Tuần 1: Ngày soạn: 16/8
1- 2: :21/8
MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC LỚP 7.
PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI HOẠT ĐỘNG TDTT.
I. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC LỚP 7.
1. Mục tiêu môn thể dục THCS:
- Kiến thức:Biết Ý nghĩa cuả việc Phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT.
Biết nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương và cách Phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT.
- Kỹ năng: Vận dụng để phòng tránh chấn thương khi tập luyện và thi đấu
Để thực hiện mục tiêu chung, chương trình môn thể dục ở trường giúp học sinh nắm được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác luyện tập thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh. Bên cạnh đó giúp học sinh biết vận dụng ở mức độ nhất định những điểm đã học vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường. Nâng cao dần thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của bản thân về TDTT.
Chương trình môn thể dục lớp 7 nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả đã học ở lớp 6, chuẩn bị học tập có hiệu quả cao chương trình lớp 8, góp phần từng bước thực hiện mục tiêu môn học ở trung học cơ sở.
2. Nội dung chương trình thể dục 7:

Nội dung
Thời lượng

Chương 1. Nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT
2 (2, 0, 0)

Chương 2. Đội hình đội ngũ (ĐHĐN)
6 (0, 5, 1)

Chương 3. Bài thể dục phát triển chung (Bài TD)
6 (0, 5, 1)

Chương 4. Chạy ngắn (Chạy nhanh)
10 (0, 9, 1)

Chương 5. Chạy bền
6 (0, 5, 1)

Chương 6. Nhảy cao, nhảy xa (Bật nhảy)
14 (0, 13, 1)

Chương 8. Đá cầu
6 (0, 5, 1)

Chương 9. Môn Thể thao tự chọn (TTTC)
12 (0, 11, 1)

Ôn tập, kiểm tra học kì I và II, kiểm tra tiêu chuẩn RLTT
8 (0, 4, 4)

Cộng
70 (2, 57, 11)

II. PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI HOẠT ĐỘNG TDTT:
1. Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT:
+ Mục đích cơ bản và quan trọng nhất khi tham gia tập luyện TDTT là nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực của mỗi người. Thế nhưng do không biết hoặc biết nhưng coi thường, không chịu tuân theo các nguyên tắc, phương pháp khoa học trong hoạt động TDTT, nên người tập đã để xảy ra chấn thương như:
Xây xát nhẹ chưa hoặc có chảy máu ít ở ngoài da.
Choáng, ngất.
Bong gân.
Tổn thương khớp và sai khớp.
Gập hoặc gẫy xương.
Chấn động não hoặc cột sống.
+ Để xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thể lực, đến kết quả học tập hiện tại và công tác sau này là đi ngược lại với mục đích khi tham gia luyện tập TDTT. Do đó, có thể nói chấn thương là kẻ thù của TDTT. Biết được nguuyên nhân và cách phòng tránh không để chấn thương xảy ra là yêu cầu quan trọng trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT.
2. Một số nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương và cách phòng tránh.
a. Một số nguyên nhân:
+ Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT như:
- Nguyên tắc hệ thống. Đó là cần tập luyện TDTT thường xuyên, kiên trì, có hệ thống.
- Nguyên tắc tăng tiến. Đó là cần tập từ nhẹ đến nặng và từ đơn giản đến phức tạp dần theo một kế hoạch nhất định, không nóng vội, ngẫu hứng, tuỳ tiện.
- Nguyên tắc vừa sức. Đó là cần tập luyện phù hợp với khả năng và sức khoẻ của mỗi người.
+ Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong luyện tập TDTT như:
Địa điểm , phương tiện tập luyện không đảm bảo an toàn, vệ sinh.
Trang phục luyện tập không phù hợp.
Ăn, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau khi tập.
- Môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn... không đảm bảo yêu cầu.
+ Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong
nguon VI OLET