Ngày soạn: Tuần:
Ngày dạy: Tiết: 7

BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI.

I/ Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: Qua bài Hs phải hiểu được:
+ Tình hình chung của các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai: cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi.
+ Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi
2. Kĩ năng:- Rèn luyện cho HS:
- kỹ năng phân tích, đánh giá về các sự kiện lịch sử.
- kỹ năng khai thác tranh ảnh, bản đồ.
- kỹ năng làm việc độc lập và thảo luận nhóm
- kỹ năng vận dụng kiến thức đã học, giải quyết bài tập trong sách giáo khoa và bài tập liên quan
3. Thái độ: Giáo dục Hs:
- Tinh thần đoàn kết, tương trợ và ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chống đói nghèo.
- Nghiêm túc và tập trung trong làm việc cá nhân
- Tự tin trong việc trình bày ý kiến, xây dựng kiến thức mới
- Tích cực hoạt động, thảo luận nhóm
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
Chuẩn bị của Thầy:
+ Giáo án
+ Sách giáo khoa Lịch sử
+ Máy chiếu
+ Lược đồ về các nước châu Phi
+ Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan.
Chuẩn bị của Trò:
+ Sách giáo khoa Lịch sử
+ Vở ghi chép và vở bài tập
+ Học bài cũ
+ Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu về ...............
III/ NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1/ Tổ chức lớp
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên: Nêu hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN?VN ra nhập ASEAN năm bao nhiêu?
Học sinh:
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN)
*Hoàn cảnh thành lập:
-Thời gian thành lập:8/8/1967
-Địa điểm thành lập: Băng Cốc (Thái Lan)
-Địa điểm đặt trụ sở: Gia – cát – ta (In- đô – nê- xi - a)
-Thành viên thành lập:In-đô-nê-xia, Thái Lan, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin, Xingapo
*Mục tiêu hoạt động:
Phát triển kinh tế, văn hoa, thông qua sự hợp tác hoà bình ổn định giữa các thành viên
Tháng 7/ 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN
- Giáo Viên: (nhận xét, cho điểm)
2/ Tiến trình tiết dạy
2.1. Hoạt động khởi động:
Giới thiệu bài mới: Châu Phi là một trong năm châu lục trên thế giới, đất rộng,người đông. Từ nửa sau thế kỷ XX, các nước châu Phi đã giành được độc lập, nhưng lại đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức trên con đường phát triển của mình

2.2. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Dùng bản đồ châu Phi, g/thiệu nêu một vài nét về châu Phi. Các đại dương bao bọc bốn phía đông, tây, nam, bắc...
GV: Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Phi?
GV: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi xây dựng đất nước và phát triển kinh tế – xã hội như thế nào? Họ gặp những khó khăn gì?
HS: (Trả lời)
GV: Nhận xét và nhấn mạnh những khó khăn mà Châu phi đang gặp: là châu lục nghèo và kém phát triển nhất thế giới. Châu Phi tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới. Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. Dịch bệnh hoành hành. Nợ nước ngoài.... Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnkhó khăn nhưng những Xung đột sắc tộc và chiến tranh tôn giáo đã khiến các nước rơi vào những thảm họa thương đau: sự tàn phá của chiến tranh, sản xuất đình đốn, chi phí cho việc mua vũ khí và các nhu cầu quân sự...

GV: Hiện nay được sự giúp đỡ của các cộng đồng quốc tế, châu Phi khắc phục sự nghèo đói và xung đột sắc tộc thế nào?
HS: (trả lời)
GV: Kết luận: Để khắc phục xung đột và nghèo đói, tổ chức thống nhất châu Phi được thành lập, nay gọi là Liên minh châu
nguon VI OLET