Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết: 6

BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.

I Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: Qua bài Hs phải nắm được:
+ Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
+ Sự ra đời và phát triển của tổ chức Asean, vai trò của tổ chức này đối với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho HS
- kỹ năng Khai thác tranh ảnh, bản đồ.
- kỹ năng nhận định, phân tích, đánh giá về các sự kiện lịch sử.
- kỹ năng làm việc độc lập và thảo luận nhóm
- kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, giải quyết bài tập trong sách giáo khoa và bài
3. Thái độ: Giáo dục Hs:
+ Tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực
+ Trách nhiệm bản thân đối với đất nước khi gia nhập tổ chức ASEAN
+ Nghiêm túc và tập trung trong làm việc cá nhân
+ Tự tin trong việc trình bày ý kiến, xây dựng kiến thức mới
+ Tích cực hoạt động nhóm
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Chuẩn bị của Thầy:
+ Giáo án
+ Sách giáo khoa Lịch sử
+ Máy chiếu
+ Bản đồ các nước Đông Nam Á (phóng to).
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan(phóng to).
Chuẩn bị của Trò:
+ Sách giáo khoa Lịch sử
+ Vở ghi chép và vở bài tập
+ Học bài cũ
+ Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu vềkhu vực ĐNÁ và tổ chức ASEAN
III/ NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1/ Tổ chức lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Giáo Viên: Em hãy nêu những thành tựu nổi bật của nhân dân Trung Quốc trong công cuộc cải cách từ năm 1978 đến nay (Câu hỏi phụ: Tại sao nhiều người dự đoán:
‘thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”)?
Học sinh:
công cuộc cải cách của TQ:
-Thời gian: tháng 12/ 1978
-Chủ trương: xây dựng CNXH mang màu sắc TQ, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
- Mục tiêu: hiện đại hóa đất nước, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.
- Thành tựu:
+ Đối nội: kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, GDP đứng thứ 7 TG, ĐSND được cải thiện
+Đối ngoại: địa vị trên trường quốc tế được củng cố, thu hồi chủ quyền với Hồng Kong và Ma Cao
- Giáo Viên: (nhận xét, cho điểm)
2/ Tiến trình tiết dạy
2.1. Hoạt động khởi động

Giáo Viên: Giới thiệu bài mới:
Từ năm1945, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đông Nam Á phát triển mạnh. Nơi đây coi như khởi đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á đã xây dựng đất nước, phát triển kinh tế và văn hoá đạt được những thành tựu to lớn. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã chứng minh điều đó

2.2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1: Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945
GV: Dùng bản đồ ĐNÁ giới thiệu về 11 nước ĐNA.
GV (hỏi): Em hãy trình bày những nét chủ yếu về các nước Đông Nam Á trước 1945?
HS: (trả lời)
GV (hỏi thêm HS đó): Tình hình Đông Nam Á sau 1945 (chiến tranh thế giới lần thứ hai) có gì khác?
HS: (Trả lời)
GV: Sau khi một số nước giành được độc lập, tình hình khu vực này ra sao?
HS: (trả lời)
GV: Từ những năm 50 của thế kỷ XX, đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á có gì thay đổi?
HS: (trả lời)
GV tổng kết và nhấn mạnh việc giành chính quyền sớm của các nước ĐNA,nhưng sau đó bọn đế quốc lại quay lại xâm lược các nước này. Đặc biệt, từ cuối những năm 50, đường lối ngoại giao của các nước Đông Nam Á bị phân hoá, nhất là sau khi Mỹ thành lập khối quân sự (SEATO) ở Đông Nam Á. nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đàn áp ptđtr gpdt.
Thái Lan và Philippin tham gia
nguon VI OLET