CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CON DIỀU

1. Tên chủ đề: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO CON DIỀU
Số tiết thực hiện: 3 tiết
Môn: Hình học 8
2. Mô tả chủ đề
Từ kiến thức nền về đối xứng trục. Học sinh ứng dụng thiết kế con diều làm đồ chơi. Chủ đề giúp học sinh nhận thấy tầm quan trọng của kiến thức của các môn khoa học, toán, công nghệ. Mặc dù chỉ là trò chơi đơn giản nhưng sẽ giúp các em có những trải nghiệm mới,được vui chơi sảng khoái, tăng cường vận động, rèn luyện sự nhanh nhẹn và khéo léo.
Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án thiết kế và chế tạo con diều từ những nguyên liệu sẵn có, đơn giản. Theo đó HS phải nghiên cứu và vận dụng các kiến thức liên quan như:
- Trung điểm của đoạn thẳng (Bài 10 - Hình học 6 )
- Đối xứng trục ( - Hình học 8)
- Trọng lực – Đơn vị lực (Bài 8 - Vật lý 6)
- Bản vẽ chi tiết(Bài 9 - Công nghệ 8)
3. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành chủ đề này HS có khả năng:
a. Kiến thức:
- Mô tả được cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của con diều
- Hiểu kỹ hơn kiến thức về đối xứng trục;
- Áp dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cuộc sống, ghi chép xác định hiện tượng trong quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu;
- Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo được con diều theo ý muốn
b. Kĩ năng:
- Có kĩ năng đo đạc, thực hành chính xác.
- Vẽ được bản thiết kế con diều
- Chế tạo được con diều theo bản thiết kế.
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;
- Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Phát triển phẩm chất:
– Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
– Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống;
– Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật.
d. Phát triển năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khi thực hiện chế tạo con diều; chế tạo được con diều thân thiện với môi trường một cách sáng tạo;
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
– Năng lực tự chủ và tự học: học sinh tự nghiên cứu kiến thức nền và vận dụng kiến thức nền để xây dựng bản thiết kế con diều.
4. Thiết bị:
GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau khi học chủ đề:
- Thước đo độ dài, bút chì, dao, kéo, keo
- 2 thanh tre (thanh gỗ nhỏ), dây cước (dây dù), Giấy (Báo, túi bóng, vải mỏng)
5. Tiến hành dạy học:
Hoạt động 1:XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ CON DIỀU
(Tiết 1 – 45 phút)
A. Mục đích:
Học sinh trình bày được kiến thức về trung điểm của một doạn thẳng, trục đối xứng của đoạn thẳng, xác định được trục đối xứng của hình; Nhận ra được khả năng tạo ra các đồ vật, trò chơi có liên quan đến trục đối xứng của hình; tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế con diều theo ý muốn và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
B. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS trình bày về nguyên tắc hoạt động của con diều.
- Từ thí nghiệm khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án thiết kế dựa trên kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của con diều.
- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm như sau:
-Bản ghi chép kiến thức mới về khả năng hoạt động của con diều.
- Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dư án và các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về cấu tạo diều, cách làm, tại sao diều có thể bay,…
- Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn trong nhóm; trình bày và
nguon VI OLET