Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ 1: CHẠY CỰ LI NGẮN (60m)
/
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Bài
Tên bài
Nội dung
Số tiết

1
Kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ
- Kĩ thuật chạy giữa quãng
- Các động tác bổ trợ
- Trò chơi vận động phát triển nhanh
5

2
Kĩ thuật xuất phát cao, chạy lao sau xuất phát và chạy về đích
- Kĩ thuật xuất phát cao
- Kĩ thuật chạy lao sau xuất phát
- Kĩ thuật chạy về đích
- Một số điều luật cơ bản
- Trò chơi vận động phát triển nhanh
7



BÀI 1: CÁC ĐỘNG TÁC BỔ TRỢ CHẠY CỰ LI NGẮN
(Thời lượng: 5 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách thực hiện kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ
2. Năng lực
- Năng lực chung:
/
+ Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh.
+ Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm để thực hiện kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ.
- Năng lực riêng:
+ Làm quen với kĩ thuật chạy giữa quãng và thực hiện được các động tác bổ trợ.
+ Biết chỉnh sửa động tác sai thông qua nghe, quan sát và tập luyện; biết lựa chọn và tham gia các trò chơi vận động phù hợp với nội dung bài học; biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện; biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.
3. Phẩm chất
- Tích cực, tự giác trong học tập, đoàn kết giúp đỡ bạn trong tập luyện và vận dụng để rèn luyện thân thể hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tranh, ảnh, video kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ (nếu có).
- Bục thể dục để thực hiện bài tập “Bật bục”.
- Gậy nhỏ dài khoảng 20 cm, cọc mốc để chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”.
- Còi để điều khiển các hoạt động tập luyện.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
/
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS khởi động chung (bài tập tay không, khởi động các khớp và bài tập căng cơ) và khởi động chuyên môn (chạy chậm, chạy tăng tốc).
/
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, chạy cư li ngắn là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên – Bài 1: Kĩ thuật chạy giữa quãng và các động tác bổ trợ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: giới thiệu kĩ thuật chạy cự li ngắn
/
a. Mục tiêu: HS biết sơ lược về chạy cự li ngắn
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
LƯỢNG VẬN ĐỘNG
DỰ KIẾN SẢN PHẨM


TG
SL


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu khái niệm về chạy cự li ngắn (60m)
- GV dạy các kĩ thuật bổ trợ chạy cự li ngắn
- GV dạy kĩ thuật chạy giữa quãng
- GV dạy kĩ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát
- GV dạy kĩ thuật chạy về đích
- Gv dạy hoàn thiện kĩ thuật chạy cự li ngán (60m)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV các động tác.
- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.
- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp
nguon VI OLET