Khi sử dụng GV cần lưu ý:

 - Kiểm tra lại nội dung, vì tài liệu được viết đồng thời với việc hoàn chỉnh SGK nên có một số nội dung chưa phù hợp và sai sót.

 - Kiểm tra lỗi chính tả, do người nhập dữ liệu …

 - Chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, phương pháp cụ thể của từng GV.

 

 

PHẦN MỘT

LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY,CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

 

CHƯƠNG 1

XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

 

BÀI 1

SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

(Tiết 1)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

HS cần hiểu những mốc và những bước tến trên chặng đường dài, phấn dấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.

2. Tư tưởng

Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao dời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.

3. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng sử dụng SGK - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điếm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10

Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp.

2. Dẫn dắt vào bài học

GV nêu tình huống qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kì? Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người) sau đó nêu câu hỏi: Loài người từ dâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì?

- HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc SGK trả lời câu hỏi?

GV dẫn dắt tạo không khí tranh luận.

- GV nhận xét bổ sung và chốt ý:

+ Câu chuyện truyền thuyết đã phản ánh xa xưa con người muốn lý giải về nguồn gốc của mình, song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm điều đó vào sự thần thánh.

+ Ngày nay, khoa học phát triển, đặc biệt là khảo cổ học và sinh học đã tìm được bằng cứ nói lên sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh cao của quá trình này là sự biến chuyển từ vượn thành người.

- GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra? CĂn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự chuyển biến đó? Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra không? Tại sao?

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là người tối cổ (Người thượng cổ).

Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là:

+ Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cơ cấu tạo cơ thể?

+ Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ.

- HS: Từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến trình bày trên giấy 1/2 tờ A0.

Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

GV yêu cầu HS nhóm khác bổ sung.

Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

Nhóm 1:

+ Thời gian tìm dược dấu tích của người tối cổ bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đây.

+ Di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Indonexia), Bắc Kinh (Trung Quốc)... Thanh Hóa (Việt nam).

+ Người tối cổ hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay được tự do cầm nắm, kiếm thức ăn. Cơ thể có nhiều biến đổi: trán, hộp sọ...

Nhóm 2: Đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi

+ Biết chế tạo công cụ lao động: Họ lấy mảnh đá hay cuội lớn đem ghè vỡ tạo nên một mặt cho sắc và vừa tay cầm rìu đá (đồ đá cũ - sơ kỳ).

+ Biết làm ra lửa (phát minh lớn điều quan trọng cải thiện căn bản cuộc sống từ ăn sống ăn chín.

+ Cùng nhau lao động tìm kiếm thức ăn. Chủ yếu là hái lượm và săn bắt thú.

+ Quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng dầu, có phân công lao động giữa nam - nữ, cùng chăm sóc con cái, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5 - 7 gia đình. Sống trong hang động hoặc mái đá, lều dựng bằng cành cây... Hợp quần đầu tiên bầy người nguyên thủy.

Hoạt động 3: Cả lớp

GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu và nắm chắc hơn: Ảnh về Người tối cổ, ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của Người tối cổ.

- Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên người nhưng Người tối cổ đã không còn là vượn.

- Người tối cổ là Người vì dã chế tác và sử dụng công cụ (Mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch đơn giản).

- Thời gian:

 

 

 

- Hòn đá ghè đẽo sơ qua

- Hái lượm, săn bắt thú

- Bầy người

Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

GV trình bày: Qua quá trình lao động, cuộc sống của con người ngày cành phát triển hơn. Đồng thời con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ. Ta tìm hiểu bước nhảy vọt thứ 2 của quá trình này.

- GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?

+ Nhóm 2: Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá.

+ Nhóm 3: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất.

- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời. Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm. HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

Nhóm 1: Đến cuối thời đồ đá cũ, khoảng 4vạn năm trước đây Người tinh khôn (hay còn gọi là người hiện đại) xuất hiện. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như ngày nay: xương cốt nhỏ nhắn, bàn tay nhỏ khéo léo, ngón tay linh hoạt. Hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, hình dáng gọn và linh hoạt, lớp lông mỏng trên người không còn nữa đưa đến sự xuất hiện những màu da khác nhau (3 đại chủng lớn vàng - đen - trắng).

Nhóm 2: Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong kỹ thuật chế tạo công cụ đá: Người ta biết ghè 2 cạnh sắc hơn của mảnh đá làm cho nó gọn và sắc hơn với nhiều kiểu, loại khác nhau. Sau khi được mài nhẵn, được khoan lỗ hay nấc để tra cán Công cụ đa dạng hơn, phù hợp với từng công việc lao động, trau chuốt và có hiệu quả hơn Đồ đá mới.

Nhóm 3: Óc sáng tạo của Người tinh khôn còn chế tạo ra nhiều công cụ lao động khác: Xương cá, cành cây làm lao, chế cung tên, đan lưới đánh cá, làm đồ gốm. Cũng từ đó đời sống vật chất được nâng lên. Thức ăn tăng lên đáng kể. Con người rời hang động ra định cư ở địa điểm thuận lợi hơn. Cư trú nhà cửa trở nên phổ biến.

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân

GV trình bày: - cuộc cách mạng đá mới - Đây là một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với thực tế phát triển của con người. Từ khi Người khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có một bước tiến dài: Đã có cư trú nhà cửa, đã sống ổn định và lâu dài (lớp vỏ ốc sâu 1m nói lên có thể lâu tới cả nghìn năm).

Như thế cũng phải kéo dài tích lũy kinh nghiệm tới 3 vạn năm. Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm trước đây mới bắt đầu thời đá mới.

GV nêu câu hỏi: - Đá mới là công cụ đá có điểm khác như thế nào so với công cụ đá cũ?

HS đọc sách giáo khoa trả lời, HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt lại: Đá mới là công cụ đá được ghè sắc, mài nhẵn, tra cán dùng tốt hơn. Không những vậy người ta còn sử dụng cung tên thuần thục.

GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào?

HS đọc sách giáo khoa trả lời, HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

- Sang thời đại đá mới cuộc sống của con người đã có những thay đổi lớn lao.

+ Từ chỗ hái lượm, săn bắn trồng trọt và chăn nuôi (người ta trồng một số cây lương thực và thực phẩm như lúa, bầu, bí... Đi săn bắn được thú nhỏ người ta giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành nhiều gia súc nhỏ như chó, lợn, cừu, bò,...)

+ Người ta biết làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và "cho có văn hóa" (Tìm thấy cúc, kim xương).

+ Người ta biết làm đồ trang sức (vòng bằng vỏ ốc và hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá màu).

+ Con người biết đến âm nhạc (cây sáo xương, đàn đá,...).

GV kết luận: Như thế, từng bước, từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Cuộc sống bớt dần sự lệ thuộc vào thiên nhiên. Cuộc sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ thời đá mới

 

1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Loài người do một loài vượn chuyển biến thành? Chặng đầu của quá trình hình thành này có khoảng 6 triệu năm trước đây.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bắt đầu khoảng 4 triệu năm trước đâytìm thấy dấu vết của Người tối cổ ở một số nơi như Đông Phi, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy.

+ Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ).

 

 

 

+ Làm ra lửa.

 

 

+ Tìm kiến thức ăn, săn bắn - hái lượm

 

- Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Người tinh khôn và óc sáng tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay

 

 

 

 

 

 

 

 

- Óc sáng tạo là sự sáng tạo của người trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới.

+ Công cụ đá: Đá cũ → đá mới (ghè - mài nhẵn - đục lỗ tra cán).

 

 

 

 

+ Công cụ mới: Lao, cung tên.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cuộc cách mạng thời đá mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 vạn năm trước đây thời kỳ đá mới bắt đầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết:

+ Trồng trọt, chăn nuôi.

 

 

 

 

+ Làm sạch tấm da thú che thân.

+ Làm nhạc cụ.

 

Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa.

- Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?

- Những tiến bộ về kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?

5. Dặn dò - Ra bài tập về nhà

- Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Bài tập:

Lập bảng so sánh

 

Nội dung

Thời kì đá cũ

Thời kì đá mới

Thời gian

 

 

Chủ nhân

 

 

Kĩ thuật chế tạo công cụ đá

 

 

Đời sống lao động

 

 

 

Bài 2

XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.

2. Tư tưởng

- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh.

3. Kỹ năng

Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh.

- Mẩu truyện ngắn về sing hoạt của thị tộc, bộ lạc.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Lập niên biểu thời gian về quá trình tiến hóa từ vượn thành người? Mô tả đời sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?

Vâu hỏi 2: Tại sao nói thời đại Người tinh khôn cuộc sống của con người tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn?

2. Dẫn dắt bài mới

Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ, sự hoàn thiện của con người trong thời đại Người tinh khôn. Điều đó đưa đến xã hội bầy người nguyên thủy, một tổ chức hợp quần và sinh hoạt theo từng gia đình trong hình thức bầy người cũng khác đi. Số dân đã tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc, mỗi nhóm có hơn 10 gia đình (đông đúc hơn trước gấp 2 - 3 lần) gm 2, 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu Họ hợp thành một tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, gắn bó hơn, có tổ chức hơn. Hình thức tổ chức ấy gọi là thị tộc - những người "cùng họ". Đây là tổ chức thực chất và định hình đầu tiên của loài người.

GV nêu câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc?

HS nghe và đọc sách giáo khoa trả lời.

HS khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.

+ Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu.

+ Trong thị tộc, mọi thành viên đều hợp sức, chung lưng đấu cật, phối hợp ăn ý với nhau để tìm kiếm thức ăn. Rồi được hưởng thụ bằng nhau, công bằng. Trong thị tộc, con cháu tôn kính ông bà cha mẹ và ngược lại, ông bà cha mẹ đều yêu thương, chăm lo, bảo đẩm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

GV phân tích bổ sung dể nhấn mạnh khái niệm hợp tác lao dộng hưởng thụ bằng nhau - cộng dồng. Công việc lao động hàng đầu và thường xuyên của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc. Lúc bấy giờ với công việc săn đuổi và săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh, con người không thể lao động riêng rẽ, buộc họ phải cùng hợp sức tạo thành một vòng vây, hò hét, ném đá, ném lao, bắn cung tên, dồn thú chỉ còn một con đường chạy duy nhất, đó là hố bẫy. Yêu cầu của công việc và trình độ thời đó buộc phải hợp tác nhiều người, thậm chí của cả thị tộc. Việc tìm kiếm thức ăn không thường xuyên, không nhiều. Khi ăn, họ cùng nhau ăn (kể chuyện... Qua bức tranh vẽ trên vách đá ở hang động, ta thấy: Sau khi đi săn thú về, họ cùng nhau nướng thịt rồi ăn thịt nướng với rau củ đã được chia thành các khẩu phần đều nhau. Hoặc có nơi thức ăn được để trên tàu lá rộng, từng người bốc ăn từ tốn vì không có nhiều để người ta ăn tự do thoải mái). Việc chia khẩu phần ăn, ta thấy ngay trong thời hiện đại này khi phát hiện thị tộc Tasaday ở Philippines. Tính công bằng cũng được thể hiện rất rõ. GV có thể kể thêm câu chuyện mảnh vải tặng của nhà dân tộc học với thổ dân Nam Mỹ.

Qua câu chuyện, GV chốt lại: Nguyên tắc vàng trong xã hội thị tộc là của chung, việc chung, làm chung, thậm chí là ở chung một nhà. Tuy nhiên đây là một đại dồng trong thời kỳ mông muội, khó khăn ngưng trong tương lai chúng ta vẫn có thể xây dựng đại đồng trong thời đại văn minh - một đại đồng mà trong đó con người có trình độ văn minh cao và quan hệ cộng đồng làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Điều đó chúng ta có thể thực hiện được - một ước mơ chính đáng mà loài người hướng tới.

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

GV nêu câu hỏi: Ta biết đặc điểm của thị tộc. Dựa trên hiểu biết đó, hãy:

- Định nghĩa thế nào là bộ lạc?

- Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị tộc?

HS đọc SGK và trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận xét và chốt ý:

+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.

+ Điểm giống: Cùng có chung một dòng máu.

+ Điểm khác: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc).

Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn bó, giúp đỡ nhau, chứ không có quan hệ hợp sức lao động kiếm ăn.

Hoạt động 1: Theo nhóm

GV nêu: Từ chỗ con người biết chế tạo công cụ đá và ngày càng vải tiến để công cụ gọn hơn, sắc hơn, sử dụng có hiệu quả hơn. Không dừng lại ở các công cụ đá, xương, tre gỗ mà người ta phát hiện ra kim loại, dùng kim loại để chế tạo đồ dùng và công cụ lao động. Quá trình tìm thấy kim loại - sử dụng nó như thế nào và hiệu quả của nó ra sao, chia nhóm để tìm hiểu.

Nhóm 1: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? Vì sao lại cách xa nhau như thế?

Nhóm 2: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?

HS đọc SGK, trao đổi thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

+ Quá trình con người tìm và sử dụng kim loại khoảng 5500 năm trước đây, người Tây Á và Ai Cập sử dụng đồng sớm nhất (đồng đỏ).

Khoảng 4000 năm trước đây, cư dân ở nhiều nơi đã biết dùng đồng thau.

Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam châu Âu đã biết đúc và dùng đồ sắt.

GV có thể phân tích và nhấn mạnh: Con người tìm thấy các kim loại kim khí cách rất xa nhau bởi lúc đó điều kiện còn rất khó khăn, việc phát minh mới về kĩ thuật là điều không dễ. Mặc dầu con người đã bước sang thời đại kim khí từ 5500 năm trước đây nhưng trong suốt 1500 năm, kim loại (đồng) còn rất ít, quí nên họ mới dùng chế tạo thành trang sức, vũ khí mà công cụ lao động chủ yếu vẫn là đồ đá, đồ gỗ. Phải đến thời kỳ đố sắt con người mới chế tạo phổ biến thành công cụ lao động. Đây là nguyên nhân cơ bản tạo nên một sự biến đổi lớn lao trong cuộc sống của con người:

+ Sự phát minh ra công cụ kim khí đã có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống lao động: Năng suất lao động vượt xa thời đại đồ đá, khai thác những vùng đất đai mới, cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm lâu đài; và đặc biệt quan trọng là từ chỗ sống bấp bênh, tới chỗ đủ sống tiến tới con người làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

Trước tiên GV gợi nhớ lại quan hệ trong xã hội nguyên thủy. Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là "nguyên tắc vàng" nhưng lúc ấy, con người trong cộng đồng dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp. Khi bắt đầu có sản phẩm thừa thì lại không có để đem chia đều cho mọi người. Chính lượng sản phẩm thừa được các thành viên có chức phận nhận (người chỉ huy dân binh, người chuyên trách lễ nghi, hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc) quản lý và đem ra dùng chung, sau lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm thừa khi chi cho các công việc chung.

GV nêu câu hỏi: Việc chiếm sản phẩm thừa của một số người có chức phận đã tác động đến xã hội nguyên thủy như thế nào?

HS đọc SGK trả lời, các HS khác góp ý rồi GV nhận xét và chốt ý:

+ Trong xã hội có người nhiều, người ít của cải. Của thừa tạo cơ hội cho một số người dùng thủ động chiếm làm của riêng. Tư hữu xuất hiện trong cộng đồng bình đẳng, không có của cải bắt đầu bị phá vỡ.

+ Trong gia đình cũng thay đổi, đàn ông làm công việc nặng, cày bừa tạo ra nguồn thức ăn chính và thường xuyên Gia đình phụ hệ xuất hiện.

+ Khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác nhau.

Giàu nghèo giai cấp ra đời

Công xã thị tộc rạng vỡ đưa con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại.

 

1. Thị tộc - bộ lạc

a. Thị tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thị tộc là nhóm hơn 10 gia đình và có chung dòng máu.

 

- Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng. Lớp trẻ tôn kính cha mẹ, ông bà và cha mẹ đều yêu thương và chăm sóc tất cả con cháu của thị tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Bộ lạc

 

 

 

 

 

 

 

- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.

 

 

 

 

- Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.

 

2. Buổi đầu của thời đại kim khí

a. Quá trình tìm và sử dụng kim loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Con người tìm và sử dụng kim loại:

+ Khoảng 5.500 năm trước đây - đồng đỏ.

+ Khoảng 4.000 năm trước đây - đồng thau.

+ Khoảng 3.000 năm trước đây - sắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Hệ quả

- Năng suất lao động tăng

- Khai thác thêm đất đai trồng trọt

- Thêm nhiều ngành nghề mới.

 

 

 

 

 

 

3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung tư hữu xuất hiện

 

 

 

 

- Gia đình phụ hệ hay gia đình mẫu hệ.

 

 

 

 

 

- Xã hội phân chia giai cấp

 

4. Sơ kết

1. Thế nào là thị tộc, bộ lạc.

2. Những biến đổi lớn lao của đời sống sản xuất - quan hệ xã hội của thời đại kim khí.

5. Bài tập - Dặn dò về nhà

- Trả lời các câu hỏi:

 1. So sánh điểm giống - khác nhau của thị tộc và bộ lạc.

 2. Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

- Đọc bài 3:

 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông.

 2. Ý nghĩa của bức tranh hình 1 trang 11, hình 2 trang 12.

 

CHƯƠNG 2

XÃ HỘI CỔ ĐẠI

 

BÀI 3

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau:

1. Về kiến thức

- Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị,... ở khu vực này.

- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.

- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của nhà vua, HS hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.

Những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.

3. Về kỹ năng

- Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ các quốc gia cổ đại.

- Bản đồ thế giới hiện nay.

- Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông để minh họa (nếu có thể sử dụng phần mềm Encarta 2005, phần giới thiệu về những thành tựu của Ai Cập cổ đại).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1, 2 và mục 3; Tiết 2 giảng mục 4 và 5

Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1: Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy? Biểu hiện?

2. Dẫn dắt vào bài mới

- GV nhận xét câu trả lời của HS, khái quát bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức cho HS như sau: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng các quốc gia đầu tiên của mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số quý tộc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, mà trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.

Qua bài học này chúng ta còn biết được phương Đông là cái nôi của văn minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.

3. Tổ chức hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV treo bản đồ "Các quốc gia cổ đại" trên bảng, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với kiến thức phần 1 trong SGK trả lời câu hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông nằm ở đâu, có những thuận lợi gì?

- GV gọi một HS trả lời, các HS khác có thể bổ sung cho bạn.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Bên cạnh những thuận lợi thì có gì khó khăn? Muốn khắc phục khó khăn cư dân phương Đông đã phải làm gì?

- GV gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ và mềm nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác và tạo nên mùa màng bội thu.

+ Khó khăn: Dễ bị nước sông dâng lên gây lũ lụt, mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của mình, ngay từ đầu cư dân phương Đông đã phải đắp đê, trị thủy, làm thủy lợi. Công việc này đòi hỏi công sức của nhiều người vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.

- GV đặt câu hỏi: Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông?

- GV gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung.

- GV chốt lại: Nông nghiệp tưới nước, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hóa,... trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.

Hoạt động 1: Làm việc tập thể và cá nhân

- GV đặt câu hỏi: Tại sao chỉ bằng công cụ chủ yếu bằng gỗ và đá, cư dân trên các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi đã sớm xây dựng nhà nước của mình?

- Cho HS thảo luận sau đó gọi một HS trả lời, các em khác bổ sung cho bạn.

- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hóa xã hội kẻ giàu, người nghèo, tầng lớp quí tộc và bình dân. Trên cơ sở đó nhà nước đã ra đời.

- GV đặt câu hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?

- GV cho HS đọc SGK và thảo luận, sau đó gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn.

- GV có thể chỉ trên bản đồ quốc gia cổ đại Ai Cập hình thành như thế nào, địa bàn của các quốc gia cổ ngày nay là những nước nào trên Bản đồ thế giới, và liên hệ ở Việt Nam trên lưu vực sông Hồng, sông Cả,... đã sớm xuất hiện nhà nước cổ đại (phần này sẽ học ở phần lịch sử Việt Nam).

- GV cho HS xem sơ đồ sau và nhận xét trong xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động theo nhóm:

GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

- Nhóm 1: Nguồn gốc và vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông?

- Nhóm 2: Nguồn gốc của quí tộc?

- Nhóm 3: Nguồn gốc của nô lệ? Nô lệ có vai trò gì?

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Nhóm 1: Do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi khiến nông dân vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Ở họ tồn tại cả "cái cũ" (những tàn dư của xã hội nguyên thủy: cùng lam ruộng chung của công xã và cùng nhau trị thủy). vừa tồn tại "cái mới" (đã là thành viên của xã hội có giai cấp: sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư hữu,...) họ được gọi là nông dân công xã. Với nghề nông là chính nên nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quí tộc, ngoài ra họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình.

+ Nhóm 2: Vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan lại từ TW xuống địa phương. Tầng lớp này sống sung sướng (ở nhà rộng và xây lăng mộ lớn) dựa trên sự bóc lột nông dân: họ thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp hoặc nhận bổng lộc của nhà nước cũng do thu thuế của nông dân.

+ Nhóm 3: Nô lệ, chủ yếu là tù binh hoặc thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các công việc nặng nhọc, hầu hạ quí tộc, họ cũng là nguồn bổ sung cho nông dân công xã.

Hoạt động tập thể và cá nhân:

- GV cho HS đọc SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Nhà nước phương Đông hình thành như thế nào? Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? Thế nào là vua chuyên chế? Vua dựa vào đâu để trở thành chuyên chế?

- Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét và chốt ý: Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi, các liên minh bộ lạc liên kết với nhau Nhà nước ra đời để điều hành, quản lý xã hội. Quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.

- Vua dựa vào bộ máy quí tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng, vua trở thành vua chuyên chế.

- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao (tự coi mình là thần thánh dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc) và giúp việc cho vua là một bộ máy quan liêu thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

- GV có thể khai thác thêm kênh hình 2 SGK tr.12 để thấy được cuộc sống sung sướng của vua ngay cả khi chết (Quách vàng tạc hình vua),...

- Phần văn hóa này GV có thể cho HS sưu tầm trước và lên bảng trình bày theo nhóm. Nếu có thời gian cho HS xem phần mềm Encarta năm 2005 - phần Lịch sử thế giới cổ đại.

Hoạt động theo nhóm:

- GV đặt câu hỏi cho các nhóm:

- Nhóm 1: Cách tính lịch của cư dân phương Đông? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông?

- Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết?

- Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán học? Những thành tựu của toán học phương Đông và tác dụng của nó?

- Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại phương Đông? Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thành viên của các nhóm khác có thể bổ sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý:

- Nhóm 1: - Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải "trông Trời, trông Đất". Họ quan sát chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch - nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng (cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên xuống mà chia làm 2 mùa: mùa mưa là mùa nước sông Nin lên; mùa khô là mùa nước sông Nin xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp).

- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

- Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính lịch (trong tay chưa có nổi công cụ bằng sắt nhưng đã tìm hiểu vũ trụ,..).

- Nhóm 2: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị, lưu giư những kinh nghiệm mà chữ viết đã ra đời. Chữ viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị), sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩa con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý được ghép với một âm thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người. Người Ai Cập viết trên giấy pa- pi- rút (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch,...

- GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách viết chữ tượng hình của cư dân phương Đông xưa và hiện nay trên thế giới vẫn còn một số quốc gia viết chữ tượng hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...

- GV nhận xét: Chữ viết là phát minh quan trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần nào cuộc sống của cư dân cổ đại xưa.

- Nhóm 3: Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước khi xây dựng các công trình xây dựng, tính các khoảng nợ nần nên toán học sớm xuất hiện ở phương Đông. Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thang,... họ còn tính được số Pi bằng 3,16 (tương đối),... Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa giỏi về số học, hoc có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới hàng triệu. Người Ấn Độ phát minh ra số 0,...

- GV nhận xét: Mặc dù toán học còn sơ lược nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại nhiều kinh nghiệm quí chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.

- Nhóm 4: Các công trình kiến trúc cổ đại: Do uy quyền của các hoàng đế, do chiến tranh giữa các nước, do muốn tôn vinh các vương triều của mình mà các quốc gia cổ đại phương Đông đã xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Km tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà,...

(gv cho HS giới thiệu về các kỳ quan này qua tranh ảnh, đĩa VCD,...)

- Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người (trong tay chưa có khoa học, công cụ cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những công trình khổng lồ còn lại mãi với thời gian). Hiện nay còn tồn tại một số công trình như: Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, cổng thành I-sơ-ta thành Ba-bi-lon (SGK- Hình 3).

- Nếu còn thời gian GV có thể đi sâu vào giới thiệu cho HS về kiến trúc xây dựng Kim tự tháp, hoặc sự hùng vĩ của Vạn lý trường thành,...

 

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế

a. Điều kiện tự nhiên:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.

- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

- Do thủy lợi,... người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thủy, làm thủy lợi.

 

 

 

 

 

 

 

b. Sự phát triển của các ngành kinh tế

 

 

 

 

- Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi là làm thủ công nghiệp.

 

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

- Cơ sở hình thành: Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp, từ đó nhà nước ra đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV - IIITCN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Xã hội có giai cấp đầu tiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại "cái cũ", vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quí tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

 

 

 

- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.

4. Chế độ chuyên chế cổ đại

- Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.

 

 

 

- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Văn hóa cổ đại phương Đông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học

 

 

 

 

 

- Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp

 

- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chữ viết

- Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN.

 

- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.

 

 

- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Toán học

- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,... mà toán học ra đời.

- Thành tựu Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học,.. phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

- Tác dụng: Phục vụ cuộc sống lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quí cho giai đoạn sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Kiến trúc

- Do uy quyền của các nhà vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành,...

- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.

- Ngày nay còn tồn tại một số công trình như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, cổng I-sơ-ta thành BA-bi-lon,... Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những kiến thức cơ bản của bài học: Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nông dân công xã? Những thành tựu về văn hóa mà cư dân phương Đông để lại cho loài người (phần này có thể cho HS làm nhanh bài tập trắc nghiệm tại lớp hoặc giao về nhà).

5. Dặn dò, ra bài tập về nhà

- Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK bài 4.

 

BÀI 4

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔ-MA

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được những vấn đề sau:

1. Về kiến thức

- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.

- Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ - cộng hòa.

2. Về tư tưởng

Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần cúng nhân dân trong lịch sử.

3. Về kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò cảu điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ các quốc gia cổ đại.

- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.

- Phần mềm Encarta năm 2005 - phần Lịch sử thế giới cổ đại.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1 và mục 2; Tiết 2 giảng mục 3.

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1

Câu hỏi 1: Cho HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm:

Hãy điền vào chỗ trống:

- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở ....................

- Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông .......

- Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông ...............

- Giai cấp chính trong xã hội ..................................

- Thể chế chính trị .........................................

(Câu hỏi này có thể chuẩn bị ra khổ giấy A0 treo lên bảng cho HS diền vào hoặc in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc được nhiều HS).

Câu hỏi 2:

Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

Câu hỏi kiểm tra ở tiết 2

Tại sao Hy Lạp, Rô-ma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma là gì?

2. Dẫn dắt vào bài mới

GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ (phần kiểm tra ở tiết 1) dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:

Hy Lạp và Rô-ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc Địa Trung Hải. Địa Tring Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho một nền văn hóa rất rực rỡ. Để hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, Rô-ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hòa ra sao? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân cổ đại Hy Lạp, Rô-ma để lại cho loài người? So sánh nó với các quốc gia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để trả lời cho những vấn đề trên.

3. Tổ chức hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung cho bạn.

GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV phân tích cho HS thấy được: Với công cụ bằng đồng trong điều kiện tự nhiên như vậy thì chưa thể hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.

- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?

HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

GV nhận xét và kết luận:

- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ có tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ thuật cao hơn và toàn diện (sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ).

 

 

 

Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm

GV đặt câu hỏi:

Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề chính của thị quốc?

Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc?

- Cho các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau sau đó gọi các nhóm lên trình bày và bổ sung cho nhau.

- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

Nhóm 1: Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành nhà nước (Thị quốc).

Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc: Chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng là có bến cảng.

GV cho HS tìm hiểu về thành thị A-ten (SGK) để minh họa.

Hoạt động 3: Hoạt động tập thể

GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và gọi một số HS trả lời:

Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So với phương Đông?

HS đọc SGK và trả lời, các cá nhân bổ sung cho nhau.

- Không chấp nhận có vua, có Đại hội công dân, Hội đồng 500 như ở A-ten, tiến bộ hơn ở phương Đông (quyền lực nằm trong tay quý tộc mà cao nhất là vua).

GV bổ sung cho HS và phân tích thêm, lấy ví dụ ở A-ten.

GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?

HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân tích và chốt ý:

Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô rất lớn trong xã hội vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nhiều nô lệ).

- GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK để hiểu thêm về kinh tế của các thị quốc, mối quan hệ giữa các thị quốc.

Ngoài ra gợi ý cho HS xem tượng Pê-ri-clet: Ông là ai? Là người như thế nào? Tại sao người ta lại tạc tượng ông? (Ông la người anh hùng chỉ huy đánh thắng Ba Tư, có công xây dựng A-ten thịnh vượng đẹp đẽ. Trong xã hội dân chủ cổ đại, hình tượng cao quý nhất là người chiến sĩ bình thường, gần gũi, thân mật, được đặt ở quảng trường để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ).

GV khai thác kênh hình 6 trong SGK và đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Tại sao nô lệ lại đấu tranh? Hậu quả của các cuộc đấu tranh đó? (Câu hỏi này nếu còn thời gian thì cho HS thảo luận trên lớp, nếu không còn thời gian, GV cho HS về nhà suy nghĩ).

Tiết 2 (Dành cho mục văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma)

- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi ở mục trên

GV dẫn dắt HS vào bài mới: Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ người ta gọi đó là chế độ chiếm hữu nô lệ, nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm cho thời cổ đại và chế độ chiếm hữu nô lệ chấm dứt. Nhưng cũng ở thời kỳ đó, dựa vào trình độ phát triển cao về kinh tế công thương và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã để lại cho nhân loại một nền văn hóa rực rỡ. Những thành tựu đó là gì, tiết học này sẽ giúp các em thấy được những giá trị văn hóa đó.

Hoạt động theo nhóm

GV nên cho HS bài học sưu tầm về văn hóa cổ đại Hy Lạp, Rô-ma ở nhà trước, tiết này HS trình bày theo nhóm theo yêu cầu đặt ra của GV.

GV đặt câu hỏi: Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch sử và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?

Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm khác bổ sung, sau đó GV chốt lại và cho điểm (điều này sẽ động viên được HS). GV nên có các câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận và trả lời như: Quan niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt trời? Cách tính lịch so với cư dân cổ đại phương Đông? Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc, dễ viết hơn phương Đông không? Những chữ trên Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chúng ta đang sử dụng bây giờ?

 

 

 

 

GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Tại sao nói: "Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp, Rô-ma khoa học mới thực sự trở thành khoa học"?

Cho đại diện nhóm 2 lên trình bày về các lĩnh vực toán, lý, sử, địa về các định lý Ta-lét, Pi-ta-go hay Ac-si-met (câu chuyện về nhà bác học Ac-si-met), có thể ghi lên bảng giới thiệu cho cả lớp một định lý. Các nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn.

GV nhận xét, chốt ý và cho điểm nhóm trình bày.

- GV đặt câu hỏi: Những thành tựu về văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải?

Nhóm 3 lên trình bày và các nhóm khác bổ sung.

- Văn học: Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I- li- at và Ô- đi- xê; Kịch có nhà viết kịch Xô-phốc-lơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê- sin viết vở Ô- re- xti,...

- GV có thể kể cụ thể cho HS nghe một câu chuyện và cho HS nhận xét về nội dung? (mang tính nhân đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan hệ trong xã hội,...).

- Nghệ thuật: Cho các em giới thiệu về các tác phẩm nghệ thuật mà các em sưu tầm được, miêu tả đền Pác- tê- nông, đấu trường ở Rô-ma trong SGK, ngoài ra cho HS quan sát tranh: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- thê- na,...

- GV đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật của Hy Lạp, Rô-ma?

- GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ sung cho nhau, sau đó GV chốt ý:

Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất "người", rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: "Thanh thoát... làm say mê lòng người là kiệt tác của muôn đời".

 

1. Thiên nhiên và đời sống của con người

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:

+ Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.

+ Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.

2. Thị quốc Địa Trung Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc

 

- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước, trong nước thành thị là chủ yếu. Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tính chất dân chủ của thị quốc: Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500,... mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.

 

 

 

 

 

 

 

- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Lịch và chữ viết

- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Văn học

- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).

- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,...

- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Nghệ thuật

 

 

 

- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng về diều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và những thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.

5. Dặn dò, ra bài tập về nhà

- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình xã hội cổ đại (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội).

 

CHƯƠNG 3

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

 

BÀI 5

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Nắm được:

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội.

- Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần - Hán cho đến thời Minh - Thanh. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.

- Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: Nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kỳ, mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt.

- Văn hóa Trung Quốc phát triển rực rỡ.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

- Quý trọng các di sản văn hóa, hiểu được các ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.

3. Về kỹ năng

- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS biết phân tích và rút ra kết luận.

- Biết vẽ sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng.

- Nắm vững các khái niệm cơ bản.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

Bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ.

Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn lý Trường thành, Cố cung, đồ gốm sứ của Trung Quốc thời phong kiến. Các bài thơ Đường hay, các tiểu thuyết thời Minh - Thanh.

Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sơ đồ về bộ máy nhà nước thời Minh - Thanh.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Tại sao nói "khoa học đã có từ lâu nhưng đến thời Hy Lạp, Rô-ma khoa họa mới trở thành khoa học"?

2. Dẫn dắt vào bài mới

GV khái quát phần kiểm tra bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới, nêu nhiệm vụ nhận thức bài mới như sau:

Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hóa giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm. Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền tuyệt đối. Kinh tế phong kiến Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp phát triển thăng trầm theo sự hưng thịnh của chính trị. Cuối thời Minh - Thanh đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất TBCN nhưng nó không phát triển được. Trên cơ sở những điều kiện kinh tế xã hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hóa cổ đại, nhân dân Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ.

Để hiểu được quá trình hình thành phong kiến ra sao? Phát triển qua các triều đại như thế nào? Sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị như thế nào? Tại sao có các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối các thời đại? Những thành tựu văn hóa rực rỡ của Trung Quốc là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.

3. Tổ chức hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân

- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương Đông, về các giai cấp cơ bản trong xã hội, sau đó đặt câu hỏi:

+ Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V TCN có tác dụng gì?

Cho HS cả lớp xem sơ đồ treo trên bảng và gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS dựa vào những kiến thức đã học ở những bài trước và dựa vào sơ đồ để trả lời.

GV củng cố và giải thích thêm cho HS rõ:

+ Trong xã hội Trung Quốc, từ khi đồ sắt xuất hiện, xã hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai cấp mới địa chủ và nông dân lĩnh canh từ đây hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ là nông dân lĩnh canh thay thế cho quan hệ bóc lột quí tộc và nông dân công xã.

+ Nhà Tần - Hán được hình thành như thế nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất được Trung Quốc?

Cho HS đọc SGK, gọi một HS trả lời và các em khác bổ sung.

GV củng cố và chốt ý: Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại có nhiều nước nhỏ thường chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến               Quốc. Đến thế kỷ IV - TCN, nhà Tần có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn cả đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ. Đến năm 221 - TCN, đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng, chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành. Nhà Tần tồn tại được 15 năm sau đó bị cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng làm cho sụp đổ.

- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 TCN - 220. Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.

- GV cho HS quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến và trả lời câu hỏi: Tổ chức bộ máy phong kiến thời Tần - Hán ở Trung ương và địa phương như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Tần, nhà Hán? (gợi ý: VD cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống quân Tần TCN, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Hán năm 40,...).

Hoạt động 2: Hoạt động theo từng nhóm

- GV nêu câu hỏi cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Nhà Đường được thành lập như thế nào? Kinh tế thời Đường so với các triều đại trước? Nội dung của chính sách Quân điền?

+ Nhóm 2: Bộ máy nhà nước thời Đường có gì khác so với các triều đại trước?

+ Nhóm 3: Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?

HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận với nhau.

Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

+ Nhóm 1: Sau nhà Hán, Trung Quốc lâm vào tình trạnh loạn lạc kéo dài, Lý Uyên dẹp được loạn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907).

- Kinh tế nhà Đường phát triển hơn các triều đại trước đặc biệt trong nông nghiệp có chính sách quân điền (lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân. Khi nhận ruộng nông dân phải nộp thuế cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu, nộp bằng lúa, ngày công lao dịch và bằng vải). Ngoài ra thủ công nghiệp và thương nghiệp thịnh đạt dưới thời Đường.

+ Nhóm 2: Bộ máy nhà Đường tiếp tục được củng cố từ TW đến địa phương làm cho bộ máy cai trị phong kiến ngày càng hoàn chỉnh. Có thêm chức Tiết độ sứ. Chọn quan lại bên cạnh việc cử con em quan lại cai quản ở địa phương còn có chế độ thi tuyển chon người làm quan.

- Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đã từng đặt ách thống trị lên đất nước ta và đã bị nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Mai Thúc Loan (năm 722), chống lại sự đô hộ của nha Đường.

+ Nhóm 3: Cuối triều đại nhà Đường, mâu thuẫn xã hội giữa nông dân với địa chủ quan lại ngày càng gay gắt dẫn đến khởi nghĩa nông dân và nhà Đường sụp đổ.

Hoạt động 3: Hoạt động tập thể và cá nhân

GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Nhà Minh, nhà Thanh được thành lập như thế nào?

- Cho HS tìm hiểu SGK và trả lời, gọi một HS trả lời, HS khác bổ sung.

- GV nhận xét và chốt ý: Sau nhà Đường đến nhà Tống, nhà Nguyên.

- Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương đã thành lập nhà Minh (1638 - 1644). Khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644 - 1911).

- GV đặt câu hỏi: Dưới thời Minh kinh tế có điểm gì mới so với các triều đại trước? Biểu hiện?

- GV cho cả lớp thảo luận và gọi một HS trả lời, các HS khác có thể bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét và chốt lại: Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp. Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

- GV có thể giải thích thêm: Sự thịnh trị của nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế đô quân chủ chuyên chế TW tập quyền (quyền lực ngày càng tập trung vào tay nhà vua, bỏ chức thừa tướng, thái úy, giúp việc cho vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội).

GV đặt câu hỏi: Tại sao nhà Minh với nền kinh tế và chính trị thịnh đạt như vậy lại sụp đổ?

- Gọi HS trả lời và GV nhận xét và phân tích cho HS thấy: Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quí tộc, địa chủ còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.

GV đặt câu hỏi: Chính sách cai trị của nhà Thanh?

Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung sau đó GV nhận xét, chốt ý: Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp nơi.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng" trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.

Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm

GV chia cả lớp làm 2 nhóm chính và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

- Nhóm 1: những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc:

- Nhóm 2: Những thành tựu trên các lĩnh vực sử học, văn học, khoa học kỹ thuật?

GV cho đại diện các nhóm trình bày, và bổ sung cho nhau, sau đó gV nhận xét và chốt ý:

+ Nhóm 1: Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng. Người khởi xướng nho học là Khổng Tử. Từ thời Hán Nho giáo đã trở thành công cụ thống trị tinh thần với quan niệm về vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, nhưng về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.Thời Đường, vua Đường đã cử các nhà sư sang Ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình đầy gian nan vất vả của nhà sư Đường Huyền Trang.

+ Nhóm 2: Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học đã trở thành lĩnh vực độc lập, Người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ sử ký.

Văn học: Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với những tác giả tiêu biểu: Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị. Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh với các bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Các tiểu thuyết của Trung Quốc đều dựa vào những sự kiện có thật và hư cấu thêm "7 thực, 3 hư", nó phản ánh phần nào đời sống của nhân dân Trung Quốc và các mối quan hệ xã hội thời phong kiến (nếu còn thời gian GV có thể kể ngắn gọn nội dung của một tác phẩm,...).

Khoa học kỹ thuật: Người Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp. Nghề in , làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, khai thác khí đốt, cũng được người Trung Quốc biết đến khá sớm (GV có thể cho HS quan sát các tranh sưu tầm về đồ gốm, sứ, hành dệt, cho HS nhận xét và GV phân tích cho HS thấy trình độ cao của người Trung Quốc trong việc sản xuất ra những sản phẩm này).

- GV cho HS xem tranh Cố cung Bắc Kinh và yêu cầu HS nhận xét. Sau đó GV có thể phân tích cho HS thấy: Cố cung nó biểu tượng cho uy quyền của chế độ phong kiến, nhưng đồng thời nó cũng biểu hiện tài năng và nghệ thuật trong xây dựng của nhân dân Trung Quốc.

 

1. Chế độ phong kiến thời Tần - Hán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Sự hình thành nhà Tần - Hán:

 

 

 

 

- Năm 221 - TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng.

- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 - 220 TCN.

Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán:

 

 

 

 

- Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn, võ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ở địa phương: Quan thái thú và Huyện lệnh

(tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử)

 

- Chính sách xâm lược của nhà Tần - Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

 

 

 

 

 

 

2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền.

Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.

b. Về chính trị:

- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ.

- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).

- Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trung Quốc thời Minh - Thanh

a. Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:

- Nhà Minh thành lập (1638 - 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương.

- Nhà Thanh thành lập 1644 - 1911.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:

+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.

+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Về chính trị: Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.

- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Chính sách của nhà Thanh:

 

- Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng"

Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Văn hóa Trung Quốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Tư tưởng:

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

 

 

 

 

- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.

 

 

 

b. Sử học: Tư Mã Thiên với bộ sử ký.

 

 

 

 

c. Văn học:

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Khoa học kỹ thuật: Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, và kỹ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

Gv kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS nêu lại sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc qua các triều đại, điểm nổi bật của mỗi triều đại: Vì sao cuối các triều đại đều có khởi nghĩa nông dân? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến?

5. Dặn dò và giao bài tập

- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK, đọc trước bài mới.

- Bài tập:

 1. Kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc, thời gian tồn tại? Triều đại nào chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao? Biểu hiện?

 2. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến? Tìm hiểu tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên.

 

CHƯƠNG 4

ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

 

BÀI 6

CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Qua bài học giúp HS nhận thức được:

+ Ấn Độ là quốc gia có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới.

+ Thời Gúp- ta định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ.

+ Nội dung của văn hóa truyền thống.

2. Về tư tưởng

- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mối quan hệ kinh tế và văn hóa mật thiết giữa hai nước.

3. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Lược đồ Ấn Độ trong SGK phóng to.

- Bản đồ Ấn Độ ngày nay.

- Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật của Ấn Độ.

- Chuẩn bị đoạn băng video về văn hóa Ấn Độ (đã phát trên VTV2 vào tháng 6 - 2003).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Câu 1: Hãy nêu những nét cơ bản trong bộ máy nhà nước phong kiến thời Tần - Hán và Đường?

- Câu 2: Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện ở Trung Quốc khi nào? Biểu hiện? Tại sao nó không được tiếp tục phát triển?

2. Dẫn dắt vào bài mới

GV khái phần kiểm tra bài cũ , dẫn dắt vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức bài mới cho HS như sau:

- Ấn Độ alf một trong những quốc gia cổ đại phương Đông có nền văn minh lâu đời khoảng 3000 năm đến 1500 năm TCN là khởi đầu cho nền văn minh dông Hằng, bài học của chúng ta chỉ nghiên cứu từ nền văn minh sông Hằng nằm ở vùng đông bắc, là đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, quê hương , nơi sinh trưởng của nền văn hóa truyền thống và văn minh Ấn Độ. Để hiểu được văn hóa truyền thống Ấn Độ là gì? Nó phát triển ra sao? Nó ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề trên.

3. Tổ chức hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

GV đặt câu hỏi: Vì sao một số nhà nước đầu tiên lại hình thành bên lưu vực sông Hằng?

HS đọc SGK trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung.

Gv nhận xét và chốt ý: Khoảng 1500 năm TCN, vùng lưu vực sông Hằng ở phía Đông Bắc đã có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các bộ lạc đã đến đây sinh sống và hình thành các nhà nước, đứng đầu là các tiểu vương quốc lớn mạnh và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

GV đặt câu hỏi: Quá trình hình thành và phát triển của nước Ma-ga-đa?

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Vai trò của vua Asôca?

- GV gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung, sau đó GV chốt ý:

+ A-sô-ca là vua thứ 11 của nước Magađa, lên ngôi vào đầu thế kỷ III TCN. Ông đã xây dựng đất nước, đem quân đi đánh các nước nhỏ, thống nhất Ấn Độ (thống nhất gần hết bán đảo Ấn Độ, chỉ trừ cực nam (Pan-đi-a). GV chỉ trên lược đồ trong SGK phóng to treo trên bảng, đồng thời cho HS thấy lãnh thổ Ấn Độ cổ đại rộng lớn so với Ấn Độ ngày nay (chỉ trên bản đồ thế giới Ấn Độ ngày nay).

- Sau khi thống nhất Ấn Độ, chán cảnh binh đao, ông một lòng theo đạo phật và tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá sâu rộng khắp Ấn Độ đến tận Xri-lan-ca. Ông còn cho khắc chữ lên cột sắt "cột A-sô-ca" nói lên chiến công và lòng sùng kính của ông.

- A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỷ III TCN, Ấn Độ lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm

- GV đặt câu hỏi cho các nhóm

Nhóm 1: Quá trình hình thành vương triều Gúp-ta? Thời gian tồn tại? Vai trò về mặt chính trị của vương triều này?

Nhóm 2: Điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Nội dung cụ thể?

Nhóm 3: Văn hóa Ấn Độ thời Gúp-ta ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ giai đoạn sau và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở những lĩnh vực nào?

- Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày và các nhóm khác bổ sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý:

+ Nhóm 1: - Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp-ta (319 - 467), vương triều này đã tổ chức kháng cự không cho người Tây Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ. Sự phát triển và nét đặc sắc của vương triều Gúp-ta còn giữ được ở thời Hác-sa giai đoạn sau (606 - 647).

+ Nhóm 2: Điểm nổi bật của thời kỳ Gúp-ta là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Cụ thể:

+ Đạo phật được tiếp tục phát triển sau hàng năm ra đời ở Ấn Độ đến thời Gúp-ta được truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Cùng với đạo phật phát triển kiến trúc ảnh hưởng của đạo, như chùa Hang mọc ở nhiều nơi và những pho tượng phật điêu khắc bằng đá, trên đá (giới thiệu chua Hang Át-gian-ta,...).

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu vốn là đạo cổ xưa của người Ấn cũng ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, thần thiện, thần ác và nhiều vị thần khác. Cùng với đạo Hin-đu phát triển thì các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. Các ngôi đền được xây bằng đá cao đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của các thần và nơi tạc nhiều tượng thần thánh bằng đá, (giới thiệu cho HS xem đền tháp hình núi Meenu, lăng mộ hình bán cầu, hình bát úp,...).

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit (chữ Phạn) là chữ viết phổ biến ỏ Ấn Độ thời bấy giờ và là cơ sở hình thành chữ viết Ấn Độ ngày nay. Chữ viết phát triển đã tạo điều kiện cho nền văn học viết của Ấn Độ phát triển rực rỡ với các tác giả và tác phẩm tiêu biểu như Sơ kun ta la của Ka li đa sa.

+ Nhóm 3: Văn hóa thời Gúp-ta đã phát triển khắp Ấn Độ, nó còn rực rỡ sang cả thời Hác-sa. Ngày nay dân số Ấn Độ đa số theo đạo Ấn Độ, chữ viết ngày nay của Ấn Độ dựa trên chữ Sanskrit. Trong quá trình buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng sang các nước này chủ yếu là tôn giáo đạo phật, đạo Hin-đu và chữ Sankrít. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (chữ Chăm cổ là dựa trên chữ Sanskrit, đạo Bà-la-môn của người Chăm và kiến trúc tháp Chàm, đạo phật và các công trình chùa mang kiến trúc ảnh hưởng của phật giáo Ấn Độ,...).

 

1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên

 

 

 

 

 

- Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vua mở nước là Bim-bi-sa-ra, nhưng kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A-sô-ca (thế kỷ III TCN).

+ Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất lãnh thổ.

+ Theo đạo phật và có công tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá rộng khắp. Ông cho dựng nhiều "cột A-sô-ca"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thời kỳ vương triều Gúp-ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị:

- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp-ta (319- 467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ.

 

 

 

 

- Về văn hóa dưới thời Gúp-ta:

 

 

+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá).

 

 

 

 

 

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanskrit. Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển.

Tóm lại thời Gúp-ta đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnh cửu.

- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo Hin-đu).

 

BÀI 7

SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

1. Về kiến thức

Nắm được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống của Ấn Độ.

2. Về tư tưởng

- Giáo dục cho HS biết được sự phát triển đa dạng cảu văn hóa Ấn Độ, qua đó giáo dục các em sự trân trọng những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

3. Về kỹ năng

- Rèn cho HS các kỹ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn Độ qua các thời kì lịch sử.

- Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ thời phong kiến.

- Lược đồ về Ấn Độ.

- Các tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thời phong kiến.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của vương triêu Mô-gôn?

Câu hỏi 2: Vị trí vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?

Câu hỏi 3: Hãy cho biết sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ?

Câu hỏi 4: Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào và những nơi nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Ấn Độ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, là nơi khởi nguồn của Ấn Độ Hin-đu giáo. Lịch sử phát triển của Ấn Độ có những bước thăng trầm với nhiều thời kì lịch sử và các vương triều khác nhau. Để hiểu được sự phát triển của lịch sử văn hóa truyền thống Ấn Độ như thế nào? Ấn Độ đã trải qua các vương triều nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình Ấn Độ sau thời kỳ Gúp-ta và Hác-sa?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV trình bày và phân tích: Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạnh chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân là do chính quyền Trung ương suy yếu, mặt khác trải qua 6 - 7 thế kỷ trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thỗ lại có những điều kiện và sắc thái của riêng mình, đất nước lại chia thành hai miền. Bắc và Nam, mỗi miền lại tách thành ba vùng, ba nước riêng, thành sáu nước, trong đó nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam là có vai trò nổi trôi hơn.

- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Việc đất nước bị phân chia như vậy thì văn hóa phát triển như thế nào?

- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa của riêng mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ, chữ viết, văn học nghệ thuật Hin-đu.

- Đồng thời nhấn mạnh thêm sự phân liệt không nói lên tình trạng khủng hoảng, suy thoái mà lại phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng, các địa phương.

- Cuối cùng GV trình bày nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ.

- GV nêu câu hỏi: Tại sao nước Pa-la-va đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa truyền thống Ấn Độ?

- HS dựa vao SGK trả lời câu hỏi.

- GV chốt ý: Pa-la-va thuận lợi về bến cảng và đường biển.

- GV sơ kết mục 1 khẳng định: Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII- XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thỗ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét và chốt ý: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ chống lại được cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.

- GV nêu câu hỏi: Quá trình người Thổ đánh chiếm Ấn Độ thiết lập vương triều Đê-li diễn ra như thế nào?

- HS nghiên cứu SGK trả lời.

- GV trình bày và phân tích:

+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I- ran và Trung Á, lập nên vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ.

+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập lên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li (đóng đô ở Đê-li bắc Ấn Độ) tồn tại hơn 300 năm từ 1206 - 1526.

Hoạt động 2: Nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như sau:

Nhóm 1: Nêu chính sách thống trị của vương quốc Hồi giáo Đê-li.

Nhóm 2: Nêu chính sách về tôn giáo.

Nhóm 3: Nêu chính sách về văn hóa.

Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu kiến trúc.

- HS đọc SGK thảo luận và cử đại diện

nhóm trình bày. HS khác có thể bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Nhóm 1: Vương quốc Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo trong cư dân đã có Phật giáo và đang theo Hin-đu giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Người không theo đạo Hồi ngoài thuế ruộng đất 1/5 thu hoạch còn phải nộp thuế ngoại đạo.

+ Nhóm 2: Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song sự phân biệt tôn giáo đã dẫn đến sự bất bình của nhân dân.

+ Nhóm 3: Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

+ Nhóm 4: Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.

GV nêu câu hỏi: Vị trí của vương triều Đê-li trong lịch sử Ấn Độ?

- GV gợi ý: Có sự giao lưu giữa hai nền văn hóa hay là triệt tiêu; quan hệ giao lưu về buôn bán, truyền bá văn hóa.

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV chốt ý:

+ Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và Hồi giáo A-ráp, bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông-Tây.

+ Dưới thời vương triều Hồi giáo Đê-li đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết GV trình bày và phân tích: Thế kỷ XV vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu, 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 mới chiếm được Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ).

- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về Vương triều Mô-gôn?

- GV gợi ý: Vương triều Mô-gôn có phải là chế độ phong kiến cuối cùng không? Chính sách củng cố đất nước theo hướng nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Vương triều Mô-gôn là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ, song không phải đã suy thoái và tan rã.

+ Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ lên bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605).

- HS đọc nhanh những chính sách tích cực của vua A-cơ-ba trong SGK.

- GV kết hợp giới thiệu hình 17 "Cổng lăng A-cơ-ba ở Xi-can-dra" trong SGK.

- GV nêu câu hỏi: Tác động của những chính sách của vua A-cơ-ba đối với sự phát triển của Ấn Độ?

- HS dựa vào hiểu biết của mình và SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Hầu hết các ông vua còn lại của vương triều đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước, một số còn dùng những biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt,...

- GV giới thiệu về hình 18 "Lăng Ta-giơ-Ma-han" trong SGK.

- GV nêu câu hỏi: Hậu quả của những chính sách thống trị hà khắc đó?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Đất nước lâm vào tinhd trạng chia rẽ và khủng hoảng.

- GV trình bày rõ: Sự suy yếu đó, đặt Ấn Độ trước sự xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

 

1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ

 

 

 

- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nổi lên vai trò của Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Về văn hóa, mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ - chữ viết văn học nghệ thuật Hin-đu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Văn hóa Ấn Độ thế kỷ VII - XVII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.

2. Vương triều Hồi giáo Đê-li

 

 

 

 

 

 

 

- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.

 

 

 

 

 

 

 

- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

 

 

 

 

 

 

 

- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo.

- Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.

 

- Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.

 

 

 

 

 

 

- Vị trí của vương triều Đê-li:

+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.

+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

 

 

 

3. Vương triều Mô-gôn

 

- Năm 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra vương triều Mô-gôn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.

 

- Ấn Độ đứng trước thách thức xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

Kiểm tra nhận thức của HS bằng các câu hỏi:

+ Nêu sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

+ Những nét chính của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn?

+ Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?

5. Dặn dò, bài tập về nhà

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.

- Bài tập:

+ Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ.

+So sánh vương triều Hồi giáo Đê-li với vương triều Mô-gôn.

 

CHƯƠNG V

ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

 

BÀI 8

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Kiến thức

- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

2. Tư tưởng

Giúp HS biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá trị lịch sử.

3. Kỹ năng

Thông qua bài học,rèn luyện cho HS kỹ năng khái quát hóa sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, kĩ năng về lập bảng thống kê về phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kỳ lịch sử.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về con người và đất nước Đông Nam Á thời cổ và phong kiến.

- Lược đồ châu Á, lược đồ về các quốc gia Đông Nam Á.

- Cuốn lịch Đông Nam Á.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của Vương triều Mô-gôn?

Câu hỏi 2:

Vị trí Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ

2. Dẫn dắt vào bài mới

Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa ly - văn hóa riêng biệt trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ những thế kỷ đầu của Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; tiếp đó khoảng thế kỷ IX - X các quốc gia Đông Nam Á được xác lập và phát triển thịnh đạt vào thế kỷ X - XV. Để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân

- Trước hết, GV treo lược đồ các quốc gia Đông Nam Á lên bảng và yêu cầu HS chỉ trên lược đồ hiện nay khu vực gồm những nước nào.

- HS lên bảng chỉ lược đồ.

- GV nhận xét và giới thiệu tên và vị trí trên lược đồ 11 quốc gia hiện nay.

- Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Nêu những nét chung, những điểm tương đồng của các nước trong khu vực?

- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung đồng thời trình bày và phân tích: Đông Nam Á có địa hình rộng, song địa hình phân tán bị chia cắt bởi những dãy núi và vùng nhiệt đới, nhưng thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng này điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: mùa lạnh mát, mùa mưa tương đối nóng. Gió mùa kèm theo mưa rất thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước.

- GV trình bày: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước có nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Mặt khác do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị ­- hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo (An Giang, Việt Nam), Ta-ko-la (Mã Lai),...

- GV nêu câu hỏi: Về mặt văn hóa, khu vực Đông Nam Á còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa nào? Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó?

- GV có thể gợi ý về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực.

- HS dựa vào kiến thức đã học ở bài Ấn Độ và đọc SGK để trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khu vực, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ gắn liền với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình. Nổi bật mỗi nước đều sáng tạo ra chữ viết riêng.

- Đến đây GV kết luận: Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ là:

+ Do việc sản xuất và buôn bán giữa các vùng, sự xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng.

+ Do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.

Hoạt động 2: Cả lớp

- GV trình bày trên lược đồ về tên gọi, vị trí tương đối và khoảng thời gian ra đời của các vương quốc Đông Nam Á.

- GV chuyển ý: Các vương quốc cổ Đông Nam Á lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau, đó là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ, để rồi trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết GV trình bày: Trong khoảng thời gian từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia lấy một dân tộc hùng đông nhất làm nòng cốt, thường gọi là các quốc gia phong kiến dân tộc.

- Tiếp đó, GV giới thiệu trên lược đồ Đông Nam Á tên gọi và vị trí cuả từng nước: Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-va và Gia-va.

- GV nêu câu hỏi: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á phát triển nhất vào thời gian nào? Đó là những nước nào?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét trình bày và phân tích:

+ Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

+ Ở Inđônêxia cuối thế kỷ XVIII dòng vua Gia-va mạnh lên chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất đươc Indonexia dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527) hùng mạnh, bao gồm 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc có sản phẩm quí chỉ đứng sau Ả Rập.

+ Trên lưu vực sông Iraoadi từ giữa thế kỉ XI, quốc gia Pa- gan ở miền trung chinh phục các tiểu quốc gia khác mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mianma.

GV giới thiệu bức tranh hình 19 SGK "Toàn cảnh đô thị cổ Pa- gan Mianma" đồng thời tổ chức cho HS khai thác bức tranh để thấy được sự phát triển của vương quốc Mianma,

GV nêu câu hỏi: Sự kiện nào đánh dấu mốc phát triển của lịch sử khu vực?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và nhấn mạnh: Thế kỷ XIII là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực bởi vì:

Bị dồn đẩy do cuộc xâm lược của quân Mông Cổ, một bộ phận người Thái di cư xuống phía nam lập nên vương quốc nhỏ đến thế kỷ XIV thống nhất lập vương quốc Thái. Một nhóm người Thái khác xuống trung lưu sông Mê Công (người Lào Lùm) lập nên vương quốc Lan Xang vào giữa thế kỷ XIV.

Hoạt động 2: Làm việc nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm nêu câu hỏi: Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á?

- HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả. HS khác có thể bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Kinh tế, cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí,...), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn các nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

- GV trình bày: Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản phương Tây.

 

1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên ưu đãi - gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.

* Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

- Đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và làm sắt.

- Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị - hải cảng đã ra đời như Ốc Eo (An Giang, Việt Nam), Ta-kô-la (Mã Lai),...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Do sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.

Đó chính là điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

 

 

 

 

 

 

* Sự hình thành các vương quốc cổ: Khoảng 10 thế kỷ sau công nguyên hàng loạt các vương quốc nhỏ hình thành: Cham-pa ở Trung Bộ Việt Nam. Phù Nam hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và đảo Inđônêxia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương quốc người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, người Inđônêxia ở đảo Xu-ma-tơ-ra và Gia-va.

 

 

 

 

 

- Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa  đầy thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia Đông Nam Á:

+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527)

+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chăm pa, vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng co huy hoàng.

+ Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa thế kỷ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Thế kỷ XIV thống nhất lập vương quốc Thái.

 

 

+ Giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Biểu hiện sự phát triển thịnh đạt:

+ Kinh tế, cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- Kiểm tra sự nhận thức của HS đối với bài học bằng việc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi đưa ra ngay từ đầu giờ học: Để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?

5. Dặn dò, ra bài tập về nhà

* Dặn dò

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

- Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người Lào, Cam-pu-chia thời phong kiến.

* Bài tập:

- Trả lời câu hỏi trong SGK.

- Vẽ lược đồ Lào, Cam-pu-chia.

 

BÀI 9

VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO

 

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

1. Kiến thức

- Nắm được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của những nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.

- Những giai đoạn phát triển lịch sử của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

- Về ảnh hưởng cảu nền văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của hai nước này.

2. Tư tưởng, tìnhcảm

- Bồi dưỡng HS tình cảm yêu quí trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống của hai dân tộc láng giềng gần gũi của Việt Nam.

- Giúp các em hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết của ba nước ta từ xa xưa, từ đó giúp HS hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

3. Kĩ năng

- Kĩ năng tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

- Kĩ năng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.

- Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người hai nước Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X - XVIII được biểu hiện như thế nào?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Cam-pu-chia và Lào là hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam, đã có truyền thốn lịch sử lâu đời và một nền văn hóa đặc sắc. Để tìm hiểu sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào phát triển qua các thời kỳ như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội, những nét văn hóa đặc sắc ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết, GV treo bảng đồ các nước Đông Nam Á lên bảng giới thiệu trên lược đồ những nét khái quát về địa hình của Cam-pu-chia: Như một vùng chảo khổng lồ, xung quanh là vùng rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy là biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.

- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Người Cam-pu-chia là ai? Họ sống ở đâu?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Người Khơ me là bộ phận của cư dân cổ Đông Nam Á gọi là người Mông Cổ sống trên phạm vi rộng hầu như bao trùm hết các nước Đông Nam Á lục địa.

+ Ban đầu là phía Bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công sau mới di cư về phía Nam.

- GV hỏi: Quá trình lập nước diễn ra như thế nào?

- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.

- GV chốt ý: Người Khơ me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp thu văn hóa Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn; đến thể kỉ VI vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Giai đoạn nào Cam-pu-chia phát triển thịnh đạt nhất? Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, trình bày và phân tích:

+ Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển hồ (tỉnh Xiêm Riệp ngày nay).

GV chỉ trên bản đồ: Địa bàn ban đầu (thế kỷ V - VII) ở hạ lưu sông Se-mun (Nam Cò Rạt), địa bàn quần cư ở thế kỷ X - XV địa bàn ở bắc Biển Hồ, kết hợp giới thiệu tranh ảnh về đất nước con người Cam-pu-chia . chú ý đến giới thiệu Ăng Co Vát.

+ Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

Về kinh tế : nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đêu phát triển.

Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

Ăng-co còn chinh phuc các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.

- HS đọc hai đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về sự phát triển kinh tế và cuộc chiến tranh xâm lược của Cam-pu-chia dưới thời Ăng co để chứng minh cho sự phát triển.

- GV nêu câu hỏi: Nêu những nét phát triển độc đáo về văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

Người dân Cam-pu-chia đã xây dựng một nền văn hóa riêng hết sức độc đáo:

+ Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

+ Văn học dân gian à văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

+ Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết GV giới thiệu trên bản đồ về vị trí cua vương quốc Lào và những nét cơ bản về địa hình: Đất nước Lào gắn liền với con sông Mê-Công, con sông vừa cung cấp nguồn thủy văn dồi dào, trục đường giao thông quan trọng của đất nước, vừa là yếu tố cảu sự thống nhất về mặt địa lí. Có đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ.

- Tiếp theo GV trình bày và phân tích:

+ Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hóa đồ đá, đồ đồng. Hàng nghìn năm trước họ đã sáng tạo ra những chiếc chum đá khổng lồ ở cánh đồng Chum. GV có tranh ảnh về cánh đồng Chum có thể kết hợp giới thiệu.

+ Đến thế kỉ XIII mới có nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm (người Lào ở thấp). Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được cuộc sống, tổ chức xã hội sơ khai của người Lào.

+ Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi).

- GV nêu câu hỏi: Thời kỳ thịnh vượng của vương quốc Cam-pu-chia? Những biểu hiện của sự thịnh vượng?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt ý:

+ Thời kỳ thịnh vượng nhất là cuối thế kỷ XVII đầu thể kỷ XVIII, dưới triều vua Xu-li-nha Vông-xa

Những biểu hiện phát triển:

+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Đất nước có nhiều sản vật quí, buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo.

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK chứng minh cho việc tổ chức bộ máy chặt chẽ và xây dựng quân đội quy củ hơn.

- GV trình bày: Đến đầu thế kỷ XVIII, Lan Xang suy yếu và bị Xiêm đánh chiếm biến thành một tỉnh, sau trở thành thuộc địa của Pháp 1893.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu những nét chính về văn hóa của Vương quốc Lào?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và kết luận:

+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú hồn nhiên.

+ Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo, điển hình là That Luông ở Viêng Chăn. GV kết hợp giới thiệu hình 22 trong SGK "Tháp That Luông - Viêng Chăn (Lào)".

GV nhấn mạnh: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.

Tuy nhiên khi tiếp thu văn hóa nước ngoài, nhất là văn hóa Ấn Độ trong quá trình giao lưu văn hóa, mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính bản sắc dân tộc là sợi dây liên kết dân tộc và thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc.

+ Chữ viết: Từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.

+ Văn học dân gian và văn học viết.

+ Tôn giáo: đạo Hin-đu và đạo phật.

+ Kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo.

 

1. Vương quốc Cam-pu-chia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ở Cam-pu-chia tộc người chủ yếu là Khơ me.

 

 

- Địa bàn sinh sống ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công; đến thế kỷ VI Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

+ Ăng co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.

 

 

 

 

 

 

 

- Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

- Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

2. Vương quốc Lào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hóa đồ đá đồ đồng.

 

 

 

 

 

- Đến thế kỷ XIII nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ.

 

 

 

- Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi).

 

 

 

 

 

- Thời kỳ thịnh vượng nhất là cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, dưới triều vua Xu-li-nha Vông-xa.

- Những biểu hiện phát triển:

+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo.

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Văn hóa:

+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.

- Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là That Luông ở Viêng Chăn.

 

 

 

 

 

- Nền văn hóa truyền thống: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.

Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ra ngay từ đầu giờ học để củng cố kiến thức đã học.1

5. Dặn dò, bài tập về nhà

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.

- Đọc chuẩn bị trước bài mới.

- Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và Lào theo nội dung sau:

 

Tên vương quốc

Thời gian hình

thành vương quốc

Giai đoạn phát triển

thịnh đạt nhất

Biểu hiện của

sự phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG VI

TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

 

BÀI 10

THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

(Từ thế kỷ V thế kỷ XIV)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

- Nắm được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa.

- Nắm được nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại.

2. Về tư tưởng

- Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân.

3. Kĩ năng

- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến tây âu , sự ra đời của các thành thị và vai trò cảu nó.

- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.

II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh trong SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt buôn bán các chợ trong thời kỳ này.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia và Lào (GV có thể chuẩn bị ra giấy trong để chiếu hoặc chuẩn bị ra giấy tơ-rô-ki).

Câu hỏi 2: Lào và Cam-pu-chia đã đạt được những thành tựu văn hóa gì? Nêu bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hóa của hai dân tộc này?

2. Dẫn dắt vào bài mới

- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:

Từ thế kỷ V , ở Tây Âu cũng đã dần hình thành các quốc gia phong kiến cảu người Giéc-man, quan hệ sản xuất phong kiến cũng dần được hình thành và cải củng cố phát triển, cùng với đó là sự xuất hiện các thành thị trung đạo vào thế kỉ XI - XII đã có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội châu Âu thời trung đại. Để hiểu quá trình đó diễn tra như thế nào? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao? Nguyên nhân, hoạt động và vai trò của thành thị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lý giải cho những câu hỏi nêu trên?

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại những kiến thức cơ bản của xã hội cổ đại phương Tây nhất là sự bành trướng và lớn mạnh của đế quốc Rô-ma. Sau đó GV nêu câu hỏi: những biểu hiện sự khủng hoảng của đế quốc Rô-ma thế kỉ III?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.

- Tiếp đó GV nhấn mạnh: trong tình hình đó, cuối thế kỉ V , đế quốc Rô-ma bị người Giéc-man tràn xuống xâm chiếm.

- GV nêu câu hỏi: Hậu quả việc người Giéc-man xâm lược đế quốc Rô-ma?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét HS trả lời và kết luận.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- GV nêu câu hỏi:

- Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là:

+ Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ của Rô-ma, người Giéc-man đã có những việc làm gì?

+ Nhóm 2: Tác động của những việc làm đó đối với xã hội phong kiến châu Âu?

- HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận với nhau.

- Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả của mình , GV có thể yêu cầu HS nhóm khác bổ sung.

- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

+ Nhóm 1: Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ nhe vương quốc của người Ăng-glô Xắc- xông, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốc, Đông Gốc...

Người Giéc man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi đem chia cho nhau trong đó các tướng lĩnh quân sự và các quí tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quí tộc người Giéc-man cũng tự xưng vua, tự phong cho nhau các tước vị cao cấp như công tước, bá tước, nam tước, tạo nên hệ thống đẳng cấp quí tộc vũ sĩ.

Người Giéc-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki - tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân, đồng thời họ cũng được nhà vua ban ruộng đất.

+ Nhóm 2: Hình thành các giai cấp mới: Lãnh chúa phong kiến, nông nô, cùng với đó là quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành.

Hoạt động 1: Cả lớp

- GV trình bày và phân tích: Đến giữa thế kỉ IX phần lớn đất đai đã được các quí tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong, những vùng đất đai rộng lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất của mình gọi là lãnh địa phong kiến. lãnh địa chính là đơn vị hành chính kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

- GV giải thích khái niệm về lãnh địa bằng việc kết hợp khai thác trang ảnh trong SGK " Lâu đài và thành quách kiên cố của lãnh chúa" hoặc với những tranh ảnh sưu tầm được. lãnh địa là một khu đất rộng bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa coa những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- GV chia lớp thành 4 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Miêu tả cuộc sống của nông nô trong các lãnh địa?

+ Nhóm 2: Nêu đặc trưng kinh tế của lãnh địa?

+ Nhóm 3: Đời sống chính trị của các lãnh địa?

+ Nhóm 4: Miêu tả cuộc sống của các lãnh chúa trong lãnh địa?

- HS nhóm đọc SGK, thảo luận và tìm ý trả lời. Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả của mình, nhóm khác bổ sung.

- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:

+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và phụ thuộc vào lãnh chúa. Bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Họ nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

+ Trong sản xuất họ biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, mọi thứ dùng trong lãnh địa đều do nông nô tự sản xuất ra, ít có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

GV nhấn mạnh: lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.

+ Lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng... Lãnh chúa còn có thể buộc nhà vua ban cho mình quyền miễn trừ không can thiệp vào lãnh địa của mình.

+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân

- GV trình bày: Từ thế kỷ XI ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường được mở rộng không bị đóng kín trong lãnh địa.Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ như mộc, đồ da, gốm.

- GV nêu câu hỏi: Trước sự phát triển của sản xuất thành thị ra dời như thế nào?

- HS đọc SGK tim nội dung trả lời, HS khác có thể bổ sung.

- GV nhận xét và chốt ý: Để có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, trao đổi buôn bán, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và trung buôn bán hình thành các thành thị.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày hoạt động của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ tập hợp lại với nhau trong các tổ chức gọi là phường hội hay thương hội và đặt ra những quy chế riêng (phường quy) nhằm giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình, đấu tranh chống áp bức sách nhiễu của các lãnh chúa.

- GV giới thiệu nội dung bức tranh hình 24 trong SGK "Hội chợ ở Đức", đây là bức tranh thể hiện cảnh mua bán tại hội chợ ở Đức phản ánh sự phát triển của thương nghiệp của xã hội phong kiến Tây Âu lúc bấy giờ.

- GV nêu câu hỏi: Nêu vai trò của thành thị?

HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Sự phát triển của các ngành thủ công đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do.

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu

 

 

 

 

 

 

 

- Thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh sản xuất sút kém, xã hội rối ren.

 

 

 

 

 

 

 

- Cuối thế kỷ V, đế quốc Rô-ma bị ng Giéc-man xâm chiếm, năm 476 đế quốc Rô ma bị diệt vong, thời đại phong kiến châu Âu hình thành ở châu Âu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những việc làm của người Giéc-man:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới.

 

 

 

 

 

 

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

 

 

 

 

 

 

+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân.

- Các giai cấp mới hình thành: lãnh chúa phong kiến, nông nô, quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu bắt đầu hình thành.

2. Xã hội phong kiến Tây Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giữa thế kỷ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản trong thời kỳ phong kiến phân quyền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các giai cấp trong xã hội:

+ Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa.

+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

- Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc.

- Lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ riêng...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại

- Nguyên nhân thành thị ra đời:

+ Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Thị trường buôn bán tự do.

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

 

 

 

 

 

 

 

- Thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vai trò thành thị:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.

+ Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do cho xã hội phong kiến Tây Âu.

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS nêu lại sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu; yêu cầu giải thích khái niệm thế nào là lãnh địa? Các giai cấp trong xã hội phong kiến Tây Âu và địa vị của từng giai cấp trong xã hội. Nguyên nhân sự ra đời và vai trò của thành thị trung đại.

5. Dặn dò, ra bài tập về nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK.

- Bài tập:

+ Lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chế độ phong kiến phương Đông với Tây Âu theo những nội dung sau:

 

Nội dung

so sánh

Chế độ phong kiến

phương Đông

Chế độ phong kiến

Tây Âu

-Giai cấp trong xã hội

 

 

- Đặc trưng kinh tế

 

 

- Thể chế chính trị

 

 

 

BÀI 11

TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:

1. Về kiến thức

- Nắm được nguyên nhân và các cuộc phát kiến địa lí.

- Hiểu biết được khái niệm thế nào là tích lũy vốn ban đầu, giải thích được tại sao chủ nghĩa tư bản lại nảy sinh ở châu Âu, nắm được những biểu hiện sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Nắm được nguyên nhân, thành tựu của văn hóa phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân.

2. Tư tưởng

- Giúp các em thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí, trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại thời kì phục hưng để lại; và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động trong trận tuyến chống lại chế độ phong kiến.

3. Kỹ năng

- Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện về sự ra đời của chủ chủ nghĩa tư bản, lập bảng thống kê cuộc đấu tranh cải cách tôn giáo, chiến tranh nông dân Đức.

- Kĩ năng khai thác lược đồ "Những cuộc phát kiến địa lí", khai thác tranh ảnh về những thành tựu hội họa của văn hóa phục hưng .

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Lược đồ "Những cuộc phát kiến địa lí", bản đồ chính trị châu Âu.

- Tranh ảnh về phong trào văn hóa phục hưng.

- Sưu tầm tranh ảnh một số nhà thám hiểm.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1

Câu hỏi 1: Thể nào là lãnh địa? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa như thế nào?

Câu hỏi 2: Nguyên nhân và vai trò của các thành thị trung đại?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỉ XV là tiến hành các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới, đã đem lại nguồn của cải lớn về châu Âu, trên cơ sở đó đã dẫn đến quá trình tích lũy tư bản ban đầu và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa qua đó được hình thành cùng với hai giai cấp mới: tư sản và vô sản ra đời. Để hiểu các nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao? Nguyên nhân, nội dung phong trào văn hóa phục hưng? Nguyên nhân, diễn biến cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân?Chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời các câu hỏi nêu trên.

3. Nội dung bài mới

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV nêu câu hỏi tại sao sang thế kỉ XV con người có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lí?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét và. Đồng thời nhấn mạnh trong các nguyên nhân trên thì sự tiến bộ khoa học kĩ thuật là quan trọng nhất, vì chính nhờ đó mà con người cso những con tàu lớn chở được nhiều người và lương thực, thực phẩm, nước uống cho những chuyến đi dài ngày.

- GV trình bày rõ thêm: Các nhà hàng hải có hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng về hình dạnh Trái đất, đã vẽ được hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có dân cư. Máy móc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ, người ta đã đóng được những tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven.

Hoạt động 2: Làm việc cả lớp và cá nhân

- GV trình bày: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm địa lí, khám phá ra những miền đất mới.

- Tiếp đó GV treo lược đồ trên bảng yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK trình bày nội dung các cuộc phát kiến địa lí. HS khác có thể bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Năm 1498, B. Đi-a-xơ là hiệp sĩ "Hoàng gia" đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên là mũi Hảo Vọng.

+ Ngày 8 - 7 - 1497, vai trò-xcô đơ Ga-ma rời cảng Li-xbon đi sang phương Đông; tháng 5 - 1498, đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ, khi về ông được phong phó vương Ấn Độ.

+ Tháng 8 - 1492, C. Cô-lôm-bô đã dẫn đầu đoàn thủy thủ về hướng Tây, sau 3 tháng ông đến được Cu Ba và một số đảo Ăng ti nhưng ông tưởng lầm đó là Ấn Độ. Tuy nhiên khẳng định C. Cô-lôm-bô là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

+ Ma-gien-lan (1480 - 1521) là nguyên nhân đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 - 1521. Đoàn của Ma-gien-lan đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ, tiến vào đại dương mênh mông (ông đặt tên là Thái Bình Dương). Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng do giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thủy thủ khi về đến Tây Ban Nha.

Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm

- GV nêu câu hỏi: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?

- HS đọc SGK thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày. HS khác bổ sung.

- GV nhận xét và chốt ý.

 

 

 

 

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Số vốn ban đầu mà quí tộc và thương nhân tích lũy do đâu mà có?

- HS dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, SGK trả lời câu hỏi. HS khác có thể bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh.Tầng lớp quí tộc, thương Tây Âu ra sức cướp bóc cảu cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích lũy được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thự dân.

- GV nhấn mạnh thêm: Giai cấp tư sản thậm chí còn dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân. Chẳng hạn ở Anh có phong trào "Rào đất cướp ruộng", hàng vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang thanh buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay ở thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người đi làm thuê.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1: biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp ?

Nhóm 2: biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp?

Nhóm 3: biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong thương nghiệp?

Nhóm 4: Nêu những biến đổi giai cấp trong xã hội Tây Âu ?

- HS đọc SGK thảo luận theo nhóm và cử đại diện lên trình bày kết quả; HS khác có thể bổ sung.

- Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và chốt ý:

+ Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội. Quy mô của các xưởng thủ công lên tới hơn 100 người. Nhờ áp dụng kĩ thuật mới vào qui trình sản xuất mà năng suất lao động tăng, giá hạ. Chủ xưởng bóc lột nguyên nhân lao động làm thuê, quan hệ của họ là quan hệ của chủ với thợ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

+Ở nông thôn, các đồn điền trang trại được hình thành, nphường lao động biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương. Chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay là quí tộc mới.

+ Trong thương nghiệp, quan hệ sản xuất tư bản cũng xâm nhập vào với việc ra đời các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội.

+ Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: nguyên nhân đẫn đến phong trào văn hóa phục hưng?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ sung.

- Cuối cùng, GV nhận xét và chốt ý: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng. Mặt khác giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh chống lại Ki-tô với những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến.

- Tiếp đó GV trình bày: giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục tinh hoa văn hóa xán lạn cảu quốc gia cổ đâị HyLạp - Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị chân chính của con người , đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật - nền văn hóa đó gọi là Văn hóa phục hưng.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu những thành tựu của văn hóa phục hưng?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung và chốt ý: Thời đại văn hóa phục hưng có những tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật và hội họa với các nhà khoa học, nhà văn, thơ, họa sĩ và những tác phẩm tiêu biểu: Ra-bơ-le vừa là nhà văn vừa là nhà y học; Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc vừa là nhà triết học; Lê-ô-na-đơ Vanh xi vừa là họa sĩ thiên tài vừa là kĩ sư nổi tiếng; Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại...

Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng?

HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Đồng thời nhấn mạnh thực chất của phong trào văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

- GV giới thiệu cho HS bức tranh hình 26 trong SGK "Bức họa La Giô-công của Lê-ô-na-đơ Vanh xi".

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV nêu câu hỏi: nguyên nhân dẫn đến cải cách tôn giáo?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Chính sự phản động, ngăn cản hoạt động của Giáo hội với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.

- GV trình bày và phân tích kết hợp với việc chỉ trên bản đồ châu Âu về địa điểm các nước diễn ra phong trào cải cách tôn giáo: Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sĩ sau đó Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-Thơ (1483 - 1546) ở Đức và của Can-vanh.

- GV kết hợp với việc giới thiệu tranh ảnh về hai nhà cải cách tôn giáo Lu-thơ và Can-vanh.

- GV nêu câu hỏi: Đặc điểm của cải cách tôn giáo?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Không muốn thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.

Gv nhấn mạnh: Cải cách được nhân dân ủng hộ, nhưng Giáo hội lại phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Tây Âu thành hai phe: Tân giáo và Cựu giáo (Ki-tô giáo).

Hoạt động 2: Làm việc cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của cải cách tôn giáo và Văn hóa Phục hưng?

- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình qua nội dung đã học và SGK trả lời.

- GV nhận xét,bổ sung và chốt ý:

+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV nêu câu hỏi:Tại sao lại diễn ra cuộc chiến tranh nông dân Đức:

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV trình bày và phân tích: Sau cải cách tôn giáo nền kinh tế Đức thấp kém, chậm phát triển trong cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản.

Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.

- Tiếp theo GV trình bày và phân tích:

+ Từ mùa xuân 1524, cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thức sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là tô-mát Muy-xe.

- GV khai thác ảnh Tô-mát Muy-xe kết hợp với việc giới thiệu về tiểu sử và những đóng góp của ông.

Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến. trước sự phát triển của phong trào, giới quí tộc phong kiến và tăng lữ Đức đã dụng mọi thủ đoạn, dốc mọi lực lượng đàn áp. Phong trào nông dân bị thất bại.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu ý nghĩa của chiến tranh nông dân Đức?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét,bổ sung và chốt ý: Là một sự kiện lịch sử lớn lao, có biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến. Nó cũng báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.

 

1. Những cuộc phát kiến địa lý

 

 

 

 

 

- Nguyên nhân phát kiến địa lý:

+ Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc thị trường cao.

+ Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

+ Khoa học - kỹ thuật có những bước tiến quan trọng như kỹ thuật mới trong đóng tàu xa bàn, hải đồ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

+ Năm 1498 B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi, đặt tên mủi Hảo Vọng.

+ Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li cut Ấn Độ (5- 1498).

 

 

 

+ Tháng 8-1492 C.Cô-lôm-bô đến được Cu Ba và một số đảo vùng Ăngti. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ quả của phát kiến địa lý:

+ Đem lại hiểu biết mới về trái đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở tây Âu

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên nhân:

+ Kinh tế châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quí tộc, thương nhân tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á.

+ Giai cấp tư sản còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Biểu hiện nảy sinh CNTB:

 

 

+ Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội hình thành quan hệ chủ với thợ.

 

 

 

 

 

+ Ở trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.

 

 

+ Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội.

- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

 

3. Văn hóa phục hưng

 

 

 

 

- Nguyên nhân:

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về xã hội tương ứng.

+ Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Phong trào Văn hóa Phục hưng khôi phục tinh hoa văn hóa sáng lạng cổ đại Hy Lạp, Rô-ma, xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị chân chính của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học kỹ thuật.

- Có những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự phát triển về văn học hội họa.

 

 

 

 

 

 

- Ý nghĩa:

+ Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

+ Đây là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

a) Cải cách tôn giáo

- Nguyên nhân: Sự phản động, ngăn cản hoạt động của Giáo hội đối với giai cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cải cách tôn giáo.

- Nét chính về phong trào: diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sĩ, sau đó Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ ở Đức và của Can-vanh tại Thụy Sĩ.

- Đặc điểm:

+ Không thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hòa để quay về giáo lý Ki-tô nguyên thủy.

+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

b. Chiến tranh nông dân Đức

- Nguyên nhân:

+ Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự vươn lên của giai cấp tư sản.

+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do tiếp thu  tư tưởng cải cách tôn giáo.

- Diễn biến:

+ Từ mùa xuân 1524 cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muy-xe.

 

 

 

+ Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ý nghĩa:

+ Là một sự kiện lịch sử lớn lao, có biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến.

+ Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- Kiểm tra nhận thức của HS đối với bài học thông qua các câu hỏi ở đầu giờ học: nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra sao? Nguyên nhân, nội dung phong trào văn hóa phục hưng? Nguyên nhân,diễn biến cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân?

5. Dặn dò, bài tập về nhà

* Dặn dò

Họa bài cũ

Trả lời các câu hỏi trong SGK

* Bài tập

Lập bảng thống kê về phong trào Văn hóa Phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức theo nội dung sau:

 

Tên phong trào

Nguyên

nhân

Diễm biễn

chính

Người

lãnh đạo

Kết quả,

ý nghĩa

Văn hóa phục hưng

 

 

 

 

Cải cách tôn giáo

 

 

 

 

Chiến tranh nông dân Đức

 

 

 

 

 

PHẦN HAI

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ

 

CHƯƠNG I

VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỶ X

 

BÀI 13

VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài HS cần nắm bắt được:

1. Kiến thức

- Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.

- Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã chuyển biến dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại).

- Nắm được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy về: công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

3. Về kĩ năng

- Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về: kinh tế, xã hội... Biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét.

II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam thể hiện những địa bàn liên quan đến nội dung bài học: Núi Đọ (Thanh Hóa), Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Hang Gòn (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước), Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Hòa Bình, Bắc Sơn.

- Một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thủy hay những hình ảnh về công cụ của người núi Đọ, Sơn Vi, Hòa Bình...

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Tiết trước ôn tập không kiểm tra, có thể kiểm tra trong quá trình học bài mới.

2. Mở bài

Khi học phần lịch sử thế giới nguyên thủy chúng ta đã khẳng định: Thời kỳ nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào cũng phải trải qua. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng như nhiều nước khác đã trải qua thời kỳ nguyên thủy. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về thời kỳ nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

3. Tổ chức dạy học bài mới

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV dẫn dắt: người Trung Quốc, nguyên nhân Inđônêxia thường tự hào vì đất nước họ là nơi phát tích của loài người, là cái nôi sinh ra con người. Còn Việt Nam của chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì đất nước Việt Nam đã chứng kiến những bước đi chập chững đầu tiên của loài người, từng trải qua thời kỳ nguyên thủy.

- GV đặt câu hỏi: Vậy có bằng chứng gì để chứng minh Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ nguyên thủy không?

- HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung và kết luận: Khảo cổ học đã chứng minh cách đây 30 - 40 vạn năm trên đất nước Việt Namd có Người tối cổ sinh sống.

 

 

 

- GV sử dụng bản đồ Việt Nam có thể hiện địa bàn cư trú của Người tối cổ ở Thanh Hóa, Đồng Nai, Hòa Bình chỉ cho HS theo dõi hoặc gọi một HS lên chỉ bản đồ địa danh có người tối cổ sinh sống.

- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam?

- HS suy nghĩ quan sát bản đồ để trả lời.

- GV kết luận: Địa bàn sinh sống trải dài trên ba miền đất nước nhiều địa phương đã có Người tối cổ sinh sống.

- GV đặt câu hỏi: Vậy Người tối cổ ở Việt Nam sinh sống thế nào?

- HS theo dõi SGK, nhớ lại những kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới, trả lời.

- GV kết luận: Cũng giống Người tối cổ ở các nơi khác trên thế giới, Người tối cổ ở Việt Nam cũng sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.

- GV tiểu kết dẫn dắt sang phần 2: Như vậy chúng ta đã chứng minh được Việt Nam đã trải qua giai đoạn bầy người nguyên thủy (giai đoạn Người tối cổ). Người tối cổ tiến hòa thành Người tinh khôn và đưa Việt Nam bước vào giai đoạn hình thành công xã thị tộc nguyên thủy như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 của bài.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV phát vấn: Khi người tinh khôn xuất hiện, công xã thị tộc hình thành, vậy theo em Công xã thị tộc là gì?

- HS nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới để trả lời câu hỏi: Công xã thị tộc là giai đoạn kế tiếp giai đoạn bầy người nguyên thủy. Ở đó con người sống thành thị tộc, bộ lạc không còn sống thành từng bầy như trước đây.

- GV giảng giải: Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới trải qua quá trình lao động lâu dài, những dấu vết của động vật mất dần. Người tối cổ Việt Nam đã tiến hóa dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại).

- HS theo dõi SGK phần (Trang 62) để thấy được bằng chứng dấu tích của Người tinh khôn ở Việt Nam.

- GV kết luận: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở nhiều dịa phương của nước ta những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá ghè đẽo của Người hiện đại ở các di tích thuộc văn hóa Ngườm, Sơn Vi.

GV giải thích khái niệm văn hóa Ngườm, Sơn Vi - Gọi theo di chỉ khảo cổ chính, tiêu biểu mà các nhà khảo cổ đã khai quật.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi: Chủ nhân văn hóa Ngườm, Sơn Vi cư trú ở những địa bàn nào? Họ sinh sống ra sao? (sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả).

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung kết luận:

 

 

 

- Gv dùng bản đồ Việt Nam chỉ cho HS theo dõi địa bàn cư trú của người Sơn Vi hoặc gọi một HS lên chỉ bản đồ và nhận xét về địa bàn cư trú của người Sơn Vi.

- GV: những tiến bộ trong cuộc sống của người Sơn Vi so với Người tối cổ?

- HS so sánh để trả lời câu hỏi.

 

- GV tiểu kết dẫn dắt sang phần 3: Ở giai đoạn văn hóa Sơn Vi cách đây 2 vạn năm công xã thị tộc nguyên thủy đã hình thành, chúng ta cùng tìm hiểu phần 3 để thấy sự phát triển của công xã thị tộc nguyên thủy ở Việt Nam.

Hoạt động 1: Theo nhóm

- GV sử dụng lược đồ và cung cấp kiến thức cho HS.

Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và nhiều nơi khác như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình đã tìm thấy dấu tích của văn hóa Sơ kì đá mới. Gọi chung là văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn (gọi theo tên di chỉ khảo cổ tiêu biểu).

- GV chia HS làm 3 nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi SGK, so sánh, thảo luận nhóm và trả lời với câu hỏi của từng nhóm.

+ Nhóm 1: Sự tiến bộ về tổ chức xã hội của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn.

+ Nhóm 2: Tiến bộ trong cách chế tạo công cụ?

+ Nhóm 3: Tiến bộ trong phương thức kiếm sống?

- Các nhóm hoạt động, cử đại diện trả lời.

- GV bổ sung, kết luận:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tiểu kết: Như vậy đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn được nâng cao.

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV thông báo kiến thức: Cách ngày nay 6000 - 5000 năm (TCN), kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mang tính đột phá, lịch sử thường gọi là cuộc "Cách mạng đá mới".

- GV yêu cầu cầu cả lớp đọc SGK để trả lời câu hỏi: Những tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và trong đời sống của cư dân?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung, kết luận những biểu hiện tiến bộ:

 

 

 

Hoạt động 1: Nhóm

- GV: Trước hết GV thông báo kiến thức:

Cách đây khoảng 4000 - 3000 năm các bộ lạc sống rải rác trên khắp đất nước ta đã đạt đến trình độp cao của kỹ thuật chế tác đá, làm gốm đạc biệt biết sử dụng nguyên liệu đồng và biết đến thuật luyện kim. Nghề trồng lúa nước trở nên phổ biến. Tiêu biểu có các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai.

- GV sử dụng bản đồ xác định các địa bàn trên.

- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu trả lời các câu hỏi theo nhóm:

+ Nhóm 1: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên?

+ Nhóm 2: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Sa Huỳnh?

+ Nhóm 3: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Đông Nai?

- Các nhóm HS thảo luận, cử một đại diện viết ra giấy nháp ý kiến trả lời của cả nhóm, sau đó trình bày trước lớp.

- GV sau khi các nhóm trình bày xong GV treo lên bảng một bản thống kê kiến thức đã chuẩn bị sẵn theo mẫu:

- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức của GV so sánh với phần tự tìm hiểu và những phần các nhóm khác trình bày để bổ sung, điều chỉnh kiến thức cho chuẩn xác.

- GV phát vấn: Có thể đặt một số câu hỏi:

+ Cư dân Phùng Nguyên có điểm gì mới so với cư dân Hòa Bình, Bắc Son?

+ Cư dân văn hóa Sa Huỳnh, Đồng Nai có điểm gì giống so với cư dân Phùng Nguyên?

+ Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc?

+ Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì với các bộ lạc trên đất nước ta?

- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức trên bảng so sánh, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự ra đời của thuật kinh tế luyện kim và nghề trồng lúa nước.

 

1. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích Người tối cổ có niên đại cách đây 30 - 40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Người tối cổ sống thành bầy săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Công xã thị tộc hình thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ở nhiều địa phương của nước ta đã tìm thấy những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá của Người hiện đại ở các di tích văn hóa Ngườm, Sơn Vi,... (Cách đây 2 vạn năm).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chủ nhân văn hóa Sơn Vi sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối trên địa bàn rộng từ Sơn La đến Quảng Trị.

 

 

 

 

 

- Người Sơn Vi đã sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

3. Sự phát triển của công xã thị tộc

 

 

 

 

 

 

 

- Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và một số nơi khác đã tìm thấy dấu tích của văn hóa Sơ kỳ đá mới. Gọi chung là văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đời sống của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn:

+ Sống định cư lâu dài, hợp thành thị tộc, bộ lạc.

+ Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt: rau, củ, cây ăn quả.

+ Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương, tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm.

Đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

 

 

 

 

Cách ngày nay 6000 - 5000 năm (TCN), kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là cuộc "Cách mạng đá mới".

 

 

 

 

 

 

- Biểu hiện tiến bộ, phát triển:

+ Sử dụng kỹ thuật của khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay.

+ Biết trồng lúa, dùng cuốc đá. Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc.

Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng.

4. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

- Cách ngày nay khoảng 4000 - 3000 năm (TCN) các bộ lạc trên đất nước ta đã biết đến đồng và thuật luyện kim; nghề trồng lúa nước phổ biến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sự ra đời của thuật luyện kim cách đây 4000 - 3000 năm đã đưa các bộ lạc trên các vùng miền của nước ta bước vào thời đại sơ kì đồng thau, hình thành nên các khu vực khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau này.

 

 

4. Củng cố

- Các giai đoạn phát triển của thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam.

- Sự ra đời của thuật luyện kim và ý nghĩa của nó.

5. Dặn dò

- HS học thuộc bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK, đọc trước bài mới.

 

BÀI 14

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài yêu cầu HS cần nắm được:

1. Về kiến thức

- Những nét đại cương về ba nước Cổ đại trên đất nước Việt Nam (Sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội).

2. Về tư tưởng

- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Về kĩ năng

- Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nước. Bước đầu rèn luyện kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Lược đồ Giao Châu và Chămpa thể kỷ XI- XV.

- Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hóa Đồng Nai, Óc Eo ở Nam bộ.

- Sưu tầm một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp...

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào, ở đâu và có ý nghĩa gì với sự phát triển kinh tế, xã hội?

2. Mở bài

Vào cuối thời nguyên thủy các bộ lạc trên đất nước ta đều bước vào thời sơ kì đồng thau, biết đến thuật luyện kim và nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới - thời đại có giai cấp Nhà nước hình thành các quốc gia Cổ đại trên đất nước Việt Nam. Để hiểu được sự hình thành, cơ cấu tổ chức Nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội của các quốc gia trên đất nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài 14.

3. Tổ chức dạy học

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân

- Trước hết GV dẫn dắt: Văn Lang là quốc gia cổ nhất trên đất nước Việt Nam. Các em đã được biết đến nhiều truyền thuyết về nhà nước Văn Lang như: Truyền thuyết Trăm trứng, Bánh chưng bánh dày... Còn về mặt khoa học, nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở nào?

- GV tiếp tục thuyết trình: Cũng như các nơi khác nhau trên thế giới các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền kinh tế, xã hội có sự chuyển biến kinh tế, xã hội diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ Đông Sơn (Đầu thiên niên kỷ I TCN).

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được diễn biến về kinh tế ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn thiên niên kỷ I TCN.

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

Giải thích khái niệm văn hóa Đông Sơn là gọi theo di chỉ khảo cổ tiêu biểu của Đông Sơn (Thanh Hóa).

- GV sử dụng một số tranh ảnh trong SGK và những tranh ảnh sưu tầm được để chứng minh cho HS thấy nền nông nghiệp trồng lúa nước, cây dừa khá phát triển. Có ý nghĩa quan trọng định hình mối liên hệ thực tế hiện nay.

- GV phát vấn: Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?

- HS so sánh trả lời:

+ Sử dụng công cụ đồng phổ biến, biết đến công cụ sắt.

+ Dùng cày khá phổ biến.

+ Có sự phân công lao động.

Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn.

- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc SGK để thấy sự chuyển biến xã hội ở Đông Sơn.

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về đời sống của cư dân Đông Sơn.

- GV có thể minh họa cho SGK HS thấy sự phân hóa giàu nghèo qua kết quả khai quật mộ tàng của các nhà khảo cổ.

- GV giải thích về tổ chức làng, xóm để thấy được sự biến đổi về xã hội: Đa dạng, phức tạp hơn, liên hệ với thực tế hiện nay.

- GV đặt vấn đề: Sự biến đổi, phát triển kinh tế, xã hội đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi gì?

+ Yêu cầu cầu trị thủy để đảm bảo nền nông nghiệp ven sông.

+ Quản lý xã hội.

+ Chống các thế lực ngoại xâm để đáp ứng yêu cầu này nhà nước ra đời.

- GV dẫn dắt: Như vậy ta đã thấy được diều kiện hình thành Nhà nước Cổ đại ở Việt Nam, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về từng quốc gia cụ thể.

Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân

- GV giảng giải về thời gian hình thành địa bàn, kinh đô nước Văn Lang.

- GV giảng giải về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Minh họa bằng sơ đồ: Bộ máy nhà nước:

 

 

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc?

- HS quan sát sơ đồ suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét,bổ sung kết luận:

 

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được bước phát triển cao hơn của nhà nước Âu Lạc:

- HS theo dõi SGK so sánh, trả lời.

- GV bổ sung, kết luận: Nhà nước tuy cùng một thời kỳ lịch sử với nhà nước Văn Lang (Thời kỳ cổ đại) nhưng có bước phát triển cao hơn so với những biểu hiện:

- GV sử dụng tranh ảnh trong SGK và tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh họa cho bước phát triển cao hơn của nước Âu Lạc.

Hoạt động 3: Cá nhân

- GV yêu cầu tất cả HS theo dõi SGK để thấy được cách ăn, ở, mặc của người Việt cổ.

- HS theo dõi SGK tự ghi nhớ.

 

- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK thấy được đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt cổ.

- HS theo dõi SGK tự ghi nhớ.

 

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất tinh thần của người Việt

cổ?

- HS suy nghĩ trả lời nhận xét của mình.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về đời sống của người Việt cổ khá phong phú, đa dạng, giản dị, chất phát, nguyên sơ, hòa nhập với thiên nhiên.

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV dụng lược đồ Giao Châu và Chămpa thế kỷ VI đến X để xác định địa bàn Chămpa: Được hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) gồm khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

- HS theo dõi lược đồ ghi nhớ.

- GV tiếp tục thuyết minh kết hợp chỉ lược đồ vung đất này thời Bắc thuộc bị nhà Hán xâm lược và cai trị. Vào cuối thế kỷ II nhân lúc tình hình Trung Quốc rối loạn Khu Liên đã hô hào nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền tự chủ sau đó Khu Liên tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp, lãnh thổ ngày càng mở rộng phía bắc đến Hoành Sơn - Quảng Bình, phía nam đến Bình Thuận - Phan Rang. Thế kỷ VI đổi tên thành Chămpa.

- HS theo dõi và ghi chép địa bàn và sự hình thành Nhà nước Chămpa.

 

 

 

 

 

- GV xác định trên lược đồ vị trí Kinh đô Chămpa.

 

 

Hoạt động 2: Nhóm - cá nhân

- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi SGK, thảo luận trả lời câu hỏi của từng nhóm.

+ Nhóm 1: Tình hình kinh tế của Chăm pa từ thế kỷ II - X.

+ Nhóm 2: Tình hình chính trị - xã hội.

+ Nhóm 3: Tình hình văn hóa.

- HS theo dõi SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời.

- GV nhận xét bổ sung câu trả lời của từng nhóm, cuối cùng kết luận.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

 

- GV minh họa kĩ thuật xây tháp của người Chăm pa bằng một số tranh ảnh sưu tầm được như khu di tích Mĩ Sơn, tháp Chàm, tượng Chăm...

 

 

 

 

 

- GV nhấn mạnh văn hóa Chăm pa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Ấn Độ.

 

 

 

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời phạm vi lãnh thổ thành phần dân cư Phù Nam.

- HS nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Cá nhân

GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được tình hình kinh tế, văn hóa xã hội cảu Phù Nam.

GV tóm tắt:

 

 

 

 

1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ sở hình thành Nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.

+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.

+ Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xã hội:

+ Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.

 

 

 

 

- Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.

 

 

 

 

 

+ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm

Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó.

 

 

 

* Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN).

- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).

- Tổ chức nhà nước:

+ Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục.

+ Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.

+ Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.

 

 

 

Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

* Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN).

 

 

 

- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).

- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.

- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang.

 

* Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ.

+ Đời sống vật chất:

- Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.

- Ở: Nhà sàn.

+ Đời sống tinh thần:

- Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.

- Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.

- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.

 

 

 

 

 

 

Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.

 

2. Quốc gia cổ Chămpa hình thành và phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Địa bàn: Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên hành lập quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi thành Chămpa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt.

- Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định.

- Tình hình Chămpa tự thế kỷ II đến X.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh tế:

- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.

- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.

- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

+ Chính trị - Xã hội:

- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.

- Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng.

- Xã hội gồm các tầng lớp: Quí tộc, nông dân tự do, nô lệ.

+ Văn hóa:

- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Theo Balamôn giáo và Phật giáo.

- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.

3. Quốc gia cổ Phù Nam

 

 

 

 

- Địa bàn: Quá trình thành lập:

+ Trên cơ sở văn hóa Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (III - V) đến cuối thế kỷ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính.

 

 

 

 

- Tình hình Phù Nam:

+ Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.

+ Văn hóa: Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

+ Xã hội gồm: Quí tộc, bình dân, nô lệ.

 

 

4. Củng cố

- Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam: Địa bàn, thời gian hình thành, thành phần cư dân?

- Những điểm giống và khác nhau trong đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Lâm Ấp - Chămpa, Phù Nam.

5, Dặn dò

- Học thuộc bài, lam bài tập 4 trang 70.

 

BÀI 15

THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỶ I ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành dộc lập dân tộc của nhân dân ta.

3. Về kĩ năng

- Bồi dưỡng kĩ năng liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Lược đồ SGK ban KHXH nhân văn lớp 10.

- Tài liệu minh họa khác.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

- Câu hỏi 1: Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.

- Đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu lạc.

2. Mở bài

Từ sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm 179 TCN cho đến đầu thế kỷ X nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Lịch sử thường gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Để thấy được chế độ cai trị tàn bạo, âm mưu thâm độc của phong kiến phương Bắc đối với dân tộc ta và những chuyển biến về kinh tế, văn hóa xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 15.

3. Tổ chức dạy học

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

 

 

 

 

Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân

- GV giảng giải: 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, tứ đó nước ta lần lượt bị các triều đại phong kiến Trung Quốc: nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đô hộ. Đất Âu Lạc cũ bị chia thành các quận, huyện.

- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.

- Nhà Hán chia làm 3 quận, sáp nhập vào bộ Giao Chỉ cùng với một số quận của Trung Quốc.

- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều châu.Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, chính quyền đô hộ cứ quan lại cai trị đến cáp huyện (Trực trị).

 

- GV phát vấn: Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc cũ thành quận, huyện nhằm mục đích gì?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV bổ sung, kết luận về âm mưu thâm độc của chính quyền phương Bắc.

 

Hoạt động 2: Cả lơp - cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy những chính sách bóc lột kinh tế chính quyền đô hộ.

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

 

 

 

- GV có thể minh họa bằng tư liệu tham khảo về chính sách bóc lột tàn bạo, triệt để của chính quyền đô hộ trong sách hướng dẫn GV.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ?

- HS suy nghĩ, trả lời:

Đó là một chính sách bóc lột triệt để tàn bạo, đặc biệt nặng nề chỉ có ở chính quyền ngoại bang.

Hoạt động 3: Cả lớp - cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được chính sách về văn hóa của chính quyền đô hộ.

- HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung, kết luận.

GV có thể gợi cho HS nhớ lại những kiến thức đã học về Nho giáo. Giáo lý của Nho giáo quy định tôn ti, trật tự xã hội rất khắt khe ngặt nghèo vì vậy chính quyền thống trị thường lợi dụng Nho giáo, biến Nho giáo thành công cụ để thống trị nhân dân.Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta cũng không nằm ngoài mục đích đó.

 

 

 

- GV phát vấn: Chính sách đó của chính quyền đô hộ nhằm mục dích gì? GV có thể gợi ý: Chính quyền đô hộ bắt nhân dân phải thay đổi cho giống với nguyên nhân Hán, giống đến mức không phân biệt được đâu là người Hán đâu là người Việt thì càng tốt.

- Hán hóa người Việt âm mưu đó thường gọi là gì?

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Về mục đích của chính quyền đô hộ để HS thấy được âm mưu thâm độc của chính quyền phương Bắc.

- GV giảng giải tiếp về luật pháp hà khắc và chính sách đàn áp các cuộc đấu tranh của chính quyền đô hộ.

- GV tiểu kết: Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo và thâm độc của chính quyền đô hộ kéo dài hàng nghìn năm trong thời Bắc thuộc quả là một thử thách vô cùng cam go, ác liệt với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những chính sách đó đưa đến sự chuyển biến xã hội như thế nào? Chúng ta vào mục 2.

Hoạt động: Cả lớp - cá nhân

- GV thuyết trình về tình hình kinh tế của nước ta thời Bắc thuộc cơ bản như trong SGK sau đó kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời Bắc thuộc? GV có thể gợi ý: So với thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc có biến đổi không? Biến đổi nhanh hay chậm? Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi?

- HS suy nghĩ, so sánh trả lời.

- GV bổ sung kết luận: Mặc dù chịu sự kìm hãm và bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ nhưng nền kinh tế Âu Lạc cũ vẫn phát triển tuy chậm chạp và không toàn diện. Do sự giao lưu kinh tế một số thành tựu của Trung Quốc đã theo bước chân những kẻ đô hộ vào nước ta như sử dụng phân bón trong nông nghiệp, dùng kiến diệt sau bọ, rèn sắt, làm giấy, làm thủy tinh... góp phần làm biến đổi nền kinh tế của Âu Lạc cũ.

Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được trong bối cảnh chính quyền đô hộ ra sức thực hiện âm mưu đồng hóa thì văn hóa dân tộc ta phát triển như thế nào?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung và kết luận.

- GV có thể minh họa thêm tiếp thu có chọn lọc các yếu tố bên ngoài đó là kết quả tất yếu của sự giao lưu văn hóa.

GV phân tích: Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành những chính sách đồng hóa bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhưng do tổ tiên đã kiên trì đấu tranh qua hàng nghìn năm nên đã bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc. Dưới bầu trời của các làng, xã Việt Nam phong tục, tập quán của dân tộc vẫn được giữ gìn và phát huy.

Hoạt động 3: Cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK rồi so sánh với thời kỳ Văn Lang Âu Lạc để thấy được sự biến đổi về xã hội.

- HS đọc SGK, so sánh tìm câu trả lời.

- GV nhận xét,bổ sung,kết luận:

 

 

 

 

 

 

- GV phân tích để HS thấy được quan hệ bóc lột địa tô phong kiến xâm nhập vào đất Âu Lạc cũ và sẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc hơn về mặt xã hội. Các tầng lớp xã hội có sự chuyển biến thành các tầng lớp mới. Một số nông dân công xã tự do biến thành nông nô, Một số nguyên nhân nghèo khổ biến thành nô tì.

 

CHẾ ĐỘ CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM

1. Chế độ cai trị

a. Tổ chức bộ máy cai trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện.

 

 

 

 

- Mục đích của phong kiến phương Bắc là sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào bản đồ Trung Quốc.

b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

 

 

 

 

+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.

+ Nắm độc quyền muối và sắt.

+ Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chính sách đồng hóa về văn hóa.

 

 

 

 

+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.

+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

 

 

- Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Những chuyển biến xã hội

a. Về kinh tế

- Trong nông nghiệp:

+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

+ Thủy lợi được mở mang.

Năng suất lúa tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.

+ Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.

+ Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Về văn hóa - xã hội

 

 

 

 

 

+ Về văn hóa

- Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa thời Hán - Đường như ngôn ngữ, văn tự.

- Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ được phong tục,tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ.

Nhân dân ta không bị đồng hóa.

 

 

 

 

 

Về xã hội có chuyển biến

 

 

 

 

- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (thường xuyên căng thẳng).

- Đấu tranh chống đô hộ.

- Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.

 

 

4. Củng cố

- Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc: Mục đích, kết quả.

- Sự biến đổi về kinh tế văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc.

5. Dặn dò

- HS trả bài, trả lời câu hỏi trong SGK trang 73.

 

BÀI 16

THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (Tiếp theo)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Giúp HS thấy được tính liên tục rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỷ I - IX. Nguyên nhân là do chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

- Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Bí, chiến thắng Bạch Đằng (938).

2. Về tư tưởng

- Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ.

- Giáo dục lòng biết ơn các vị anh hung dân tộc, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc.

3. Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thốn kê, sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (938).

- Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa do GV tự chuẩn bị.

- Tranh ảnh trong SGK và tài liệu có liên quan.

III. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc đối với nhân dân ta?

2. Mở bài

Trải qua nhiều thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ từ 179 TCN đến 938 nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Để hiểu được tính liên tục, rộng lớn tính chất quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 16.

3. Tổ chức dạy học

 

Các hoạt động của thầy và trò

Những kiến thức HS cần nắm vững

* Hoạt động 1: Cả lớp:

- GV sử dụng bảng thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu chuẩn bị theo mẫu.

II. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (THẾ KỶ I - ĐẦU THẾ KỶ X)

1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X.

Thời gian

Tên cuộc khởi nghĩa

Địa bàn

40

100, 137, 144

157

178, 190

248

542

687

722

776- 791

819- 820

905

938

KN Hai Bà Trưng

KN của ND Nhật Nam

KN của ND Cửu Chân

KN của ND Giao Chỉ

KN Bà Triệu

KN Lý Bí

KN Lý Tự Tiên

KN Mai Thúc Loan

KN Phùng Hưng

KN Dương Thanh

KN Khúc Thừa Dụ

KN Ngô Quyền

Hát Môn

Quận Nhật Nam

Quận Cửu Chân

Quận Giao Chỉ

 

- Sau đó GV yêu cầu HS đưa ra nhận xét về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

- GV có thể gợi ý để HS có nhận xét, trả lời...

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 1: Nhóm - cá nhân

- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm theo dõi sách giáo khoa. Mỗi nhóm theo dõi một cuộc khởi nghĩa theo nội dung.

+ Thời gian bùng nổ khởi nghĩa.

+ Chống kẻ thù nào (Triều đại đô hộ nào).

+ Địa bàn của cuộc khởi nghĩa.

+ Diễn biến chính quyền khởi nghĩa.

+ Kết quả, ý nghĩa.

GV phân công cụ thể:

+ Nhóm 1: KN Hai Bà Trưng.

+ Nhóm 2: KN Lý Bí

+ Nhóm 3: KN Khúc Thừa Dụ

+ Nhóm 4: Chiến thắng Bạch Đằng 938

- H theo dõi sách giáo khoa; thảo luận theo nhóm, cử đại biểu ghi nội dung tóm tắt cuộc khởi nghĩa vào giấy sau đó trình bày trước lớp. Từng cá nhân nghe và ghi nhớ.

- GV nhận xét phần trình bày của hai nhóm sau đó sử dụng từng bảng thống kê chi tiết về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta thời Bắc thuộc, theo mẫu sau.

 

 

- Trong suốt 100 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giàng độc lập dân tộc.

- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.

- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.

2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

 

Cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Kẻ thù

Địa bàn

Tóm tắt diễn biến

Ý nghĩa

Hai Bà Trưng

 

 

 

3 - 40

Nhà Đông Hán

Hát Môn Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu

- Tháng 3 - 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng chiếm được Cổ Loa buộc thái thú Tô Định trốn về TQ.  KN thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.

- Năm 42 Nhà Hán đưa hai vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.

 

Lý Bí

542

Nhà Lương

Long Biên

Tô Lịch

- Năm 542 Lý Bí liên kết các châu thuộc miền Bắc khởi nghĩa. Lật đổ chế độ đô hộ.

- Năm 544 Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân.

- Năm 542 nhà Lương đem quân xâm lược, Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến năm 550 thăng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua.

- Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi.

- Năm 603 nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại.

 

Khúc Thừa Dụ

905

Đường

Tống Bình

- Năm 905 Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, dành quyền tự chut (giành chức Tiết độ sứ).

- Năm 907 Khúc Hạo xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.

- Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường. giành độc lập tự chủ.

- Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.

Ngô Quyền

938

Nam Hán

Sông Bạch Đằng

- Năm 938 quân Năm Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn (cầu viện Nam Hán) và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước.

- Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.

- Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

 

4. Củng cố

- Tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc.

- Đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.

5. Dặn dò

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK trang 77 sưu tầm tư liệu lịch sử, tranh ảnh đền thờ... các vị anh hùng đấu tranh chống ách áp bức đô hộ cuarpk phương Bắc.

- Tự hoàn thiện bản thống kê kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

 

CHƯƠNG II

VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV

 

BÀI 17

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Giúp HS hiểu:

- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.

- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương lập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội đối ngoại đầy đủ tự chủ và độc lập.

- Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân.

2. Về tư tưởng tình cảm

- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà.

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.

3.Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam .

- Tranh ảnh Văn Miếu, nhà nước.

- Một số tư liệu về nhà nước các triều đại Lý, Trần, Lê, Sở.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Tóm tắt diễn biến, qua đó nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng.

2. Mở bài

- Thế kỷ X đã mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ X dến XV trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Để hiểu được quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu bài 17.

3. Tiến trình tổ chức dạy và học

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

*Hoạt động: Cả lớp - Cá nhân

Trước hết GV nhắc lại ý nghĩa của cuộc chiến thắng Bạch Đằng 938 mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. Song sau hơn 1000 năm Bắc thuộc nhiều yêu cầu lịch sử được đặt ra mà trước mắt là phải giũ vững an ninh và thống nhất đất nước. Đánh lại các cuộc xâm lược của nước ngoài, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Tổ quốc, để đáp ứng yêu cầu đó, năm 939 Ngô Quyền xưng vương.

- GV tiếp tục trình bày: Ngô Quyền xưng vương đã bỏ chức Tiết độ sứ, xây dựng cung điện, triều đình, đặt chiếu quan nghi lễ theo chế độ quân chủ.

- GV phát vấn HS: việc Ngô Quyền xưng vương xây dựng một chính quyền mới có ý nghĩa gì?

- GV gợi ý: Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã lãnh đạo nhân dân ta đánh bại Tiết độ sứ nhà Đường và giành lấy chính quyền. Song thiết chế chính trị vẫn tổ chức.

- GV tiếp tục giảng bài: Nhà Ngô suy vong, loạn 12 sứ quân diễn ra, đất nước bị chia cắt. Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh đã xưng đé.

- GV: giảng giải thêm về quốc hiệu Đạo Cồ Việt và tình hình nước ta cuối thời Đinh, nội bộ lục đục, vua mới còn nhỏ (Đinh Toàn 6 tuôi), lợi dụng tình hình đó quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta. Trước nguy cơ bị xâm lược, Tháu hậu Dương Thị đã đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi dòng họ, lấy áo long cổn khoác lên mình Lê Hoàn và chính thức mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua, để có điều kiện lãnh đạo chống Tống. Nhà tiền Lê thành lập.

- GV có thể minh họa bằng sơ đồ đơn giản:

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Đinh, tiền Lê?

Gợi ý: So với Ngô Quyền

+ Thời Ngô chính quyền trung ương chưa quản lý được các địa phương loạn 12 sứ quân.

+ Thời Đinh, thời Tiền Lê: Dưới vua có 3 ban chính quyền trung ương kiểm soát được 10 đạo ở địa phương.

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV nhận xét, kết luận:Thời Đinh, Lê nhà nước quân chủ chuyên chế chính thức được thành lập.

- Giải thích khái niệm quân chủ chuyên chế: Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Tuy nhiên mức độ chuyên chế ở mọi triều đại, mỗi nước khác nhau.

- HS: nghe và ghi.

- GV tiếp tục PV: Nhìn vào cách tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta thế kỷ X, em có nhận xét gì?

- HS suy nghĩ trả lời

- GV kết luận

 

* Hoạt động 1: Lớp và cá nhân

- GV thuyết trình về sự sụp đổ của nhà Lê và sự thành lập của nhà Lý, và những ý nghĩa trọng đại của các vua thời Lý.

HS nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

- GV có thể đàm thoại với HS về: Lý Công Uẩn, trích đọc chiếu dời đô và việc đổi quốc hiệu Đại Việt Sự tồn tại của kinh đô Thăng Long, sự lớn mạnh trường tồn của nước Đại Việt chứng tỏ những việc làm của những ông vua đầu thời Lý thực sự có ý nghĩa trọng đại về mặt lịch sử . Đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc thời kỳ phát triển và hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến Việt Nam.

 

- Trước hết GV khái quát để HS thấy được sự thay đổi các triều đại, từ Lý sang Trần, từ Trần sang Hồ để thấy được thứ tự các triều đại phong kiến Việt Nam.

- HS nghe và ghi nhớ.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được cách thức tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lý Trần Hồ được tổ chức như thế nào.

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

- GV nghe HS trả lời,bổ sung kết luận kết hợp với sơ đồ đơn giản lên bảng.

- HS theo dõi, vẽ sơ đồ vào vở.

- GV giảng tiếp.

+ Vua: Có quyền ngày càng cao.

+ Giúp vua trị nước có tể tướng và các đại thần.

+ Sảnh, viện, đài là các cơ quan trung ương (Liên hệ với các cơ quan trung ương ngày nay). Các cơ quan trung ương bao gồm:

 

Sảnh        

 

 

 

Viện        

 

 

Đài          

 

 

HS tiếp tục tây ban nha tổ chức chính quyền địa phương.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

Chính quyền địa phương:

+ Chia thành lộ, trấn do hoàng thân quốc thích cai quản.

+ Dưới là: Phủ, huyện, châu do quan lại của triều đình trông coi.

+ Thời Trần đứng đầu các xã là xã quan (Nhà nước quản lý thời cấp xã).

- GV: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy tổ chức thời Lý Trần Hồ?

Gợi ý: So với thời Đinh Tiền Lê cả chính quyền trung ương rút ra nhận xét.

- HS suy nghĩ, so sánh, trả lời.

- GV bổ sung, kết luận.

Giải thích điểm: Thể chế chung là quân chủ chuyên chế song chuyên chế còn có mức độ vì dước vua còn có tể tướng và các quan đại thần. Đứng đầu các lộ (tỉnh) chỉ có một vài chức quan, cấp phủ huyện châu cũng chỉ có một chức quan tô bộ máy chính quyền gọn nhẹ, không cồng kềnh.

*Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân

- GV thông báo kiến thức mới.

- HS: Nghe và ghi chép.

 

GV: yêu cầu HS đọc SGK để thấy được những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông ở cả trung ương lẫn địa phương.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV bổ sung kết luận, kết hợp với sơ đồ dơn giản trên bảng.

GV giải thích thêm: các chức quan trung gian giữa vua và các cơ quan hành chính (như chức tể tướng) bị bãi bỏ. Nhà vua lam việc trực tiếp với các cơ quan trung ương Lê Thánh Tông thành lập 6 bộ, mỗi bộ phụ trách hoạt động của nhà nước: Bộ lực, Lễ, Hộ, Công, Binh, Hình. Vua có thể trực tiếp bãi miễn hoặc bổ nhiệm các chức quyền quyết định mọi việc không cần qua các chức quan trung gian. Chứng tỏ vua nắm mọi quyền hành, chuyên chế ở mức độ cao hơn thời kỳ Lý Trần.

- HS nghe và ghi nhớ

- HS tiếp tục trình bày về cải cách ở địa phương của Lê Thánh Tông.

- GV bổ sung kết luận.

- HS nghe, ghi.

- GV bổ sung thêm: khác với triều Lý Trần các chức vụ cao cấp trong triều đình và cai quản các địa phương đều do vương hầu quí tộc dọng họ Trần nắm giữ. Còn ở thời Lê, quan lại đều phải trải qua thi cử, đỗ đạt mới được bổ nhiệm. Các quí tộc muốn làm quan cũng phải như vậy.

- PV: Em có nhận xét gì về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông và bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

- hs suy nghĩ và trả lời.

- GV kết luận: Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.

*Hoạt động 1: Cá nhân

- GV giúp HS nắm được sự ra đời của các bộ luật thời phong kiến.

- HS nghe, ghi chép.

- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK trả lời câu hỏi trong SGK trang 80.

 

 

- HS đọc SGK suy nghĩ và trả lời.

- GV kết luận về mục đích, tác dụng của các điều luật.

- HS nghe và ghi.

*Hoạt động 2: Cá nhân

- GV giảng nhanh.

- HS: Tự ghi nhớ.

 

 

*Hoạt động 1: Cả lớp

- GV yêu cầu cả lớp đọc SGK để thấy được chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản của các triều đại phong kiến.

- HS theo dõi SGK phát biểu những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận. GV cụ thể hóa một số chính sách đối nội của nhà nước: Chăm lo đê điều, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, gả con gái cho các tù trưởng miền núi.

I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh Hà Nội.

 

 

Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.

 

 

 

 

 

 

- Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư, Ninh Bình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.

+ Về hành chính chia nước thành 10 đạo.

+ Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ treo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.

 

 

II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU THẾKỶ XI XV

1. Tổ chức bộ máy nhà nước

- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).

- Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

 

 

 

* Bộ máy nhà nước Lý Trần Hồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.

 

 

 

 

 

 

* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ

- Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ).

- Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.

 

 

- Chính quyền trung ương:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chính quyền địa phương:

+ Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti).

+ Dưới đạo là: Phủ, Huyện, Châu, Xã.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoang chỉnh.

 

 

2. Luật pháp và quân đội

* Luật pháp

- 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên).

- Thời Trần: Hình luật.

- Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Cuối chiều hình luật.

Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.

* Quân đội: được tổ chức quy củ

 

 

 

 

Gồm

Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước

 

Ngoại binh: Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông

 

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại

* Đối nội:

- Quan tâm đến đời sống nhân dân.

- Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.

* Đối ngoại: với nước lớn phương Bắc:

+ Quan hệ hòa hiếu.

+ Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

- Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.

 

4. Củng cố

+ Các giai đoạn hình thành, phong trào và hoàn thiện của bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến Việt Nam.

+ Sự hoàn chỉnh của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ.

5. Dặn dò: HS học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

BÀI 18

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Giúp HS hiểu được:

- Trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn có nhiều biến động, khó khăn, nhân dân ta vãn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện.

- Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất, nhưng những yếu tố càn thiết để phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng phục vụ đời sống ngày càng cao.

- Thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài. Thương nghiệp phát triển.

- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được.

- Thấy được sự hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.

3. Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét.

- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.

II. THIẾT BỊ, TƯ LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh, lược đồ có liên quan.

- Những câu ca dao về kinh tế, một số nhận xét của người nước ngoài...

III. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nêu các giai đoạn hình thành, phát triển, hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam.

Câu 2: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lý - Trần - Hồ, nhận xét.

Câu 3: Vẽ sơ đồ nhà nước thời Lê sơ, nhận xét.

2. Mở bài

Với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỷ X cho đến thế kỷ XV nhân dân ta đã nhiệt tình lao động xây dựng và phát triển mốt số nền kinh tế tự chủ toàn diện. Để hiểu được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của nhân dân Đại Việt trong thế kỷ X -XV chúng ta cùng tìm hiểu bài 18.

3. Tổ chức dạy và học

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

*Hoạt động 1: Cả lớp

- GV phát vấn: Bối cảnh lịch sử Đại Việt từ thế kỷ X - XV, bối cảnh đó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế?

- HS theo dõi đoạn đầu tiên của mục I trong SGK, dựa vào kiến thức đã học của bài trước để trả lời.

GV nhận xét, bổ sung, kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

*Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Những biểu hiện của sự mở rộng và phát triển nông nghiệp từ thế kỷ X - XV.

- GV gợi ý: Ở thời kỳ đầu phong kiến độc lập sự mở rộng và phát triển được biểu hiện qua các lĩnh vực:

+ Mở rộng diện tích ruộng đất.

+ Mở mang hệ thống đê điều.

+ Phát triển sức kéo và gia tăng các loại cây công nghiệp , các lĩnh vực đó được biểu hiện như thế nào?

- HS theo dõi SGK, thực hiện những yêu cầu của GV, phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

GV có thể giải thích thêm về phép quan diểm chia ruộng công ở các làng xã dưới thời Lê, một chính sách ruộng đất công ở thời kỳ phong kiến tác dụng của phép quân điền.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Minh họa bằng đoạn trích trong chiếu của Lý Nhân Tông (trang 83) và sự phong phú của các giốn cây nông nghiệp ngoài lúa nước.

- Phát vấn: Em có nhận xét gì về sự phát triển nông nghiệp X - XV? Do đâu nông nghiệp phát triển?

Tác dụng của sự phát triển đó? Vai trò của nhà nước?

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV kết luận.

- GV minh họa bằng những câu thơ.

 

 

 

 

 

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV giúp HS thấy được nguyên nhân thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển trong thời kỳ từ X - XV chủ yếu xuất phát từ những nhu cầu trong nước gia tăng.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển của thủ công nghiệp trong nhân dân.

+ Biểu hiện sự phát triển.

+ Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủ công nghiệp đương thời.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV nhận xét bổ sung, kết luận về sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân.

- GV có thể sưu tầm một số tranh ảnh, chuông, tượng, đồ gốm, hình rồng... để minh họa cho HS thấy được sự phát triển của ngành nghề thủ công cả về số lượng và chất lượng.

- GV khẳng định sự ra đời của các ngành nghề thủ công có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ổn định nghề nghiệp và nâng cao trình độ kĩ thuật.

- PV: Theo em nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề thủ công đương thời?

- HS trả lời tiếp:

- GV nhận xét bổ sung, kết luận về những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp là.

*Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS tiếp tục theo dõi SGK để thấy được sự phát triển thủ công nghiệp nhà nước.

- HS theo dõi SGK, phát triển ý kiến.

- GV: bổ sung, kết luận về sự phát triển của thủ công nghiệp nhà nước.

 

 

 

 

 

 

*Hoạt động 3: Cá nhân

- GV: Em đánh giá như thế nào về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta đương thời?

- HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

 

 

 

 

 

- GV có thể minh họa thêm để HS thấy kỹ thuật một số ngành đạt trình độ cao như dệt, gốm khiến người Trung Quốc phải khâm phục. (Trích đọc chữ nhỏ SGK trang 84).

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển nội thương và ngoại thương đương thời.

- HS theo dõi SGK và phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận về sự phát triển mở rộng nội, ngoại thương.

+ GV minh họa bằng lời nhận xét của sứ giả nhà Nguyễn (SGK - trang 84).

 

- GV dùng tư liệu SGK để minh họa, kết hợp một số tranh ảnh sưu tầm về sự sầm uất của bến cảng đương thời.

 

 

 

*Hoạt động 2: Cá nhân

- Phát vấn: Em đánh giá như thế nào về thương nghiệp nước ta đương thời?

+ Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển?

+ Phát triển như thế nào?

- HS dựa vào phần đã học để trả lời:

- GV bổ sung, kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Hoạt động 1: Cả lớp

- GV trình bày để hs thấy được những yếu tố thúc đẩy sự phân hóa xã hội (phân hóa giai cấp) và hệ quả của xã hội phát triển kinh tế trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội.

+ Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quí tộc, quan lại.

+ Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.

+ Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.

 

 

 

 

 

1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

* Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV:

- Thế kỷ X - XV là thời kỳ tồn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.

- Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.

Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích đất ngày càng mở rộng nhò:

+ Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.

+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.

- Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.

+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.

+ 1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:

- Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.

+ Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

2. Phát triển  thủ công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thủ công nghiệp trong nhân dân:

- Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

 

 

 

- Các ngành nghề thủ công ra đời như; Thổ Hà, Bát Tràng.

 

 

 

+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.

+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.

 

 

 

 

 

 

* Thủ công nghiệp nhà nước

- Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.

- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: Đúc súng, đóng thuyền.

- Mục đích: Phục vụ nhu cầu trong nước là chính.

+ Chất lượng sản phẩm tốt.

 

 

3. Mở rộng thương nghiệp

* Nội thương:

- Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) - Trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.

* Ngoại thương

Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.

- vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.

- Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên nhân sự phát triển:

+ Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

+ Do thống nhất tiền tệ, đo lường.

- Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân

Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội

+ Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.

+ Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.

+ Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.

 

 

Những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ:

+ Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng.

 

 

4. Củng cố

Sự phát triển nông nghiệp và tcn thế kỷ XI - XV

5. Dặn dò

Học bài, làm bài tập, đọc trước bài 19, tìm hiểu các vị anh hùng dân tộc: Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi...

 

 

BÀI 19

NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Gần 6 thế kỷ đầu thời kỳ độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

- Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn đánh lại các cuộc xâm lược.

- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc vai trò lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.

3. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ lịch sử Việt Nam có ghi các địa danh liên quan.

- Một số tranh ảnh về chiến trận hay về các anh hùng dân tộc. Một số đoạn trích, thơ văn...

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở thế kỷ XI - XV?

Câu hỏi 2: Sự phát triển của thủ công nghiệp thời Lý - Trần - Lê?

2. Mở bài

Trong những thế kỷ đầu độc lập, xây dựng đất nước, nhân dân ta vẫn phải tiếp tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và đã làm nên biết bao chiến thắng huy hoàng giữa vững nền độc lập dân tộc. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 19 để cùng nhau ôn lại những chiến thắng huy hoàng ấy.

3. Tổ chức dạy và học

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ về triều đại nhà Tống ở Trung Quốc thành lập và sụp đổ ở thời gian nào.

- HS nhớ lại kiến thức đã học ở phần Trung Quốc phong kiến để trả lời.

+ Thành lập: năm 960

+ Sụp đổ: năm 1271 (cuối thế kỷ XIII)

- GV dẫn dắt: trong thời gian tồn tại 3 thế kỷ, nhà Tống đã hai lần đem quân xâm lược nước ta, nhân dân Đại Việt đã hai lần kháng chiến chống Tống.

*Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân quân Tống xâm lược nước ta, triều đình đã tổ chức ks như thế nào và giành thắng lợi ra sao?

- HS theo dõi SGK, phát biểu.

- GV bổ sung và kết luận.

 

 

- GV cấp thêm tư liệu: Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trưởng bị ám sát, triều đình nhà Đinh lục đục gặp nhiều khó khăn, Vua mới Đinh Toàn còn nhỏ mới 6 tuổi. Tôn mẹ là Dương Thị làm Hoàng Thái hậu.

+ Trước nguy cơ bị xâm lược Thái hậu Dương Thị đã đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của dòng họ, tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua lãnh đạo kháng chiến.

+ Sự mưu lược của Lê Hoàn trong quá trình chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu chiến, vờ thua để nhử giặc lúc thì trá hàng và bất ngờ đánh úp.

- PV: Em nhận xét gì về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống và cho biết nguyên nhân các cuộc thắng lợi.

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

+ Đây là thắng lợi rất nhanh, rất lớn đè bẹp ý chí xâm lược của quân Tống. Hàng trăm năm sau nhân dân ta được sống trong cảnh yên bình. Năm 1075 nhà Tống mới dám nghĩ đến xâm lược Đại Việt.

+ Nguyên nhân thắng lợi là do:

Triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hi sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Tống.

Do ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Việt.

Do có sự chỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.

- HS nghe, tự ghi nhớ.

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được:

+ Âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống.

+ Nhà Lý tổ chức kháng chiến như thế nào qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chủ động đem quân đánh Tống.

Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ giặc.

- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của giáo viên, phát biểu về âm mưu xâm lược của nhà Tống.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

+ Sự khủng hoảng của nhà Tống: Phía Bắc phải đối phó với nước Liêu (bộ tộc Khiết Đan), nước Hạ (dân tộc Đảng Hạ), trong nước nông dân nổi dậy. Trong hoàn cảnh đó vua Tống và tể tướng Vương An Thạch chủ trương đánh Đại Việt hi vọng dùng chiến công ngoài biên giới để lấn nát tình hình trong nước, dọa nạt Liêu và Hạ.

+ Các hoạt động chuẩn bị của quân Tống: Tổ chức khu vực biên giới Việt Trung thành một hệ thống căn cứ xâm lược lợi hại. Trong đó Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) và cửa biển Khâm Khẩu và Khâm Liên Quảng Đông là những vị trí xuất quân của ĐạiViệt được bố trí rất chu đáo, nhất là Ung Châu được xây dựng thành căn cứ hậu cần lớn nhất chuẩn bị cho việc xâm lược (có thành kiên cố với 5000 quân).

Âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống đã để lộ ra và nhà Lý đối phó như thế nào?

- HS trả lời: Nhà Lý kháng chiến thế nào qua 2 giai đoạn.

GV nhận xét, bổ sung.

- Kết hợp với dùng lược đồ trình bày các giai đoạn của cuộc kháng chiến.

- GV có thể đàm thoại với HS về Thái hậu Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt để HS biết thêm về các nhân vật lịch sử.

- GV giúp hs nhận thức đúng về hành động đem quân sang đánh Tống của Lý Thường Kiệt, không phải là hành động xâm lược mà là hành động tự vệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV có thể tường thuật trận chiến bên bờ sông Như Nguyệt: Đọc lại bài thơ thần của Lý Thường Kiệt. Ý nghĩa của bài thơ, tác dụng của việc đọc vào ban đêm trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (Hai vị tướng của Triệu Quang Phục).

- HS nghe, tự ghi nhớ:

- Phát vấn: kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử: Em cho biết những nét đặc biệt ấy là gì?

- HS dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến suy nghĩ và trả lời.

- GV kết luận:

+ Có giai đoạn diễn ra ngoài lãnh thổ (kháng chiến ngoài lãnh thổ).

+ HS nghe và ghi nhớ.

*Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết GV tóm tắt về sự phát triển của đế quốc Mông - Nguyên, từ việc quân Mông Cổ xâm lược Nam Tống và làm chủ Trung Quốc rộng lớn, lập nên nhà Nguyên là một thế lực hung bạo chinh chiến khắp Á, Âu.

Thế kỷ XIII, 3 lần đem quân xâm lược Đại Việt.

- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK thấy được quyết tâm kháng chiến của quân dân nhà Trần và những thắng lợi tiêu biểu của cuộc kháng chiến.

- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV, phát biểu.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

GV: Có thể đàm thoại với HS về nhân cách đạo đức, nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn được nhân dân phong là Đức Thánh Trần, lập đền thờ ở nhiều nơi về quyết tâm của vua tôi nhà Trần.

GV dùng lược đồ chỉ những nơi diễn ra những trận đánh tiêu biểu có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến lần 1, lần 2, lần 3.

 

 

 

 

- GV phát vấn: Nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

- HS suy nghĩ và trả lời:

GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.

+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV cho HS thấy ở cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy vong. Năm 1400 nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách nhà Hồ chưa đạt kết quả thì quân Minh sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Năm 1407 nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được chính sách tàn bạo của nhà Minh và hệ quả tất yếu của nó.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV kết luận: Chính sách bạo ngược của nhà Minh tất yếu làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta... tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.

- GV đàm thoại với HS về Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- GV dùng lược đồ trình bày những thắng lợi tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- HS theo dõi và ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Rút ra vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn.

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV bổ sung kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

1. Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê

 

- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.

- Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: nghe, tự ghi nhớ.

 

 

- Thắng lợi lớn nhanh chóng thắng ngay ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.

- Năm 1075 Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liên, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

- Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG - NGUYÊN THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII)

 

 

 

 

 

 

- Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.

 

 

 

- Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.

- Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).

+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.

Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

+ Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược.

+ Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến.

 

 

 

 

III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN

Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.

 

 

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cành mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.

+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.

+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.

 

 

 

 

- Đặc điểm:

+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.

+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.

 

 

4. Củng cố

Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. Hướng dẫn HS lập niên biểu cho cuộc kháng chiến XI - XV.

5. Dặn dò

Lập niên biểu của cuộc kháng chiến XI - XV theo mẫu:

 

Cuộc kháng

chiến

Thời gian

Quân xâm

lược

Người chỉ

huy

Trận quyết

chiến chiến lượt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI 20

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Giúp HS hiểu:

- Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiến lên.

- Trải qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê sơ ở các thế kỷ X - XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long).

- Nền văn hóa Thăng Long đã phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.

2. Về tư tưởng và tình cảm

- Bồi dưỡng niềm tự hào vì nền văn hóa đa dạng của dân tộc.

- Bồi dưỡng các ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

3. Kĩ năng

- Quan sát, phát hiện.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Một số tranh ảnh nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thế kỷ X - XV.

- Một số bài thơ, phú cúa các nhà văn học lớn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên?

2. Mở bài: Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỷ lao động và chiến đấu nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hóa, nhân dân ta xây dựng được từ thế kỷ X - XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.

3. Tổ chức dạy và học

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV truyền đạt để HS nắm được:

Bước sang thời kỳ độc lập trong bối cảnh có chủ quyền độc lập các tôn giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển.

- GV có thể đàm thoại với HS về Nho giáo để HS nhớ lại những kiến thức, hiểu biết về Nho giáo.

+ PV: Nho giáo có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng lập? Giáo lý cơ bản của Nho giáo là gì?

+ HS trình bày những hiểu biết của mình về Nho giáo.

+ GV kết luận: Nho giáo lúc đầu cũng chưa phải là một tôn giáo mà là một học thuyết của Khổng Tử (ở Trung Quốc). Sau này một đại biểu của nho học là Đông Trung Thư đã dùng thuyết âm dương dùng thần học để lý giải biện hộ cho những quan điểm của Khổng Tử biến nho học thành một tôn giáo (Nho giáo).

+ Tư tưởng quan điểm của Nho giáo: đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo ký "Tam cương, ngũ thường" trong đó tam cương có 3 cặp quan hệ Vua - Tôi, Cha - Con, Chồng - Vợ.

Ngũ thường là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (5 đức tính của người quân tử).

+ Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc bước sang thế kỷ phong kiến độc lập có điều kiện phát triển.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển của Nho giáo ở nước ta qua các thời đại Lý, Trần, Lê sơ.

- HS theo dõi SGK và phát biểu.

- GV kết luận.

- GV có thể phát vấn: Tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV lý giải: Những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe, vì vậy giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn với nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

- GV đàm thoại với HS về đạo Phật: người sáng lập nguồn gốc giáo lý.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của Phật giáo qua các thời kỳ Lý - Trần - Lê sơ.

- HS theo dõi SGK và phát biểu.

- GV bổ sung và kết luận

- GV đánh giá vai trò của Phật giáo trong thế kỷ X - XV Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân và trong triều đình phong kiến, nhà nước phong kiến thời Lý coi đạo Phật là Quốc đạo...

- GV có thể giới thiệu sự phát triển của Phật giáo hiện nay, kể về một số ngôi chùa cổ.

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV truyền đạt để HS nắm được cả 10 thế kỷ Bắc thuộc của nhân dân ta không được học hành, giáo dục không có ai quan tâm, khi đó ở Trung Quốc giáo dục đã được coi trọng từ thời Xuân thu (thời Khổng Tử - Khổng Tử được coi là ông tổ của nghề dạy học ở Trung Quốc).

- Bước vào thế kỷ độc lập, nhà nước phong kiến đã quan tâm đến giáo dục.

- GV: Việc làm nói trên của Lý Thánh Tông có ý nghĩa gì?

- HS trả lời:

- GV bổ sung, kết luận: Thể hiện sự quan tâm của nhà nước phong kiến đến giáo dục, tôn vinh nghề dạy học.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của giáo dục ở thế kỷ XI - XV.

- HS theo dõi SGK, phát biểu.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về những biểu hiện của sự phát triển giáo dục.

- GV có thể giải thích cho HS các kỳ thi hương, hội, đình.

- PV: việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì?

- HS quan sát hình 35 bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, kết luận: việc làm này có tác dụng khuyến khích học tập để đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước.

- PV: Qua sự phát triển của giáo dục thế kỷ XI - XV em thấy giáo dục thời kỳ này có tác dụng gì?

- HS suy nghĩ, trả lời.

- GV nhận xét, kết luận:

- GV có thể lý giải thêm nội dung giáo dục chủ yếu thiên về thiên văn học, triết học, thần học, đạo đức, chính trị... (SGK là Tứ thư ngũ kinh). Hầu như không có nội dung khoa học, kĩ thuật vì vậy không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của văn học dân gian qua các thế kỷ. Lý giải tại sao văn học thế kỷ XI - XV phát triển.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự phát triển của văn học.

- GV có thể minh họa thêm về vị trí phát triển của văn học về các tài năng văn học qua lời nhận xét của Trần Nguyên Đán, qua một số đoạn trong Hịch tướng sĩ, Cáo bình ngô... khẳng định sức sống bất diệt của những áng văn thơ bất hủ.

- GV: Đặc điểm của văn học thế kỷ XI - XV.

- HS: Dựa trên những kiến thức văn học đã được học kết hợp với những kiến thức lịch sử để trả lời.

- GV kết luận.

*Hoạt động 1: Nhóm - Cá nhân

- GV: giảng giải về lĩnh vực nghẹ thuật gồm: kiến trúc, điêu khắc, sân khấu, âm nhạc...

- GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm theo dõi SGK tìm hiểu về một số lĩnh vực cụ thể.

+ Nhóm 1: Kiến trúc.

+ Nhóm 2: Điêu khắc

+ Nhóm 3: Sân khấu, ca nhạc...

- Câu hỏi dành cho mỗi nhóm.

+ Nhóm 1: Kể tên những kiến trúc tiêu biểu thế kỷ X - XV, phân biệt đâu là kiến trúc ảnh hưởng của đạo Phật, đâu là kiến trúc ảnh hưởng của Nho giáo? Nói lên hiểu biết về những công trình kiến trúc đó.

Nhóm 2: Phân loại những công trình điêu khắc Phật giáo, Nho giáo. Nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc.

Nhóm 3: Sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, ca múa nhạc. Đặc điểm.

- HS các nhóm theo dõi SGK thảo luận, cử đại diện trả lời.

- GV: Trong quá trình các nhóm làm việc GV có thể cho HS xem một số tranh ảnh sưu tầm được: Chân cột đá ở Hoàng thành Thăng Long (hình hoa sen nở) ấn tín thời Trần, rồng cuộn trong lá đề, bình gốm Bát Tràng để cung cấp thêm cho HS kiến thức.

- HS: các nhóm trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

GV cung cấp cho HS hiểu biết về những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu mà các em chưa trình bày như: Tháp Báo Thiên (Hà Nội), Chuông Quy Điền (Hà Nội), Tượng Quỳnh Lâm - Đông Triều (Quảng Ninh), Vạc Phổ Minh (Nam Định), Tháp Chàm...

+ GV có thể minh họa nét độc đáo trong kiến trúc điêu khắc bằng bức ảnh: Chân cột đá ở Hoàng thành Thăng Long (Hình hoa sen nở). Hình rồng cuộn trong lá đề, chùa Một Cột, tháp Phổ Minh nhiều tầng và chỉ ra những nét độc đáo.

- PV: Em có nhận xét gì về đời sống văn hóa của cư dân thời Lý - Trần - Hồ?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV bổ sung, kết luận.

*Hoạt động 1: Cá nhân

- GV yêu cầu đọc SGK lập bảng thống kê các thành tựu khoa học kĩ thuật X - XV theo mẫu.

- HS theo dõi SGK, tự hoàn thiện bảng thống kê.

 

I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO

Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

+ Nho giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thời Lý, Trần Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, đi vào trong nhân dân.

 

 

 

II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

1. Văn học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, song không có điều kiện cho phát triển kinh tế.

 

 

2. Phát triển văn học

 

 

 

 

 

 

 

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ.

- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

 

 

 

 

 

 

- Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Sự phát triển nghệ thuật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.

+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.

+ Điêu khắc: Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét:

+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.

+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

4. Củng cố

- Vị trí của Phật giáo ở các thế kỷ X - XV.

- Đặc điểm thơ văn thế kỷ XI - XV.

- Nét độc đáo, tính dân tộc và dẫn dân gian trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỷ X - XV.

5. Dặn dò

HS học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập SGK (96), đọc trước bài mới.

 

CHƯƠNG III

VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII

 

BÀI 21

NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được

1. Về kiến thức

Giúp HS hiểu:

- Sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.

- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỷ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.

- Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.

- Tuy ở mỗi miền (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có chính quyền riêng nhưng chưa hình thành hai nước.

2. Về tư tưởng và tình cảm

- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.

- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc.

3. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Khả năng nhận xét về tính giai cấp trong xã hội.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam phân rõ ranh giới hai miền.

- Một số tranh vẽ triều Lê - Trịnh.

- Một số tài liệu về Nhà nước ở hai miền.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Vị trí của Phật giáo trong các thế kỷ XI - XVI? Biểu hiện nào chứng tỏ sự phát triển của Phật giáo ở giai đoạn này?

Câu 2: Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhà Lê sơ là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam? (dành cho HS khá - giỏi).

2. Mở bài

Ở chương II chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ X - XV, qua đó thấy được quá trình hình thành, phát triển của nhà nước phong kiến và những thành tựu kinh tế, văn hóa của nhân dân Đại Việt. Từ đầu thế kỷ XVI, cuộc khủng hoảng xã hội đã làm sụp đổ nhà Lê sơ, kể từ đó nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. Để hiểu được những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII, chúng ta cùng tìm hiểu bài 21.

3. Tổ chức dạy và học

 

Hoạt động của thầy - trò

Kiến thức cơ bản cần nắm

 

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV nhắc lại: Triều đại nhà Lê sơ được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam:

+ Bộ máy Nhà nước hoàn chỉnh

+ Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực thịnh của giáo dục thi cử phong kiến. Phan Huy Chú nhận xét: "Giáo dục các thời thịnh nhất là thời Hồng Đức..."

+ Kinh tế được khôi phục và phát triển, kinh đô Thăng Long thực sự là đô thị sầm uất song từ đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, suy sụp.

- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi: Tại sao thế kỷ XVI nhà Lê sơ suy yếu? Biểu hiện của sự suy yếu đó?

- HS theo dõi SGK trả lời

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về biểu hiện suy yếu nhà Lê sơ

 

 

 

Nguyên nhân làm cho nhà Lê suy sụp là do: Vua, quan chỉ lo ăn chơi sa xỉ không quan tâm đến triều chính và nhân dân. Địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân.

GV kể về nhân vật Mạc Đăng Dung (1483- 1541): quê ở làng Cổ Trai, Nghi Dương, Hải Phòng. Vốn xuất thân từ nghề chài lưới, có sức khỏe, đánh vật giỏi, thi đậu đô lực sĩ được tuyển vào đội Túc vệ. Nhờ có sức khỏe, cương trực, lập được nhiều công lớn trong việc dẹp yên xung đột giữa các đại thần nên nhanh chóng được thăng quan, tiến chức. Ông từng làm đến chức Thái phó, Tiết chế 13 đạo quân thủy bộ, có thế lực lớn trong triều đình (thao túng triều đình).

- GV trình bày tiếp: Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê và thành lập triều Mạc.

GV: Giúp HS hiểu đây là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật để HS có những đánh giá đúng đắn về triều Mạc và Mạc Đăng Dung.

* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhấn.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi: Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành chính sách gì?

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV bổ sung, kết luận.

 

 

 

 

- GV giảng giải thêm ở thời Lê: Phép quân điền của nhà Lê đã làm chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất tăng. Ruộng đất công làng xã ít. Đến thời nhà Mạc đã cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân giúp thúc đẩy nông nghiệp.

- GV kết luận về tác dụng của những chính sách của nhà Mạc.

 

- GV phát vấn: Trong thời gian cầm quyền nhà Mạc gặp khó khăn gì?

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV bổ sung, kết luận: Về những khó khăn của nhà Mạc và lý giải tại sao nhà Mạc bị cô lập.

 

GV có thể bổ sung: Thấy Đại Việt đang trong tình trạng náo động, nhà Minh sai quân áp sát biên giới, đe dọa tiến vào nước ta. Mạc Đăng Dung lúng túng: năm 1540 xin cắt vùng đất Đông Bắc trước đây vốn thuộc Châm Khâm (Quảng Đông) nộp cho nhà Minh. Dâng sổ sách vùng đất này cho quân Minh. Việc làm này bị nhân dân lên án, mất lòng tin vào nhà Mạc. Vậy nên nhà Mạc bị cô lập. Các cựu thần nhà Lê nổi lên chống đối, đất nước rơi vào tình trạng chiến tran chia cắt.

 

* Hoạt động 1

- GC giảng giải: Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh chiến trang phong kiến bùng nổ. Tuy bước đầu có góp phần ổn định lại xã hội nhưng lại trở thành nguyên cớ gây nên chiến tranh: Chiến tranh Nam - Bắc triều.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, kết quả.

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV nhận xét bổ sung, kết luận.

+ GV giải thích thêm: Bộ phận cựu thần nhà Lê gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước của cha ông, không chấp nhận nền thống trị của họ Mạc, không phục họ Mạc ở chỗ Mạc Đăng Dung không xuất thân từ dòng dõi quý tộc, vì vậy đã nổi lên ở Thanh Hóa - quê hương của nhà Lê để chống lại nhà Mạc Chiến tranh Nam - Bắc triều.

+ GV giải thích thêm về nhà Mạc không được nhân dân ủng hộ, vì vậy bị lật đổ, phải chạu lên Cao Bằng. Đất nước thống nhất. Không lâu sau ở Nam triều, quyền hành nằm trong tay họ Trịnh (Trịnh Kiểm) đã hình thành một thế lực cát cứ ở mạn Nam - Thế lực họ Nguyễn. Một cuộc chiến tranh phong kiến mới lại bùng nổ: Chiến tranh Trịnh- Nguyễn.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh -Nguyễn và hậu quả của nó.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

+ Trong lực lượng phù Lê: Đứng đầu là Nguyễn Kim. Nhưng từ khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm (được phong Thái sư nắm binh quyền) đã tiếp tục sự nghiệp "Phù Lê  diệt Mạc". Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn (họ Nguyễn Kim), giết Nguyễn Uông (con cả Nguyễn Kim), trước tình thế đó, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã nhờ chị gái xin anh rể ( Trịnh Kiểm) cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đó cơ nghiệp họ Nguyễn ở mạn Nam dần được xây dựng, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, tách khỏi sự lệ thuộc họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

- GV chốt ý: Như vậy 2 mạn Nam - Bắc của Đại Việt có 2 thế lực phong kiến cát cứ.

GV sử dụng bản đồ để chỉ cho HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1:

- GV truyền đạt sự kiện Nam Triều chuyển về Thăng Long, triều Lê được tái thiết hoàn chỉnh với danh nghĩa tự trị toàn bộ đất nước. Song dựa vào công lao đánh đổ nhà Mạc, chúa Trịnh ngày càng lấn quyền vua Lê.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được tổ chức chính quyền trung ương và địa phương của  nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

- HS theo dõi SGK, trả lời.

- GV bổ sung kết luận về tổ chức chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.

- GV có thể minh họa bằng sơ đồ đơn giản. Qua đó có thể thấy quyền lực của chúa Trịnh không kém gì một ông Vua thực sự.

- GV giải thích tại sao chúa Trịnh không lật đổ vua Lê: Chúa Trịnh đã nghĩ đến việc lật đổ vua Lê, đem ý định đó hỏi Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (một người giỏi số thuật). Nguyễn Bỉnh Khiêm trả lời chúa Trịnh: Thóc cũ vẫn tốt cứ mang gieo. Từ đó Chúa Trịnh hiểu nhà Lê vẫn còn có ảnh hưởng trong nhân dân và tầng lớp sĩ phu, vì vậy thôi ý định lật đổ vua Lê.

- GV kết luận: Về chính quyền địa phương, luật pháp, quân đội, đối ngoại, chế độ thi cử.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ HS nghe, ghi chép.

 

- GV: Em có nhận xết gì về bộ máy Nhà nước thời Lê - Trịnh?

- HS dựa vào phần vừa học để trả lời:

- GV kết luận: Về cơ bản bộ máy Nhà nước được tổ chức như thời Lê sơ. Nhưng chỉ khác là triều đình nhà Lê không còn nắm thực quyền, mà quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh.

HS nghe, ghi nhớ.

* Hoạt động 1

 

- GV: Giảng giải về quá trình mở rộng lãnh thổ Đàng Trong của các chúa Nguyễn và nguyên nhân tại sao các chúa Nguyễn chsu trọng mở rộng lãnh thổ (để có 1 vùng đất rộng đối phó với Đàng Ngoài).

- HS nghe, ghi chép.

- GV tiếp tục giảng giải kết hợp với vẽ sơ đồ chính quyền Đàng Trong

 

       ***********

***********       *

********                     ***********

****

 

- GV: Em có nhận xét gì về chính quyền Đàng Trong, điểm khác biệt với Nhà nước  Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài?

- HS so sánh, suy nghĩ, trả lời.

- GV bổ sung, kết luận: Ở Đàng Trong chỉ có chính quyền địa phương do chúa Nguyễn cai quản. Chính quyền Trung ương chưa xây dựng. Điều đó lý giải tại sao ở Đàng Ngoài được gọi là "Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài", còn ở Đàng Trong được gọi là "Chính quyền Đàng Trong". Nước Đại Việt bị chia cắt làm 2 Đàng chứ không phải bị tách làm 2 nước (liên hệ với giai đoạn 1954 - 1975).

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV tiếp tục giảng tiếp về quân đội, cách tuyển chọn quan lại và sự kiện 1744 Nguyễn Phúc Khoát xưng vương xây dựng triều đình trung ương và hệ quả của việc làm này (nước Đại Việt đứng trước nguy cơ chia làm 2 nước).

 

 

I- Sự sụp đổ của nhà Lê, nhà Mạc thành lập

*Sự sụp đổ chảu nàh Lê. Nhà Mạc thành lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu thế kỷ XVI nàh Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.

 

 

- Biểu hiện:

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1257 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.

 

 

 

 

* Chính sách của nhà Mạc:

 

 

 

 

- Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

- Tổ chức thi cử đều đặn.

- Xây dựng quân đội mạnh.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .

 

 

 

 

Những chính sách của nhà Mạc bước đầu đã ổn định lại đất nước.

 

 

 

- Do sự chống đối của cựu thần nhà Lê và do chính sách cắt đất, thần phục nhà Minh nhân dân phản đối.

Nhà Mạc bị cô lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đất nước bị chia cắt

* Chiến tranh Nam - Bắc triều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc "Phù Lê diệt Mạc" Thành lập chính quyền ở Thanh Hóa gọi là Nam triều, đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

 

- 1545 - 1592 chiến tranh Nam Bắc triều bùng nổ nhà Mạc bị lật đổ, đất nước thống nhất.

 

 

 

 

 

* Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ở Thanh Hóa, Nam Triều vẫn tồn tại nhưng quyền lực nằm trong tay họ Trịnh.

+ Ở mạn Nam: họ Nguyễn cát cứ xây dựng chính quyền riêng.

+ 1627 họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh -  Nguyễn bùng nổ.

+ Kết quả: 1672 hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến đất nước bị chia cắt.

III. Nhà nước phong kiến Đàng Ngoài

- Cuối XVI Nam Triều chuyển về Thăng Long.

 

 

 

 

 

 

 

- Chính quyền trung ương gồm:

**********

******

******     **

              *********

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chính quyền địa phương: Chia thành các trấn, phủ, huyện, châu xã như cũ.

- Chế độ tuyển dụng quan lại như thời Lê.

- Luật pháp: Tiếp tục dùng quốc triều hình luật (có bổ sung).

- Quân đội gồm:

+ Quân thường trực (Tam phủ), tuyển chủ yếu ở Thanh Hóa

+ Ngoại binh: Tuyển từ 4 trấn quanh kinh thành.

- Đối ngoại: Hòa hiếu với nhà Thanh ở Trung Quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Chính quyền ở Đàng Trong

- Thể kỷ XVII lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.

 

 

- Địa phương: Chia làm 12 dinh, nơi đóng phủ chúa (Phú Xuân) là dinh chính, do chúa Nguyễn trực tiếp cai quản.

- Dưới dinh là: phủ, huyện, thuộc, ấp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quân đội là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.

- Tuyển chọn quan lại bằng nhiều cách: Theo dòng dõi, đề cử, học hành.

- 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, thành lập chính quyền trung ương. Song đến cuối XVIII vẫn chưa hoàn chỉnh.

 

 

4. Củng cố

- Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

- So sánh chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài.

5. Dặn dò

HS vẽ sơ đồ đơn giản bộ máy chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài rồi so sánh. Học bài, đọc trước bài 22.

 

BÀI 22

TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Đất nước có nhiều biến động, song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện phát triển.

- Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình xã hội.

- Kinh tế hàng hóa do nhiều nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân khách quan phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một số đô thị.

- Từ nửa sau thế kỷ XVIII kinh tế cả 2 Đàng đều suy thoái. Song sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục ý thức về tính 2 mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác động tích cực.

- Bồi Dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.

3. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, liên hệ thực tế.

II. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY - HỌC

- Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam có ghi địa danh và vị trí các đô thị.

- Một số nhận xét của thương nhân nước ngoài về kinh tế Việt Nam hay về các đô thị Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Vẽ sơ đồ nhà nước Đàng Trong và Đàng Ngoài, so sánh.

2. Mở bài

Từ thế kỷ XVI đất nước có nhiều biến động lớn song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nền kinh tế Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Để thấy được ở các thế kỷ XVI - XVIII kinh tế Đại Việt phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó, chúng ta cùng học bài 22.

3. Tổ chức dạy học

 

Hoạt động của thầy - trò

Kiến thức cơ bản cần nắm

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

 

- GV: Trước hết GV giúp HS nắm được tình hình nông nghiệp từ cuối XVI đến nửa đầu XVIII: Do ruộng đất càng tập trung trong tay địa chủ, quan lại. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước, các thế lực phong kiến nổi lên tranh giành quyền lực, nội chiến phong kiến liên miên đã làm cho nông nghiệp kém phát triển, mất mùa đói kém thường xuyên.

- GV bổ sung tiếp: Từ nửa sau thế kỷ XVII khi tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển của nông nghiệp 2 Đàng song mạnh nhất ở Đàng Trong.

- HS theo dõi SGK.

- GV chốt ý về biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp.

GV nhấn mạnh sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong. Do lãnh thổ ngày càng mở rộng vào Nam, dân cư ít, điều kiện sản xuất thuận lợi nên nông nghiệp Đàng Trong đã vượt qua yêu cầu tự cấp, tự túc trở thành một vựa thóc lớn phục vụ thị trường Đàng Trong, giải quyết mâu thuẫn xã hội.

Còn ở Đàng Ngoài: Là vùng đất lâu đời, đã được khai phá triệt để. Vì vậy nông nghiệp ít có khả năng mở rộng, phát triển.

-HS nghe, ghi nhớ.

 

 

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được:

+ Sự phát triển của nghề truyền thống.

+ Sự xuất hiện những nghề mới.

+ Nét mới trong kinh doanh, sản xuất thủ công nghiệp.

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự phát triển của thủ công nghiệp.

- GV: Minh họa cho sự phát triển của nghề dệt bằng lời nhận xét của thương nhân nước ngoài. Một thương nhân hỏi người thợ dệt "Tơ lụa được sản xuất với một số lượng lớn bao gồm đủ loại như lụa trắng, lụa màu, the, lĩnh, nhiễu, đoạn... kĩ thuật dệt không kém mềm mại, vừa đẹp, vừa tốt... chị có làm được không? Người thợ trả lời: Làm được!"

Minh họa cho sự phát triển nghề gốm bằng một số tranh ảnh sưu tầm (tranh trong SGK).

- GV tiếp tục truyền đạt về sự xuất hiện những nghề mới và nét mới trong kinh doanh.

- GV có thể minh họa bằng một số câu ca dao về các ngành nghề thủ công truyền thống. Kể tên một số làng nghề thủ công truyền thống, kết hợp liên hệ thực tiễn về sự tồn tại của các ngành nghề ngày nay. Giá trị của nghề thủ công, của sản phẩm thủ công trong thời hiện đại.

- HS nghe, ghi nhớ:

- GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển của thủ công nghiệp đương thời? So sánh với giai đoạn trước.

- HS so sánh, suy nghĩ, trả lời.

- GV nhận xét, kết luận: thủ công nghiệp thế kỷ XVI - XVIII phát triển mạnh mẽ, ngành nghề phong phú, chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu trao đổi trong nước và nước ngoài. Thúc đẩy kinh tế hàng hóa đương thời phát triển.

- HS nghe, ghi nhớ.

 

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV trình bày những biểu hiện phát triển của nội thương đương thời.

 

 

 

 

 

- GV: Nét mới trong nội thương thế kỷ XVI - XVIII?

HS trả lời:            Buôn bán lớn xuất hiện  

GV kết luận:           Xuất hiện làng buôn

Chứng tỏ buôn bán không đơn thuần là trao đổi hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà đã phát triển thành một nghề phổ biến.

Liên hệ thực tiễn:

 Đình Bảng bán ấm, bán khay

    Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV tiếp tục trình bày nguyên nhân thúc đẩy nội thương phát triển: nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển, đường sá được mở rộng... Đời sống nhân dân được nâng cao, sức mua tăng...

*Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV truyền đạt để HS nắm được trong thế kỷ XVI - XVIII ngoại thương phát triển rất mạnh.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được biểu hiện phát triển của ngoại thương.

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV bổ sung kết luận về những biểu hiện phát triển của ngoại thương.

 

 

 

 

 

 

- GV minh họa bằng một số bức tranh, ảnh trong SGK và những tranh ảnh tự sưu tầm. Lời nhận xét của thương nhân nước ngoài trong sách hướng dẫn GV. Kể về sự thành lập các hội quán của người Tầu, người Nhật ở Hội An. Phố người Tầu ở Phố Hiến (Hưng Yên).

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV phát vấn: những yếu tố bên trong và bên ngoài nào thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương? Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì cho sự phát triển của kinh tế nước ta?

- HS suy nghĩ, trả lời.

- GV kết luận nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngoại thương. Kết hợp liên hệ thực tiễn hiện nay.

Sự phát triển của ngoại thương tạo điều kiện cho đất nước tiếp cận với nến kinh tế thế giới với phương thức sản xuất mới.

- GV giảng giải tiếp: Sự phát triển của ngoại thương rầm rộ trong một thời gian. Giữa thế kỷ XVIII suy yếu dần do chế độ thuế khóa phiền phức, liên hệ thực tế.

*Hoạt động 1: Cả lớp

- GV giảng giải về sự hưng khởi của các đô thị XVI - XVIII.

- GV minh họa bằng lời các thương nhân nước ngoài trong SGK và sách hướng dẫn GV về sự hưng thịnh của Thăng Long và các đô thị khác.

 

 

 

 

 

- GV: Nguyên nhân dẫn đến sự hưng khởi của đô thị?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV bổ sung, kết luận: Đô thị hưng khởi là do: thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là ngoại thương.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV giảng tiếp về sự suy tàn của đô thị, nguyên nhân dẫn đến đô thị suy tàn.

 

I- Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII. Do Nhà nước không quan tâm đến sản xuất, nội chiến giữa các thế lực phong kiến nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên.

 

 

 

 

 

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp 2 Đàng phát triển.

 

 

 

 

+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

 

 

 

- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

II. Sự phát triển của thủ công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao (dệt, gốm).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng (nét mới trong kinh doanh).

 

 

III. Sự phát triển của thương nghiệp

* Nội thương: Ở các thế kỉ XVI - XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển:

- Chợ làng, chợ huyện... mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.

- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ngoại thương:

- Thế kỷ XVI - XVIII ngoại thương phát triển mạnh.

 

 

 

 

+ Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

- Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng.

- Mua: Tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.

+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên nhân phát triển:

+ Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

+ Do phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây thuận lợi.

- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của Nhà nước ngày càng phức tạp.

 

 

IV. Sự hưng khởi của các đô thị

- Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô thị mới hình thành phát triển hưng thịnh.

- Thăng Long - Kẻ chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

- Những đô thị mới như: Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế) trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu thế kỷ XIX do chính sách hạn chế ngoại thương, hạn chế giao lưu giữa các vùng của chính quyền phong kiến. Đô thị suy tàn dần.

 

 

4. Củng cố

- Thế kỷ XVI - XVIII kinh tế nước ta có bước phát triển mới, phồn thịnh.

- Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hóa sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới.

- Song do chính sách của nhà nước nên cuối thế kỷ XVIII, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu.

5. Dặn dò

- HS học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.

 

BÀI 23

PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được

1. Về kiến thức

- Thế kỷ XVI - XVIII đất nước bị chia thành 2 miền có chính quyền riêng biệt mà hầu như với tập đoàn phong kiến thống trị không còn khả năng thống nhất lại.

 

- Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả 2 miền, nguy cơ chia cắt càng gia tăng, phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị, đã xóa bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước.

- Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữa nước anh hùng của dân tộc.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục lòng yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn đất nước.

- Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam.

3. Kĩ năng

- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

- Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam có những địa danh cần thiết.

- Lược đồ các trận đánh mang tính quyết chiến.

- Một số câu nói của vua Quang Trung, thơ ca của người đương thời nói về Quang Trung.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Thế kỷ XVI - XVIII kinh tế nước ta có bước phát triển mới, phồn thịnh như thế nào?

Câu hỏi 2: Tại sao thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hóa sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?

2, Dẫn dắt vào bài mới

Qua bài 22 chúng ta thấy vào cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài, Đàng Trong đều bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn. Một phong trào nông dân bùng lêm rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định) và trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình đã làm nên 2 sự nghiệp lớn: Thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV giới thiệu sơ lược về tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài; giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng: Ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, thuế khóa nặng nề, quan lại tham nhũng, đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, phong trào đấu tranh của nông dân bùng lên rầm rộ, tiêu biểu có khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất, Lê Duy Nhật (HS được học ở cấp II).

- GV tiếp tục giới thiệu về tình trạng của chế độ phong kiến Đàng Trong: Trong khi chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng thỉ ở Đàng Trong, năm 1744 Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã làm gì? Sự kiện này nói lên điều gì?

- HS nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời.

- GV giảng tiếp: 1744 chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta đứng trước nguy cư bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong từ đó cũng lâm vào khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Theo một giáo sĩ phương Tây bấy giờ "gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, các xác chết chồng chất lên nhau". Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.

- GV kết luận:

+ HS nghe, ghi chép.

+ GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được diễn biến chính của phong trào nông dân Tây Sơn và vai trò của khởi nghĩa Tây Sơn.

+ HS theo dõi SGK phát biểu.

+ GV bổ sung, kết luận về những nét chính của phong trào Tây Sơn.

- GV có thể đàm thoại với HS về 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ: gốc họ Hồ, lớn lên gặp lúc Quốc phó Trương Thúc Loan chuyên quyền; nhân dân lầm than cực khổ. Ba anh em đã lên vùng Tây Sơn xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Năm 1771 cả ba anh em đổi sang họ Nguyễn, dựng cờ chống Trương Thúc Loan, tại Tây Sơn - Bình Định. Khởi nghĩa phát triển dần thành phong trào nông dân rộng lớn, đảm nhận sứ mệnh tiêu diệt các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước.

- HS nghe, ghi chép.

- GV dẫn dắt: Ngoài sự nghiệp thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn còn đảm đương nhiệm vụ kháng chiến chống ngoại bang bảo vệ Tổ quốc.

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1785.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV bổ sung, kết hợp với sử dụng lược đồ chiến thắng Rạch Gầm, Xoài Mút để trình bày về cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, sau đó GV chốt ý:

+ Nghĩa quân Tây Sơn đã bắt giết 2 chúa là Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Còn lại một người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy thoát. Trong hai năm 1782

- Năm 1783 Nguyễn Huệ đã hai lần đem quân đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định. Cùng đường Nguyễn Ánh bỏ chạy sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thủy bộ tiến sang nước ta cuối năm 1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.

+ Trước giặc ngoại xâm, vua Tây Sơn là Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh thuyền vào Nam chống giặc.

- GV có thể yêu cầu HS tường thuật về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút hoặc nói lên những hiểu biết của mình về chiến thắng này.

- HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung: Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã khiến"người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785) ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp". Chiến thắng đã đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của phong trào Tây Sơn.

Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp

- GV giảng giải: sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phù vua Lê kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

- GV yêu cầu hs theo dõi SGK: nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Thanh. Qua đó thấy được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung và tinh thần dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn.

- HS theo dõi SGK tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Thanh, phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận và giảng giải thêm: Việc làm của Lê Chiêu Thống chứng tỏ triều đình phong kiến nhà Lê không thể duy trì được nữa. Mặc dù Nguyễn Huệ đã rất cố gắng phù Lê. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đé ngày 25 - 11 - 1788.

- GV đọc bài hiểu dụ của vua Quang Trung trong SGK trang 107 để giúp HS thấy được mục tiêu của cuộc tiến quân ra Bắc lần này và ý nghĩa của hiểu dụ (Thể hiện tinh thần đt cao cả, ý thức quyết tâm bảo vệ độc lập).

Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thể quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn sau 5 ngày hành quân thần tốc, ngày 5 Tết nghĩa quân thắng lợi ở Ngọc Hồi - Đống Đa.

 

*Hoạt động 2: Cá nhân

- GV phát vấn: Cho biết công lao của phong trào nông dân Tây Sơn và Nguyễn Huệ.

- HS dựa vào vốn kiến thức vừa học trả lời.

- GV kết luận

GV đàm thoại với HS về vai trò của Nguyễn Huệ trong việc tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.

*Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV trình bày về sự thành lập vương triều Tây Sơn 1778 nhưng không giải quyết được các yêu cầu lịch sử, phong trào khởi nghĩa vẫn tiếp tục.

- GV trình bày tiếp sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi 1788.

- HS nghe, ghi chép.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK các chính sách của Vua Quang Trung.

- HS nghe, ghi chép.

GV minh họa về chính sách đối ngoại của Quang Trung. Sau khi đánh tan 29 vạn quân Thanh, Quang Trung cử Ngô Văn Sở và Phan Huy Ích sang Trung Quốc cầu phong, lập lại hòa bình để xây dựng đất nước. Nhà Thanh đã giảng hòa, phong vương và gửi quà tặng cho Quang Trung.

*Hoạt động 2: Cá nhân

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về những việc làm của Quang Trung?

- HS suy nghĩ trả lời .

- GV kết luận: những chính sách của Quang Trung mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua muốn thực hiện những chính sách cải cách. Nhưng những chính sách tiến bộ của ông chưa có ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước. Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng chưa thành.

 

I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (CUỐI THẾ KỶ XVIII)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc Phong trào nông dân bùng nổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định).

+ Từ một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng  thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1886 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.

 

II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII

1. Kháng chiến chống quân Xiêm 1785.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm 5 vạn quân Xiêm hầu vào nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1785 Nguyễn Huệ đã tổ chức trận đánh phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Tiền - tỉnh Tiền Giang) đánh tan quân Xiêm, Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm.

 

 

 

 

 

 

 

2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

 

 

 

 

 

 

- Vua Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh kéo sang nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

 

 

 

- Mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.

- Phong trào nông dân Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN

Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) Vương triều Tây Sơn thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.

- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).

- Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1792 Quang Trung qua đời.

- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

 

 

4.Củng cố

Vai trò của Nguyễn Huệ và phong trào nông dân Tây Sơn.

5. Dặn dò, bài tập về nhà

- HS học bài, làm bài tập SGK (103).

- Sưu tầm tranh ảnh về những công trình nghệ thuật thế kỷ XVI - XVIII.

 

BÀI 24

TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được

1. Về kiến thức

- Ở thế kỷ XVI - XVIII văn hóa Việt Nam có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời.

- Trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không được như thời Lý - Trần. Bên cạnh đó xuất hiện một tôn giáo mới: Thiên chúa giáo (đạo Kitô).

- Văn hóa - nghệ thuật chính thông sa sút, mất đi những nét tích cực của thế kỷ mới, trong lúc đó hình thành phát triển một trào lưu văn họa - nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân.

- Khoa học, kĩ thuật có những chuyển biến mới.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động, một khi dân trí được nâng cao.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Một số tranh ảnh nghệ thuật.

- Một số câu ca dao, tục ngữ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Đất nước ta thống nhất trong hoàn cảnh nào? Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn.

2, Dẫn dắt vào bài mới

Ở thế kỷ XVI - XVIII Nhà nước phong kiến có những biến đổi lớn. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới bên ngoài đã tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân ta ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thể hiện được tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI - XVIII và những điểm mới của văn hóa Việt Nam thời kỳ này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 24.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần

nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV phát vấn: Tình hình tôn giáo thế kỷ X - XV phát triển như thế nào?

- HS nhớ lại kiến thức bài trước trả lời: Đạo Nho, Phật đều rất phổ biến:

+ Đạo Phật: thời Lý - Trần.

+ Đạo Nho: thời Lê.

- GV đặt vấn đề: Ở thế kỷ XVI - XVIII tôn giáo phát triển như thế nào?

- HS tập trung theo dõi SGK trả lời.

- GV kết luận kinh kết hợp ghi bảng.

- GV phát vấn: Tại sao ở những thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo suy thoái? Không còn được tôn sùng như trước?

- HS dựa vào kiến thức cũ và những hiểu biết của mình để trả lời.

+ Trật tự phong kiến, trật tự trong quan hệ xã hội bị đảo lộn: Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế trật tự quan hệ phong kiến đã bị lỗi thời.

+ Nhà nước phong kiến khủng hoảng; chính quyền trung ương tập quyền thời Lê suy sụp.

- GV tiếp tục trình bày: Trong khi Nho giáo suy thoái thì Phật giáo có điều kiện khôi phục lại.

- GV chứng minh bằng một số công trình kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)....

Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.

- HS nghe, ghi nhớ:

- GV tiếp tục giảng giải: bên cạnh tôn giáo mới đã được du nhập vào nước ta đó là Thiên chúa giáo.

- Phát vấn: Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và được tuyên truyền vào nước ta theo con đường nào?

- HS nhớ lại kiến thức cũ kết hợp SGK thời để trả lời.

- GV nhận xét kết luận:

Kitô giáo xuất hiện ở khu vực Trung Đông rất phổ biến ở khu vực châu Âu.

Các giáo sĩ Thiên chúa giáo theo thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo, nhà thờ Thiên chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi, giáo dân ngày càng đông ở cả 2 Đàng.

Bên cạnh việc tiếp tục ảnh hưởng của tôn giáo bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp: Đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi bên cạnh chùa chiền, nhà thờ đạo tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta.

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của giáo dục:

+ Ở Đàng Ngoài

+ Ở Đàng Trong

+ Giáo dục thời Quang Trung.

+ So sánh với giáo dục thế kỷ X - XV.

- HS theo dõi SGK theo những yêu cầu của GV sau đó phát biểu.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

- GV minh họa: Nội dung giáo dục Nho học khuôn sáo ngày càng không phù hợp với thực tế xã hội, gian lận trong thi cử, mua bán quan tước,...

- HS nghe, ghi chép.

 

 

Hoạt động 2: Cá nhân

- Phát vấn: Em có nhận xét chung gì về tình hình giáo dục nước ta thế kỷ XVI - XVIII?

- HS so sánh với kiến thức cũ trả lời.

- GV chốt ý:

+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.

+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV phát vấn: Em hãy nhắc lại những đặc điểm của văn học ở thế kỷ XV - XV?

- HS nhớ lại kiến thức cũ, trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, nhắc lại đặc điểm của văn học thời kỳ trước.

+ Văn học chữ Hán rất phát triển.

+ Đã có văn học chữ Nôm nhưng chưa phổ biến.

+ Nội dung văn học thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.

- HS nghe, củng cố lại kiến thức cũ, trên cơ sở đó tiếp thu kiến thức mới.

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được những điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận:

+ GV lý giải: Sở dĩ chữ Hán mất dần ưu điểm không còn tác dụng lớn. không còn phát triển như giai đoạn trước là do sự suy thoái của Nho giáo. Trước đây, trật tự xã hội, chuẩn mực đạo đức của Nho giáo được mọi người tự nguyện làm theo. Song đến thời kỳ này thực tiễn xã hội đã khác trước "còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết gạo hết ông tôi". Vì vậy, giáo lý Nho học trở nên sáo rỗng, lạc hậu. không còn phù hợp.

+ GV giảng giải: Sự xuất hiện chữ Nôm và sự phát triển của thơ Nôm thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...

- Phát vấn: Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII? Những điểm mới đó nói lên điều gì?

- HS suy nghĩ, so sánh với văn học thời kỳ trước trả lời:

+ Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm. Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng theo dõi chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng...

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV phát vấn: Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thế kỷ X - XV phát triển như thế nào?

HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời.

+ Ở thế kỷ X - XV nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài (Phật giáo, Nho giáo) song vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

- GV: yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giai đoạn XVI - XVIII.

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV bổ sung, kết luận về kiến trúc, điêu khắc.

+ GV minh họa bằng tranh ảnh: các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay.

Cho HS thấy được số lượng công trình điêu khắc rất ít so với giai đoạn trước.

+ GV có thể đàm thoại với HS về các loại hình nghệ thuật và các vùng miền giúp HS thấy được sự phong phú đa dạng của nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng thống kê những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế kỷ XVI - XVIII theo mẫu

 

Lĩnh vực

Thành tựu

- Sử học

- Quân sự

- Triết học

- Y học

- Kỹ thuật

 

 

- HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê vào vở.

- GV phát vấn: khoa học - kĩ thuật thế kỷ XVI - XVIII có ưu điểm và hạn chế gì?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV chốt ý:

+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.

+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.

 

I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.

 

 

 

 

- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.

 

 

 

- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.

Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC

1. Giáo dục

 

 

 

- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.

+ Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế.

 

 

 

 

2. Văn học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nho giáo suy thoái Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước

 

 

 

 

 

 

 

- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan

- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Thế kỷ  XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT

* Nghệ thuật

 

 

 

 

 

- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.

- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khoa học - kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

4.Củng cố

Những nét mới trong văn hóa Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII.

5. Dặn dò

HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK, đọc trước bài mới.

 

CHƯƠNG IV

VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

 

BÀI 25

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

(NỬA ĐẦU THẾ KỶ XĨ)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS hiểu được

1. Về kiến thức

- Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp.

- Thống trị nước ta vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong lại là nc người thừa kế của giai cấp thống trị cũ, vương triều Nguyễn không tạo được điều kiện đưa đất nước bươc sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp với hoàn cảnh của thế giới.

2. Về tư tưởng, tình cản

- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.

- Giáo dục ý thức quan tâm đến đời sống nhân dân đất nước mà trước hết là những người xung quanh.

3. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh gắn sự kiện với thực tế cụ thể.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng, sau cải cách hành chính).

- Một số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian...

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các thế kỷ XVI - XVIII. Qua đó nhận xét về đời sống tinh thần của nhân dân ta thời đó.

2. Mở bài

Sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, thành lập nhà Nguyễn. Trong 50 năm đầu thống trị, nửa đầu thế kỷ XVIII tình hình đất nước ta đã thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 25.

3. Tổ chức dạy và học

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1:

- GV gợi cho HS nhớ lại sự kiện 1792 vua Quang Trung mất, Triều đình rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu, nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã tổ chức tấn công các vương triều Tây Sơn. 1802 các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua.

- GV giảng giải thêm về hoàn cảnh lịch sử đất nước và thế giới khi nhà Nguyễn thành lập:

Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay.

+ Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong.

+ Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV tiếp tục trình bày: Trong bối cảnh lịch sử mới yêu cầu phải củng cố ngay quyền thống trị của nhà Nguyễn. Vì vậy sau khi lên ngôi Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.

- GV có thể dùng bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng để chỉ các vùng từ Ninh Bình trở ra Bắc là Chấn BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Chấn Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương chỉ quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng chấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thể của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV tiếp tục trình bày kết hợp bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét.

- HS quan sát lược đồ và nhận xét sự phân chia tỉnh thời Minh Mạng.

- GV bổ sung, chốt ý: Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV trình bày tiếp về tổ chức bộ máy thời Nguyễn.

- HS nghe, ghi chép.

 

 

 

 

 

- Phát vấn: so sánh bộ máy nhà nước thời Nguyễn với thời Lê sơ, em có nhận xét gì?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, kết luận: Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Hoạt động 2:

- GV trình bày khái quát chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.

- HS nghe, ghi chép.

 

 

 

- Phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn, mặt tích cực và hạn chế?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV bổ sung, kết luận:

+ Tích cực: Giữ được quan hệ với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.

+ Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập.

- HS nghe, ghi nhớ.

Hoạt động 1:

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được những chính sách của nhà Nguyễn với nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời Nguyễn.

- HS theo dõi sgk phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận:

GV có thể so sánh với chính sách quân điền thời kỳ trước để thấy được ở thời kỳ này do ruộng đất công còn nhiều cho nên quân điền có tác dụng rất lớn còn ở thời Nguyễn do ruộng đất công còn ít nên tác dụng của chính sách quân điền không lớn.

Một hình thức khẩn hoang phổ biến ở thời Nguyễn đó là hình thức: khẩn hoang doanh điền: Nhà nước cấp vốn ban đầu cho nhân dân mua sắm nông cụ, trâu bò để nông dân khai hoang , ba năm sau mới thu thuế theo ruộng tư. Chính sách này đưa đến kết quả lớn: có những nơi một năm sau đã có huyện mới ra đời như Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình).

- HS nghe, ghi chép.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về cuộc sống nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời Nguyễn?

- HS suy nghĩ trả lời.

 

- GV nhận xét, kết luận:

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK tình hình thủ công nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn.

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe, ghi chép.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Nguyễn? Có biến đổi so với thời trước không? Mức độ tiếp cận với khoa học kĩ thuật như thế nào?

- HS suy nghĩ, so sánh với công nghiệp của phương Tây để trả lời:

+ Nhìn chung thủ công nghiệp vẫn duy trì phát triển nghề thủ công truyền thống (cũ).

+ Đã tiếp cận chút ít với kĩ thuật phương Tây như đóng thuyền máy chạy bằng hơi nước.

Nhưng do chế độ công thương hà khắc nên chỉ dừng lại ở đó.

+ Thủ công nghiệp nhìn chung không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

Hoạt động 3:

- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp SGK để thấy được tình hình thương nghiệp nước ta thời Nguyễn.

- HS đọc SGK phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn?

- Suy nghĩ trả lời:

+ Chính sách hạn chế, ngoại thương của nhà Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với phương Tây) không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của Triều đình.

Hoạt động 1: Cả lớp

- GV yêu cầu HS lập bảng thống kê các thành tựu cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tiêu biểu của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX theo mẫu:

 

Các lĩnh vực

Thành tựu

- Giáo dục

- Tôn giáo

- Văn học

- Sử học

- Kiến trúc

- Nghệ thuật dân gian

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê.

- GV: Sau khi lập bảng thống kê GV có thể treo lên một bảng thông tin phản hồi đã được chuẩn bị sẵn ở nhà.

- HS: Đối chiếu phần của mình tự làm với bảng thông tin phản hồi của GV để chỉnh sửa cho chuẩn xác.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về Văn hóa - Giáo dục thời Nguyễn?

- Trả lời: Văn hóa giáo dục thủ cựu nhưng đã đạt nhiều thành từu mới. Có thể nói nhà Nguyễn có những cống hiến, đóng góp. Giá trị về lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Đại thi hào Nguyễn Du, di sản hóa thế giới: Cố đô Huế, sử sách đến giờ vẫn chưa khai thác hết..... để lại một khối lượng văn hóa vật thể và phi vật thể rất lớn.

 

I. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao

 

 

 

 

- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tổ chức bộ máy nhà nước.

- Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Thời Gia Long chua nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản.

 

- Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

 

 

 

 

 

 

 

- Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ngoại giao.

- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).

Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

- Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ".

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

 

 

 

* Nông nghiệp:

+ Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

 

 

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

 

 

 

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.

+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp: Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Thương nghiệp

+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, Malai.

Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

Đô thị tàn lụi dần.

 

III. Tình hình văn hóa - giáo dục

 

Các lĩnh vực

Thành tựu

- Giáo dục

 

 

 

 

- Tôn giáo

 

 

 

- Văn học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sử học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kiến trúc

 

 

 

 

 

 

- Nghệ thuật dân gian

- Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỷ trước.

- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo.

- Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

- Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí...

- Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành Lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.

- Tiếp tục phát triển.

 

4. Củng cố

- Ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn.

- Đánh giá chung về nhà Nguyễn.

5. Dặn dò

- HS học bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thời Nguyễn.

 

BÀI 26

TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Về kiến thức

- Giúp HS hiểu từ đầu thế kỷ XIX tình hình chính tri xã hội Việt Nam dần dần trở lại ổn định, nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.

- Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chiagc ngày càng tách biệt, bộ máy quan lại sa đọa, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng.

3. Kĩ năng

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bản đồ Việt Nam.

- Một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn. Nhận xét của em về tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn.

Câu 2: Mọi tình hình công thương nghiệp thời Nguyễn.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Để hiểu được tình hình kinh tế và những chính sách nội trị và ngoại trị của nhà Nguyễn có tác động như thế nào đến tình hình xã hội? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 26.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV giảng giải: Nhà Nguyễn lên ngôi sau một giai đoạn nội chiến ác liệt, tình hình chính trị - xã hội phức tạp, chế độ phong kiến đang trên bước đường suy tàn. Bản thân nhà Nguyễn lại đại diện cho tập đoàn phong kiến thống trị cũ, vì vậy đã chủ trương duy trì tình trạng kinh tế xã hội cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình.

Trong bối cảnh lịch sử đó các giai cấp trong xã hội Việt Nam không có gì thay đổi song tình hình các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội ít nhiều có sự biến đổi.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn.

- HS theo dõi SGK.

- GV chốt ý:

GV có thể giảng giải thêm về tình hình của các giai cấp trong xã hội thời Nguyễn.

Triều đình nhà Nguyễn đã cố gắng hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định tình hình xã hội song không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham quan ô lại.

+ Dưới thời Nguyễn hiện tượng quan lại tham nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến. GV có thể trích đọc các câu ca dao, lời vua Tự Đức trong SGK để minh họa.

+ Ở nông thôn bọn địa chủ cường hào tiếp tục hoành hành, ức hiếp nhân dân.

GV trích đọc lời Nguyễn Công Trứ để minh họa thường xuyên.

+ Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự...

- HS nghe, ghi chép.

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV giảng tiếp: Trong bối cảnh vua, quan như vậy, đời sống của nhân dân ra sao?

- HS theo dõi SGK trả lời.

- GV bổ sung, chốt ý:

Minh họa: Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.

GV đọc bài vè của người đương thời nói về nỗi khổ của người dân trong sách hướng dẫn GV phần tư liệu tham khảo trang 126.

- GV phát vấn: Em nghĩ thế nào về đời sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn?

So sánh với thế kỷ trước.

- GV có thể gợi ý: thời Lê sơ có câu ca: Thời vua Thái Tổ, Thái Tông... còn thời nhà Nguyễn đời sống của nhân dân ra sao?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, kết luận.

- HS nghe, ghi chép.

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV có thể đặt vấn đề: Ở những thời kỳ trước chúng ta đã từng được chứng kiến những cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình phong kiến thường diễn ra ở mỗi thời đại, còn dưới thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân ta có đặc điểm gì khác với trước? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

- HS nghe, định hình mục tiêu học tập.

- GV yêu cầu HS tự đọc SGK tóm tắt những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính dưới thời Nguyễn.

- HS dựa vào SGK tự tóm tắt vào vở ghi những nét chính về phong trào.

- GV: Sau khi HS tự tóm tắt, GV yêu cầu một HS tự trình bày phần mình đã làm vào vở và gọi tiếp HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đưa ra thông tin phản hồi của mình để giúp HS hoàn thiện phần tự học của mình. Thông tin phản hồi của GV có thể đưa lên máy chiếu hoặc viết vào giấy A0 treo trên bảng.

- GV có thể đàm thoại với HS về Phan Bá Vành và Cao Bá Quát.

+ Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở Bắc Kỳ, người làng Minh Giám (Vũ Thư - Thái Bình), giỏi võ. Năm 1921 - 1922 vùng châu thổ sông Hồng gặp đói lớn, trong khi đó nhà nước phong kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc lột, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng phát động khởi nghĩa.

Nghĩa quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng. Năm 1926 Minh Mạng huy động lực lượng đàn áp khởi nghĩa, vì vậy nghĩa quân phải rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định). Năm 1927 quân triều đình tấn công Trà Lũ, Phan Bá Vành bị giết, khởi nghĩa thất bại. Làng Trà Lũ bị tàn phá.

+ Cao Bá Quát (1808 - 1855). Quê ở Phú Thị - Gia Lâm - Hà Nội. Năm 1831 đỗ cử nhân, thuở nhỏ sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm quy nên bị đánh hỏng; năm 1841 làm quan Bộ lễ tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện Hàn Lâm, sớm nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan triều đình, ông từ quan.

Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca ngợi "văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán". Ông để lại hàng nghìn bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn để cao các anh hùng dân tộc, các nhà Nho nhân cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.

Năm 1853, 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, long người bất mãn với triều đình. Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh chu di 3 họ. Bà con nội, ngoại của Cao Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông cũng bị đốt hủy.

- HS nghe, ghi nhớ về những nhân vật lịch sử.

Hoạt động 3: Cá nhân

- GV phát vấn: Qua những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn em có rút ra đặc điểm của phong trào?

- HS dựa vào phong trào, so sánh trả lời.

- GV bổ sung, kết luận về đặc điểm của phong trào.

-HS nghe, ghi chép.

 

 

 

Hoạt động 1:

- GV giảng giải: Do tác động của phong trào nông dân và do tình hình chung của xã hội các dân tộc ít người đã nổi dậy đấu tranh.

- HS nghe, ghi nhớ về nguyên nhân các dân tộc nổi dậy đấu tranh là do:

+ Tác động của phong trào nông dân trên khắp cả nước.

+ Các dân tộc ít người nói riêng và nhân dân ta thời Nguyễn nói chung đều có mâu thuẫn, bất mãn với triều đình.

- GV tiếp tục trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh của các dân tộc miền núi.

- HS nghe, ghi chép.

 

 

I. Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Xã hội:

- Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:

+ Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.

+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.

- Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.

 

 

- Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.

 

 

 

 

 

 

* Đời sống nhân dân:

- Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng.

+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.

+ Chế độ lao dịch nặng nề

+ Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.

Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh.

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nửa đầu thế kỷ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cuộc khởi nghĩa.

- Tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ năm 1821 ở Sơn Nam hạ (Thái Bình) mở rộng ra Hải Dương, An Quảng đến năm 1287 bị đàn áp.

+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hòa - Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên đến năm 1854 bị đàn áp.

+ Năm 1833 một cuộc nổi dậy của binh lính do Lê Văn Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ Năm 1835 bị dập tắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đặc điểm:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

+ Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

III. ĐẤU TRANH CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.

+ Ở phía Bắc: Có cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng (1833 - 1835) do Nông Văn Vân lãnh đạo.

+ Ở phía Nam: Có cuộc khởi nghĩa của người Khơme ở miền Tây Nam Bộ.

Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.

 

 

4. Củng cố

- nhận xét chung về tình hình nước ta dưới thời Nguyễn: Dưới thời Nguyễn mặc dù triều đình đã cố gắng ổn định nềnước thống trị, và đã có cống hiến nhất định trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh văn hóa, song trong bối cảnh nhà Nguyễn đã không đáp ứng và làm cho các mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng, phong trào đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm cho xã hội Việt Nam thời Nguyễn, như một học giả phương Tây nhận xét "đang lên cơn sốt trầm trọng".

5. Dặn dò, bài tập về nhà

- HS học bài, ôn tập lịch sử Việt Nam cổ - Trung Đại.

- Làm bài tập trong SGK.

 

SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

 

BÀI 27

 

QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nước Việt Nam có lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.

- Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.

- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Trình bày xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX so sánh với thế kỷ XVIII.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Từ buổi đầu dựng nước cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động, chiến đấu đầy hi sinh gian khổ, song cũng hết sức anh dũng, kiên cường. Để khái quát lại các thời kỳ xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cùng học bài 27.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học

*Hoạt động 1: Cá nhân

Trước hết GV kẻ một bảng, thống kê nội dung cơ bản của các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước lên bảng, theo mẫu:

A. Kiến thức cơ bản

I. Các thời kỳ phát triển và xây dựng đất nước

 

      Nội dung chủ yếu

Thời kỳ

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa - Giáo dục

Xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS

cần nắm vững

- HS kẻ mẫu bảng thống kê vào vở

- GV phát vấn: Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX chia làm mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?

- HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã học để trả lời:

- GV nhận xét và phân kỳ lịch sử dân tộc theo SGK đồng thời ghi các thời kỳ vào cột đầu tiên của bảng thống kê:

+ Thời kỳ dựng nước thế kỷ XII trước công nguyên đến đầu thế kỷ II trước công nguyên (thời Bắc thuộc thời từ thế kỷ I - X).

+ Giai đoạn đầu của thế kỷ thời kỳ phong kiến độc lập X - XV.

+ Thời kỳ đất nước bị chia cắt XVI - XVIII.

+ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

- HS ghi chép.

*Hoạt động 2: Nhóm

- GV chia lớp làm 4 nhóm (có thể chia theo tổ) sau đó phân công:

+ Nhóm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê tình hình chính trị tổ chức bộ máy nhà nước, qua các thời kỳ. Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X - XIX.

+ Nhóm 2: Thảo luận và điền vào bảng thống kê nét cơ bản về tình hình kinh tế nước ta qua các thời kỳ.

+ Nhóm 3: Thảo luận và điền vào bảng thống kê những nét chính về tình hình tư tưởng văn hóa giáo dục của nước ta qua các thời kỳ.

+ Nhóm 4: Thảo luận về tình hình xã hội các mối quan hệ xã hội qua các thời kỳ.

- HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nộ dung được phân công. Cử một đại diện trình bày trước lớp.

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.

- HS đại diện các nhóm trả lời, HS khác chú ý nghe, ghi nhớ. Có thể đặt câu hỏi cho các nhóm khác nếu có thắc mắc.

- GV: Sau khi các nhóm trình bày xong GV có thể đưa ra thông tin phản hồi bằng cách treo lên bảng một bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn theo mẫu trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung

chủ

Thời        yếu

     kỳ

Chính trị

Kinh tế

Văn hóa - giáo dục

Xã hội

Thời kỳ dựng nước VII TCN - II TCN (Từ thế kỷ I - X bị phong kiến phương Bắc đô hộ - (Bắc thuộc)

- Thế kỷ VII TCN - II TCN nhà nước Văn Lang - Âu Lạc thành lập ử Bắc Bộ Bộ máy nhà nước quân chủ còn sơ khai.

- Thế kỷ II TCN ở Nam Trung Bộ Lâm Ấp, Chăm Pa ra đời.

- Thế kỷ I TCN quốc gia Phù Nam ra đời ở Tây Nam Bộ

- Nông nghiệp trồng lúa nước.

- TCN dệt, gốm, làm đồ trang sức.

- Đời sống vật chất đạm bạc, giản dị, thích ứng với tự nhiên.

- Tín ngưỡng: Đa phần.

- Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, chất phát, nguyên sơ.

- Giáo dục từ năm 1070 được tôn vinh, ngày càng phát triển.

- Quan hệ vua tôi gần gũi, hòa dịu

- Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập X - XV, giai đoạn đất nước bị chia cắt XVI - XVIII

TCN nhà nước quân chủ phong kiến ra đời thế kỷ XV hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương

- Chiến tranh phong kiến đất nước chia cắt làm 2 miền: Đàng Trong Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng.

Nền quân chủ không còn vững chắc như trước.

- Nhà nước quan tâm đến SX nông nghiệp.

- TCN - TN phát triển

- Đời sống kinh tế của nhân dân được ổn định

- Thế kỷ XVII kinh tế phục hồi.

+ NN: ổn định và phát triển nhất là ở Đàng Trong.

+ Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh giao lưu với nước ngoài mở rộng tạo điều kiện cho các đô thị hình thành, hưng khởi.

- Nho giáo Phật giáo thịnh hành. Nho giáo ngày càng được đề cao.

- Văn hóa chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nho giáo suy thoái, Phật giáo được phục hồi. Đạo Thiên chúa được truyền bá.

- Văn hóa tín ngưỡng dân gian nở rộ.

- Giáo dục tiếp tục phát triển song chất lượng suy giảm.

- Quan hệ xã hội chưa phát triển thành mâu thuẫn đối kháng.

- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở hai Đàng khủng hoảng phong trào nông dân bùng nổ, tiêu biểu là phong trào nông nhân Tây Sơn.

Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

- Năm 1820 nhà Nguyễn thành lập duy trì bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Song nền quân chủ phong kiến đã bước vào khủng hoảng suy vong.

- Chính sách đóng cửa của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam trở nên lạc hậu, kém phát triển.

- Nho giáo được độc tôn.

- Văn hóa giáo dục có những đóng góp đáng kể.

- Sự cách biệt giữa các giai cấp càng lớn, mây thuẫn xã hội tăng cao phong trào đấu tranh liên tục bùng nổ.

- HS theo dõi so sánh để hoàn chỉnh trong bảng thống kê.

*Hoạt động : Cả lớp, cá nhân

- GV khái quát: Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải cầm vũ khí đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc.

Sau đó GV nên yêu cầu HS lập bảng thống kê các cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc ta từ thế kỷ Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII.

- HS tự lập bảng thống kê vào vở ghi.

- GV: Sau khi HS tự lập bảng GV gọi một vài em kể tên các cuộc đấu tranh của nhân dân ta, từ thời Bắc thuộc đến thế kỷ XVIII.

+ Một số em khác trình bày lại một cuộc kháng chiến tiêu biểu thời Đại Việt X - XVIII.

- Cuối cùng GV đưa ra bảng thông tin phản hồi các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập:

 

- HS theo dõi, so sánh để hoàn thiện bảng thống kê của mình.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta?

- HS suy nghĩ trả lời:

+ Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác.

+ Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi khắc sâu vào lòng mỗi người dân Việt Nam yêu nước.

 

 

Tên cuộc đấu tranh

Vương triều

Lãnh đạo

Kết quả

Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

Kháng chiến chống Tống thời Lý

Kháng chiến chống Mông - Nguyên (Thế kỷ XIII)

Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1407 - 1427

 

 

 

 

Kháng chiến chống quân Xiêm 1785

Kháng chiến chống quân Thanh

Tiền Lê

 

 

Thời Lý

 

Thời Trần

 

 

Thời Hồ

 

 

 

 

 

 

 

Thời Tây Sơn

 

Thời Tây Sơn

 

- Lê Hoàn

 

 

- Lý Thường Kiệt

 

- Vua Trần (lần I)

- Trần Quốc Tuấn (Lần II - Lần III)

- Kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo.

- Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh so Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo

- Nguyễn Huệ

 

- Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)

- Thắng lợi nhanh chóng

 

- Năm 107 kết thúc thắng lợi

- Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi.

- Lật đổ ách thống trị của nhà Minh giành lại độc lập

 

 

 

- Đánh tan 5 vạn quân Xiêm

- Đánh tan 29 vạn quân Thanh

- HS theo dõi, so sánh để hoàn thiện bảng thống kê của mình.

- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta?

- HS suy nghĩ trả lời:

+ Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác.

+ Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi mãi khắc sâu vào lòng mỗi người Việt Nam yêu nước.

 

 

 

4. Củng cố

- Các giai đoạn phát triển, hình thành của lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX.

- Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ X - giữa XIX.

5. Dặn dò, bài tập về nhà

Tiếp tục ôn tập lịch sử Việt Nam cổ - Trung đại.

 

BÀI 28

TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học giúp HS nhớ và hiểu:

1. Về kiến thức

- Văn học Việt Nam trong các thế kỷ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào.

- Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.

- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước.

3. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, liên hệ.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Một số đoạn trích trong các tác phẩm hay lời của danh nhân.

- Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 3 HS lên bảng vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý - Trần, Lê sơ, Nguyễn.

- GV gọi một HS trả lời câu hỏi: Hãy trình bày lại một cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc từ X - XVIII.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Trong lịch sử gần 3000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử vừa thấm đượm vào cuộc sống đang từng ngày vươn cao của dân tộc. Để hiểu được quá trình hình thành, phát triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước trong thời kỳ phong kiến độc lập ta cùng nhau tìm hiểu bìa 28.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV có thể đặt câu hỏi để tạo sự chú ý và định hướng nhận thức cho HS: Em hiểu thế nào về hai khái niệm: Truyền thống và truyền thống yêu nước?

- HS vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời.

- GV nhận xét và kết luận:

- GV có thể lấy ví dụ về một số truyền thống của dân tộc để minh họa: Truyền thống yêu nước, lao động cần cù, chịu khó, chịu đựng gian khổ, đoàn kết... tính lịch sử và phong tục truyền thống như: nhuộm răng, ăn trầu. Nổi bật nhất là truyền thống yêu nước.

- HS nghe, ghi chép.

- GV giảng tiếp: Truyền thống yêu nước có nguồn gốc từ lòng yêu nước. Vậy lòng yêu nước có nguồn gốc từ đâu? (bắt nguồn từ những tình cảm nào?) và truyền thống yêu nước được hình thành như thế nào?

Hoạt động 2: Cả lớp

- GV có thể lấy VD: một con người mới sinh ra còn nhỏ tuổi không thể khẳng định em bé ấy yêu nước. Vậy với một dân tộc yêu nước có nguồn gốc từ đâu? Có từ bao giờ? Và hình thành như thế nào?

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để lý giải những vấn đề đặt ra.

- HS theo dõi SGK vừa liên hệ để trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

+ GV giảng tiếp lòng yêu nước ở thời kỳ này được biểu hiện ở ý thức có chung cội nguồn: cùng là con rồng cháu tiên, cùng sinh ra từ "Quả bầu mẹ..." ở ý thức xây dựng, bảo vệ quốc gia dân tộc Việt, Văn Lang - Âu Lạc.

-HS nghe, ghi nhớ về quá trình hình thành truyền thống yêu nước.

 

 

 

- GV dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước được tôi luyện và phát huy như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục II:

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV sau một nghìn năm Bắc thuộc và đấu tranh chống Bắc thuộc, đến thế kỷ X đất nước trở lại độc lập tự chủ với lãnh thổ, tiếng nói, phong tục, tập quán của quá trình đấu tranh bền bỉ của dân tộc. Bước sang thời kỳ độc lập bối cảnh lịch sử mới cũng đặt ra những thách thức đối với lòng yêu nước của người Việt.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV phát vấn: Em hãy nêu bối cảnh lịch sử của dân tộc và cho biết bối cảnh ấy đặt ra yêu cầu gì?

- HS dựa vào SGK trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

- GV bổ sung, yêu cầu: xây dựng đất nước mới và bảo vệ Tổ quốc là một thử thách với lòng yêu nước của người Việt Nam Lòng yêu nước càng được phát huy cao độ.

- HS nghe, ghi chép.

 

 

 

 

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để trả lời câu hỏi: Trong 9 thế kỷ độc lập truyền thống yêu nước được biểu hiện như thế nào?

- HS theo dõi SGK phát biểu.

- GV chốt ý.

- HS nghe, ghi chép:

 

 

 

 

 

 

 

+ GV giải thích: Yêu nước gắn với thương dân vì truyền thống yêu nước ngày càng mang yếu tố nhân dân "Người chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân" Khoan thư sức dân dễ làm kế sâu rễ, bền gốc, là "Thượng sách để giữ nước".

+ GV tiểu kết: Như vậy trong các thế kỷ phong kiến độc lập truyền thống yêu nước càng được phát huy và tôi luyện, đã làm nên những kỳ tích anh hùng chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV đặt vấn đề: Qua tìm hiểu ta thấy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được biểu hiện rất đa dạng ở những mức độ khác nhau:

+ Hy sinh, xả thân vì nước.

+ Tự hào về đất nước, tôn kính những vị anh hùng dân tộc.

+ Lao động sáng tạo làm giàu cho cộng đồng, cho đất nước.

+ Chống giặc ngoại xâm. Bảo vệ độc lập.

+ Giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc.

+ Làm những việc ích nước, lợi nhà...

Trong đó biểu hiện đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV phát vấn: Tại sao có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?

- HS theo dõi SGK kết hợp với những kiến thức đã học để trả lời.

- GV bổ sung, kết luận.

+ Để minh họa yêu cầu HS điểm lại tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa giành và giữ độc lập dân tộc của nhân dân ta trước thế kỷ XIX. Qua đó HS thấy được trên thế giới có lẽ không có dân tộc nào trải qua các cuộc chiến chống xâm lược như Việt Nam.

- HS nghe, ghi chép.

 

 

- GV tiểu kết: Như vậy rõ ràng ta thấy truyền thống yêu nước được biểu hiện rất rõ nét nhất trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Vì vậy đấu tranh chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước việt Việt Nam.

Truyền thống quý báu đó của nhân dân Việt Nam đã được phát huy cao độ qua mọi thời đại, đã làm nên những chiến công hiển hách cho dân tộc, "nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước" đưa đất nước, dân tộc " vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn".

- Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam đứng trước những khó khăn thử thách lớn: Nguy cơ tụt hậu, cạnh tranh khốc liệt với bên ngoài, nguy cơ đánh mất bản sắc truyền thống của dân tộc...Vì vậy truyền thống yêu nước cần phải được phát huy cao độ nữa.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV có thể đàm thoại với HS về những biểu hiện của lòng yêu nước hiện nay, lấy VD những việc làm cụ thể, thông qua đó giáo dục HS.

 

I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

- Khái niệm:

+ Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

 

 

+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: Là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (Đó là những tình cảm gắn với địa phương).

- Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.

- Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.

+ Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.

+ Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.

II. PHÁT TRIỂN VÀ TÔI LUYỆN TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG CÁC THẾ KỶ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP

 

 

 

 

 

 

 

 

* Bối cảnh lịch sử

 

 

 

 

 

 

- Đất nước trở lại độc lập, tự chủ.

- Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo.

- Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam.

Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.

 

 

 

 

 

- Biểu hiện:

+ Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nên văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc.

+ Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt.

+ Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên

+ Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.

 

 

 

 

 

 

 

III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dân tộc Việt Nam dã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giàng thắng lợi cuối cùng.

 

 

 

- Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.

 

 

 

 

 

Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.

 

 

 

4. Củng cố bài học

- Quá trình hình thành, tôi luyện, phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam.

- Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước.

5. Dặn dò

HS trả bài, trả lời câu hỏi theo SGK, đọc trước bài mới.

 

PHN BA

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

 

CHƯƠNG 1

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN

(TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII)

 

BÀI 29

CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG ANH

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Bài học giúp HS hiểu rằng, cuộc đấu tranh của nhân dân Hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời lịch sử cận đại thế giới. Cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVIII) là sự tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển.

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

- Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giásự kiện.

II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bản đồ thế giới; Bản đồ các vùng Tây Âu.

- Ảnh Ô-li-vơ Crôm-oen.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1.Giới thiệu bài mới

GV khái quát: giai đoạn hậu kì trung đại (thế kỷ XV - XVII), chể độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã hoàn nhanh chóng khẳng định thể lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thể hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật... là bước dọn đường cho những cuộc cách mạng tư sản sớm không thể tránh khỏi ở Tây Âu. Nhưng vì sao, những những cuộc cách mạng tư sản sớm nổ ra ở "vùng đất thấp" và xứ sở "sương mù"? Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với tiến trình của lịch sử nhân loại ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay (GV ghi tiêu đề bài học).

2. Dạy, học bài mới

 

Các hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của Hà Lan trước cách mạng (Gồm lãnh thổ các nước Hà Lan, Bỉ, Luyxămbua và một số vùng đất này có tên gọi "Nêđéclan" (vùng đất thấp).

- GV: dựa vào đâu để nói rằng, đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu? HS có thể tìm thấy câu trả lời qua kiến thức trong SGK.

- GV dẫn dắt: Sự phát triển kinh tế TBCN Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu? HS có thể tìm thấy câu trả lời qua kiến thức trong SGK.

- GV dẫn dắt: Sự phát triển kinh tế TBCN có ảnh hưởng thể nào đến tình hình xã hội Nêđéclan? Sau khi trình bày tình hình kinh tế, xã hội của Nêđéclan dưới thời cai trị của chính quyền phong kiến Tây Ban Nha, GV hướng dẫn HS nhận thức:

+ Vì sao tư tưởng cải cách tôn giáo của Can-vanh nhanh chóng được nơi này chấp nhận.

+ Tư tưởng cải cách đó là sự dọn đường cho một cuộc cách mạng.

Hoạt động 2: HS đọc SGK, tóm tắt những thành quả chủ yếu của quá trình đấu tranh kéo dài suốt 4 thập kỉ cuối thế kỷ XVI như:

+ Giải phóng các tỉnh miền Bắc.

+ Phân hóa lực lượng kẻ thù.

+ Hội nghị các tỉnh miền Bắc (U- trếch) với nhiều quyết sách quan trọng.

+ Chính quyền phong kiến Tây Ban Nha sụp đổ.

+ Nước cộng hòa tư sản (Hà Lan) ra đời...

 

- GV gợi ý để HS nhận thức: cách mạng tư sản chỉ thay thể hình thức bóc lột này bằng hình thứ bóc lột khác, chế độ không thay đổi.

Hoạt động 1: GV / HS

- Sự phát triển của nền kinh tế Anh được thể hiện như thế nào? GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để nhận thức nội dung cơ bản theo lôgic sau:

- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.

- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.

GV miêu tả cảnh "Rào đất cướp ruộng" (Hình ảnh "Cừu ăn thịt người" của nhà văn Tomat Morơ), sau đó hướng dẫn HS lí giải vì sao tư sản, quí tộc mới ở Anh giàu lên nhanh chóng như vậy.

- Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào? Sau khi dựa vào SGK trả lời câu hỏi trên, GV tiếp tục dẫn dắt HS giải quyết: Mâu thuẫn trong lòng xã hội Anh biểu hiện như thế nào? Hướng giải quyết mâu thuẫn đó?

GV hướng dẫn HS theo dõi những diễn biến chính của cách mạng (có thể lập bảng niên biểu sự kiện theo dữ liệu sau).

 

+ 1642 - 1648: Nội chiến (vua - Quốc hội).

+ 1649: Xử tử vua, thành lập nước cộng hòa.

+ 1653: Lập nền độc tài.

+ 1688: Quốc hội chính biến, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

Dựa vào niên biểu, hướng dẫn HS nắm được hướng phát triển của cách mạng Anh qua các mốc chính, sau đó lí giải vấn đề:

+ Vì sao cách mạng Anh có sự thỏa hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ?

+ Vì sao nói cách mạng Anh là cuộc cách mạng bảo thủ?

Điểm quan trọng mà GV cần khắc họa để HS nhận thức sâu sắc về thái độ hai mặt của giai cấp tư sản Anh. Khi chưa đủ mạnh, vì lợi ích của giai cấp mình, chúng không chỉ lừa phỉnh quần chúng đứng lên tranh đấu chống chế độ phong kiến, mà còn lôi kéo cả một bộ phận quí tộc mới (từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới. Khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng , đồng thời củng cố liên minh quí tộc - tư sản bằng việc thiết lập một thể chế chính trị Quân chủ lập hiến. Nhà vua "trị vì" mà không "cai trị" vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thể giới.

 

1. Cách mạng Hà Lan

 

 

 

 

- Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu.

- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tháng 8 - 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1609 Hiệp định đình chiến được ký kết, nhưng đến năm 1649 mới được công nhận độc lập.

Ý nghĩa:

+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

+ Mở đường cho chủ nghĩa TB Hà Lan phát triển.

+ Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

+ Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi KT, CT.

2. Cách mạnh tư sản Anh

a. Tình hình nước Anh trước cách mạng

Kinh tế: Đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

 

 

 

 

 

 

 

Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng

 

 

 

 

 

 

 

 

Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm sự lực lượng sản xuất TBCN

 

 

 

 

Cách mạng bùng nổ

 

 

 

b. Diễn biến của cách mạng

(theo dõi niên biểu nắm sự kiện chính)

+ Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)

+ Năm 1449: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

+ 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)

+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Ý nghĩa

Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.

Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ PK sang chế độ tư bản.

 

 

 

3. Sơ kết bài học

- GV hướng dẫn HS nhận thức vấn đề chủ yếu sau:

- Vì sao cuộc cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?

- Vì sao cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức một cuộc nội chiến?

- Cả hai cuộc cách mạng nói trên có gì giống nhau?

- Tổng kết nội dung trên, GV củng cố để HS hiểu rõ khái niệm cách mạng tư sản (cả nội hàm và ngoại diên của khái niệm). Do những đặc điểm, điều kiện của hoàn cảnh lịch sử, cách mạng tư sản ở cả 2 nước Hà Lan và Anh nổ ra dưới những hình thức khác nhau, giải quyết những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều hướng vào mục tiêu chung là lật đổ chế độ phong kiến (bất kì ở ngoài đô hộ hay đang tồn tại, thống trị trong nước), để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Đây là những sự kiện mở đầu cho một thời kì đấu tranh quyết liệt để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa tư bản đang lên với chế độ phong kiến đã già nua, suy tàn, song chưa dễ từ bỏ võ đài chính trị.

 

BÀI 30

CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

Bài học giúp HS hiểu rằng, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản.

Việc ra đời một nước tư sản đầu tiên ngoài châu Âu là sự tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển, là sự khẳng định quyết tâm vươn lên nắm quyền thống trị thể giới của giai cấp tư sản.

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

Chiến tranh giành độc lập thắng lợi, hợp chủng quốc Mĩ ra đời, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau này. Tuy vậy, chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở Mĩ, quần chúng nhân dân vẫn không được hưởng những thành quả cách mạng mà họ đã phải đổi bằng xương máu của chính mình.

3. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Bản đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ; ảnh Bạo động ở Bô- xtơn, Gioóc giơ Oa-sinh-tơn, Đại hội lục địa...(GV có thể lựa chọn nhiều tài liệu trực quan sinh động trong Encarta).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1.Giới thiệu bài mới

GV có thể tạo tình huống vào bài qua nhiều cách khác nhau, tuy nhien cần chú ý HS đầu cấp rất ấn tượng với cahcs diễn đạt nhẹ nhàng giàu hình ảnh. Chẳng hạn: Cuộc cách mạng tư sản nổ ra trên "vùng đất thấp" và "xứ sở sương mù" dẫu có ý nghĩa trọng đại song chưa đủ củng cố niềm tin cho người đương thời về một thắng lợi hoàn toàn của giai cấp tư sản. Lịch sử phải chờ đợi hơn một thế kỷ sau để chứng kiến bến bờ Đại Tây Dương một cuộc biến động chính trị - xã hội to lớn ở 13 thuộc địa Anh, dẫn đến sự ra đời một quốc gia đầu tiên ở Mĩ. Vì sao nơi đây lại có thể bùng nổ một cuộc chiến tranh giành độc lập? Kết quả của cuộc chiến đã ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử châu Mĩ và thể giới? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay (gv ghi tiêu đề bài học).

2. Dạy, học bài mới

(Phần kiểm tra bài cũ có thể được tiến hành trước khi vào bài mới, hoặc cũng có thể thực hiện trong quá trình tiến hành bài nghiên cứu kiến thức mới).

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: GV / HS

- GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và nêu câu hỏi: 13  thuộc địa của Anh được ra đời như thế nào?

GV gợi ý để HS nhớ lại kiến thức cũ làm nền cho nhận thức kiến thức mới:

+ Cuộc di dân từ châu Âu sang châu Mĩ từ sau cuộc phát kiến địa lý của Critxtop Côlôngbô.

+ Quá trình chinh phục người In-đi-an, đuổi họ về phía Tây.

+ Đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền...

+ Nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa Anh phát triển như thế nào.

Hoạt động 2: HS

HS dựa vào SGK để trình bày sự phát triển kinh tế ở 2 miền (Bắc - Nam), quan trọng hơn là biết cách lí giải vì sao lại có sự khác nhau về ngành nghề sản xuất ở các khu vực đó.

+ Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... (các mỏ kim loại quý tập trung chỷ yếu ở miền Bắc, Cảng Bô-xtơn sầm uất...)

+ Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá... (đất đai phì nhiêu; sử dụng rộng rãi, bóc lột tàn bạo nô lệ da đen).

Sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa đặt ra những yêu cầu gì?

Sau khi cho HS thảo luận vấn đề này, GV cần nhấn mạnh yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây. Tuy nhiên, những mong muốn chính đáng đó bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.

GV tiếp tục cho HS thảo luận vấn đề:

Tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thuộc địa?

Chính phủ Anh đã làm gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa? Hậu quả của những chính sách đó ra sao?

GV lấy kết quả thảo luận để lý giải nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ cuộc chiến tranh đòi quyền độc lập của tất cả các tầng lớp nhân dân 13 thuộc địa Anh.

Hoạt động 1: GV / HS

- GV sử dụng các bức tranh (nguồn: Encarta) miêu tả, tường thuật cảnh Hành hình nhân viên sở thuế; Tấn công tàu chở chè của Anh; Bạo động ở Bô- xtơn 1773.

GV hướng dẫn HS phân tích phản ứng của vua Anh - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc chiến (4 - 1775). GV cho HS quan sát bảng so sánh tương quan lực lượng giữa 2 bên khi bắt đầu cuộc chiến.

Ví dụ: Lập bảng thực hiện dữ liệu sau:

+ Quân Anh: lực lượng 9 vạn; thiện chiến; vũ khí đầy đủ...

+ Quân 13 thuộc địa: lực lượng 3 vạn; thiếu kinh nghiệm tác chiến; vũ khí thiếu thốn...

Từ việc so sánh, HS nhận thấy những khó khăn, bất lợi đối với nghĩa quân dẫn tới thương vong nhiều, thiếu thốn lương thực, lực lượng...

GV đặt vấn đề: Cuộc chiến sẽ ra sao nếu tình hình đó kéo dài? Vấn đề cấp thiết cần giải quyết lúc này là gì?

- GV cho HS quan sát bức tranh Đại hội lục địa lần hai, chân dung Oa-sinh-tơn, nêu câu hỏi thu hút sự chú ý của HS:

Ông là ai? Em biết gì về ông?

Trong quá trình hướng dẫn HS thảo luận. cần chú ý nhấn mạnh tài thao lược quân sự của Oa-sinh-tơn (chỉnh đốn quân đội, thay đổi hình thức tác chiến...), đồng thời phân tích tác dụng của bản Tuyên ngôn độc lập đối với việc kích thích tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân thuộc địa (có thể liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập ngày 2 - 9 - 1945 của ta). Nhờ đó tình hình thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho nghĩa quân.

 

 

 

 

 

 

GV sử dụng sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà nước Mĩ.

Giới thiệu Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ (năm bùng nổ cuộc Đại cách mạng Pháp 1789), thủ đô nước Mĩ giờ đây mang tên ông.

Hướng dẫn HS nhận thức ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, từ đó rút ra tính chất của nó là một cuộc cách mạng tư sản.

 

 

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

 

 

- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người)

 

 

 

 

 

 

 

- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp TBCn ở đây phát triển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ

 

 

 

 

- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

 

 

 

- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập

+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa

+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội

+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.

3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập

- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787 thông qua hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mĩ.

Ý nghĩa:

+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.

+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh.

 

3. Sơ kết bài học

GV hướng dẫn HS nhận thức vấn đề chủ yếu sau:

- Vì sao cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ nổ ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập?

- Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng tư sản đó?

- Tổng kết nội dung trên, GV tiếp tục củng cố để HS hiểu rõ khái niệm cách mạng tư sản. So sánh cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ với cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh để thấy sự đa dạng về hình thức của cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại.

 

BÀI 31

CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Bài học giúp HS hiểu rằng, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kì lịch sử thế giới cận đại. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thể giới.

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

- Quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

III. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Bản đồ phát triển đấu tranh của nhân dân Pháp.

- Tranh "Tình cảnh nông dân Pháp", "Tấn công phá ngục Ba-xti"...(GV có thể lựa chọn tài liệu trực quan trong Encarta).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

 

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản?

Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ?

Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh ảnh hưởng của cách mạng Mĩ đối với châu Mĩ và châu Âu, đặc biệt là đối với nước Pháp đang trong tình trạng "đêm trước của cách mạng".

2.Giới thiệu bài mới

Cuối thế kỷ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp - "Kinh đô châu Âu", đã bùng nổ một cuộc cách mạng "long trời lở đất". Thành quả chính của cuộc cách mạng đó được Lê-nin nhấn mạnh rằng: "Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ đem lại ánh sáng và văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại này". Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm châu Âu lại trở nên điển hình hơn bất cứ một cuộc cách mạng tư sản nào của thời kì cận đại, chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay (GV ghi tiêu đề bài học).

3. Dạy học bài mới

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Cá nhân

GV tổ chức để HS trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để nói rằng, cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu? HS có thể dựa vào SGK để trả lời câu hỏi này. Đặc biệt, GV hướng dẫn HS phân tích đời sống của nhân dân Pháp dưới ách áp bức bóc lột của phong kiến, Giáo hội (địa tô từ 1/3 đến 1/2 hoa lợi, nhiều loại thuế, nghĩa vụ phong kiến, nhà thờ phi lí khác). Miêu tả bức tranh Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng (hình 51 - SGK).

GV miêu tả công xưởng luyện thép ở Pháp (nguồn: Encarta)

Hoạt động 2: Thảo luận

GV cho HS theo dõi sơ đồ cơ cấu xã hội nước Pháp, hướng dẫn HS thảo luận vai trò, quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị của các đẳng cấp, từ đó rút ra kết luận:

Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc.

Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Nước Pháp đang ở đêm trước của một cuộc cách mạng.

Hoạt động 1: Thảo luận

GV hướng dẫn HS thảo luận vấn đề: Những tư tưởng tiến bộ ở nước Pháp trước cách mạng được dựa trên cơ sở nào?

Sau đó GV giới thiệu trào lưu "Triết học ánh sáng" thông qua những quan điểm tiêu biểu của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô. HS cần nhận thức rõ những tư tưởng đó không dừng ở việc phê phán chế độ phong kiến thối nát, giáo lí nhà thờ hủ lậu, mà quan trọng hơn là đặt cơ sở nền móng lí thuyết về việc xây dựng một chế độ xã hội mới. Nó thực sự là tư tưởng dọn đường cho cách mạng, là ngọn đuốc sáng cho nước Pháp khi vẫn còn trong đêm tối.

Hoạt động 1: GV / HS

GV hướng dẫn HS thảo luận về vấn đề:

- Nhà vua có đạt được mục đích của mình không? Vì sao vậy?

GV tường thuật trận tấn công phá ngục Ba-xti (có thể sử dụng đoạn trích trong bài thơ 14 - 7 của Tố Hữu).

- GV sử dụng bản đồ phong trào nhân dân Pháp (SGK), Bức tranh biếm họa Nông dân chặt vòi bạch tuột (Chính sách tô, thuế của phong kiến, Giáo hội ăn bám), nông dân đốt các lãnh địa phong kiến v.v...

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ của Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (Có thể liên hệ với Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam).

- HS nhận xét mặt tích cực và hạn chế của những chính sách mà Quốc hội lập hiến ban hành.

Trước hành động phản quốc của nhà vua, cách mạng Pháp cần phải làm gì?

Những biện pháp mà Quốc hội lập hiến và nhân dân Pháp tiến hành có bảo vệ được nước Pháp?

Giai đoạn sau của cách mạng nước Pháp sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này.

Hoạt động 2: Giáo viên - Học sinh

- GV tái hiện kiến thức cũ đặt ra tình huống mới: Với việc xử tử vua Sác-lơ I, thiết lập nền cộng hòa, cách mạng Anh đạt tới đỉnh cao. Cách mạng Pháp lúc này đã làm một việc tương tự, cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao chưa?

- Hướng dẫn HS thảo luận, GV cần chốt lại vấn đề: những quyết định trên của Quốc hội do áp lực của quần chúng), chưa đáp ứng được những yêu cầu cấp bách mà cách mạng Pháp đòi hỏi.

+ Chống thù trong, giặc ngoài.

+ Chống nạn đầu cơ tích trữ, phục vụ mặt trận, cải thiện đời sống nhân dân.

Quần chúng tiếp tục tạo ra áp lực, chuyển giao chính quyền về tay phái Gia-cô-banh, đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

- GV sử dụng ảnh chân dung giới thiệu Rô-be-xpi-e, nhấn mạnh những phẩm chất nổi bật như ý chí sắt đá, tinh thần dân tộc không khoan nhượng trước kẻ thù vì lợi ích của nhân dân, một con người kiên định "không thể đảo ngược được".

Hoạt động 3: Giáo viên - Học sinh

- GV hướng dẫn HS nhận thức về các chính sách cụ thể của chính quyền Gia-cô-banh lúc này đã thực sự phát huy tác dụng. Cần có sự so sánh để thấy đây là những chính sách tiến bộ hơn hẳn thời kì Gi-rông-đanh nắm quyền, chẳng hạn:

+ Việc chia ruộng thành lô lớn, bán giá cao thời Gi-rông-đanh khiến nông dân không thể có đất đai canh tác, giờ đây (thời Gia-cô-banh) sắc lệnh chia đều đất công, ruộng được chia thành lô nhỏ, trả dần trong 10 năm.

+ Trước đây đạo luật cấm công nhân bãi công, hội họp, nay hiến pháp mới (6 -1793) ban bố quyền dân chủ rộng rãi, mọi sự bất bình đẳng giai cấp bị xóa bỏ.

+ Việc ban hành luật giá tối đa đã khắc phục tình trạng nạn đầu cơ tích trữ, huy động lương thực thực phẩm cho mặt trận và cải thiện từng bước đời sống nhân dân.

- Tại sao giữa lúc cách mạng đang lên, phái Gia-cô-banh lại suy yếu?

GV hướng dẫn HS phân tích những đòi hỏi từ nhiều phía (tư sản, công nhân, nông dân) đối với chính quyền Gia-cô-banh lúc này dẫu chính đáng cũng không thể thực hiện. Đất nước vừa kết thúc một cuộc chiến gian khổ, kéo dài với những khó khăn chồng chất, hậu quả chưa được khắc phục. Sự bất lực, lúng túng với những quyết sách sai lầm của phái Gia-cô-banh (đàn áp các lực lượng chống đối), dẫn đến việc họ không còn chỗ dựa. Ngay cả một bộ phận quần chúng cách mạng trung thành với Gia-cô-banh, đòi hỏi Rô-be-xpi-e phải hành động cương quyết trước hành động của kẻ thù thì ông lại lừng chừng không quyết đoán. Lực lượng tư sản cơ hội - kẻ mới giàu lên trong chiến tranh đã làm cuộc đảo chính bắt Rô-be-xpi-e và những người cộng sự của ông lên đoạn đầu đài. Lòng nhiệt tình cách mạng của quần chúng Pa-ri lúc này đã nguội lạnh, để lực lượng phản động đẩy cách mạng vào giai đoạn thoài trào. Về sự thất bại của Gia-cô-banhs, V.I.Lê-nin chỉ rõ: "Đưa ra những dự định đại quy mô mà lại không có chỗ dựa cần thiết để thực hiện, không biết ngay cả phải dựa vào giai cấp nào để áp dụng biện pháp này hay biện pháp khác".

GV cần hướng dẫn để HS nhận thức được rằng, các cuộc đảo chính liên tiếp kể từ sau thất bại của nền chuyên chính Gia-cô-banh, là quá trình đi xuống, thể hiện sự tụt lùi của cách mạng Pháp (Từ Cộng hòa tư sản qua các bước trung gian trở về quân chủ phong kiến). Có thể biểu diễn sự thoái trào của cách mạng Pháp qua sơ đồ sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS so sánh những thành quả mà cách mạng Pháp đạt được, đặc biệt nhấn mạnh những thành quả đó đều do sức mạnh của quần chúng cách mạng tạo nên. Chính vì lẽ đó cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng điển hình nhất, tiêu biểu nhất, nó lớn hơn hẳn bất cứ một cuộc cách mạng tư sản nào nổ ra trước hoặc sau nó. Với ý nghĩa to lớn đó nó xứng đáng được coi là cuộc "Đại cách mạng".

 

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế xã hội

A. Kinh tế

- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

 

 

- Công thương nghiệp phát triển

+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)

+ Công nhân đông, sống tập trung

+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.

B. Chính trị

- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp

+ Tăng lữ: nắm đặc quyền

+ Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội.

+ Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

 

 

 

2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng

Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG

1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

- Ngày 5 - 5 - 1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

- Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).

+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.

+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).

- Tháng 4 - 1792 Chiến trang giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.

- Ngày 11 - 7 - 1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

 

 

 

2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập

- Ngày 10 - 8 - 1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21 - 9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy; Đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31 - 5 - 1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2 - 6).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng

- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng, Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả.

+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.

+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.

+ Ban hành lệnh "Tổng động viên".

+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ...

 

 

 

 

- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

- Trong lúc cách mạng đang lên, mâu thuẫn nội bộ đã làm cho phái Gia-cô-banh suy yếu. Cuộc đảo chính ngày 27 - 7 - 1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào.

 

 

 

 

 

Thời kỳ thoái trào

- Sau đảo chính, Ủy ban Đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng.

+ Hiến pháp mới được ban hành bảo vệ lợi ích TS mới.

+ Xóa bỏ luật giá tối đa.

+ Thủ tiêu các quyền tự do dân chủ

+ Khủng bố những người cách mạng.

- Cuộc đảo chính (11 - 1799) lật đổ chế độ Đốc chính, đưa Na-pô-lê-ông lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài.

- Sau nhiều năm chiến tranh, Đế chế I của Na-pô-lê-ông bị suy yếu, thất bại (1815). Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi cua công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo, nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng.

- Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

 

 

 

3. Sơ kết bài học

GV hướng dẫn HS nhận thức vấn đề chủ yếu sau:

Vì sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tiêu biểu, điển hình?

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng tư sản đó?

Tổng kết nội dung trên, GV tiếp tục giúp HS củng cố khái niệm cách mạng tư sản. (Có thể so sánh với cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh để nhận thức thêm sự đa dạng về hình thức của cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại).

 

CHƯƠNG 2

CÁC NƯỚC ÂU - MỸ

(TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)

 

BÀI 32

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nắm được các mốc thời gian và thành tựu chủ yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức.

- Nắm được hệ quả của Cách mạng công nghiệp về kinh tế, xã hội và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Hiểu được tác dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp đối với việc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

2. Tư tưởng, tình cảm

Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với chủ công nhân ngày càng tinh vi và triệt để hơn. Đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá bước phát triển của máy móc, tác động của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế xã hội.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về những phát minh công nghiệp trong thời kỳ này.

- Lược đồ nước Anh.

- Tư liệu tham khảo về kinh tế, văn hóa phần lịch sử thế giới.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Lập niên biểu diễn biến Cách mạng Pháp qua các giai đoạn.

Câu hỏi 2: Tại sao nói thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng Pháp?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, ở các nước châu Âu đã có bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất. Đó là cuộc Cách mạng nhằm thực hiện  cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Vì thực chất đây là cuộc Cách mạng kỹ thuật nhằm tạo ra năng suất lao động cao hơn Chủ nghĩa tư bản , củng cố nền tảng của chế độ mới. Để nắm vững những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp ở các nước Anh, Pháp, Đức như thế nào? Hệ quả của Cách mạng công nghiệp ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền đã tăng cường củng cố vị trí của mình bằng việc phát triển kinh tế Cách mạng công nghiệp đã đáp ứng yêu cầu đó tạo ra năng suất lao động cao hơn, khẳng định tính hơn hẳn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với phương thức sản xuất phong kiến vốn đã lạc hậu.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?

- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Anh có những điều kiện chuẩn bị cho Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm hơn các nước khác: cách mạng nổ ra sớm, chính quyền do giai cấp tư sản nắm.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản tích lũy vốn để đầu tư vào công nghiệp trong nước.

_ GV nhấn mạnh: Yếu tố quan trọng hàng đầu của sự quá độ từ sản xuất thủ công sang sản xuất máy móc là sự tích lũy tư bản nguyên thủy (vốn ban đầu).

Hoạt động 2: Nhóm

- GV chia HS thành các nhóm nêu nhiệm vụ như sau: Hãy cho biết mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp Anh?

+ HS hoạt động theo nhóm, dựa vào SGK tìm hiểu và cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình. HS có thể bổ sung cho bạn.

- GV nhận xét kết hợp trình bày và phân tích:

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ đã sáng chế ra máy kéo sợi, lấy tên con gái mình đặt cho máy Gienni, ưu điểm là sử dụng từ 16 -18 cọc suốt mà chỉ do một công nhân điều khiển (kinh tếphát triển với với giới thiệu máy Gienni).

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ Năm 1779, Crôn-tơn cải tiến máy Giênni và Ác-crai-tơ với kỹ thuật cao hơn kéo được sợi nhỏ chắc vải đẹp và bền.

+ Năm 1875 Ét-mơn Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt tay.

- GV nêu câu hỏi: Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

- HS dựa vào vốn kiến thức trả lời. Trước khi HS trả lời GV có thể gợi ý: Vốn, thị trường, công nhân.

- GV nhận xét và kết luận: Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

Hoạt động 3: Cá nhân

- GV trình bày: Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và được đưa vào sử dụng (Kết hợp giới thiệu máy hơi nước của Giêm Oát).

- GV nêu câu hỏi: Việc phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng có ý nghĩa gì?

- HS dựa vào SGK trả lời.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Nhờ có máy hơi nước mà các nhà máy có thể xây dựng ở những nơi thuận tiện (không phụ thuộc vào điều kiện địa lý như phải gần sông, suối và thời tiết).

- Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động  chân tay dần được thay thế bằng lao động máy móc.

- GV trình bày: Bên cạnh việc phát minh máy hơi nước, ngành luyện kim cũng có những tiến bộ vềkĩ thuật: Năm 1735 phát minh phương pháp nấu than cốc, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng, ngành giao thông vận tải cũng có bước tiến lớn đầu thế kỷ XIX tàu thủy  và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước:

+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.

+ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

- GV kết luận: Đến giữa thế kỷ XIX, Anh được mệnh danh là công xưởng của thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

- GV giới thiệu cho HS trên lược đồ nước Anh để thấy được sự biến đổi của Anh vì cơ cấu kinh tế và dân cư sau Cách mạng công nghiệp.

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Cách mạng công nghiệp ở Pháp được bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ vào những năm 30 của thế kỷ XIX và phát triển mạnh vào những năm 1850 - 1870. Trong khoảng 20 năm đó, số máy hơi nước của Pháp tăng hơn 5 lần, từ 5000 chiếc lên 27.000 chiếc; chiều dài đường sắt tăng 5,5 lần, từ 3000 km lên 16.500 km; tàu chạy bằng hơi nước tăng hơn 3,5 lần.

- GV nêu câu hỏi: Tác động của Cách mạng công nghiệp đối với kinh tế, xã hội của nước Pháp?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Đưa kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ. Công nghiệp Pháp đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Anh.

+ Bộ mặt Pa-ri và các thành phố khác thay đổi rõ rệt. Một hệ thống đại lộ, nhà ga, cửa hàng được dựng lên thay thế các phố cũ chật hẹp.

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV giới thiệu cho HS thấy quá trình diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX, mặc dù đất nước đang còn bị chia xẻ thành nhiều tiểu quốc gia và giai cấp tư sản chưa lên cầm quyền. Đến giữa thế kỷ XIX tốc độ phát triển công nghiệp Đức đạt mức kỷ lục.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về sự phát triển của nền kinh tế Đức dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp.

- GV nêu câu hỏi: Cách mạng công nghiệp tác động vào nông nghiệp như thế nào?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Máy móc được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp: Máy cày, bừa, máy gặt... Sử dụng phân hóa học Năng suất thu hoạch tăng.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh?

- HS dựa vào vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung, chốt ý: Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trương hơn.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu hệ quả về kinh tế của Cách mạng công nghiệp?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Nâng cao năng suất lao động, làm khối lượng sản phẩm cho xã hội càng nhiều.

+ Bộ mặt các nước tư bản thay đổi do nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Ngoài hệ quả về mặt kinh tế, Cách mạng công nghiệp còn đem lại hệ quả về xã hội như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Hình thành giai cấp mới đó là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

- Tư sản công nghiệp lên nắm mọi tư liệu sản xuất và nắm quyền thống trị nước ngoài.

- Vô sản công nghiệp ngày càng đông đảo song đời sống của họ ngày càng cơ cực dẫn đến mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản không ngừng tăng lên làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giai cấp.

 

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Những phát minh về máy móc:

+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Luyện kim: Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

 

 

 

 

- Giao thông vận tải: Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

- Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới.

 

 

 

 

 

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a) Pháp

- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.

 

 

 

 

 

 

 

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.

 

- Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

 

 

 

b) Đức:

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh đạt kỷ lục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong nông nghiệp: Máy móc cũng thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: Máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

 

 

 

- Đặc điểm: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

 

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Về kinh tế:

 

+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

 

 

 

 

 

- Về xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

 

 

4. Sơ kết bài học

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi nêu ra ngay từ đầu giờ học: Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp, hệ quả của Cách mạng công nghiệp?

5. Dặn dò, ra bài tập về nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

- Lập bảng thống kê về những phát minh của Cách mạng công nghiệp Anh theo nội dung sau:

 

Thời gian

Người phát minh

Tên phát minh

Tác động kinh tế

 

 

 

 

 

 

BÀI 33

HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MỸ GIỮA THẾ KỶ XIX

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

Nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc dân tộc thống nhất nước Đức, Italia và nội chiến Mĩ.

Giải thích được tại sao cuộc dân tộc thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mĩ lại là cuộc Cách mạng tư sản.

Vẽ lược đồ quá trình thống nhất Italia, Đức.

2. Tư tưởng, tình cảm

Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc dân tộc chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.

3. Kĩ năng

Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc Cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau.

Kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Lược đồ quá trình thống nhất Đức, Italia và nội chiến ở Mĩ.

- Tranh ảnh đến những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu mốc thời gian và những thành tựu chủ yếu của Cách mạng công nghiệp Anh?

Câu hỏi 2: Hệ quả của Cách mạng công nghiệp?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Trong các thập niên 50 - 60 của thế kỷ XIX nhiều cuộc Cách mạng tư sản liên tục nổ ra dưới những hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mĩ đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chấm dứt cuộc dân tộc "Ai thắng ai" giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến cuộc dân tộc thống nhất Đức, Italia và nội chiến Mĩ? Diễn biến diễn ra như thế nào? Tính chất, ý nghĩa ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời với câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hêt GV giới thiệu cho HS thấy rõ:

Từ những năm 1848 - 1849 một cao trào Cách mạng tư sản lại diễn ra sôi nổi ở châu Âu. Ở Pháp nhằm lật đổ bộ phận tư sản tài chính, thiết lập nền cộng hòa thứ 2, tạo điều kiện cho cách mạng tư bản phát triển. Ở Đức và Italia ngoài nhiệm vụ thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến còn thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, mở đường cho cách mạng tư bản đi lên.

- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Đức trước khi thống nhất?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Đến giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, Đức từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.

+ Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất: sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác... tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioong-ke.

+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, là trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (GV kết hợp việc trình bày với chỉ lược đồ về nước Đức để thấy được tình trạng chia rẽ của quốc gia này).

- GV nêu câu hỏi:Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa?

- HS trả lời câu hỏi.

GV kết luận: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.

- GV trình bày và phân tích: Ở Đức do sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến, giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường Cách mạng - con đường "Từ dưới lên", quá trình thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều - "Từ trên xuống", thông qua ca của quí tộc Phổ - đại diện là Bi-xmác. Với mx chính sách phản động đã dưa nước Đức trở thành một đồn lũy phản động, nhất là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và là trung tâm xảy ra các cuộc chiến tranh ở châu Âu.

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV sử dụng lược đồ quá trình thống nhất Đức để trình bày diễn biến quá trình thống nhất nước Đức.

- Gọi 1 - 2 HS lên bảng trình bày lại quá trình thống nhất Đức để củng cố kiến thức mục này.

- Quá trình thống nhất Đức chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:

+ Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvích hai địa bàn chiến lược quan trọng ở Ban Tích và Bắc Hải. Đan Mạch phải ký hòa ước (10 - 1864) đồng ý trao hai công quốc cho Áo và Phổ, sau đó Phổ gạt Áo làm chủ hai công quốc này.

+ Năm 1866 Bi-xmác gây chiến tranh với Áo, Áo thất bại phải rút ra khỏi liên bang Đức và chấp nhận để Phổ thành lập một liên bang mới.

- Kết quả: Năm 1867 Liên bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do, hiến pháp được thông qua.

- Năm 1870, 1871 Bi-xmác tiến hành chiếm Pháp, Pháp phải ký hiệp định đầu hàng thu phục được các bang miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước.

- GV giải thích rõ: Việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc Cách mạng tư sản tạo điều kiện cho kinh tế tư bản cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Đức.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Tình hình I-ta-li-gia-cô-banh trước khi thống nhất đất nước?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Giữa thế kỷ XIX I-ta-li-a vẫn bị chia thành  vương quốc nhỏ, và chịu sự thống trị của đế quốc Áo.

+ Dưới sự đô hộ của đế quốc Áo và ách thống trị của các thế lực phong kiến kinh tế lạc hậu chậm phát triển ngoài vương quốc Piê-môn-tê.

- GV nêu câu hỏi: Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu gì đưa I-ta-li-a phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và kết luận: Yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Áo, xóa bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- GV nhấn mạnh: Trong đó nổi bật lên vai trò của vương quốc vẫn giữ được độc lập, nền quân chủ lập hiến của triều đại Xa-voa đại diện cho quyền lợi của liên minh quí tộc tư sản hóa và đại tư sản, đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV sử dụng "Lược đồ thống nhất I-ta-li-a " kết hợp với nội dung SGK để trình bày diễn biến quá trình thống nhất Italia.

- Tiếp theo gọi HS lên bảng trình bày lại quá trình thống nhất I-ta-li-a để khắc sâu và củng cố kiến thức.

- Diễn biến quá trình thống nhất Italia cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

+ Tháng 4 - 1859 chiến tranh giữa liên quân Pi-ê-môn-tê Pháp với Áo bắt đầu dưới sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi đẩy quân Áo vào tình thế khó khăn, tháng 3 - 1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

+ Tháng 4 - 1860 khởi nghĩa nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a bùng nổ, đòi lật đổ chính quyền tay sai Áo thống nhất đất nước, Ga-ri-ban-đi cùng đội quân "Áo đỏ" đổ bộ lên đảo giải phóng miền Nam Italia, sau đó miền Nam I-ta-li-a sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10 - 1860) thành lập vương quốc I-ta-li-a.

+ Năm 1866 I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a.

+ Năm 1870 Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a.

- GV nêu câu hỏi: Nêu ý nghĩa cuộc đấu tranh thống nhất Italia?

- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết qua bài học trả lời câu hỏi.

- GV chốt ý: Mang tính chất một cuộc Cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ Italia. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- GV nhấn mạnh thêm: Hạn chế của cuộc đấu tranh thống nhất Italia là sau khi thống nhất Italia vẫn theo chế độ quân chủ lập hiến, nền dân chủ còn rất nhiều hạn chế, nông dân nghèo không có đất đai và không có quyền bầu cử.

Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp

- GV cho HS quan sát trên lược đồ nước Mĩ giữa thế kỷ XIX trong SGK và giới thiệu cho HS thấy được sự mở rộng đất đai nước Mĩ giữa thế kỷ XIX.

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Mĩ trước khi nội chiến?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV trình bày và phân tích:

+ Kinh tế Mĩ giữa thế kỷ XIX tồn tại theo 2 con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên bóc lột sức lao động nô lệ.

+ Về nông nghiệp miền Bắc và miền Tây kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế phục vụ thị trường công nghiệp. Trong khi đó ở miền Nam kinh tế đồn điền phát triển dựa trên sức lao động nô lệ làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy nhiên, chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ nhỏ ở miền Bắc với chủ nô miền Nam ngày càng gay gắt phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ mở đường cho CNTB phát triển.

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét,chốt ý:

+ Lin-côn ứng cử viên của Đảng Cộng hòa đại diện cho giai cấp tư sản và trại chủ miền Bắc trúng cử Tổng thống đe dọa quyền lợi các chủ nô ở miền Nam (vì Đảng Cộng hòa chủ trương bác bỏ chế độ nô lệ).

- GV kết hợp giới thiệu hình 62 "Tổng thống Lin-côn (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ" với nội dung về Lin-côn trong SGK.

+ 11 bang phản đối tách khỏi liên bang thành lập Hiệp bang mới có chính phủ, Tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ Trung ương.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày: Ngày 12/4/1861 nội chiến bùng nổ, ban đầu đội quân liên bang kiên quyết và không sử dụng biện pháp triệt để nên bị thua liên tiếp.

- GV nêu câu hỏi: Trước tình hình đó chính phủ Lin-côn có biện pháp gì?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Chính phủ thay đổi biện pháp tác chiến và có những biện pháp tích cực hơn.

+ Giữa năm 1862 ký sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.

+ Ngày 01/1/1863 ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ hàng vạn nô lệ và người dân gia nhập quân đội  Liên bang.

+ Ngày 09/4/1865 quân đội miền Bắc giành thắng lợi quyết định trong trận đánh thủ phủ Hiệp bang miền Nam (Xa-ra-tô-ga), nội chiến chấm dứt.

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc nội chiến?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt ý:

+ Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.

+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.

 

1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tình hình nước Đức:

+ Giữa thế kỷ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.

+ Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.

 

 

 

 

+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "Từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quá trình thống nhất Đức:

+ Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-svích thuộc Bắc Hải và Ban Tích.

 

 

 

 

+ Năm 1866 Bi-xmác gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập một liên bang Bắc Đức.

 

 

- Năm 1870 - 1871 Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.

 

 

 

 

 

 

 

2. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia

 

 

 

 

- Tình hình I-ta-li-a trước khi thống nhất:

+ Đất nước bị phân tán chia xẻ thành 7 vương quốc nhỏ, chịu sự thống trị của đế quốc Áo.

+ Kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, bị kìm hãm phát triển.

 

- Nhiệm vụ:

+ Đặt ra yêu cầu cấp bách là giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Áo, xỏa bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.

+ Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diễn biến: Nổi bật là vai trò của vương quốc Pi-ê-môn-tê.

+ Tháng 4 - 1859 chiến tranh với Áo; Tháng 3 - 1860 các vương quốc miền Bắc sáp nhập vào Pi-e-môn-tê.

 

 

 

 

+ Tháng 4 - 1860 khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân "Áo đỏ"của Gia-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam.

+ Năm 1866 liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a.

+ Năm 1870 sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ thu hồi Rô-ma.

 

 

 

 

- Ý nghĩa:

+ Mang tính chất một cuộc Cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến.

+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nội chiến ở Mĩ

 

 

 

 

- Tình hình Mĩ trước khi nội chiến:

 

 

+ Giữa thế kỷ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.

+ Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

 

 

 

 

+ Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.

 

 

 

 

 

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lin-côn đại diện Đảng cộng hòa trúng cử tổng thống đe dọa quyền lợi của chủ nô ở miền Nam.

 

 

 

 

 

 

+ 11 bang miền Nam tách khỏi miền Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diễn biến:

+ Ngày 12/4/1861 nội chiến bủng nổ, ưu thế thuộc về Hiệp bang.

 

 

+  Ngày 01/1/1863 Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ nô lệ, nông dân tham gia quân đội.

+ Ngày 09/4/1865 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang.

 

 

 

 

 

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc Cách mạng tư sản lần thứ 2 ở Mĩ.

+ Xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.

 

 

4. Sơ kết bài học

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học. Nguyên nhân và diễn biến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến Mĩ? Tại sao đó lại là những cuộc cách mạng Tư sản?

5. Dặn dò, bài tập

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

- Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng Tư sản theo nội dung sau:

 

Tên cuộc cách mạng

Hình thức

Thời gian

Kết quả, ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI 34

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nắm và hiểu được những thành tựu chủ yếu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nó đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất xã hội.

- Nắm được khoảng những năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mà đặc trưng cơ bản nhất là sự ra đời của các tổ chức độc quyền và sự bóc lột ngày càng tinh vi hơn đối với nhân dân lao động làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản ngày càng gay gắt và sâu sắc.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh của các nhà khoa học trong việc khám phá nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống con người.

- Thấy được mặc dù chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa để quốc, đi cùng với nó là những thủ đoạn bóc lột tinh vi của chúng.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử về sự hình thành với tổ chức độc quyền.

- Kĩ năng khai thác và sử dụng tranh ảnh lịch sử về những thành tựu của khoa học kĩ thuật.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh các nhà bác học có những phát minh nổi tiếng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà bác học có tên tuổi trên thế giới.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Tại sao nói cuộc chiến tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a và nội chiến ở Mĩ lại mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?

Câu hỏi 2: Tại sao trong cuộc nội chiến Mĩ tư sản ở miền Bắc lại thắng chủ nô ở miền Nam?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản Âu - Mĩ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, bước sang giai đoạn để quốc chủ nghĩa. Đặc trưng cơ bản nhất của giai đoạn này là sự ra đời các tổ chức độc quyền và sự bóc lột ngày càng tinh vi hơn đối với nhân dân  lao động làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay gắt. Để hiểu rõ nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản? Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? Bài học hôm nay sẽ lí giải những câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Hoạt động nhóm

Trước hêt, GV trình bày: Khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao. Nhờ những phát minh khoa học trong các lĩnh vực vật lí, hóa học, sinh học.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, nhiệm vụ của các nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Nêu tên các nhà khoa học và những thành tựu phát minh về vật lí.

+ Nhóm 2: Nêu tên các nhà khoa học và những thành tựu phát minh về hóa học.

+ Nhóm 3: Nêu tên các nhà khoa học và những thành tựu phát minh về sinh học.

+ Nhóm 4: Nêu những tiến bộ trong việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

- HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả của mình.

- GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

*Nhóm 1: Trong lĩnh vực vật lí:

+ Phát minh về điện của các nhà bác học GV.Ôm người Đức, GV.Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

+ Thuyết điện tử của Tôm-xơ (Anh) cho phép phân tích những nguyên tử mà trước đây người ta lầm tưởng là những phân tử nhỏ nhất.

+ Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.

 

+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.

 

+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh tật.

*Nhóm 2: Trong lĩnh vực hóa học:

Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ep nhà bác học Nga đã đặt cơ sở cho sự phân hạn các nguyên tố hóa học.

*Nhóm 3: Trong lĩnh vực sinh học:

+ Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền...

 

+ Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.

 

+ Công trình của nhà bác học Nga Pap-lốp nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

*Nhóm 4: Trong nông nghiệp:

Máy móc được sử dụng nhiều như máy kéo, máy cày, máy gặt... phương pháp canh tác được cải tiến, việc sử dụng phân hóa học nâng cao năng suất cây trồng.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

GV trình bày và phân tích:

+ Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất:

+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh sản lượng thép tăng nhanh và được sử dụng rộng rãi trong chế tạo máy và đóng tàu, xe lửa... tuốc bin phát ddienejdj sử dụng để cung cấp điện năng.

+ Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời phục vụ sản xuất thuốc nhuộm, phân bón.

+ Việc phát minh ra điện tín giúp việc liên lạc ngày càng xa và nhanh hơn. Cuối thế kỷ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ động cơ đốt trong. Tháng 12 - 1903 anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên.

- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết bối cảnh dẫn đến sự ra đời các tổ chức độc quyền?

- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và trình bày: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật sản xuất công nghiệp các nước Âu - Mĩ tăng nhanh dẫn đến tích tụ tư bản. Đây là thời kỳ "Cá lớn nuốt cá bé". Trong tất cả các ngành kinh tế tự do cạnh tranh đã thay thế bởi những tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: Các-ten, Xanh-đi-ca, Tờ-rơt.

Tổ chức độc quyền ra đời nhằm bảo đảm quyền lợi lợi nhuận cao, hạn chế cạnh tranh và ngăn ngừa khủng hoảng. Song trên thực tế nó còn làm các hiện tượng này trở nên gay gắt hơn và mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản ngày càng sâu sắc.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp diễn ra như thế nào? Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và trình bày:

+ Ở Pháp, ngành luyện kim và khai thác mỏ tập trung trong tay hai công ty lớn, công ty "Snây-đơ Crơ-dô" nắm nhà máy quân sự Crơ-dô và các nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước.

Tổng công ty đường sắt và điện khí cùng 6 công ty khác độc quyền ngành đường sắt trong nước, 50% trọng tải biển do 3 công ty lớn nắm. Hai công ty "Xanh Gô-ben" và "Cu-man" kiểm soát toàn bộ công nghiệp hóa chất.

+ Ở Đức: Công ty than Ranh-Vet-xpha-len đã kiểm soát 95% tổng sản lượng than vùng Rua - vùng công nghiệp lớn nhất của Đức và hơn 55% tổng sản lượng than cả nước.

- Tiếp đó GV trình bày và phân tích: Sự tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng. Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh của cả nước hình thành tư bản tài chính, bọn tư bản tài chính còn đầu tư vốn ra nước ngoài đem lợi nhuận cao. Năm 1900, nước Anh đầu tư vốn ra bên ngoài 2 tỷ  Li-vrơ xtéc-ling, đến năm 1913 lên gần 4 tỷ. Thị trường của Anh chủ yếu là Ấn Độ, Trung Quốc, Nga các nước Mĩ - Latinh...

- GV nhấn mạnh: Ngoài đặc điểm trên, mỗi nước do điều kiện lịch sử kinh tế của mình đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với những nét riêng biệt, như Mĩ là sự hình thành các tờ rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ; ở Anh là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân; ở Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi.

 

 

 

- GV nêu câu hỏi: Sự ra đời các tổ chức độc quyền dẫn đến hậu quả gì?

- HS tìm hiểu SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Xuất hiện nhiều mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa gay gắt dẫn đến các cuộc chiến tranh để phân chia thuộc địa.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc; giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động giữa các nước tư bản.

+ Mâu thuẫn trên đã dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

1. Những thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trong lĩnh vực vật lý:

+ Phát minh về điện của các nhà bác học G.Ôm người Đức, G.Jun người Anh, E.Len-xơ người Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.

 

 

 

+ Phát hiện về phóng xạ của Hăng-ri Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.

+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.

+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.

 

 

 

 

 

* Trong lĩnh vực sinh học:

+ Học thuyết Đác-uyn (Anh) đề cập đến sự tiến hóa và di truyền...

 

+ Phát minh của nhà bác học Lu-i Paster (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh chó dại.

+ Pap-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Những phát minh khoa học được áp dụng vào sản xuất:

+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng.

+ Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hóa học ra đời.

+ Việc phát minh ra điện tín. Cuối thế kỷ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong. Tháng 12 - 1903 anh em người Mĩ đã chế tạo những chiếc máy bay đầu tiên.

 

 

* Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.

2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

 

 

 

- Nguyên nhân:

+ Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật sản xuất công nghiệp của các nước Âu - Mĩ tăng nhan dẫn đến tích tụ tư bản.

- Các ngành kinh tế chuyển từ tự do cạnh tranh sang tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức: Các-ten, Xanh-đi-ca, Tờ-rớt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc:

+ Trong công nghiệp: Diễn ra quá trình tập trung vốn lớn thành lập những công ty độc quyền như ở Pháp, Đức, Mĩ... lũng đoạn đời sống kinh tế các nước tư bản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh của cả nước hình thành tư bản tài chính.

+ Tư bản tài chính còn đầu tư vốn ra nước ngoài đem lợi nhuận cao: năm 1900, nước Anh đầu tư vốn ra ngoài 2 tỉ Li-vrơ xtéc-ling, đến năm 1913 lên gần 4 tỉ.

 

 

- Mỗi đế quốc còn có đặc điểm riêng

+ Mĩ là sự hình thành các Tờ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.

+ Anh là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.

+ Pháp là đế quốc cho vay nặng lãi.

 

- Xuất hiện nhiều mâu thuẫn:

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc; giữa nhân dân thuộc địa; giữa giai cấp tư sản với nhân dân lao động các nước tư bản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- Hướng dẫn học trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa trình bày? Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

5. Dặn dò, bài tập

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.

- Nêu đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

 

BÀI 35

CÁC NƯỚC ĐỂ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nắm được những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; những nét chung và đặc điểm riêng.

- Hiểu được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc và giữa để quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc.

2. Tư tưởng, tình cảm

Giúp HS nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ý thức cảnh giác cách mạng; đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình.

3.Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để thấy được từng đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

- Sơ đồ thay đổi vị trí kinh tế các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Lược đồ các nước đế quốc dầu thế kỷ XX.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu những thành tựu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

Câu hỏi 2: Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản tiên tiến, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với đó là chính sách mở rộng xâm lược thuộc địa để có thêm thị trường và vơ vét nguyên liệu đưa về chính quốc. Sự tranh chấp thuộc địa đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc. Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ như thế nào?

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Tiết 1:

A. ANH VÀ PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết, GV trình bày và phân tích:

Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.

- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Cuối thập niên 70 tình hình kinh tế ra sao?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Từ cuối thập niên 70 Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.

- GV giới thiệu "Bảng thống kê biểu thị sự thay đổi về sản lượng công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ" trong SGK.

GV hỏi: Nguyên nhân của sự giảm sút đó?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và trình bày: nguyên nhân là:

+ Máy móc thiết bị xuất hiện sớm nên đã cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.

+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.

- GV nhấn mạnh: Tuy vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp bị giảm sút, song Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

Hoạt động 2: Nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm và nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất trong công nghiệp diễn ra như thế nào?

- HS làm việc theo nhóm đọc SGK cử đại diện trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Đây là thời kì quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh, 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.

- GV giới thiệu cho HS biết: Nông nghiệp nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nguyên nhân là do tư sản Anh không đầu tư vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu vào buôn bán lương thực vì giá lương thực châu Âu và Mĩ rất rẻ.

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Anh là nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến với việc thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền. Sự khác biệt giữa hai Đảng là không đáng kể, chủ yếu là về biện pháp cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- GV nêu câu hỏi: Cho biết chính sách đối ngoại của Anh?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Đây là thời kỳ giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi. GV kết hợp khai thác lược đồ để HS nhận biết được hệ thống thuộc địa rộng lớn của đế quốc Anh đầu thế kỷ XX trải dài từ Bắc Mĩ, châu Phi, châu Á đến châu Đại Dương.

- GV nhấn mạnh: Chủ nghĩa đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn (chiếm 1/4 dân số thế giới) do vậy được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc thực dân "Mặt trời không bao giờ lặn" trên đất nước Anh.. Lê-nin nhận xét: "Nước Anh không chỉ là quê hương của hệ thống công xưởng của chủ nghĩa tư bản, mà còn là thủy tổ của chủ nghĩa đế quốc hiện đại".

Chủ nghĩa thực dân Anh đã trở thành đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc Anh...Việc xuất khẩu tư bản của Anh mang những qui mô to lớn. Nước Anh là một cường quốc thuộc địa chính.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV: Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại.

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân tại sao công nghiệp Pháp phát triển chậm lại?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, do đó phải bồi thường chiến tranh.

+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản sang những nước chậm phát triển để thu lợi nhuận cao chứ không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

- GV kết luận: Hậu quả là cuối thế kỷ XIX sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh, kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với những nước công nghiệp trẻ.

- GV nêu câu hỏi: Bên cạnh những yếu kém đó công nghiệp Pháp có những tiến bộ gì?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV trình bày và phân tích: Mặc dù có sự sút kém, song công nghiệp Pháp cũng có tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng khắp cả nước đã đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hóa sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 - 1900 số xí nghiêp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.

Nông nghiệp Pháp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- GV chốt ý: Những biểu hiện của tình hình nông nghiệp trên chứng tỏ sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các công ty độc quyền diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (GV nhấn mạnh ở Pháp quá trình diễn ra chậm hơn các nước khác).

- GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp?

- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.

+ Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.

- GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được số vốn mà tư bản Pháp đầu tư ở nước ngoài nhiều như thế nào.

- GV nêu câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Pháp?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV kết luận: chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

 

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích:

+ Sau cách mạng tháng 9 - 1870 nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và cấp tiến thay nhau cầm quyền.

Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914) ở Pháp diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ.

- GV nêu câu hỏi: Nêu chính sách đối ngoại của Pháp?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức; tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được chính sách xâm lược thuộc địa của Pháp, qua đó thấy được hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn, chỉ sau Anh.

 

I. Nước Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tình hình kinh tế

- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

 

 

 

 

 

 

 

- Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.

 

- Nông nghiệp: Nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, Anh phải nhập khẩu lương thực.

 

 

 

* Tình hình chính trị:

- Anh là nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến với việc thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền lợi của giai cấp tư sản.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

 

 

 

 

 

- Đặc điểm đế quốc Anh: là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nước Pháp

Tình hình kinh tế

- Cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu phát triển chậm lại.

 

 

 

-Nguyên nhân:

+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ do đó phải bồi thường chiến tranh.

+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sự thâm nhập của phương thức: sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.

 

 

 

 

 

- Đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đặc điểm: Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

Tình hình chính trị

- Sau cách mạng tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.

- Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các.

 

 

 

 

 

 

 

- Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức; tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc đìa chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Tình hình kinh tế, chính trị nổi bật của Anh và Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp?

5. Dặn dò, bài tập

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.

- Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các đặc điểm của đế quốc Anh và Pháp?

 

BÀI 35

CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (Tiếp)

TIếT 2:

 

B. ĐỨC VÀ MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Tình hình kinh tế, chính trị nổi bật của Anh và Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp?

Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các đặc điểm của đế quốc Anh và Pháp?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu Anh, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đó là hai nước tư bản già. Còn hai nước tư bản trẻ là Đức và Mĩ quá trình chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ lí giải vấn đề trên.

 

Các hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết những biểu hiện phát triển công nghiệp của Đức sau khi thống nhất?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét trình bày và phân tích: Sau khi thống nhất đất nước tháng 1 - 1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ 1870 - 1900 sản xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như kĩ nghệ điện, hóa chất... Đức đạt thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của công nghiệp Đức?

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Nguyên nhân công nghiệp Đức phát triển là:

Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh với Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào.

- GV giới thiệu những số liệu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Đức trong những năm 1890 - 1900 là 163% và bảng thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu trong SGK để thấy được việc xuất khẩu hàng hóa tăng lên rõ rệt.

- Sau đó, GV kết luận: Đến đầu năm 1900, Đức đã vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp Đức dẫn đầu châu Âu thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mĩ.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển của công nghiệp đã tác động như thế nào đến xã hội?

- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 - 1901 dân cư thành thị tăng từ 36% đến 54,3% . Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp bến cảng xuất hiện.

- GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, trình bày và phân tích:

+ Quá trình tập trung sản xuất cà hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Các-ten và Xanh-đi-ca.

GV dẫn chứng: Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 3/4 tổng số điện lực, trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận có 7% thôi; số lượng Các-ten tăng lên nhanh chóng: năm 1905 có 835, đến năm 1911 có tới 550 - 600.

+ Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính. Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ.

- GV nêu câu hỏi: Tình hình nông nghiệp Đức phát triển như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân trên là do: Việc tiến hành cách mạng không triệt để, phần lớn ruộng đất nằm trong tay quí tộc và địa chủ; phương pháp canh tác vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến.

- GV nhấn mạnh: Hậu quả của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hóa sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho địa chủ, phú nông hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích về chính trị:

+ Hiến pháp 1871 qui định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao như tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội.

Quyền lập pháp trong tay hai viện: Thượng viện và Hạ viện nhưng quyền lực bị thu hẹp, các bang vẫn giữ hình thức vương quốc tức có cả vua, chính phủ và quốc hội.

GV nhấn mạnh cho HS thấy rõ: Phổ là bang lớn nhất trong Liên bang Đức, vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn: Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức là Thủ tướng Phổ.

Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc hóa tư sản, đây là lực lượng đã lãnh đạo cuộc thống nhất đtn bằng con đường vũ lực có vị thế chính trị, kinh tế và giữ vai trò quan trọng khi Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- GV giúp HS thấy rõ: Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

- GV nêu câu hỏi: Nêu chính sách đối ngoại của Đức?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa thế giới.

+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.

- GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức?

- Sau khi HS trả lời GV chốt ý: Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Cuối thế kỷ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất trên thế giới. Về sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh, sản xuất thép và máy móc đứng đầu thế giới. Năm 1913 sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức hai lần, vượt Anh 4 lần, than gấp hai lần Anh và Pháp gộp lại.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc?

- HS dựa vào vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Nguyên nhân là do:

+ Mĩ giàu nguyên liệu, nhiên liệu giàu có, có nguồn nhân lực dồi dào.

+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi trước.

+ Có thị trường rộng lớn.

- GV nêu câu hỏi: Tình hình nông nghiệp Mĩ phát triển như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét trình bày và phân tích: Nông nghiệp Mĩ có bước phát triển đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp lượng thực cho châu Âu.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp Mĩ.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các công ty độc quyền diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền, hình thức chủ yếu là Tờ rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được việc hình thành các công ty độc quyền chi phối các hoạt động kinh tế của nước Mĩ.

- GV nhấn mạnh để HS thấy rõ Mĩ không chỉ phát triển kinh tế ở trong nước mà còn vươn lên phát triển ngoại thương và xuất cảng tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Can-na-đa, các nước vùng Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc.

Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Chế độ chính trị ở Mĩ la nơi điển hình của chế độ hai đảng (Đảng cộng hòa - đại diện cho lợi ích của đại tư sản và Đảng dân chủ - đại diện cho lợi ích của tư sản nông nghiệp và trại chủ) thay nhau lên cầm quyền song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.

GV nhấn mạnh thêm: Tuy có khác nhau về một số chính sách và biện pháp cụ thể nhưng đều nhất trí trong việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bàng trướng ra bên ngoài.

- GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để minh chứng cho chính sách phân biệt đối xử giữa người da đen và người da trắng.

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết chính sách đối ngoại của Mĩ?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Đây là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.

+ Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng khu vực Mĩ - Latinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

I.NƯỚC ĐỨC

 

 

 

 

- Sau khi thống nhất đất nước tháng 1- 1871, nên kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên nhân: Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh với Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tác động xã hội: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp, bến cảng xuất hiện.

 

 

 

 

 

 

- Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanh-đi-ca.

 

 

 

 

 

- Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.

 

 

 

 

 

- Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tình hình chính trị:

 

-Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản,  đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.

 

 

 

 

- Chính sách đối ngoại:

+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới.

+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc.

- Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân phiệp hiếu chiến.

 

 

II. NƯỚC MĨ

a. Tình hình kinh tế

- Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên liệu:

+ Mĩ giàu nguyên liệu, nhiên liệu giàu có, có nguồn nhân lực dồi dào.

+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi trước.

+ Có thị trường rộng lớn.

 

Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức chủ yếu là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Tình hình chính trị

- Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền.

- Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chính sách đối ngoại;

+ Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.

 

 

 

+ Bành trướng khu vực Mĩ-Latinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

 

 

4. Sơ kết bài học

- GV tổ chức cho các em trả lời các câu hỏi: Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Đức và Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Yêu cầu HS chỉ trên biểu đồ vị trí kinh tế và lược đồ chính trị thế giới để thấy được sự thay đổi về vị trí kinh tế và thuộc địa của các đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cho nước.

5. Dặn dò, bài tập về nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

- Trả lời câu hỏi SGK.

 

CHƯƠNG 3

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

(TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)

 

BÀI 36

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nắm được sự ra đời và tình cảnh của giai cấp công nhân công nghiệp, qua đó giúp các em hiểu được cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản lớn mạnh dần. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản đã nảy sinh và càng gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Nắm được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những mặt tích cực và hạn chế của hệ tư tưởng này.

2. Tư tưởng, tình cảm

- Giúp HS nhận thức sâu sắc được quy luật "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh", song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.

- Thông cảm và thấu hiểu được tình cảnh khổ cực của giai cấp vô sản.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử nói về đời sống của giai cấp vô sản công nghiệp, những hạn chế trong cuộc đấu tranh của họ. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tư tưởng xã hội không tưởng.

- Kỹ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.

II. THIẾT BỊ VẦ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản thời kỳ này.

- Những câu chuyện về các nhà xã hội không tưởng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức. Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư bản với công nhân nảy sinh và dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp đầu thời kỳ cận đại. Cùng với lúc đó, một hệ tư tưởng của giai cấp tư sản ra đời - chủ nghĩa xã hội không tưởng. Giai cấp công nhân ra đời và đời sống của họ ra sao? Nội dung những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? Để nắm và hiểu những nội dung trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời câu hỏi trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Hoạt động của thầy và trò

kiến thức HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân ra đời của giai cấp công nhân?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển thì xã hội phân chia thành 2 lực lượng lớn đối lập nhau về quyền lợi: giai cấp tư sản và vô sản.

+ Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ nông dân, mất ruộng đất, phải đi làm thuê trong các công xưởng nhà máy. Thợ thủ công phá sản cũng thành công nhân. Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỷ XVIII trước tiên ở Anh.

- GV trình bày rõ thêm: Giai cấp tư sản hình thành trên cơ sở như chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, chủ đồn điền.

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Đời sống của giai cấp vô sản?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV trình bày và phân tích:

+ Giai cấp vô sản hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, chỉ dựa vào việc làm thuê, bán sức lao động của mình.

+ Trong các công xưởng tư bản, công nhân phải làm việc hết sức vất vả nhưng chỉ nhận được những đồng lương chết đói.

+ Chẳng hạn ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (Kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao động từ 14 - 15 giờ, thậm chí có nơi 16 - 18 giờ. Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp. Trong khi đó tiền lương rất thấp, lương của phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn.

- GV nhấn mạnh thêm: Cùng với đó, việc sử dụng máy móc làm cho nhiều công nhân phải sống trong cảnh đe dọa bị mất việc làm, dẫn đến mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản gay gắt.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu những hình thức đấu tranh của công nhân buổi đầu? Kết quả?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Phong trào đập phá máy móc, đốt phân xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp công nhân.

+ Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.

+ Kết quả: Phong trào đập phá máy móc không đem lại kết quả gì; mặt khác giai cấp tư sản lại càng tăng cường đàn áp.

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của những hạn chế trên?

- HS tự trả lời câu hỏi.

- GV kết luận: Do nhận thức còn hạn chế nhầm tưởng máy móc là nguồn gốc gây ra nỗi thống khổ của họ.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu: Tác dụng phát triển đấu tranh của công nhân?

- Sau khi HS tự đọc SGK trả lời câu hỏi. GV chốt ý:

+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh, trưởng thành về ý thức.

+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.

+ Thành lập được tổ chức công đoàn, phong trào đấu tranh ngày càng được nâng cao với nhiều hình thức phong phú hơn.

Hoạt động 1: Nhóm

- GV chia HS thành 3 nhóm, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Nêu phong trào đấu tranh của công nhân Pháp?

+ Nhóm 2: Trình bày phong trào đấu tranh của công nhân ở Anh?

+ Nhóm 3: Nêu phong trào đấu tranh của công nhân Đức?

- HS làm việc theo nhóm đọc SGK thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.

- GV nhận xét và trình bày, phân tích:

+ Đối với nhóm 1: Ở Pháp 1831do bị áp bức bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân dệt ở Liông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Quân khởi nghĩa đã làm chủ được thành phố trong 10 ngày. Họ chiến đấu với khẩu hiệu "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".

- Năm 1834 thợ tơ ở Li-ông lại khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. Cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra suốt 4 ngày cuối cùng bị dập tắt.

GV kết hợp giới thiệu hình 66 trong SGK "Cuộc khởi nghĩa của công nhân Liông năm 1834" để thấy được tinh thần chiến đấu quyết liệt của công nhân ở đây.

+ Nhóm 2: Ở Anh từ 1836 - 1848 diễn ra phong trào rộng lớn "Hiến chương". Họ mít tinh đưa kiến nghị có chữ ký của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương giảm giờ làm...

GV viết kết hợp giới thiệu hình 67 trong SGK "Công nhân Anh đưa Hiến chương đến quốc hội".

GV nhấn mạnh: Mặc dù bị đàn áp song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được hưởng ứng của nhân dân.

+ Nhóm 3: Ở Đức năm 1844 công nhân vùng Sơ-lê-đin khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng song không tồn tại được lâu.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Vì sao phong trào công nhân thời kỳ này diễn ra mạnh mẽ song không thu được thắng lợi?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

Triển khai HS trả lời GV có thể gợi ý: Thiếu giai cấp lãnh đạo, đường lối...

- GV nhận xét và chốt ý: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

- GV nhấn mạnh ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận khoa học sau này.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

Trước khi HS trả lời GV gợi ý: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản với những mặt trái, đời sống của người công nhân.

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Những mặt trái của chủ nghĩa tư bản; sự bóc lột tàn nhẫn nguyên nhân lao động, công nhân sống cơ cực.

+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu và bóc lột.

+ Tư tưởng đó là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà đại biểu là: Xanh-xi-mông, Sac-lơ Phu-ri-ê và Ô-oen.

- GV kết hợp giới thiệu chân dung các nhà xã hội không tưởng và cuộc đời sự nghiệp của các ông đoạn chữ nhỏ trong SGK.

Hoạt động 2: Nhóm

- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi:

Nêu những mặt tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

+ Nhóm 2: Nêu những mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

- HS làm việc theo nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Nhóm 1: Mặt tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng: Nhận thức được mặt trái của chế độ tư bản là còn bóc lột tàn bạo người lao động, phê phán sâu sắc xã hội đó, dự đoán thiên tài tương lai.

 

 

+ Nhóm 2: Không vạch ra lối thoát thực sự, không giải thích được bản chất của chế độ làm thuê trong xã hội tư bản, không thấy được lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là công nhân.

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa và tác dụng của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

Sau khi trả lời HS câu hỏi GV chốt ý: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc bấy giờ. Có tác dụng cổ vũ những người lao động làm tiền đề cho chủ nghĩa Mác sau này.

1. Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên.

 

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.

 

 

- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân.

 

 

 

 

 

 

- Đời sống của giai cấp công nhân:

+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.

+ Lao động vất vả nhưng lương chết đói luôn bị đe dọa sa thải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thành đấu tranh tự phát.

 

 

 

 

 

 

 

- Hạn chế: Nhầm tưởng máy móc là kẻ thù.

 

 

 

- Tác dụng:

+ Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.

+ Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.

+ Thành lập được tổ chức công đoàn.

 

2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân hồi nửa đầu thế kỷ XIX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ở Pháp năm 1831 công nhân dệt Liông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm.

 

 

 

 

 

- Năm 1834 thợ tơ ở Liông khởi nghĩa đọi thiết lập nền Cộng hòa.

 

 

 

 

 

- Ở Anh từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào "Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm".

 

 

 

 

 

 

- Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa.

 

 

 

 

 

- Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.

- Nguyên nhân: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.

- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng

 

 

- Hoàn cảnh ra đời: Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó.

 

 

+ Bóc lột tàn nhẫn người lao động.

 

 

+ Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của những người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tích cực:

+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.

+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.

- Hạn chế:

+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.

+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.

 

 

 

- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.

 

 

4. Sơ kết bài học

Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Hoàn cảnh sự ra đời và tình cảnh đời sống giai cấp vô sản? Những cuộc đấu tranh cảu công nhân ở Pháp, Anh, Đức đầu thế kỷ XIX? Những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

5. Dặn dò

- Học bài cũ, đọc trước bài mới.

- Trả lời câu hỏi trong SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cảu Mác và Ăng-ghen.

 

BÀI 37

MÁC - ĂNG GHEN

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nắm vững công lao của Mác và Ăng-ghen những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.

- Nắm được sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản,  những luận điểm quan trọng của Tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện này.

2. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục cho HS lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi, lòng biết ơn đối với những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Kỹ năng

- Kỹ năng phân tích nhận định đánh giá vai trò của Mác và Ăng-ghen về những đóng góp của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Khoa học đối với lý luận đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm phong trào công nhân, phong trào cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học.

II. THIẾT BỊ VẦ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về C.Mác và Ăng-ghen.

- Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động và tình bạn giữa C.Mác và Ăng-ghen.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức chứng tỏ giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp chính trị độc lập?

Câu hỏi 2: Hãy cho biết những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

2. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết, GV tổ chức cho HS đọc SGK đoạn nói về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của C.Mác và Ăng-ghen. Kết hợp với giới thiệu về chân dung C.Mác và Ăng-ghen.

- GV nêu câu hỏi: Đưa ra tiểu sử của C.Mác và Ăng-ghen, cho biết hai ông có điểm gì chung?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Cả C.Mác và Ăng-ghen đều ở Đức, là nơi chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản phản động nhất, chúng thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại phản động, bản chất xấu xa, phản động của chúng được phơi bày rõ nét nhất.

+ C.Mác và Ăng-ghen đều có học vấn uyên bác và thấu hiểu, đồng cảm với đời sống những người lao động khổ cực. Mác là tiến sĩ luật học, Ăng-ghen không có bằng như Mác nhưng học thức vẫn uyên bác.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu tình bạn giữa C.Mác và Ăng-ghen.

- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi:

- GV nhận xét, trình bày rõ: Ăng-ghen là con một chủ xưởng có kinh tế khá giả, thường xuyên giúp đỡ Mác về kinh tế, để Mác có điều kiện nghiên cứu khoa học. Khi Mác mất, Ăng-ghen viết tiếp những tác phẩm của Mác, người đời sau đọc không biết đâu là đoạn Mác viết và đâu là đoạn mà Ăng-ghen viết. Giữa họ đã có một sự đồng cảm về tâm hồn, ý chí của sự hiểu biết. Tiếp đó, GV trình bày và phân tích những hoạt động của C.Mác và Ăng-ghen.

- Mác sinh ngày 5 - 5 - 1818 tại Tơ-ri-ơ ở Đức năm 1842 là cộng tác viên của tổng biên tập báo Sông Ranh, năm 1843 Mác sang Pa-ri rồi Bỉ xuất bản tạp chí biên niên Pháp - Đức, ông đã nhận thấy vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản là giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.

- Ăng-ghen sinh ngày 28 - 11 - 1820 ở thành phố Bác-men (Đức) năm 1842 ông làm thư ký cho hãng buôn ở Anh rồi viết cuốn "Tình cảm của giai cấp công nhân Anh", phê phán sự bóc lột của giai cấp vô sản đối với công nhân, ông cũng nhận thấy vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân, năm 1844 đến năm 1847 C.Mác và Ăng-ghen đã cho ra đời những tác phẩm về triết học, kinh tế, chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, từng bước cho ra đời chủ nghĩa Mác.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết hình ảnh ra đời Đồng minh những người Cộng sản?

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và trình bày, phân tích:

+ C.Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật là đồng minh những người chính nghĩa. Đây là tổ chức của những người Đức lánh nạn chủ yếu là thợ may, về sau có thêm thợ thủ công phát triển từ Pháp, sang Anh, Đức...

+ Tháng 6 - 1847 tại đại hội đồng minh những người chính nghĩa theo đề nghị của Ăng-ghen tổ chức này quyết định đổi tên thành tổ chức Đồng minh những người cộng sản.

- GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa Đồng minh những người chính nghĩa với đồng minh những người cộng sản ở chỗ: Đồng minh những người chính nghĩa là một tổ chức bí mật của cộng sản Tây Âu, ủng hộ khuynh hướng hoạt động có tính chất âm mưu, còn Đồng minh những người cộng sản đề ra mục đích đấu tranh rõ ràng là lật đổ giai cấp tư sản.

Xác lập sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ.

- GV kết luận: Đó cũng mục tiêu của tổ chức này.

 

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn (11 - 12 - 1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăng-ghen đã thông qua điều lệ.

- Tháng 2 - 1848, Tuyên ngôn Đảng cộng sản được công bố.

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết nội dung Tuyên ngôn Đảng Cộng sản?

+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Cần thành lập chính Đảng và thiết lập chuyên chính vô sản, đoàn kết các lực lượng công nhân thế giới.

+ Dùng bạo lực để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại".

- GV nêu câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bản tuyên ngôn Đảng cộng sản?

- HS dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn đã tìm hiểu ở trên và SGK để trả lời.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh bước đầu kết hợp với chuẩn bị xã hội với phong trào công nhân.

+ Từ đây chủ nghĩa công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường.

- GV nhấn mạnh: Hiện nay, trong tình hình thế giới khá phức tạp, tư tưởng cơ bản của tuyên ngôn vẫn tiếp tục soi sáng trên con đường đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới đòi quyền tự do, bình đẳng cho các dân tộc. Chính vì "Cuốn sách mỏng đó đáng giá hàng tập sách. Tư tưởng của nó làm sống và làm hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp tư sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh".

- GV nêu câu hỏi: Nêu sự tiến bộ hơn hẳn chuẩn bị xã hội khoa học so với chuẩn chủ nghĩa xã hội không tưởng?

3. Sơ kết bài học

- Khẳng định công lao to lớn của C.Mác và Ăng-ghen với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Cộng hòa xã hội khoa học do hai ông sáng lập là đỉnh cao của tư duy lý luận của nhân loại lúc bấy giờ và là di sản văn hóa mãi về sau.

- Yêu cầu HS nêu rõ nội dung Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.

1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ăng-ghen

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ sở tình bạn Mác và Ăng-ghen:

+ Cùng quê ở Đức, nơi chủ nghĩa tư bản phản động nhất.

 

 

 

 

 

+ Đều có học vấn uyên bác, thấu hiểu đồng cảm với người lao động, cùng chung chí hướng là giải phóng nhân dân lao đọng thoát khỏi áp bức bóc lột.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động của Mác:

+ Mác sinh ngày 5 - 5 1818 tại thành phố Tơ-ri-ơ ở Đức, năm 1842 làm tổng biên tập báo Sông Ranh.

+ Năm 1843 sang Pa-ri rồi Brúc-xen xuất bản tạp chí biên niên Pháp - Đức. Mác nhận thấy vai trò sứ mệnh của giai cấp vô sản giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột.

- Hoạt động của Ăng ghen sinh ngày 28 - 11 - 1820 ở thành phố Bác-men (Đức) năm 1842 ông sang Anh làm thư ký hãng buôn và viết cuốn Tình cảm giai cấp công nhân Anh, phê phán bóc lột của giai cấp tư sản, thấy được vai trò của giai cấp công nhân.

+ Năm 1844 - 1847 C.Mác và Ăng ghen cho ra đời những tác phẩm về triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học đặt cơ sở hình thành chủ nghĩa Mác.

 

 

 

 

 

 

 

2. Tổ chức đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

 

 

 

 

- Ngoài việc nghiên cứu lý luận C.Mác và Ăng-ghen đặc biệt quan tâm xây dựng một chính đảng độc lập cho giai cấp vô sản.

 

 

 

- Tháng 6 - 1847 Đồng minh những người cộng sản ra đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mục đích: Lật đổ giai cấp tư sản, xác định sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ.

 

 

 

 

- Tháng 2 - 1848 Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời, do C.Mác và Aqng-ghen soạn thảo.

 

Nội dung:

+ Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu phải nổ ra.

+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình.

+ Trình bày một cách hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế đọ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

 

 

 

 

- Ý nghĩa:

+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh bước đầu kết hợp chủ nghĩa dã hội với phong trào công nhân.

+ Từ đây giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Dặn dò, bài tập:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.

- So sánh nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng với chủ nghĩa xã hội khoa học để thấy được sự đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học và sự hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

 

BÀI 38

QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PA-RI 1871

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nắm được hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất. Qua đó nhận thấy sự ra đời của Quốc tế thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế và những đóng góp tích cực C.Mác và Ăng-ghen.

- Nắm được sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tích to lớn của Công xã.

- Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Pa-ri.

2. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp Cách mạng giai cấp vô sản.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Kỹ năng về đọc sơ đồ bộ máy Công xã Pa-ri.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Sơ đồ bộ máy Công xã Pa-ri.

- Tài liệu nói về Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Hãy cho biết vai trò của C.Mác và Ăng-ghen trong việc thành lập đồng minh những người cộng sản?

Câu hỏi 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Trong tiến trình phát triển của phong trào công nhân Quốc tế ở thế kỷ XIX, sự ra đời của Quốc tế thứ nhất và sự thành lập Công xã Pa-ri là những mối quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân để hiểu hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất như thế nào? Sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tựu to lớn của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã ra sao, bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi nêu trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh lịch sử ra đời của quốc tế thứ nhất?

- GV gợi ý: Số lượng công nhân, lao động,sinh sống tập trung, sự áp bức bóc lột, những cuộc đấu tranh.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.

+ Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- GV trình bày và phân tích kết hợp giới thiệu hình 71 trong SGK "Buổi lễ tuyên bố thành lập Quốc tế thứ nhất" tường thuật buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất:

Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất.

+ Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.

Hoạt động 1: Nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

Nêu hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

- HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, tư liệu tham khảo cử đại diện nhóm trình bày kết quả của mình.

- GV nhận xét, trình bày và phân tích:

Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ Đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội) với nội dung sau:

+ Tuyên truyền những học thuyết khác, đấu tranh chống lại các tư tưởng vô sản, đó là tư tưởng của phái Pru-đông ở Pháp với chủ trương hòa bình thông qua những biện pháp về kinh tế, phủ nhận đấu tranh chính trị và mọi hình thức nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản.

Phái Lát-Xan ở Đức; Hướng đấu tranh công nhân vào mục tiêu kinh tế, phản đối đấu tranh chính trị, chủ trương thông qua bầu cử.

Phái Ba-cu-min ở Nga, chủ nghĩa công đoàn ở Anh...

- GV nêu câu hỏi: Tác động ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào đấu tranh của công nhân?

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Công nhân các nước tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị. Nhiều tổ chức quần chúng của công nhân, công đoàn xuất hiện ngày càng nhiều.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để chứng minh vai trò của Quốc tế thứ nhất trong việc giúp đỡ phong trào công nhân.

- GV giới thiệu hình 72 SGK "Cuộc họp đại biểu lần đầu tiên của Quốc tế thứ nhất tại Giơnevơ".

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân.

- Sau khi HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý;

+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng của vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin đấu tranh giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.

Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp

- GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết nguyên nhân cuộc Cách mạng ngày 18-3-1971?

- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, trình bày và phân tích:

+ Chủ nghĩa tư bản phát triển sau cuộc cách mạng công nghiệp cùng với những mặt trái của nó là cường độ và thời gian lao động ngày càng tăng, đời sống khó khăn cùng với hậu quả kinh tế trong những năm 1860 - 1867 làm mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản ngày cang gay gắt, tạo điều kiện công nhân đấu tranh.

+ Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ với sự thất bại của Pháp làm cho nhân dân căm ghét chế độ thống trị dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 4 - 9 - 1870 lật đổ đế chế II.

+ Giai cấp tư sản Pháp lợi dụng sự non yếu về tổ chức của công nhân đã đoạt lấy thành quả cách mạng trong nước đã buộc công nhân Pa-ri đứng lên làm cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 lật đổ chính quyền tư sản, thành lập công xã.

Hoạt động 2: Cả lớp

- GV trình bày ngắn gọn diễn biến: Khi quân Phổ tiến vào Pa-ri, "Chính phủ vệ quốc" đã trở thành chính phủ phản quốc, mở cửa cho quân Đức tiến vào nước Pháp. Trong khi đó, nhân dân Pa-ri tổ chức thành các đơn vị dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 18 - 3 - 1871, chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác nơi tập trung đại bác của quân quốc dân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ, bao vây quân chính phủ. Một số bộ phận quân chính phủ cũng ủng hộ nhân dân, tước súng của sĩ quan và bắn chết viên tướng chỉ huy. Trưa ngày 18 - 3, các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thủ đô chiếm các công sở, toàn quân chính phủ chạy về Vec-xai. Quốc tế quân làm chủ thành phố.

Hoạt động 1: Nhóm

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi: Hãy cho biết những việc làm của công xã?

- HS đọc SGK làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả của mình.

- GV nhận xét, trình bày và phân tích:

+ Ngày 26 tháng 3 năm 1871 hội đồng công xã được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hội đồng gồm nhiều ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước công nhân và có thể bị bãi miễn.

- GV vẽ sơ đồ Công xã lên bảng, kết hợp giới thiệu hình 73 trong SGK "Công xã Pa-ri mở cuộc họp các ủy viên công xã tại Tòa thị chính".

+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏi trường học.

 

+ Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm án phạt công nhân, đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc...

- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Công xã?

- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.

-GV nhận xét và chốt ý: Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn nhà nước của những giai cấp bóc lột trước, đây là một nhà nước kiểu mới.

- Nhà nước vô sản do dân và vì dân.

- GV nhấn mạnh và giải thích cho HS rõ:

Sự thất bại của Công xã Pa-ri là không thể tránh khỏi trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, song Công xã để lại cho giai cấp vô sản những bài học về tổ chức lãnh đạo, sự liên minh và đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống áp bức.

I. QUỐC TẾ THỨ NHẤT

1. Hoàn cảnh ra đời

 

 

 

 

 

 

- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột.

- Đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản.

- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn han chế mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

- Ngày 28 - 9 - 1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vai trò:

+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.

+Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn vờ chủ nghĩa Mác.

 

 

II.CÔNG XÃ PA-RI 1871

1. Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã

 

 

 

- Nguyên nhân:

+ Mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh.

 

 

 

 

 

 

+ Sự thất bại của pháp trong cuộc đấu tranh Pháp - Phổ làm cho nguyên nhân căm phẫn chế độ thống trị tiến tới lật đổ đế chế II.

+ Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu hàng Đức để đàn áp quần chúng.

Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871.

- Diễn biến:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngày 18 - 3 - 1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố, thành lập công xã. Lần đầu tiên trên thế giới chính phủ thuộc về giai cấp vô sản.

+ Toán quân chính phủ pải tháo chạy về Véc-xai, chính quyền giai cấp tư sản bị lật đổ

 

 

 

 

 

 

2. Công xã Pa-ri - Nhà nước kiểu mới

 

 

 

 

 

 

 

- Ngày 36 - 3 - 1871 công xã được thành lập, cơ quan cao nhất là hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

 

 

 

 

 

 

 

- Những việc làm của công xã:

+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các sực lượng vũ trang nhân dân, nhà thờ tách khỏ trường học.

+ Thi hành nhiều chính sách tiến bộ: Công nhân làm chủ những xí nghiệp chủ bỏ trống, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do dân và vì dân.

- Công xã dể lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản: Tổ chức lãnh đạo các tầng lớp nhân dân...

 

 

4. Sơ kết bài học

- Hoàn cảnh sự ra đời, quá trình hoạt động và tác dụng của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân.

- Nguyên nhân diễn biến cuộc Cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã.

- Những việc làm chứng tỏ Công xã Pa-ri là Nhà nước kiểu mới.

5. Dặn dò, bài tập

- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đọc trước bài mới.

 

BÀI 39

QUỐC TẾ THỨ HAI

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

- Nắm được sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX.

- Nắm và hiểu được hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ 2 và những đóng góp của tổ chức này đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen.

- Hiểu được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong quốc tế thứ hai phản ánh cuộc đấu tranh giữa 2 luồng tư tưởng: Mác xít và phi Mác xít trong phong trào công nhân quốc tế.

2. Tư tưởng, tình cảm

Giúp HS hiểu rõ công lao to lớn của Ph.Ăng-ghen và người kế tục là V.I.Lênin đối với phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế.

3. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định các sự kiện và vai trò của cá nhân trong tiến trình lịch sử.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Sưu tầm chân dung những Đại biểu nổi tiếng trong phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: Ăng-ghen, La-phác-gơ (Pháp), Be-ben, Rô-da Luc-xem-bua (Đức).

- Tài liệu về phong trào công nhân thế giới ngày nay.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu quá trình thành lập, hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ nhất?

Câu hỏi 2: Chứng minh rằng Công xã Pa-ri là Nhà nước kiểu mới?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Sự phát triển của phong trào Cách mạng thế giới trong những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XIX với sự ra đời của Cách mạng chính Đảng công nhân có tính chất quần chúng ở nhiều nước đòi hỏi phải có một tổ chức Quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới.

Quốc tế thứ hai được thành lập. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX phát triển như thế nào? Hoạt động và vai trò của tổ chức Quốc tế thứ hai này ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể

- Trước hết, GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Đội ngũ giai cấp công nhân các nước tăng nhanh về số lượng và chất lượng.

+ Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, sự thay thế của xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh để phân chia lại thế giới → đời sống của công nhân cực khổ  → nhiều cuộc đấu tranh công nhân nổ ra.

- Tiếp theo GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động ở Đức, Pháp, Anh đồng thời nêu câu hỏi: Qua đoạn đọc trên hãy cho biết phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra như thế nào?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

 

- GV nhấn mạnh đến cuộc đấu tranh của công nhân Chi-ca-gô (Mĩ): Cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Điểm mới gì nổi bật trong phong trào công nhân thế giới thời kỳ này?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

Nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).

- Tiếp theo GV hỏi: Từ thực tế nhiều tổ chức Đảng ra đời đặt theo yêu cầu gì?

- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét chốt ý: Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.

- GV nói rõ thêm: Sau khi C.Mác qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về Ph.Ăng-ghen.

- Cuối cùng, GV nêu câu hỏi sơ kết mục: Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỷ XIX?

- HS trả lời câu hỏi, GV củng cố bằng việc nhận xét và bổ sung kiến thức HS trả lời.

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV đặt câu hỏi: Hoàn cảnh Quốc tế thứ 2 ra đời?

Trước khi HS trả lời câu hỏi, GV gợi ý: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với công nhân, chính sách chạy đua vũ trang.

- HS dựa vào những nội dung kiến thức ở mục 1 và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao. Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

+ Sự thay thế xu hướng độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị phân chia lại thế giới  → đời sống nhân dân cực khổ.

+ Cùng với đó nhiều Đảng và tổ chức công nhân ra đời → ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pa-ri.

- GV trình bày và phân tích: Đại hội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản mỗi nước, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, tăng cường phong trào quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ, lấy ngày 1 - 5 làm ngày Quốc tế lao động.

- GV nêu câu hỏi: Nêu hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ 2?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và kết luận:

+ Quốc tế thứ 2 tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức Đại hội.

+ Đóng góp của Quốc tế thứ 2: Hạn chế, ảnh hưởng của các trào lưu cơ hội chủ nghĩa xu hướng vô chính phủ. Đoàn kết công nhân các nước thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước.

- GV nhấn mạnh đến vai trò của Ăng-ghen đối với hoạt động của Quốc tế thứ 2 khi người còn sống.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích: Sự ra đời của Quốc tế thứ 2 là bằng chứng về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân. Từ khoa học kĩ thuật Ăng-ghen qua đời, cùng với những biến động của đời sống kinh tế - xã hội những phần tử cơ hội chống lại học thuyết Mác dần chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ 2 so E.Béc-xtai-nơ đề xướng đã làm cản trở bước tiến của phong trào công nhân. GV gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK sau đó giới thiệu về chủ nghĩa cơ hội.

- GV nêu câu hỏi: Cho biết cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội trong Quốc tế thứ 2 diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK trình bày diễn biến cuộc đấu tranh.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Cuộc đấu tranh của một số lãnh tụ cách mạng trong các Đảng công nhân như La-phác-gơ (Pháp), Bêben, Rôda Lúcxembua (Đức) tuy nhiên kết quả hạn chế do đấu tranh không triệt để.

+ Cuộc đấu tranh của Lênin - lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga - lên án ách thống trị của đế quốc thuộc địa đòi quyền tự quyết cho các dân tộc và bảo vệ học thuyết Mác.

+ Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản, đẩy nhân dân lao động vào cuộc chiến tranh vì lợi ích của bọn đế quốc. Quốc tế thứ 2 tan rã khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

 

1. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX

 

 

 

- Nguyên nhân:

+ Đội ngũ công nhân tăng về số lượng và chất lượng, có điều kiện sống tập trung.

+ Do sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, chính sách chạy đua vũ trang làm đời sống công nhân cực khổ bùng nổ các cuộc đấu tranh của công nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

+ Tiêu biểu gần 40 vạn công nhân Chi-ca-gô ngày 1 - 5 - 1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp(1879), nhóm giả phóng lao động Nga(1883).

 

 

 

- Yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết lực lượng công nhân các nước càng trở lên cấp thiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Quốc tế thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

- Hoàn cảnh ra đời:

 

+ Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

 

 

+ Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ.

 

+ Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời ngày 14 - 7 - 1889 Quốc tế thứ 2 thành lập ở Pải.

- Hoạt động Quốc tế thứ 2:

Thông qua các Đại hội và nghị quyết; sự cần thiết thành lập chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vai trò: Hạn chế, ảnh hưởng các trào lưu cơ hội Chủ nghĩa cô chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng Cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

 

 

 

 

 

- Do thiếu nhất trí về đường lối chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế 2 xa dần đường lối đấu tranh Cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản Quốc tế 2 tan rã.

 

 

 

 

4. Sơ kết bài học

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nhận thức ngay từ đầu giờ học: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào? Hoàn cảnh lịch sử hoạt động và vai trò của Quốc tế thứ 2?

5. Dặn dò, bài tập

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc trước bài mới.

 

BÀI 40

LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được

1. Kiến thức

-­ Nắm vững hoạt động của Lênin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lê-nin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ra đời đã triệt để đấu tranh vì  quyền lợi của giai cấp công nhân lao động.

- Nắm được tình hình Nga trước Cách mạng; diễn biến của Cách mạng, tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Nga 1905 - 1907.

2. Tư tưởng, tình cảm

Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới.

3. Kỹ năng

Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga, chân dung Lê-nin.

- Tư liệu về tiểu sử của V.I.Lênin.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu những nét nổi bật của phong trào công nhân Quốc tế cuối thế kỷ XIX?

Câu hỏi 2: Vì sao Quốc tế thứ 2 tan rã?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Đầu thế kỷ XIX, kế tục sự nghiệp của Mác và Ăng-ghen, V.I.Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế. Để hiểu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới sự lãnh đạo của Lênin như thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

 

Các hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững

Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp

- Trước hết, GV gọi một HS trình bày tóm tắt về tiểu sử của Lênin kết hợp giới thiệu chân dung Lênin.

- GV nêu câu hỏi: Trình bày những hoạt động tích cực của Lê-nin thành lập Đảng vô sản kiểu mới?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung, trình bày và phân tích:

+ Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - mầm mống của Đảng Mác-xit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đản viên bị bắt.

+ Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.

+ Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng.

- GV nhấn mạnh: Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bôn-sê-vich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Men-se-vích) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về việc Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Cuộc đấu tranh chống lại phái cơ hội đầu kiểm tra XIX ở Nga diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Đầu thế kỷ XX khi các nước đế quốc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thì phái cơ hội trong Quốc tế 2 kêu gọi công nhân ủng hộ chính phủ tư sản với mình, ủng hộ chiến tranh.

+ Duy nhất có Đảng Bôn-sê-vich do Lênin lãnh đạo là đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc với khẩu  hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến Cách mạng".

Hoạt động 1: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình nước Nga trước Cách mạng?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý:

+ Đầu thế kỷ XX kinh tế công thương nghiệp Nga phát triển, xuất hiện các công ty độc quyền, đội ngũ công nhân đông đảo.

+ Về chính trị, duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn...

→ Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ.

+ Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc → bùng nổ Cách mạng.

Hoạt động 1: Cả lớp

- GV trình bày những nét chính diễn biến:

+ Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến cung điện mùa đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu", công nhân dựng chiến lũy chuẩn bị chiến đấu.

Kết hợp giới thiệu hình 75 SGK "Cuộc biểu tình ngày 09 - 01 - 1905"

- HS đọc đoạn chữ nhỏ nói về diễn biến trong SGK.

Tiếp đó, GV tiếp tục trình bày: Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước.

- Tại Mat-xcơ-vai trò, tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công → khởi nghĩa vũ trang → cuối cùng thất bại.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tính chất, ý nghĩa của Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?

- HS đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của mình tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:

+ Cách mạng 1905 - 1907 là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga, là Cách mạng tư sản kiểu mới.

- GV dừng lại hỏi: Tại sao nói đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV chốt ý: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN.

- Ý nghĩa:

+ Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.

+ Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.

 

I. VI.LÊNIN VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI

- Tiểu sử: Vla-đi-mia Ilích U-ki-a-nốp tức Lênin sinh ngày 22 - 4 - 1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ.

 

 

 

+ Mùa thu năm 1895 Lênin thống nhất các nhóm Mác xit ở Pê-téc-bua.

 

 

 

 

- Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.

- Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Hình thành 2 phái Bôn-sê-vích đa số và phái Men-sê-vích thiểu số.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu thế kỷ XX các phái cơ hội trong Quốc tế 2 ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh.

+ Đảng Bôn-sê-vích do Lênin lãnh đạo là kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản.

- Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luân thông qua những tác phẩm của mình.

II. CÁCH MẠNG 1905 - 1907 Ở NGA

1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng

 

- Về kinh tế: Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời.

- Về chính trị: Chế độ Nga hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt tự do dân chủ đời sống nhân dân, công nhân khổ cực.

 

 

- Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật Xã hội mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng.

2. Cách mạng bùng nổ

 

- Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê téc bua và gia đình không vũ khí đến Cung điện mùa đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp, công nhân dựng chiến lũy chiến đấu.

 

 

 

- Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông.

- Tại Mat-xcơ-va, tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công Khởi nghĩa vũ trang song bị thất bại.

 

 

 

 

 

 

 

- Tính chất: Là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây là một cuộc Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

 

 

 

 

 

- Ý nghĩa:

+ Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.

+ Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.

 

 

4. Sơ kết bài học

Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ở phần dẫn dắt vào bài mới để củng cố kiến thức.

5. Dặn dò, bài tập

- Học bài cũ.

- Ôn tập toàn bộ học kỳ.

 

 

nguon VI OLET