BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ


I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô chương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
- Lồng ghép tấm gương sống giản dị của Bác Hồ: Bác Hồ là chủ tịch
2. Kỹ năng:
Biết thực hiện sống giản dị trong cuộc sống.
3. Thái độ:
Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:
- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị.
- Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
- Kĩ năng tư duy phế phán.
- Kĩ năng tự nhận thức giá trị
III.CHUẨN BỊ :
- GV : -SGK .SGV GDCD 7.
-Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị .
- HS : Kiến thức, giấy thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định: (1`)
2. Kiểm tra bài cũ : (4`)
Kiểm tra sách vở của học sinh
3. Dạy bài mới : (35`)

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.


Hà và Hồng là đôi bạn rất thân học cùng lớp. Sắp vào năm học mới, Hà đòi mẹ mua cho chiếc váy bò rất đắt tiền, dù mẹ đã mua sắm rất đầy đủ quần áo đồng phục học sinh cho Hà. Còn Hồng, mẹ Hồng định mua chiếc cặp sách mới vì cặp sách năm ngoái đã sờn mép. Nhưng Hồng nói với mẹ chiếc cặp của con vẫn dùng được, mẹ dùng số tiền đó vào việc khác cần thiết hơn.
? Em có nhận xét gì về lối sống của 2 bạn?
- Qua câu chuyện kể trên, chúng ta thấy Hồng sống giản dị. Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là sống giản dị? Tại sao phải sống giản dị? Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài “Lối sống giản dị”

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô chương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

GV :Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện :

1. Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác










2. Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc?
- GV nhận xét, chốt lại: Bác Hồ là chủ tịch nước nhưng luôn luôn sống giản dị, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Sự giản dị đó không làm tầm thường con người Bác, mà làm cho Bác trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Bác giản dị trong lời nói, văn phong, cử chỉ, trang phục...

3) Hãy tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác.
4) Hãy nêu tấm gương sống giản dị ở lớp
nguon VI OLET