Tiết: 1
PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ-trung kì trung đại)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu xã hội (lãnh chúa và nông nô)
- Hiểu khái niệm “lãnh địa PK” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa
- Hiểu thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
2. Kĩ năng:
- Biết xác định vị trí các quốc gia PK Châu âu trên bản đồ
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu lịch sử
3. Thái độ: Bồi dưỡng nhận thức học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang XHPK
4. Tích hợp: Mĩ thuật, địa lí, môi trường
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
b. Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
c. Các Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử tranh ảnh
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, giảng giải
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Liên hệ thực tiễn
2. Kỹ thuật: Động não, giao việc
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Giáo án, Powerpoint
- Lược đồ các vương quốc mới
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại H. SGK
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định, kiểm tra sỉ số
2. Tổ chức hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
+ Thời gian: 2 phút
+ Phương pháp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dung trực quan, thuyết trình, liên hệ thực tiễn
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng

GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh về xã hội phong kiến Châu Âu
+ Lãnh địa, cuộc sống nông nô, thành thị
GV đặt câu hỏi
Các hình ảnh này gợi các em về cuộc sống ở đâu? Thời nào?
GV dẫn dắt vào bài học
Trong chương trình lịch sử 6 chúng ta đã được tìm hiểu khái quát lịch sử thế giới cổ đại với những thành tựu văn hoá phương đông và phương tây phát triển khá rực rỡ.trong chương trình lịch sử 7 chúng ta tiếp tục tìm hiểu thời kì tiếp theo đó là thời trung đại.Trong bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu: “Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Châu Âu”.

HS quan sát hình ảnh


HS quan sát trả lời



HS lắng nghe, viết tên bài


HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
+ Thời gian: 20 phút
+ Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan, nhóm, liên hệ thực tiễn
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi, lược đồ các vương quốc mới
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử.
+ Tích hợp: Địa lí, môi trường

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức

GV dẫn dắt vào mục 1
Bất kì một chế độ nào được xác lập trong lịch sử đều có một quá trình hình thành, phát triển và suy vọng của nó. Lịch sử gọi đó là Quy luật thịnh-suy. Xã hội phong kiến cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó của lịch sử. Vậy để tìm hiểu xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành và phát triển như thế nào.Cô -Trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua mục 1.
GV dẫn dắt vào mục a
Trong nội dung 1 chúng ta sẽ tìm hiểu hai vấn đề:
Một là, hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự hình
nguon VI OLET