KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG NHÀ TRẺ, TRƯỜNG MẦM NON

Thời gian thực hiện 3 tuần ( Từ 26 /10/ 2015 - 13 /11/ 2015)

 

          I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

1/ Phát Triển thể chất

* Phát triển vận động

- Biết bò theo hướng thẳng, đi trong đường hẹp

- Giữ được thăng bằng trong khi vận động

- Thực hiện được một số thao tác vận động tinh: bóp đất, xâu vòng, ….

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

- Nhận biết được tên một số món ăn đơn giản quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau.

- Biết cách sử dụng một số loại đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm.

- Nhận biết và phòng tránh một số vận dụng nguy hiểm trong nhóm lớp, nhà trẻ, trường mầm non.

2/ Phát triển nhận thức

- Biết được tên các cô, các bác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Biết được công việc của các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.

- Nhận biết một số đồ dùng quen thuộc của các cô các bác trong nhóm lớp.

3/ Phát triển ngôn ngữ

- Nói được tên cô, bác gần gũi chăm sóc, dạy dỗ trong nhóm lớp.

- Biết trả lời câu hỏi về một số công việc của các cô các  bác trong nhóm lớp.

- Biết nói lễ phép với người lớn: chào, có ạ, vâng ạ…

- Biết đọc một số bài thơ theo chủ đề cùng cô giáo.

- Thích xem các loại tranh ảnh, sách, báo về công việc của các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.

4/ Phát triển tình cảm, kĩ năng  xã hội và thẩm mĩ

- Thích hát và vận động đơn giản theo bài hát của chủ đề “Các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non”.

- Thích tô màu, chơi với đất nặn, xé giấy, xếp hình…

- Thích được đến lớp , chơi cùng các bạn.

- Biết làm theo một số yêu cầu của cô.

II. NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

* LVPT: Thể chất

- Tập các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, lưng bụng, chân.

- Bò theo hướng thẳng.

- Đi trong đường hẹp.

- Chơi với đất nặn.

- Xâu vòng, xếp hình.

- Rèn kỹ năng cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

- Ai nhanh nhất, tay ai khéo.

- Thực  hành rửa tay rửa mặt.

- Kéo cưa lừa xẻ.

 

- Hoạt động học:

+ Tập các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, lưng bụng, chân “ Chú gà trống”.

+ VĐCB: Đi trong đường hẹp; Bò theo hướng thẳng.

Chơi với đất nặn.

- Hoạt động chơi:

+ Xâu vòng, xếp hình

+ Kéo cưa lừa xẻ.

+ TC: Ai nhanh nhất, Tay ai khéo.

- Hoạt động lao động:

+ Rèn kỹ năng cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy đinh.

- Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ:

+ Thực hành rửa tay, rửa mặt.

* LVPT: Nhận thức

- Trẻ biết được tên gọi, công dụng của những đồ dùng để ăn, để uống.

- Trẻ biết tên gọi, công việc của bác bảo vệ.

- Trẻ biết được đồ dùng màu đỏ.

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật công việc của cô giáo.

- Chọn đồ dùng trang phục của các cô các các trong trường mầm non.

- Trẻ biết xâu vòng màu đỏ tặng cô.

- Cất dọn đồ dùng đồ chơi.

- Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

- Trẻ biết phân loại đồ dùng.

 

- Hoạt động học:

+ Nhận biết cô giáo của bé.

+ Nhận biết đồ dùng để ăn để uống.

+ NBTN: Bác bảo vệ

+ Chọn đồ dùng màu đỏ.

+ Ôn nhận biết màu đỏ.

+ Xâu vòng màu đỏ tặng cô.

- Hoạt động vui chơi:

+ Chọn đồ dùng, trang phục màu đỏ của các cô, các bác trong trường mầm non.

+ Xâu vòng tặng cô.

+ Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non

+ Phân loại đồ dùng.

- Hoạt động lao động:

+ Cất dọn đồ dùng đồ chơi.

- Hoạt động vệ sinh ăn ngủ.

* LVPT: Ngôn ngữ

- Trẻ nói được tên gọi, công việc của các cô, bác có trong nhà trẻ.

- Trẻ đọc thuộc bài thơ “ Giời ăn”, “Cô giáo em.

- Trẻ chú ý nắng nghe kể chuyện: “Lời chào buổi sáng”.

- Trẻ đọc được các bài đồng dao: “Dung dăng dung dẻ”, “Nu na nu nống”.

- Trẻ thích xem tranh ảnh về công việc các cô, bác trong trường mầm non.

- Trẻ thích được trò chuyện cùng các cô.

- Trẻ thích quan sát bác cấp dưỡng làm việc.

- Hoạt động học:

+ Trò chuyện về  tên goi, công việc của các cô các bác trong nhà trẻ.

+ Đọc thơ: Bàn tay cô giáo; Chào

+ Nghe kể chuyện: “Chào buổi sáng”

+ Đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ

- Hoạt đông chơi:

+ Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

+ Quan sát bác cấp dưỡng

+ Trò chuyện về trang phục của cô

- Hoạt động lao đông

- Hoạt động vệ sinh ăn ngủ

* LVPT: TCXH- TM

- Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê...,

- Hát, nghe hát: Nu na nu nống, Em búp bê, Bàn tay cô giáo

VĐTN: Tập tầm vông, Cô giáo, Đi học, Biết vâng lời mẹ

- Tạo hình: Tô màu áo cô giáo, Xâu vòng tặng cô, nặn viên phấn….

- Làm một số công việc đơn giản: Lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng quy định.

- Bán đồ dùng, trang phục của cô giáo, bác cấp dưỡng.

- TCÂN: Nghe nhạc đoán tên bài hát, nhảy theo nhịp trống.

- Hoạt động học:

+ Hát nghe hát: Nun na nu nống, Em búp bê, Bàn tay cô giáo, Cô giáo, Biết vâng lời mẹ…

+ Tô màu áo cô giáo, tô màu áo bác cấp dưỡng, xâu vòng tặng cô, nặn viên phấn…

- Hoạt động chơi:

+ Chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn….

+ Bán đồ dùng, trang phục của cô giáo, bác cấp dưỡng.

+ Nghe nhạc đoán tên bài hát, nhảy theo nhịp trống.

- Hoạt động lao động.

+ Làm một số công việc đơn giản : Lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.

- Hoạt động vệ sinh ăn ngủ.

 

III. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG

1/ Góc vận động:

* Nội dung chơi

- Đi trong đường hẹp

- Chơi với bóng, thú nhún

* Tranh ảnh, đồ dùng

- Bóng, thú nhún

- Hộp cho trẻ xếp đường hẹp.

2/ Thao tác vai

* Nội dung

- Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê

- Bán đồ dùng trang phục của các cô trong trường mầm non.

* Tranh ảnh, đồ dùng

- Búp bê, đồ chơi nấu ăn…

- Quần áo, mũ của.

* Mảng tường mở

Bán đồ dùng, trang phục của các cô trong trường mầm non

 

Quần, áo, mũ, tạp dề, mũ bác cấp dưỡng

 

Sách, vở, bút, bát, thìa, xoong…

 

 

3/ Góc xếp hình

* Nội dung

- Xếp khuôn viên trường mầm non,

- Xếp chồng ngôi trường của bé.

* Tranh ảnh, đồ dùng

 - Tranh khuôn viên trường mầm non

 - Tranh xết chồng ngôi trường

 - Gạch; hoa; các khối vuông, tam giác cho trẻ xếp.

4/ Góc nhận biết thao tác với đồ vật

* Nội dung

 - Nhận biết đồ dùng, trang phục màu đỏ

 - Chọn đồ dùng, trang phục của cô

 - Bé chơi so hình

 - Tô màu áo cô giáo

 - Chơi lấy vào bỏ ra

 - Xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

* Tranh ảnh, đồ dùng

 - Tranh lôtô đồ dùng, trang phục cảu các cô, bác trong trường mầm non.

 - Đồ chơi: bát, thìa, sách, bút…

 - Tranh ảnh về công việc của các cô trong trường mầm non.

 - Sáp màu, tranh vẽ áo cô giáo.

* Mảng tường mở

Bảng 1

Nhận biết đồ dùng, trang phục màu đỏ

 

Trang phục màu đỏ

 

Đồ dùng màu đỏ

 

 

Bảng 2

Chọn đồ dùng của cô

Đồ dùng của cô giáo

Sách, bút, cặp

 

Đồ dùng của bác cấp dưỡng

 

Bát, thìa, xoong, chảo…

 

 

Bảng 3

Bé chơi so hình

 

So hình theo quy luật xa gần

 

 

IV. DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1/ Hoạt động học:

 - Trẻ biết cách tô màu áo cô giáo, tô màu áo bác cấp dưỡng.

 - Trẻ biết nặn , thực hiện được một số thao tác cơn bản trong khi chơi với đất.

 - Trẻ nhận biết được đồ dùng màu đỏ

 - Trẻ biết được tên, công việc của các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.

 - Trẻ thích đọc thơ cùng cô, nghe cô kể chuyện về chủ đề.

2/ Hoạt động vui chơi:

 - Trẻ thích chơi trong các góc, biết cách chơi của một số vai chơi, biết sử dụng đồ chơi trong các góc.

 - Trẻ hứng thú chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn.

 - Khi chơi xong trẻ biết để đồ dùng đồ chơi đúng quy đinh theo sự hướng dẫn của cô.

3/ Hoạt động ăn ngủ vệ sinh:

 - Trẻ biết xếp hàng , không xô đẩy nhau khi đi vệ sinh, rửa tay rửa mặt.

 - Một số trẻ biết tự xúc ăn, cất ghế cùng cô .

 

KẾ HOẠCH  TUẦN

Tuần 1

Thứ

 

Thời

điểm

 

Thứ 2

 

Thứ 3

 

Thứ 4

 

Thứ 5

 

    Thứ 6    

 

    Thứ 7

 

Đón trẻ

 

- Đón trẻ: Nhắc nhở trẻ chào cô, bố mẹ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trò chuyện với trẻ về tên, trang phục, khuôn mặt của các cô trong nhóm lớp.

- Trò chuyện về công việc của các cô trong trường mầm non.

Thể dục sáng

 

- Tập thể dục sáng: “Chú gà trống”

 

Hoạt động học

 

   PTNT

Bò tự do

T/c: Về đúng nhà

 

PTNT

Trò chuyện về các cô, bác trong lớp của bé.

PTTCXH

Tô màu áo cô giáo(M)

PTNN

Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “Chào”

PTNT

Nhận biết đồ dùng màu đỏ.

 

PTTCXH

Dạy trẻ hát: “Em búp bê”

T/C: Tai ai tinh.

 

Hoạt động ngoài trời

 

 

 

- Quan sát tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong nhà trẻ

- T/C: Lộn cầu vồng

- Trò chuyện về dồ dùng của cô giáo

T/C: Dung dăng dung dẻ

- Quan sát cô giáo lớp 3 tuổi 1

T/C: Gieo hạt

- Trò chuyện về các cô trong trường mầm non.

T/C: Tung bóng

 

 

 

- Quan sát vườn rau do các cô các bác trong trường trồng.

T/C: Ai biến mất.

- Trò chuyện về tên gọi của các cô trong nhóm lớp.

T/C: Dung dăng dung dẻ.

Hoạt động góc

- Góc vận động: Đi trong đường hẹp, chơi với bóng, thú nhún,

- Góc thao tác vai: Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê, bán đồ dùng trang phục của cô.

- Góc xếp hình: Xếp khuôn viên trường mầm non, xếp chồng ngôi trường của bé.

- Góc nhận biết thao tác với đồ vật: Chọn đồ dùng theo màu (Màu đỏ); Chọn đồ dùng, trang phục của cô; Bé chơi so hình; trang trí áo cô giáo; chơi lấy vào bỏ ra; xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

*. Chuẩn bị:

- Nguyên liệu: Vỏ hộp sữa; giấy vẽ; mô hình ngôi nhà; sáp màu; hộp bìa; tranh lô tô quần áo, đồ dùng đồ chơi; cây, hoa….

- Đồ chơi: Bộ đồ chơi xếp chồng, đồ chơi nấu ăn, thú nhún, bóng…

*. Tiến hành:

- Hoạt động 1:

+ Trò chuyện về chủ đề các cô các bác trong nhà trẻ, trường mầm non.

+ Giới thiệu các góc chơi, trò chơi mới.

- Hoạt động 2:

+ Cô cùng trẻ chơi và hỗ trợ trẻ để trẻ chôi tốt góc chơi của mình.

Hoạt động vệ sinh, ăn ngủ

- Cô cho trẻ thực hành rửa tay rửa mặt( Cô vệ sinh rửa tay rửa mặt cho trẻ)

- Cùng  trẻ chuẩn bị đồ dùng ăn, ngủ.

- Vệ sinh cho trẻ khi trẻ ăn xong, cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ.

 

Hoạt động chiều

- Xem tranh ảnh các cô đang đón trả trẻ.

- Chơi T/C: Kéo cưa lừa xẻ

- Nghe kể chuyện: “Chào buổi sáng”

- Nghe hát: Em búp bê

- Đọc thơ: Chào.

Trả trẻ

- Vệ sinh cho trẻ trước khi trẻ ra về

- Trao đổi với phụ huynh một số thong tin cần thiết trong ngày vê cá nhân trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp của phụ huynh.

 

Tuần 2

Hoạt động học

PTNT

Trò chuyện về công việc của các cô, bác trong nhà trẻ.

PTTC

VĐCB:  Đi  trong đường hẹp

TCVĐ: Con bọ dừa

 

PTTCXH

Nặn viên phấn (M)

 

PTNN

Kể chuyện cho trẻ nghe: “ Chào buổi sáng

 

PTTCXH

Dạy trẻ vận động: Nu na nu nống.

PTNT

Ôn nhận biết màu đỏ.

Hoạt động ngoài trời

- Trò chuyện về đồ dùng của cô giáo.

T/c: Bóng tròn to

- Quan sát một số đồ dùng của cô giáo: Quyển sách

T/c: Bóng tròn to

 

- Quan sát cô giáo đang tưới cây

T/c: Gieo hạt

- Quan sát Cái bút

T/C: Cái gì biến mất

- Trò chuyện về công việc của các bác các cô trong nhà trẻ

T/c: Dung dăng dung dẻ.

- Tham quan các khu trong trường mầm non.

T/c: Đuổi

Hoạt động góc

- Góc vận động: Đi trong đường hẹp, chơi với bóng, thú nhún,

- Góc thao tác vai: Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê, bán đồ dùng trang phục của cô.

- Góc xếp hình: Xếp khuôn viên trường mầm non, xếp chồng ngôi trường của bé.

- Góc nhận biết thao tác với đồ vật: Chọn đồ dùng theo màu (Màu đỏ); Chọn đồ dùng, trang phục của cô; Bé chơi so hình; trang trí áo cô giáo; chơi lấy vào bỏ ra; xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

*. Chuẩn bị:

- Nguyên liệu: Vỏ hộp sữa; giấy vẽ; mô hình ngôi nhà; sáp màu; hộp bìa; tranh lô tô quần áo, đồ dùng đồ chơi; cây, hoa….

- Đồ chơi: Bộ đồ chơi xếp chồng, đồ chơi nấu ăn, thú nhún, bóng…

*. Tiến hành:

- Hoạt động 1:

+ Cô n hận xét buổi chơi trước.

+ Giới thiệu trò chơi mới, cách chơi của trò chơi đó.

- Hoạt động 2:

+ Cô cùng trẻ chơi và hỗ trợ trẻ để trẻ chơi tốt góc chơi của mình.

Hoạt động vệ sinh

- Cô cho trẻ thực hành rửa tay rửa mặt( Cô vệ sinh rửa tay rửa mặt cho trẻ)

- Cùng  trẻ chuẩn bị đồ dùng ăn, ngủ.

- Vệ sinh cho trẻ khi trẻ ăn xong, cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ.

Hoạt động chiều

- Đọc thơ: Chào

- Quan sát tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

- Hát : “Em búp bê”

- Quan sát đồ dùng của cô.

- Chơi với đồ chơi trong các góc.

Trả trẻ

- Vệ sinh cho trẻ trước khi trẻ ra về

- Trao đổi với phụ huynh một số thong tin cần thiết trong ngày vê cá nhân trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp của phụ huynh.

- T/C: Dung dăng dung dẻ, Lộn cầu vồng….

Tuấn 3

 

Hoạt động học

PTNN

“Bé cùng đọc thơ”

Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ: “ Mẹ và cô”.

PTTCXH

Tô màu áo bác cấp dưỡng (M)

 

PTNT

Quan sát tranh và nói công việc của bác cấp dưỡng.

PTTCXH

 Xâu vòng tặng cô.

PTNT

Nhận biết một và nhiều

PTTC

Chơi với đất nặn

Hoạt động ngoài trời

- Trò chuyện về đồ dùng của bác cấp dưỡng

T/C: Bóng tròn to

- Quan sát một số hoạt động của bác cấp dưỡng.

T/C: Dung dăng dung dẻ

- Quan sát trang phục của bác cấp dưỡng.

T/C: Cái gì biến mất

 

- Tham quan nhà bếp.

T/C: Tung bóng

- Quan sát đồ dùng của bác cấp dưỡng.

T/C: Đuổi bắt

 

- Trò chuyện về bác cấp dưỡng.

T/C: Dung dăng dung dẻ

Hoạt động góc

- Góc vận động: Đi trong đường hẹp, chơi với bóng, thú nhún,

- Góc thao tác vai: Đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, xúc cơm cho búp bê ăn, mặc quần áo cho búp bê, bán đồ dùng trang phục của cô.

- Góc xếp hình: Xếp khuôn viên trường mầm non, xếp chồng ngôi trường của bé.

- Góc nhận biết thao tác với đồ vật: Chọn đồ dùng theo màu (Màu đỏ); Chọn đồ dùng, trang phục của cô; Bé chơi so hình; trang trí áo cô giáo; chơi lấy vào bỏ ra; xem tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

*. Chuẩn bị:

- Nguyên liệu: Vỏ hộp sữa; giấy vẽ; mô hình ngôi nhà; sáp màu; hộp bìa; tranh lô tô quần áo, đồ dùng đồ chơi; cây, hoa….

- Đồ chơi: Bộ đồ chơi xếp chồng, đồ chơi nấu ăn, thú nhún, bóng…

*. Tiến hành:

- Hoạt động 1:

+ Cô n hận xét buổi chơi trước.

+ Giới thiệu trò chơi mới, cách chơi của trò chơi đó.

- Hoạt động 2:

+ Cô cùng trẻ chơi và hỗ trợ trẻ để trẻ chơi tốt góc chơi của mình.

Hoạt động vệ sinh ăn ngủ

- Cô cho trẻ thực hành rửa tay rửa mặt( Cô vệ sinh rửa tay rửa mặt cho trẻ)

- Cùng  trẻ chuẩn bị đồ dùng ăn, ngủ.

- Vệ sinh cho trẻ khi trẻ ăn xong, cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ.

Hoạt động chiều

- Xem tranh ảnh về công việc của bác cấp dưỡng.

- Gọi tên đồ dùng của bác cấp dưỡng.

- Chơi với hột hạt.

- Chơi với đất nặn

Trả trẻ

- Vệ sinh cho trẻ trước khi trẻ ra về

- Trao đổi với phụ huynh một số thong tin cần thiết trong ngày vê cá nhân trẻ cũng như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp của phụ huynh.

 

KẾ HOẠCH NGÀY

 

*/ Thể dục sáng

Tập bài thể dục: Chú gà trống

a) Mục đích

Tập hít thở, luyện tập phát triển cơ bắp toàn thân, tâm thế vui vẻ và hào hứng luyện tập

b) Tiến hành

HĐ1: Khởi động

Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập( khoảng 1-2 phút)

HĐ2: Trọng động

Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và yêu cầu tập bài thể dục theo cô.

* Động tác 1: Gà trống gáy ( Tập 3-4 lần)

- Tư thế chuẩn bị: Chân rộng bằng vai, hai tay thả xuôi, đầu hơi ngẩng lên.

- Cô nói “ Ò ó o o”- Trẻ đưa 2 tay lên ngang mũi làm động tác gà trống gáy và nói “ò ó o o” tay đưa từ từ lên cao

*Động tác 2: Gà vẫy cánh ( Tập 3-4 lần)

- Tư thế chuẩn bị: Đứng thoải mái, hai tay thả xuôi.

- Cô nói “Gà vẫy cánh”- trẻ làm động tác 2 tay đưa sang ngang và nói “ gà vẫy cánh”. Sau đó trẻ trở về tư thế ban đầu.

* Động tác 3: Gà mổ thóc (Tập 3-4 lần)

- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng chân rộng bằng vai, hai tay thả xuôi

- Cô nói “Gà môt thóc– Trẻ cúi người xuống đồng thời 2 tay gõ xuống đất và nói “ Tốc tốc” ( Tập 3-4 lần)

* Động tác 4: Gà bới đất (Tập 3-4 lần)

- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, hai tay thả xuôi

- Cô nói “ Gà bới đất”- Trẻ đừng tại chỗ dậm chân

* Trò chơi: Bóng tròn to bóng tròn nhỏ

cô cho trẻ chơi trò chơi

HĐ3: Hồi tĩnh

Cô cho trẻ làm động tác gà vẫy cánh đi nhẹ nhàng quanh sân và đi vào lớp.

******************************************

 

Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2015

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTTC:

                    VĐCB: Bò tự do

    T/C: Về đúng nhà

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ biết bò tự do.

    KN: Rèn kỹ năng bò bằng  bàn tay cẳng chân cho trẻ.

    TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

2/ Chuẩn bị

    - 2 ngôi nhà cho trẻ chơi trò chơi

3/ Tiến hành

 

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Khởi động cùng bé

- Cô cho trẻ đi với các kiểu đi khác nhau: Đi  thường, đi bằng mũi chân, gót chân, đi nhanh…

- Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang .

HĐ2: Bé vận động

-Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung

+ ĐT tay: Gà vẫy cánh( 4 lần)

+ ĐT lưng bụng: Gà mổ thóc (4 lần)

+ ĐT chân; Gà bới đất (4 lần)

ĐTNM: Cô cho trẻ thực hiện lại động tác chân(2 lần)

- Cô cho trẻ đứng thành hai hàng dọc, giới thiệu vận động “ Bò tự do”

- Cô làm mẫu lần 1

Lần 2 kết hợp phân tích

- Cô làm mẫu lần 3. Sau đó cho trẻ thực hiện.

Cá nhân trẻ thực hiện( mỗi trẻ ít nhất 1 lần)

- Cô cho 2 tổ thi đua nhau

ĐT: + Các con vừa tập vận động gì?

TC; Về đúng nhà

Cô hướng dẫn cách chơi

Cô cùng trẻ chơi( 2-3 lần)

HĐ3: Bé thư giãn

Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp 1-2 vòng

 

-Trẻ đi với các kiểu khác nhau cùng cô

- Trẻ về đội hình 3 hàng ngang

 

- Trẻ tập bài tập phát triển chung cùng cô

 

 

 

- Trẻ tập động tác nhấn mạnh

- Trẻ chuyển đội hình về 2 hàng dọc

 

- Trẻ quan sát cô tập, nghe cô phân tích động tác

- Trẻ thực hiện

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp.

 

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát tranh ảnh về công việc của các cô, bác trong nhà trẻ

- TC: Lộn cầu vồng.

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được một số công việc của các cô các bác trong nhà trẻ thông qua tranh, ảnh.

- Rèn kỹ năng quan sát có chủ đích cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, lễ phép với cô giáo, người lớn.

2/ Chuẩn bị

- Tranh ảnh về công việc của các cô các bác trong nhà trẻ: cô đang dạy trẻ, cô cùng trẻ vui chơi, cô cho trẻ ăn…

3/ Tiến hành

- Cô cho trẻ quan sát tranh

+ ĐT: - Cô có gì đây?

 - Trong tranh có ai?

 - Cô giáo đang làm gì?

 - Ở lớp cô dạy các con những gì?

-> Cô khái quát và giáo dục trẻ.

- T/c: Lộn cầu vồng

- Cô cho trẻ tự do trong sân trường.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................

 

Thứ 3 ngày 09 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTNT:

                                   Trò chuyện về các cô, bác trong lớp của bé

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ biết được tên, đặc điểm của cô giáo lớp mình

    KN:+ Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ

           + Rèn ngôn ngữ cho trẻ

    TĐ: + Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô

           + Trẻ tự tin trong khi giao tiếp

2/ Chuẩn bị

- Tranh ảnh cô giáo trong lớp của trẻ

- Bài thơ đi nhà trẻ

3/ Tiến hành

 

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Bé cùng đọc thơ

Cô cho trẻ đọc bài thơ “Đi nhà trẻ”

ĐT: Các con vừa đọc bài thơ gì?

       Các con đến nhà trẻ có những ai?

HĐ2: Cô giáo của bé

Đố các bạn biết trong lớp mình có bao nhiêu cô, đó là cô nào?

- Cô cho trẻ nói tên cô giáo và cho trẻ nhận xét về đặc điểm của các cô.

Hàng ngày ở lớp cô làm những việc gì?

Ngoài hai cô ở lớp ra các con còn biết cô nào trong trường nữa.

- Cô khái quát lại ý trẻ và giới thiệu về bản thân mình để trẻ nhận biết rõ về cô giáo mình .

- Cô giáo dục trẻ đi học đều ngoan, biết nghe lời cô giáo.

HĐ3: Cô và các bé

Cô cùng trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát “Nu na nu nống”

z

- Trẻ đọc bài thơ

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ quan sát và nói tên, đặc điểm của cô giáo lớp mình

- Trẻ trả lời

- Trẻ kể tên các cô trong trường

 

- Trẻ nghe cô khái và giới thiệu về cô giáo

- Trẻ nghe cô khái quát và giáo dục

 

 

 

- Trẻ hát và vận động theo nhạc cùng cô

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Trò chuyện về những đồ dùng của cô

- TC: Dung dăng dung dẻ

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết một số đồ dùng của cô trong lớp nhà trẻ

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ tích cực tham gia cá hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp, trường.

2/ Chuẩn bị

Sân trường sạch sẽ thóang mát.

3/ Tiến hành

- Cô cùng trẻ hát bài hát: Đi nhà trẻ.

+ĐT: - Cô và các con vừa hát bài hát gì?

 - Trong nhà trẻ có những đồ dùng đồ chơi gì?

 - Các con biết cô có những đồ dùng gì?

-> Cô khái quát lại ý trẻ và giáo dục trẻ biết giũa gìn đồ dùng trong lớp mình, đồ dùng đồ chơi của trường…

- T/c: Dung dăng dung dẻ

- Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….........

 

Thứ 4 ngày 10 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTNN 

         Tô màu áo cô giáo(M)

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ cầm bút bằng tay phải, biết tô màu vào tranh.

     KN: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay

    TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

            Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

2/ Chuẩn bị

- Áo của cô ( màu vàng hoặc đỏ, xanh)

- Tranh vẽ chiếc áo của cô

- Sáp màu

- Tranh tô của trẻ

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Những đồ dùng của cô

- Cô cho trẻ quan sát một số đồ dùng, trang phục của cô.

ĐT: Cô có những gì?

Cô cho trẻ đọc tên đồ dùng

HĐ2: Bé vui đọc thơ

- Cô cho trẻ quan sát chiếc áo của cô

ĐT: Cô có gì đây?

       Chiếc áo này màu gì?

TC; Trốn cô

Các con hãy quan sát xem trên đây cô có gì?

       Bức tranh của cô vẽ gì?

       Chiếc áo trong tranh có màu gì?

- Cô cho trẻ xem tranh và quan sát cô tô màu bức tranh

Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút và tô màu

- Cô cho trẻ thực hiện và quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện.

HĐ3: Những chiếc áo đẹp

cho trẻ cầm bài và đứng thành vòng tròn

Cô cho trẻ nhận xét bài của mình và bạn

Cô nhận xét bài của cả lớp.

 

-Trẻ quan sát đồ dùng của cô

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ quan sát chiếc áo của cô

- Trẻ  trả lời

 

 

- Trẻ quan sát và trả lời

 

 

- Trẻ quan sát cô tô

 

 

- Trẻ thực  hiện

 

 

- Trẻ nhận xét bài của mình và của bạn

 

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát cô giáo lớp 3 tuổi

- TC: Gieo hạt

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được tên cô giáo của lớp 3t1, công việc cô đang làm lúc đó.

- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ.

- Trẻ hứng thú than gia.

2/ Chuẩn bị

- Của lớp 3T1

- phấn, bóng cho trẻ chơi.

3/ Tiến hành

- Cô cùng trẻ đi dạo xung quanh sân trường.

- Cô cho trẻ quan sát lớp 3T1

+ĐT: - Đây là lớp mấy tuổi?

 - Cô giáo nào dạy lớp 3T1?

 - Cô giáo lớp 3T1 đang làm gì?

-> Cô khái quát lại ý trẻ

- T/c: Gieo hạt

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ 5 ngày 11 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTTCXH

                            Dạy trẻ đoc thuộc bài thơ Chào

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ.

     KN: Rèn kỹ năng phát âm, đọc thơ cho trẻ,

    TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

            Trẻ biết chào hỏi khi gặp người khác

2/ Chuẩn bị

- Bài thơ: Chào, Bài hát: Lời chào buổi sáng

- Ảnh của các cô trong trường

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Bé biết gì về đồ chơi

- Cô cho trẻ hát bài: Lời chào buổi sáng

ĐT: Các con vừa hát bài hát gì?

       Trước khi đi học các con phải làm gì? “( chào ông bà , bố mẹ)

       Khi đến lớp các con chào ai?

Cô giới thiệu bài thơ

Cô đọc cho trẻ nghe lần 1 kết hợp giảng giải nội dung

Lần 2-3 cô kết hợp với tranh

HĐ2: Bé vui đọc thơ

ĐT: Cô vừa đọc cho các con bài thơi gì?

       Bài thơ do nhà thơ nào sáng tác?

       Khi chào cô cô nói gì?

       Chào bác thì sao?

Cô khái quát lại ý trẻ

- Cô cho trẻ đọc bài thơ

Cả lớp, tổ, nhóm, cà nhân trẻ đọc.

Cô giáo dục trẻ : khi gặp người lớn các con phải lễ phép chào hỏi mọi người....

- Trò chơi trò chơi: Ai đoán giỏi

Cô cho trẻ xem ảnh các cô và cho trẻ đoán tên các cô trong ảnh

HĐ3: Bạn nào ngoan nhất

hướng dẫn trẻ chào hỏi người lớn

Cô cho trẻ tập chào hỏi người lớn

 

-Trẻ hát bài “Lời chào buổi sáng’

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ nghe cô giới thiệu bài thơ

- Trẻ  nghe cô đọc thơ

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát

 

- Trẻ đọc thơ

- Tre nghe cô giáo dục

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

 

 

- Trẻ tập chào người lớn

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Trò chuyện về các cô trong trường mầm non

- TC: Lộn cầu vồng

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết dược tên, cô việc của các cô các bác trong trường mầm non.

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.

- Giáo dục trẻ lễ phép với người lớn.

2/ Chuẩn bị

- Bóng, phấn, lá cây

- Sân trường thoáng mát, sạh sẽ.

3/ Tiến hành

Cô cùng trẻ hát bài: “Đi nhà trẻ”

+ĐT: - Các con vừa hát bài hát gì?

 - Khi đến nhà trẻ con thấy có ai?

 - Các cô tên là gì?

 - Ở nhà trẻ con thấy cô làm những công việc gì?

- Cô khái quát và giáo dục trẻ

T/c: Lộn cầu vồng

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ 6 ngày 12 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTNT

                                 Nhận biết đồ dùng màu đỏ

 1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ nhận biết và nói đúng tên gọi, nói được màu của đồ dùng

    KN:+ Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ

           + Rèn kỹ năng nhận biết cho trẻ

    TĐ: + Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô

           + Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng

2/ Chuẩn bị

- Đồ dùng: Quần áo, mũ, đồ dùng của các cô các bác trong trường mầm non...

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Ổn định

Cô cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng của các cô, bác trong lớp.

Các con hãy quan sát xem trong lớp mình có những đồ dùng gì của cô.

Cô cho trẻ kể tên các đồ dùng đó.

HĐ2: Nội dung

- Cô cho trẻ quan sát đồ dùng ( quần, áo màu đỏ)

+ ĐT: - Đây là gì? ( Cái quần, áo)

           - Cái áo (quần) này màu gì?

Cô cho trẻ nhắc lại nhiều lần

Cô khái quát lại.

- Cô cho trẻ quan sát cái cặp màu đỏ.

+ĐT: - Đây là cái gì?

         - Cặp này màu gì?

         - Cặp dùng để làm gì?

Cô khái quát lại ý trẻ và giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng của lớp, trường….

- Cô cho trẻ nhặt đồ dùng theo yêu cầu của cô.

HĐ3: Kết thúc

- Trò chơi: Lấy đồ chơi theo màu sắc khi nghe tên gọi.

Cô cho trẻ chơi trò chơi

 

-Trẻ trò chuyện về đồ dùng của cô

 

- Trẻ quan sát và kể tên những đồ dùng của cô có trong lớp.

 

 

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát và giáo dục.

- Trẻ nhặt đồ dùng theo yêu cầu của cô

- Trẻ chơi trò chơi.

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát vườn rau do các cô các bác trong trường trồng.

- TC: Gieo hạt

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được tên một số cây rau do các cô các bác trong trường trồng

- Trẻ biết được công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

- Giáo dục trẻ biết giũ gìn và bảo vệ cây xanh….

2/ Chuẩn bị

- Vườn rau sạch sẽ

3/ Tiến hành

Cô cho trẻ đi dạo quanh vườn rau của trường.

+ĐT: - Đây là khu gì của trường?

 - Các con quan sát xem vườn rau có những loại rau gì?

 - Rau này do ai trồng?

Cô khái quát lại ý trẻ

-T/c: Gieo hạt

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........................................................................................................................................................

Thứ 7 ngày 13 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTTCXH

    Dạy trẻ ca hát “ Em búp bê”

     T/C: Tai ai tinh

 1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ thuộc bài hát, hát đúng theo giai điệu của bản nhạc

     KN: Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, tự tin khi thể hiện trước mọi người.

    TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

2/ Chuẩn bị

- Trống, búp bê

- Nhạc bài hát: Em búp bê

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Bé biết gì về trường lớp của mình

- Cô cùng trẻ trò chuyện về trường lớp của bé

+ĐT: - Con học ở trường nào?

          - Ở trường con có ai?

Ở trường mầm non có rất nhiều đồ dùng đồ chơi còn có cả búp bê nữa đấy. Hôn nay cô dạy các con hát bài hát về bạn búp bê.

HĐ2: Thi ai hát hay

- Cô giới thiệu bài hát, tên tác giả bài hát “Em búp bê”

- Cô hát cho trẻ nghe lần 1

Cô giảng giải nội dung bài hát

Cô hát lần 2 to rõ ràng

Lần 3 cô cho trẻ hát theo cô

Cả lớp, tổ, nhóm, cà nhân trẻ hát

ĐT: Các con vừa hát bài hát gì?

        Bài hát nói về bạn nào?

Cô khái quát lại ý trẻ

T/c: “Nhảy theo nhịp trống”

Cô cho trẻ thực hiện

HĐ3: Bé nghe ca hát

- Cô giới thiệu bài hát nghe: “Cô giáo”

- Cô hát cho trẻ nghe

 

-Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô giới thiệu bài hát

 

- Trẻ nghe cô hát

 

 

 

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

-          

- Trẻ nghe cô hát bài hát nghe

 

Thứ 2 ngày 15 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTNT:

Đế tài: Trò chuyện về công việc của các cô, bác trong nhà trẻ

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ biết được công việc của các cô, bác trong nhà trẻ.

    KN: Rèn khả năng quan sát cho trẻ cho trẻ

    TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

            Tự tin khi giao tiếp.

2/ Chuẩn bị

Tranh các cô, bác đang chăm sóc , dạy dỗ trẻ trong trường mầm non

3/ Tiến hành

 

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Khởi động cùng bé

- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Chào”

ĐT: Các con vừa đọc bài thơ gì?

       Hằng ngày các con đến lớp ai là người chăm sóc, dạy các con?

HĐ2: Bé vận động

-Cô cho trẻ quan sát tranh ( các cô, bác đang cho trẻ ăn)

+ ĐT: Đây là ai?

           Các cô đang làm  gì?

           Cô, bác đang cầm đồ dùng gì?

           Đồ dùng này để làm gì?

Cô khái quát lại về công việc của các cô hằng ngày ở trường.

- Cô tiếp tục cho trẻ quan sát tranh( Cô giáo đang dạy các bạn học bài)

+ Các bạn đang làm gì đây?

    Ai hướng dẫn các bạn học bài?

Ngoài việc dạy chúng mình học bài, cho chúng mình ăn cô giáo còn làm gì cho chúng mình nữa?

     Ở lớp con yêu ai nhất?

Cô khái quát lại ý trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quý, nghe lời người lớn.

HĐ3: Bé và cô giáo

cùng trẻ hát bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”

 

-Trẻ đọc bài thơ cùng cô

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ quan sát tranh và trả lời

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát

 

- Trẻ quan sát và trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát và giáo dục

 

 

- Trẻ hát cùng cô

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Trò chuyện về đồ dùng của cô giáo

- TC: Bóng tròn to

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được một số đồ dùng của cô giáo.

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

2/ Chuẩn bị

- Đồ dùng: quyển sách, bút…

- Bóng, phấn, lá cây cho trẻ chơi.

3/ Tiến hành

- Cô cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng của cô.

+ ĐT: - Đây là gì?

  - Cái bút dùng để làm gì?

  - Đây là gì? (Quyển sách)

  - Quyển sách này của ai?

Cô khái quát lại ý trẻ và giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng , đồ chơi.

- T/C: Bóng tròn to

- Cô cho trẻ chơi tự do

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..........

Thứ 3 ngày 16 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển PTTC:

   VĐCB: Đi trong đường hẹp

       TCVĐ: Tung bóng

1/ Yêu cầu

    KT: Trẻ biết đi trong đường hẹp không dẵm vào vạch, không bỏ dở giữa chừng.

    KN: Rèn kỹ năng vận động cho trẻ, giữ được thăng bằng trong khi vận động.

    TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

2/ Chuẩn bị

- Đường hẹp để cho trẻ đi

- Bóng, búp bê

3/ Tiến hành

 

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Khởi động cùng bé

- Cô cho trẻ đi với các kiểu đi khác nhau: Đi  thường, đi bằng mũi chân, gót chân, đi nhanh…

- Cho trẻ về đội hình 3 hàng ngang .

HĐ2: Bé vận động

-Cô cho trẻ tập bài tập phát triển chung ( Chú gà trống)

+ ĐT tay: Gà vẫy cánh( 4 lần)

+ ĐT lưng bụng: Gà mổ thóc (4 lần)

+ ĐT chân: Gà bới đất (4 lần)

ĐTNM: Cô cho trẻ thực hiện lại động tác chân

- Cô cho trẻ đứng thành hai hàng dọc, giới thiệu vận động “ Đi trong đường hẹp”

- Cô làm mẫu lần 1

Lần 2 kết hợp phân tích

- Cô làm mẫu lần 3. Sau đó cho trẻ thực hiện.

Cá nhân trẻ thực hiện( mỗi trẻ ít nhất 1 lần)

ĐT: + Các con vừa tập vận động gì?

       + Tập như thế nào?( cô cho 1-2 trẻ lên tập lại vận động và củng cô lại)

T/C: Tung bóng

HĐ3: Bé thư giãn

Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp 1-2 vòng

 

-Trẻ đi với các kiểu khác nhau cùng cô

- Trẻ về đội hình 3 hàng ngang

 

- Trẻ tập bài tập phát triển chung cùng cô

 

 

 

- Trẻ tập động tác nhấn mạnh

- Trẻ chuyển đội hình về 2 hàng dọc

- Trẻ quan sát cô tập, nghe cô phân tích động tác

 

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp

 

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát quyển sách

- TC: Bóng tròn to

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được tên gọi, công dụng của quyển sách

- Trẻ được khám phá quyển sách.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt đông.

2/ Chuẩn bị

- Quyển sách

3/ Tiến hành

- Cô cho trẻ quan sát quyển sách

+ĐT: - Đây là gì?

 - Quyển sách này là đồ dùng của ai?

 - Quyển sách dùng để làm gì?

-T/C: Bóng tròn to

- Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trường.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

  1. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ 4 ngày 17 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTTCXH

                              Nặn viên phấn(M)

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ biết làm mềm đất, năn dọc thành viên phấn.

    KN:+ Rèn sự khéo léo của các ngón tay, kỹ năng năn dọc

    TĐ: + Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô

               Biết giữ vệ sinh, giữ gìn sản phẩm.

2/ Chuẩn bị

- Đất nặn cho cô và trẻ hoạt động, đĩa đựng sản phẩm, bảng

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú

Cô cùng trẻ đọc bài thơ bàn tay cô giáo

ĐT; Các con vừa đọc bài thơ gì?

       Hằng ngày đến lớp cô thường làm những công việc gì cho các con?

Cô khái quát : Dạy các con học, cho các con ăn, ngủ…

Để các con học thì cô cần những đồ dùng gì?

HĐ2: Nặn viên phấn

Cô cho trẻ quan sát viên phấn

ĐT: Cái gì đây?

       Viên phấn này màu gì?

Cô giới thiệu: Đây là viên phấn màu xanh, viên phấn này tròn, nhỏ, dài. Cô có thể dùng đất nặn để nặn thành viên phấn này.

- Cô nặn mẫu cho trẻ quan sát và phân tích cách nặn viên phấn

- Cô phát đồ dùng và cho trẻ nặn. Cô bao quát lớp và hướn dẫn trẻ

ĐT: Con đang làn gì đấy?

        Nặn viên phấn màu gì?

HĐ3: Kế thúc

- Cô nhận xét quát trình thực hiện và nhận xét sản phẩm của trẻ

Cô cho trẻ cầm viên phấn đến tặng cô giáo

 

-Trẻ đọc thơ cùng cô

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ quan sát viên phấn

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ nghe cô giới thiệu

- Trẻ

 

- Trẻ quan sát và nghe cô phân tích cách nặn

- Trẻ nặn viên phấn

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô nhận xét

 

- Trẻ cầm tặng cô

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát cô giáo tưới cây

- TC: Gieo hạt

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được cô giáo đang làm gì.

- Rèn kỹ năng quan sát, ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ tích cực tham gia. Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây xanh.

2/ Chuẩn bị

- Bình tưới nước

3/ Tiến hành

- Cô cho trẻ đứng xung quanh gốc cây và quan sát cô tưới cây.

+ĐT: - Cô dang làm gì?

 - Cô dùng cái gì để tưới cây: Nước, bình tưới.

Cô khái quát và giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

- T/C: Gieo hạt

- Cô cho trẻ chơi tự do.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................

 

Thứ 5 ngày 18 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTNT:

    kể chuyện cho trẻ nghe “Chào buổi sáng

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ nhớ tên truyện, biết được các nhân vật trong truyện

     KN: Rèn kỹ năng nghe kể truyện cho trẻ.

    Trẻ trả lời to, rõ ràng

    TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

   Chú ý nghe cô kể truyện

2/ Chuẩn bị

- Tranh chuyện “Chào buổi sáng”, Truyện trong vi tính.

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Bé tập chào hỏi

- Cô cho trẻ đọc bài thơ “Chào

ĐT: Các con vừa đọc bài thơ ?

       Gặp mọi người con làm gì?

Cô dẫn dắt giới thiệu hướng trẻ vào nghe kể chuyện.

HĐ2: Bé nghe kể chuyện

- Cô giới thiệu tên truyện.

- Cô kể cho trẻ nghe lần 1 kết hợp ánh mắt cử chỉ điệu bộ

Cô giảng nội dung truyện

Lần 2 cô kết hợp tranh minh họa.

ĐT: Vừa rồi cô kể cho cả lớp nghe câu chuyện gì?

       Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

      Khi thấy chú chim bé đã nói gì?

       Chú chim đã nói gì với bé?

- Cô khái quát lại ý trẻ và giáo dục trẻ lễ phép với người lớn khi gặp mọi người phải lễ phép chào hỏi….

HĐ3: Chương trình bông hoa nhỏ

Cô cho trẻ nghe kể truyện trên vi tính.

 

-Trẻ đọc thơ cùng cô

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô giới thiệu tên truyện

- Trẻ nghe cô kể lần 1

 

- Trẻ nghe cô giảng nội dung

- Trẻ nghe cô kể lần 2

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát và giáo dục

 

 

 

- Trẻ xem trên vi tính

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát cái bút

- TC: Cái gì biến mất

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được tên gọi, công dụng của cái bút.

- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

2/ Chuẩn bị

- Cái bút, cái cặp, cái mũ

3/ Tiến hành

- Cô cho trẻ quan sát cái bút

+ĐT: Đây là cái gì?

          Cái bút dùng để làm gì?

          Con nhìn thấy bút ở đâu?

- T/C: Cái gì biến mất

- Trẻ chơi tự do.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ 6 ngày 19 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển PTTCXH

   Dạy trẻ vận động “ Nu na nu nống”

     T/C: Tai ai tinh

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ biết thuộc bài hát, vận động theo nhạc của bài hát.

    KN: Rèn kỹ năng vận động cho trẻ.

    TĐ: Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

2/ Chuẩn bị

-         Nhạc bài hát “nu na nu nống”, “ Cô giáo.

-         Sắc xô, vòng

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: ỔN định

- Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát “ Nu na nu nống

- ĐT: Các con vừa nghe nhạc bài hát gì?

HĐ2: Nội dung

- cùng trẻ hát bài hát “Nu na nu nống”

- Cô vận động cho trẻ xem (2 lần)

- Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc.

Cả lớp, tổ,nhóm, các nhân trẻ.

+ ĐT: - Các con vừa hát và vận động bài hát gì?

Cô cho cả lớp hát và vận động lại bài hát.

-TCÂN: Tai ai thính. Cô hướng dẫn cách chơi, cho trẻ thực hiện

HĐ3: Hát cho trẻ nghe

-Cô giới thiệu bài hát “ Cô giáo

Cô hát cho trẻ nghe lần 1

Lần 2 cô kết hợp động tác minh họa

 

-Trẻ nghe nhạc

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ nghe cô hát và vận động

- Trẻ hát và vận động cùng cô

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ chơi trò chơi cùng cô

 

 

 

- Trẻ nghe cô hát bài hát nghe

 

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Trò chuyện về công việc của các cô trong trương mầm non

- TC: Dung dăng dung dẻ

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được một số công việc của các cô trong trường mầm non.

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

2/ Chuẩn bị

- Sân trường thoáng mát

3/ Tiến hành

- Cô cùng trẻ trò chuyện về công việc của các cô các bác trong trường mầm non.

+ĐT: Ở trường con thấy các cô thường làm những công việc gì? ( Dạy các con đọc thơ, kể chuyện, cho các con ăn….)

- T/C: Dung dăng dung dẻ

-  Cô cho trẻ chơi tự do ngoài trời.     

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ 7 ngày 20 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển PTNT

       Ôn nhận biết màu đỏ

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ nói được tên đồ dùng, màu của đồ dùng

     KN: - Rèn kỹ năng quan sát, khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. 

    T§: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

           - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong nhón lớp.

2/ Chuẩn bị

- Đồ dùng: Tranh lô tô quần, áo, sách, bút màu đỏ đủ cho cô và trẻ họt động.

 

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Ổn định

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chọn đồ dùng của cô giáo”

ĐT: Các con vừa tìm được đồ dùng?

       Đồ dùng này là đồ dùng của ai?

Cô khái quát lại ý trẻ

2: Nội dung

- Trong giờ học trước cô và các con đã nhận biết màu đỏ của đồ dùng. Hôn nay cô và các con ôn lại về nhận biết những đồ dùng màu đỏ.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chọn đồ dùng màu đỏ tặng bạn búp bê” Khi nhặt được đồ dùng đó các con phải đọc tên, và màu của đồ dùng.

Cô cho trẻ thực hiện.

ĐT: Con chọn được đồ dùng gì?

        Đồ dùng đó màu gì?

       Đồ dùng đó là đồ dùng của ai?

- T/C: Nhặt đồ dùng theo hiệu lệnh

HĐ3: Kết thúc

Cô cho trẻ chơi “Cái gì biến mất, cái gì xuất hiện”

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ cùng cô ôn nhận biết màu đỏ

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ chơi trò chơi

 

- Trẻ chơi trò chơi

-          

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Tham quan các khu trong trường mầm non.

- TC: Đuổi bắt

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

2/ Chuẩn bị

- Các khu trong trường mầm non sạch sẽ để trẻ đi dạo.

3/ Tiến hành

- Cô cùng trẻ đi dạo quanh sân trường.

+ĐT: Đây là khu nào?

          Khu này để làm gì? (Bếp để nấu ăn…)

Cô khái quát lại ý trẻ

- T/C: Đuổi bắt

- Cô cho trẻ chơi tự do trong sân trường.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......

 

Thứ 2 ngày 22 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển PTNN

  Đề tài : Bé vui đọc thơ “ Mẹ và cô

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên tác giả.

     KN: Trẻ đọc to rõ lời , đọc diễn cảm bài thơ theo cô

  - Rèn khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ đích  

    T§: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

            - Giáo dục trẻ biết đi dép để giữ gìn đôi chân

2/ Chuẩn bị

- Bài thơ “Mẹ và cô”

- Nhạc bài hát “ Biết vâng lời mẹ dặn”

- Vòng

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Những em bé ngoan

- Cô cho trẻ hát bài “Biết vâng lời mẹ dặn”

ĐT: Các co vừa hát bài hát gì?

       Mẹ đã dặn các con như thế nào?

Cô dẫn dắt giới thiệu bài: “Có một bài thơ nói về một bạn nhỏ rất ngoan, bạn đã biết nghe lời mẹ, cô đấy. Các con hãy nắng nghe cô đọc thơ “Mẹ và cô”.

HĐ2: Bé cùng đọc thơ

- Cô đọc bài thơ lần 1

ĐT: Cô vừa đọc bài thơ gì?

Cô giảng giải nội dung bài thơ cho trẻ hiểu

- Cô đọc lần 2-3 kết hợp ánh mắt cử chỉ điệu bộ( có thể cho trẻ đọc theo cô)

ĐT: Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?

        Bài thơ do ai sáng tác?

        Khi đến lớp các con phải làm gì?

        Khi được bố mẹ đến đón thì sao?

Cô cho trẻ đọc thơ

Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc.

- Cô khái quát lại ý trẻ và giáo dục trẻ chào cô, bố mẹ khi đến lớp, chào cô, bố mẹ khi ra về....

Cô cho trẻ đọc bài thơ

HĐ3: Món quà tặng cô

Cô thưởng cho trẻ 1 món quà và yêu cầu trẻ đọc bài thơ đó và tặng vòng cho cô giáo.

 

 

- Trẻ hát bài hát

- Trẻ trả lời và nghe cô giới thiệu bài thơ

 

 

 

 

 

- Trẻ  nghe cô đọc thơ và giảng giải nội dung của bài thơ

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ đọc thơ

 

- Trẻ nghe cô khái quát và giáo dục

 

 

 

- Trẻ đọc thơ và tặng vòng cho cô

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Trò chuyện về đồ dùng của bác cấp dưỡng

- TC: Bóng tròn to

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ nói được tên gọi đồ dùng của các bác cấp dưỡng: Bát, thìa, tạp dề….

- Rèn kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

2/ Chuẩn bị

Sân trường thoáng mát sạch sẽ.

3/ Tiến hành

- Cô cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng của bác cấp dưỡng.

+ĐT: Ở trường mầm non ai làm bác cấp dưỡng?

Các bác cấp dưỡng có những đồ dùng gì?

          Hăng ngày bác cấp dưỡng làm những công việc gì?

Cô khái quát và giáo dục trẻ.

- T/C: Bóng tròn to

- Cho trẻ chơi tự do

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......

 

Thứ 3 ngày 23 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTTCXH

   Tô màu áo bác cấp dưỡng(M)

1/ Yêu cầu

KT: Trẻ cầm bút bằng tay phải, biết tô màu vào tranh.

KN: Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay

TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

        Biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

2/ Chuẩn bị

- Áo của bác cấp dưỡng ( màu vàng )

- Tranh vẽ chiếc áo của bác cấp dưỡng

- Sáp màu

- Tranh tô của trẻ

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Những đồ dùng của bác cấp dưỡng

- Cô cho trẻ quan sát một số đồ dùng, trang phục của bác cấp dưỡng.

ĐT: Cô có những gì?

Cô cho trẻ đọc tên đồ dùng

HĐ2: Bé vui đọc thơ

- Cô cho trẻ quan sát chiếc áo của bác cấp dưỡng

ĐT: Cô có gì đây?

       Áo này của ai?

       Chiếc áo này màu gì?

TC; Trốn cô

Các con hãy quan sát xem trên đây cô có gì?

       Bức tranh của cô vẽ gì?

       Chiếc áo trong tranh có màu gì?

- Cô cho trẻ xem tranh và quan sát cô tô màu bức tranh

Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi,cầm bút và tô màu

- Cô cho trẻ thực hiện và quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện.

HĐ3: Những bức tranh đẹp

cho trẻ cầm bài và đứng thành vòng tròn

Cô cho trẻ nhận xét bài của mình và bạn

Cô nhận xét bài của cả lớp.

 

-Trẻ quan sát đồ dùng của cô

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ quan sát

- Trẻ  trả lời

 

 

 

- Trẻ quan sát và trả lời

 

 

- Trẻ quan sát cô tô

 

 

- Trẻ thực  hiện

 

 

- Trẻ nhận xét bài của mình và của bạn

 

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát một số hoạt động của các cô trong trường.

- TC: Dung dăng dung dẻ

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được công việc của bác cấp dưỡng.

- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

2/ Chuẩn bị

- Tranh ảnh về công việc của bác cấp dưỡng trong trường mầm non.

3/ Tiến hành

- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh về công việc của bác cấp dưỡng.

+ĐT: Cô có gì đây?

 Bức tranh vẽ về ai?

 Các bác cấp dưỡng đang làm gì?

Cô khái quát lại ý trẻ.

- T/C: Dung dăng dung dẻ.

- Cô cho trẻ chơi tự do.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Thứ 4 ngày 24 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển :PTNT:

            Xem tranh và nói tên một số công việc của bác cấp dưỡng

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ nói được tên cô, công việc của bác cấp dưỡng thông qua tranh.

    KN:+ Rèn ngôn ngữ cho trẻ

           + Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ

    TĐ: + Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô

           + Yêu quý các cô, bác trong trường mầm non.

2/ Chuẩn bị

- Tranh công việc của các cô, bác trong nhà trẻ

- Rổ đựng đồ chơi, bàn

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Ổn định tổ chức

Cô cho trẻ tìm đồ dùng của bác cấp dưỡng xung quanh trong lớp.

+ĐT: Con tìm được đồ chơi gì?

          Đồ chơi này chơi như thế nào?

Cô khái quát lại trẻ.

HĐ2: Nội dung

Cô cho trẻ quan sát tranh

ĐT: Các con quan sát xem cô có gì?

       Trong bức tranh có những ai?

       Các cô, bác đang làm gì?

       Cô chỉ vào đồ dùng và hỏi: Các cô, bác đang cầm đồ dùng gì?

       Đồ dùng này dùng để làm gì?

       Đến trường cháu yêu ai nhất

Cô khái quát và giáo dục trẻ yêu quý các cô, bác trong trường, biết nghe lời người lớn( ông, bà, bố, mẹ)

HĐ3: Bé và cô giáo

Cô cho trẻ trẻ hát theo cô bài hát: “Cô giáo em”

 

 

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ quan sát tranh

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát và giáo dục

 

 

- Trẻ hát cùng cô

 

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát trang phục của bác cấp dưỡng.

- TC: Dung dăng dung dẻ

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ nói được tên, công dụng của cái áo.

- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

2/ Chuẩn bị

Trang phục của bác cấp dưỡng.

3/ Tiến hành

- Cô cho trẻ quan sát trang phục của bác cấp dưỡng.

+ĐT: - Đây là cái gì? (Áo của bác cấp dưỡng), (mũ)

 - Cái áo(mũ) này màu gì?

          - Cái áo này của ai?

 - Bác cấp dưỡng mặc khi làm gì?

Cô khái quát lại ý trẻ.

- T/C: Cái gì biến mất

- Cho trẻ chơi tự do ngoài trời.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Thứ 5 ngày 25 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTTCXH

   Xâu vòng tặng cô

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ biết xâu các hạt thành chuỗi hạt tặng cô.

    KN:  + Rèn sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động của đôi bàn tay

    TĐ: + Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô

            + Giáo dục trẻ biết yêu quý bạn bè, quan tâm đến cô giáo.

2/ Chuẩn bị

- Vòng mẫu của cô, mỗi trẻ một bộ hột hạt để xâu thành vòng

- Nhạc bài Cháu đi mẫu giáo.

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Bé trổ tài

Cô cho trẻ hát bài hát “Cháu đi mẫu giáo”

+ ĐT: - Các con vừa hát bài gì?

          - Đến trường có những ai?

Cô khái quát lại.

HĐ2: Đồ chơi của bé

- Cô cho trẻ quan sát vật mẫu.

+ ĐT: - Cô có gì đây?

           - Chiếc vòng này có những hạt gì?

           - Các con thấy cái vòng này như thế nào?

           - Chiếc vòng này được xâu bằng những hạt màu gì?

Cô khái quát lại ý trẻ

- Cô xâu mẫu

Cô đưa rổ hột hạt ra và hỏi trẻ:

+ Trong rổ có cái gì?

Cô giới thiệu về đặc điểm của hột hạt, dây để xỏ hột hạt

Cô làm mẫu và hướng dẫn cách xâu hạt.

+ ĐT: - Cô xâu được cái gì?

           - Chiếc vòng cô xâu có đẹp không?

- Cô cho trẻ xâu vòng.

HĐ3: Quà bé tặng cô

- Cô cho trẻ cầm vòng lên tặng cô.

 

- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ quan sát mẫu của cô

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát

- Trẻ quan sát cô xâu vòng.

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ thực hiện

 

- Trẻ tặng vòng cho cô

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Thăm quan nhà bếp

- TC: Tung bóng

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời

1/ Mục đích yêu cầu

- Trẻ tham quan biết được khu nhà bếp, nói được những hoạt động của nhà bếp.

- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ.

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động.

2/ Chuẩn bị

- Bóng cho trẻ chơi

3/ Tiến hành

- Cô cho trẻ đi dạo thăm quan nhà bếp của trường mầm non.

+ĐT: - Đây là đâu?

         - Nhà bếp là nơi làm việc của ai?

         - Trong nhà bếp có những đồ dùng gì?

         - Các bác cấp dưỡng đang làm gì?

Cô khái quát lại ý trẻ

- T/C: Tung bóng

- Cho trẻ chơi tự do ngoài trời.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........

 

Thứ 6 ngày 26 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTNT

    Nhận biết kích thước to nhỏ của đồ vật

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ nói được tên, màu đồ dùng, nhận biết được kích thước to nhỏ của đồ dùng.

   KN: Rèn kỹ năng nhận biết so sánh cho trẻ.

    TĐ: Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

2/ Chuẩn bị

- Đồ chơi nấu ăn (bát) to nhỏ

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Ổn định

Cô cho trẻ chơi trò chơi “Bóng tròn to”

+ ĐT: - Các con vừa chơi trò chơi gì?

Cô khái quát lại.

HĐ2: Nội dung

- Cô cho trẻ quan sát vật mẫu.( Cái bát to màu đỏ, nhỏ màu vàng)

+ ĐT: - Cô có gì đây?

           - Cái bát này màu gì?

Cô chồng 2 cái bát lên nhau và cho trẻ quan sát.

           - Con thấy cái bát màu đỏ như thế nào?

(Cái bát màu đỏ nhỏ hơn)

Cô cho trẻ đọc nhiều lần “cái bát màu đỏ nhỏ hơn cái bát màu vàng

Cô tiếp tục chồng cái bát màu vàng lên cái bát màu đỏ.

+ĐT: - Cái bát màu vàng có cho được vào trong bát màu đỏ không?

Cô cho trẻ đọc cái bát màu vàng to hơn cái bát màu đỏ”

Cô khái quát lại ý trẻ.

T/C: nhặt theo hiệu lệnh của cô

HĐ3: Kết thúc

- Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng của mình đúng nơi quy định.

 

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ quan sát mẫu của cô

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

- Trẻ quan sát tiếp

 

- trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ nghe cô khái quát

- Trẻ chơi trò chơi

 

- Trẻ cất đồ dùng

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Quan sát đồ dùng của bác cấp dưỡng

- TC: Đuổi bắt

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được tên một số đồ dùng của bác cấp dưỡng

- Rèn ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động

2. Chuẩn bị

Sân trường thoáng mát sạch sẽ

3. Tiến hành

- Cô cho trẻ quan sát dồ dùng của bác cấp dưỡng

+ĐT: Đây là cái gì?

          Đồ dùng này của ai?

          Đồ dùng này dùng để làm gì?

Cô khái quát lại ý trẻ

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Đuổi bắt

- Cô cho trẻ chơi tự do.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ 7 ngày 27 tháng 09 năm 2014

I / HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: PTTC

    Chơi với đất nặn

1/ Yêu cầu

     KT: Trẻ biết chơi với đất nặn

    KN: Rèn kỹ năng vận động của đôi bàn tay

    TĐ: Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia hoạt động cùng cô.

2/ Chuẩn bị

- Bảng con, đất nặn

3/ Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt độngcủa trẻ

HĐ1: Ổn định

Cô cho trẻ quan sát đất nặn

+ ĐT: - Đây là cái gì?

           - Đất nặn để làm gì?

Cô khái quát lại.

HĐ2: Nội dung

- Cô cho trẻ làm quen với đất nặn. Cô bóp đất và cho trẻ làm theo.

- Cô véo đất nặn thành các mẩu nhỏ rồi gộp đất lại.

Cô cho trẻ chơi với đất nặn

Cô gợi ý cho trẻ để trẻ làm cái bánh, cái vòng, quả bóng….

+ĐT: Con làm được gì từ đất nặn?

HĐ3: Kết thúc

- Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng của mình đúng nơi quy định.

 

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ quan sát và cùng cô chơi với đất nặn

 

- Trẻ trả lời

 

 

 

- Trẻ trả lời-

 

- Trẻ cất đồ dùng

 

II/ HĐ NGOÀI TRỜI

- Trò chuyện về bác cấp dưỡng

- TC: Dung dăng dung dẻ

- Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết được công việc, đồ dùng của bác cấp dưỡng

- Rèn ngôn ngữ cho trẻ

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động

2. Chuẩn bị

Sân trường thoáng mát sạch sẽ

3. Tiến hành

- Cô cho trẻ trò chuyện về đồ dùng của bác cấp dưỡng

+ĐT: Ở trường mầm non bác cấp dưỡng làm công việc gì?

          Bác thường làm ở đâu?

- Cô cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng của bác cấp dưỡng.

+ĐT: Đồ dùng của bác cấp dưỡng là gì?

          Con thường nhìn thấy những đồ dùng đó ở đâu?

Cô khái quát lại ý trẻ

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Dung dăng dung dẻ

- Cô cho trẻ chơi tự do.

III/ HĐ GÓC

IV/ HĐ CHIỀU

V/ ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

Đánh giá cuối chủ đề

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1

 

nguon VI OLET