
- Trần Tế Xương ( 1870 – 1907 )
- Quê: làng Vị Xuyên – Mĩ Lộc – Nam Định.
- Cuộc đời Tú Xương gắn với bi kịch thi cử “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”
b. Sự nghiệp
- Với trên 100 bài thơ ( chủ yếu là thơ Nôm ) gồm nhiều thể thơ và thể loại khác nhau.
- Sáng tác gồm hai mảng : trữ tình và trào phúng.
-“Ông hoàng thơ Nôm”
2/ Tác phẩm
- Thương vợ là một trong những
nguon VI OLET