Ngày soạn 10/8/2019

Tuần 1. Tiết 1.

Tuần dạy từ 19/8 đến 24/8/2019

VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

                                               (Trích “ Thượng kinh kí sự”- Lê Hữu Trác)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. KT:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật "tôi" khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông - lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự LHT: tài quan sát, miêu tả sinh động  những sự việc có thật; Lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; Lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

2. KN: Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu thể kí  trung đại theo đặc trưng thể loại.

3. TĐ: Tránh lối sống xa hoa, ỷ lại vào quyền lực.

*Định hướng góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất: năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo), năng lực hợp tác, năng lực tự học...; phẩm chất tự trọng, trung thực, nhân hậu...

II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH

Nội dung/Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Văn bản Vào phủ chúa Trịnh

       -Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ

    - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông - lương y, nhà nho thanh

     -Tóm tắt được nội dung tác phẩm, viết được đoạn

    -Viết được bài văn nghị luận về tác phẩm, bình


 

chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật "tôi" khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.

     -Hiểu thể kí  trung đại theo đặc trưng thể loại.

cao, coi thường danh lợi.

  - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động, những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

văn cảm nhận cảnh phủ chúa.

luận và rút ra bài học cho bản thân

- So sánh xã hội xưa và nay.

Định hướng năng lực hình thành.

Nhóm năng lực chung:

- Năng lực tư duy độc lập, tự trình bày

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

Nhóm năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng và giao tiếp tiếng Việt

- Năng lực sáng tạo.

III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của GV và HS

1.1. Chuẩn bị của GV

  - Phiếu học tập, sơ đồ về tác giả và tác phẩm, tư liệu về đoạn trích  “Vào phủ chúa Trịnh”, SGK, GA, máy chiếu.

1.2 Chuẩn bị của HS: Soạn bài, đồ dùng học tập.


2. TTIẾN TRÌNH LÊN LỚP

2.1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2.2.  Kiểm tra( 1ph): KT sự chuẩn bị bài của HS

2.3 . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2.3.1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG( 2 Ph)

a. Mục tiêu: Tạo không khí hào hứng cho lớp học.

b. Hình thức:  GV cho HS xem một đoạn video cảnh phủ chúa

c. Tiến trình thực hiện

- Giáo viên chiếu lên máy chiếu câu hỏi: Đoạn vi deo trên gợi cho em liên hệ ntn đến hình ảnh cung vua, phủ chúa?

- HS  chuẩn bị, cá nhân trả lời, học sinh nhận xét và giáo viên nhận xét, từ đó dẫn dắt học sinh liên hệ đến đoạn trích được học.

2.3.2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (35 ph)

I. Tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Hiểu được về cuộc đời và sự nghiệp, nội dung văn thơ Lê Hữu Trác

b. Hình thức: Cá nhân.

c. Tiến trình thực hiện.

HĐ của GV và HS

ND kiến thức cần đạt

Định hướng NL

 

 

 

+ Sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.

    + Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe

* Giới thiệu chương trình Ngữ văn 11(15’)

I. Khái quát chung

1. Tác giả: LHT(1724-1791)

     - Quê: Liêu Xá, Đường Hào(Yên Mỹ) Hưng Yên.

    - Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông( Người già lười ở đất Thượng

- NL giao tiếp, NL tự học.


và phản hồi tích cực+ KT động não+ KT sơ đồ tư duy.

    - GV nêu câu hỏi: Hãy sử dụng sơ đồ tư duy, khái quát những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?

    - HS suy nghĩ, trình bày bằng sơ đồ tư duy.

    - HS nhận xét, bổ sung.

   - GV nhận xét, chốt.

 

Hồng )

- Sinh ra trong gia đình khoa bảng

- Là 1 trong 2 danh y nổi tiếng thời trung đại ( Tuệ Tĩnh –

- Là người khiêm tốn, nhân hậu, y đức, không màng danh lợi

-> Ông là nhà y học, nhà văn, nhà thơ lớn

   2. Tác phẩm

  - Bộ “ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”.1783

- Tác phẩm “ Thượng kinh kí sự” in ở phần cuối bộ “ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh”.

     - Tg ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe, từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12/1/1782 cho đến khi xong việc 2/11(9 tháng 20 ngày)

     - Đoạn trích “ VPCT” nói về việc LHT lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Cán.

 

II. Đọc -  hiểu văn bản 

a. Mục tiêu:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật "tôi" khi vào phủ chúa chữa bệnh cho Trịnh Cán.


- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng lãn Ông; lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

         - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động, những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

b. Hình thức: Cá nhân, nhóm.

c. Tiến trình thực hiện.

HĐ của GV-HS

ND kiến thức cần đạt

Định hướng NL

      + Sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.

     + Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực+ KT động não

     - GV nêu câu hỏi: Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên ntn? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao?

GV gợi ý:

+ Khung cảnh bên ngoài?

+ Nội cung?

+ Cách trang trí?

+Ăn uống

+ Nghi thức?

  1. Hiện thực nơi phủ chúa

a. Quang cảnh

- Cảnh bên ngoài:

+ Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa

+ Nhiều hành lang...

+ Cây cối um tùm....

-> Khung cảnh phủ chúa thơ mộng như chốn bồng lai tiên cảnh

- Cảnh bên trong:

+ Thâm nghiêm: lâu đài, cung điện

+ Màu sắc: đỏ, vàng-> đặc trưng của quyền lực, giàu sang

+ Không khí: ngào ngạt mùi hương nhưng tù đọng, ngột ngạt.

-> Xa hoa, tráng lệ biểu hiện cho c/s/vương giả nhưng tù hãm, thiếu sinh khí.

b. Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa

  + Nội cung: nhiều chiếu gấm, màn

- Năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo), năng lực hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


    - HS làm việc cá nhân, HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận.

    + Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.

    + Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực+ KT động não+ KT nhóm nhỏ+ KT trình bày 1 phút.

+ Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà em cho là “ đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm?

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, ghi ra giấy nháp.

- HS thảo luận nhanh.

- HS trình bày, nhận xét bổ sung.

  - GV nhận xét, chốt.

 

 

 

 

 

là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phấn, áo đỏ…

+ Ăn uống: “ mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ

+ Về nghi thức: LHT phải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm bệnh cho thế tử. Qua nhiều cửa, phải chờ lệnh mới được vào. “ muốn vào phải có thẻ, vào phải lạy, lạy 4 lạy

. Lời nói hết sức cung kính.

. Luôn có phi tần chầu chực xung quanh.

. Tất cả phải làm theo lệnh của chúa do quan Chánh Đường truyền đạt lại.

Cách sinh hoạt lễ nghi, khuôn phép thể hiện uy quyền, c/s hưởng thụ, xa hoa và lộng quyền của nhà chúa

 

 

* NT:

     - Tài quan sát tinh tế, ghi chép chi tiết , chân thực, sắc sảo.

    - Thuật lại sự việc theo trình tự thời gian diễn ra một cách tự nhiên khiến ta có cảm giác tg không hề thêm thắt, hư cấu mà sự việc, sự vật cứ hiện ra cụ thể.

    - Ngôn ngữ: giản dị , mộc mạc.

=>  Thái độ của tác giả:

 

 

 

 

 

 

Hình thành năng lực tư duy độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

   + Sử dụng phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.

     + Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực+ KT động não+ KT trình bày 1 phút.

     - GV nêu câu hỏi:

+ Những quan sát, ghi nhận của LHT cho thấy cách nhìn, thái độ ntn với cuộc sống nơi phủ chúa?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    - Không bộc lộ trực tiếp mà người đọc nhận ra qua việc miêu tả. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ khác gì ngư phủ Đào Nguyên thủa nào!”

   - Đường vào nội cung thế tử  “ ở trong tối om , không có thấy cửa ngõ gì cả

=> Gián tiếp chỉ thái độ của tg tỏ ra không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc quá mức của những người giữ trọng trách quốc gia.

     -  NT: đối lập.

  c/s an nhàn ẩn dật >< xa hoa phù phiếm che đậy những gì nhơ bẩn bên trong.

=> LHT không thiết tha gì với danh lợi, với quyền quý cao sang.

-> Hình ảnh con người.

+ Hệ thống quan lại: quân lính, cung tần, kẻ hầu, quan Chánh Đường, Quận Huy, quan truyền lệnh( truyền lệnh, truyền chỉ ) người truyền lệnh, người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan hầu cận, quan nội thần , quan tả viện, các vị lương y của 6 cung 2 viện, các phi tần chầu trực, cung nhân xúm xít, lính khiêng cáng, đầy tớ của quan…

=> Số lượng, chức vụ của ngững người phục vụ trên cho thấy uy quyền của nhà chúa và hệ thống quan liêu ăn bám rất lớn. Phủ chúa không chỉ giống cung vua mà còn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình thành năng lực hợp tác


 

 

 

 

 

     + Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

     + Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực+ KT động não+KT hợp tác+ KT trình bày 1 phút.

     - GV nêu câu hỏi, giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: Thái độ của tg khi thăm bệnh cho thế tử thể hiện ntn? Qua đó cho thấy phẩm chất đáng quý gì của LHT?

    - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, ghi ra giấy nháp.

    - HS thảo luận nhanh.

    - HS trình bày, nhận xét bổ sung.

  - GV nhận xét, chốt.

oai vệ, uy nghi hơn cả cung vua.

=> Bức tranh sinh động, chân thực vè cuộc sống xa hoa, quyền quý ở phủ chúa Trịnh

=> LHT có ý mỉa mai châm biếm, phê phán chúa Trịnh.

2. Hình ảnh Lê Hữu Trác

      - Khi khám bệnh thái độ của Lê Hữu Trác rất phức tạp:

      . Một mặt tg chỉ ra căn bệnh cụ thể , nguyên nhân của nó. Một mặt ngầm  phê phán “ vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

     . Ông rất hiểu căn bệnh của thế tử Cán, đưa ra những cách chữa hợp lý, thuyết phục nhưng lại sợ chữa có kết quả ngay chúa sẽ tin dùng, bị công danh trói buộc” nhưng không làm thì không về núi được. Để tránh được cứ cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Nhưng làm thế trái với lương tâm, y đức, phụ lòng ông cha. “ Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước, ta phải dốc hết cả lòng thành để nối tiếp cài lòng trung của cha ông mình mới được

      . Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thầy thuốc đã thắng.

-> LHT đã gạt sang một bên sở thích của riêng mình để làm tròn trách nhiệm. Điều đó chứng tỏ tg là

 


KT trình bày 1 phút.

     - GV nêu câu hỏi, giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm: Trình bày những đặc sắc trong NT viết kí sự của LHT bằng 1 sơ đồ tư duy?

    - HS làm việc cá nhân.

    - HS trao đổi với nhóm.

    - Thư kí nhóm ghi chép lại ND.

    - GV gọi 1 HS bất kì đại diện cho nhóm mình trình bày ý kiến.

    - HS nhận xét, bổ sung.

    - GV nhận xét, kết luận.

một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, già dặn kinh nghiệm. Ông lấy việc trị bệnh cứu người là mục đích chính. Y đức ấy không hẳn ai cũng có được.

3. Nghệ thuật viết kí sự

     - Quan sát tỉ mỉ, bộc lộ một thái đọ kín đáo.

  . Quang cảnh phủ chúa.

  . Nơi thế tử ở.

=> Hiện thực tự phơi bày.

   - Ghi chép chân thực.

   - Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất hữu tình cho tp.

 

2.3.3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP( 2 ph)

a. Mục tiêu: khái quát nội dung toàn bài.

b.Hình thức: cá nhân làm việc và trả lời theo câu hỏi Gv chiếu trên powerpoint

c.Tiến trình thực hiện

Hoạt động của GV – HS

ND kiến thức

NL hình thành

PP dạy học đặt và giải quyết vấn đề + Kĩ thuật động não.

 

 

NL sử dụng và giao  tiếp TV.


1. Lê Hữu Trác quê ở đâu?

A. Hải Dương

B. Hà Nội.

C. Hưng Yên.

2. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh, Nguyễn diễn ra vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỷ XVII.

B. Đầu thế kỷ XVIII

C. Cuối thế kỷ XVII.

D. Cuối thế kỷ XVIII.

3. Đặc sắc NT viết ký sự của LHT?

 

 

4.  Nội dung đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đặc sắc bút pháp ký sự LHT:

- Quan sát tỉ mỉ, bộc lộ một thái độ kín đáo.

- Ghi chép trung thực

- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca

 

* Nội dung đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác?

    - Bức tranh sinh động, chân thực vè cuộc sống xa hoa, quyền quý ở phủ chúa Trịnh.

   - Thể hiện tập trạng, nhân cách của Lê Hữu Trác.

 

2.3.4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 ph)

a.Mục tiêu : Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh hiện thực phủ chúa.

b.Hình thức : cá nhân


c.Tiến trình thực hiên:

B1: Gv đưa câu hỏi vận dụng thấp : Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh hiện thực nơi phủ chúa và thái độ của tác giả trước hiện thực đó?

B2: Hs làm việc cá nhân , trình bày bài viết của mình.

B3: Gv và Hs lắng nghe, nhận xét , rút kinh nghiệm.

2.3.5. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI , MỞ RỘNG (2 ph)

a. Mục tiêu: So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm hoặc đoạn trích kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này?

b.Hình thức: cá nhân

c.Tiến trình thực hiện

- B1: Gv đưa câu hỏi vận dụng cao: Phân tích được: bức tranh hiện thực, thái độ tác giả và đặc sắc nghệ thuật. Có thể so sánh với “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ, người cùng thời với Lê Hữu Trác.

- Những điểm giống nhau:

+ Giá trị hiện thực

+ Thái độ của tác giả trước hiện thực

- Những điểm đặc sắc riêng của đoạn trích.

+ Sự chú ý chi tiết, bút pháp kể và tả khách quan, những chi tiết chọn lọc sắc sảo tự nói lê ý nghĩa sâu xa....Đặc biệt là bút pháp lý sự của Lê Hữu Trác

+ Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực.

+ Tả cảnh sinh động, kể khéo léo, lôi cuốn.

+ Nghệ thuật tương phản càng thể hiện rõ giá trị hiện thực tác phẩm.

B2: Hs tự làm ở nhà.

B3: HD HS hoàn thiện BT ở nhà, chuẩn bị cho bài tiếp.

2.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC HIỆN

nguon VI OLET