Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chủ đề 13: ỨNG DỤNG CỦA DI TRUYỀN HỌC
Tiết 55, 56 - BÀI 60 (3T)
LAI GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện và phân tích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống; ưu thế lai.
- Trình bày được một số phương pháp tạo ưu thế lai và ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
2. Kỹ năng và kĩ năng sống cơ bản:
- Phân tích được vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
- Rèn kỹ năng khai thác thông tin.
- Ứng dung hiện tương trên vào thực tế
- Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời): con sinh ra sinh trưởng vả phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
- Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học.
- Hợp tác nhóm
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: HS tự đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi, điền vào chỗ trống,…
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS giải quyết một số vấn đề như hiện tượng thoái hóa ở cây giao phấn tự thụ phấn bắt buộc, giao phối gần ở động vật và ưu thế lai.
- Năng lực hợp tác: HS thảo luận để cùng giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị
- GV: Sổ tay lên lớp, sách HDH KHTN 9
- HS: Vở soạn bài, vở ghi bài
III. Phương pháp
- Hoạt động nhóm
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động cặp đôi
IV. Tiến trình dạy học
* Khởi động A
* Dạy bài mới
Tiết 1:
Hoạt động khởi động
GV: Giao nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm: Quan sát hình 60.1 sách HDH , thảo luận nhóm trả lời câu hỏi dưới hình
HS: Hoạt động nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
GV: Nhận xét và hướng học sinh vào nội dung bài học
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Hiện tượng thoái hóa
MT: - Nêu được các biểu hiện và phân tích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống
1. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn
GV: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cặp đôi: Đọc thông tin mục 1 trong sách HDH , trả lời câu hỏi:
+ Vì sao có hiện tượng thoái hóa giống ở thực vật do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn
+ Làm bài tập điền từ
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV
GV: Quan sát hoạt động học tập của học sinh, giúp đỡ hướng dẫn nhóm HS còn gặp khó khăn
GV: Gọi 1 nhóm HS báo cáo kết quả, chia sẻ ý kiến với các nhóm khác.
* Yêu cầu sản phẩm: Bố và mẹ trên một bông hoa nên kiểu gen của bố và mẹ giống nhau, do đó số kiểu tổ hợp giao tử tạo ra ở đời con ít, số cặp gen đồng hợp tử trong các cơ thể con nhiều và số cặp gen dị hợp ít. Trong khi ở các cây giao phấn, cá thể con có tổ hợp các giao tử của cây bố và mẹ khác nhau, do đó có nhiều biến dị tổ hợp được tạo ra, số kiểu gen đồng hợp ít và số kiểu gen dị hợp nhiều hơn. Do vậy, quá trình tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống do kiểu gen đồng hợp tăng lên, kiểu gen dị hợp giảm xuống, xuất hiện nhiều tính trạng kém.
GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và hướng dẫn học sinh hoàn thiện nội dung vào vở cá nhân
HS: Ghi nội dung vào vở cá nhân
* Bài tập điền từ
1-kém dần
2- chậm
3- giảm dần
4- bị chết

5- có hại
6- lùn
7- dị dạng
8- rất ít

KL: Là các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống dần biểu hiện các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết, bộc lộ đặc điểm có hại.
2. Hiện tượng thoái hóa do giao
nguon VI OLET