GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 10
BÀI 9+10:

Tiết 37: Nói quá.
Tiết 38: Ôn tập truyện ký Việt Nam.
Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
Tiết 40: Nói giảm, nói tránh.


MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.
Giúp HS củng cố , hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam học ở lớp 8.
Thấy được tác hại , mặt trái của việc sử dụng bao bì ni -lông , tự mình hạn chế sử
dụng và vận động mọi người cùng thực hiện .
Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni - lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị mà văn bản đã đề xuất .
Từ việc sử dụng bao bì ni –lông , có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt , một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời thường và trong các tác phẩm văn học.
Có ý thức vận dụng nói giảm nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.

Tiết 37: NÓI QUÁ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ :
Ôn lại lý thuyết về từ ngữ địa phương và tữ ngữ toàn dân.
3. Giới thiệu bài mới :
Trong ca dao, tục ngữ hay trong thơ văn, biện pháp nói quá được sử dụng rất nhiều. Vậy thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá, chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay.
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
PHẦN GHI BẢNG

* Hoạt động 1 : Nói quá và tác dụng của nói quá
- Học sinh đọc 2 ví dụ
- Trong 2ví dụ trên, những cụm từ nào được diễn đạt quá sự thật ?
- Thực ra, mấy câu này có nghĩ hàm ẩn là gì ?
- Diễn đạt những từ gạch dưới trên bảng những cụm từ đồng nghĩa tương ứng. Từ đó so sánh cách diễn đạt nào hay hơn ?
I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ
Vd 1 : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
-> Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn
Vd 2 : Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
-> Sự vất vả của người nông dân.


(Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, Mồ hôi ướt đẫm cả áo -> nói quá có tác dụng, nhấn mạnh nội dung, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm)


- Hãy cho biết thế nào là nói quá và tác dụng của nói quá.
- Cho ví dụ vài câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ có nói quá
(Đen như cột nhà cháy, Bán anh em xa mua láng giềng gần).
II. GHI NHỚ : (SGK)


* Câu hỏi thảo luận :
Nói quá và nói khoác có điểm gì giống và khác nhau ?
(Giống: phóng đại sự thật; khoác : nói quá là biện pháp tu từ làm tăng giá trị biểu cảm còn nói dối (nói khoác) mang ý nghĩa tiêu cực).


* Hoạt động 2 : Luyện tập
III. LUYỆN TẬP
Làm bài tập 1,2,3,4

Giải bài tập
3. Thúy Kiều là cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành
Người từ cách mạng trong bài “Đập đá ở Côn Lôn” có sức mạnh dời non lấp biển.
Trời nét thế mà nó cứ phong phanh áo mộng, đúng là mình đồng da sắt.
Bài toán này quá khó, nghĩ nát óc vẫn không ra.
4. Xấu như ma, nhanh như cắt, hôi như cú, mềm như lạt.
4. Củng cố : Tìm thêm ở ca dao nói quá
5. Dặn dò : - Làm bài tập 5.- Chuẩn bị “Nói giảm, nói tránh”

(((((((((((((((((
Tiết 38 : ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/ Ổn định :
2 / Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài trước của từng tổ .
3/ Giới thiệu bài mới :

Hoạt động 1 : Lập bảng thống kê những văn bản đã học .

S
TT
Ø TÊN VĂN BẢN
TÁC
GIẢ
THỂ LOẠI
NỘI DUNG CHỦ YẾU
ĐẶC
nguon VI OLET