NHÓM GIÁO VIÊN THỰC HIỆN GIÁO ÁN

Giáo viên: Phạm Thị Thu Trang ( Trường THCS Nam Khê ).

Giáo Viên: Trần Thị Nguyệt ( Trường TH & THCS Điền Công ).

Giáo Viên: Nguyễn Thị Thùy Dung ( Trường THCS Lý Tự Trọng ).

 

CHỦ ĐỀ MÁI TRƯỜNG

(4 tiết)

 

I- MỤC TIÊU

- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Hành khúc tới trường biết hát kết hợp gõ đệm, đúng cao độ trường độ,hát rõ lời, biết cách lấy hơi, thể hiện đúng sắc thái bài hát,vận động theo nhạc.

  - Biết trình bày bài Hành khúc tới trường, theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca lĩnh xướng, hát đối đáp .

  - Giáo dục HS biết yêu quý và trân trọng tình bạn

  - Đọc đúng tên nốt, cao độ,trường độ kết hợp ghép lời ca, kết hợp gõ đệm bài TĐN số 4.

  - HS biết bài TĐN số 4 là sáng tác của nhạc sĩ Mô da.

- HS biết vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tácvà một số tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Biết hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài hát: Lên đàng.

- HS hiểu sơ lược về dân ca Việt nam và ứng dụng trong cuộc sống.

- Qua nội dung âm nhạc thường thức giáo dục HS biết ghi nhận và trân trọng những đóng góp của các nhạc sĩ cho nền âm nhạc Việt Nam.

II- NỘI DUNG

- Học hát: Bài Hành khúc tới trường

- Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường

- Tập đọc nhạc: TĐN số 4

- Âm nhạc thường thức:

+ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng

 + Sơ lược về dân ca Việt Nam

III-CHUẨN BỊ

- Chuẩn bị của GV:

+ Đàn oocgan, loa ,máy tính, nhạc cụ gõ, máy chiếu, màn chiếu.

+ Đệm đàn  thuần thục bài hát Hành khúc tới trường và bài TĐN số 4.

+ Tập hát một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và một số bài hát dân ca.

- Chuẩn bị của HS:

+ SGK Âm nhạc 6, vở ghi bài.

+ Nhạc cụ gõ: Thanh phách.

+ Xem trước bài mới.

 

TIẾT 1

HỌC HÁT: BÀI HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG.

 

TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Nội dung 1: Học hát: Bài hành khúc tới trường

                                                                       Nhạc: Pháp

                                                                       Lời Việt: Phan Trần Bảng

                                                                                          Lê Minh Châu

 

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động cả lớp

HS lắng nghe giai điệu và nhận biết tên một số ca khúc thiếu nhi của Pháp

( Cô giáo hát- Nghe đĩa)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động cả lớp

- Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

- HS nghe bài hát Hành khúc tới trường (xem video), nêu những hình ảnh mà em yêu thích.

Hoạt động cá nhân

- HS tìm hiểu bài hát trong SGK để trả lời câu hỏi:

+ Nội dung (hoặc chủ đề) bài hát nói về điều gì?

- Trong bài hát các em lưu ý về dấu quay lại và dấu nhắc lại.

+ Bài hát được chia làm mấy câu ? ( 6 câu )

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động cả lớp

-  Khởi động giọng theo mẫu.

- Tập hát từng câu:

+ Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hoà cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một vài HS hát lại câu 1, GV nghe, sửa sai ( nếu có)

+ Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất.

+ Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai.

+ GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, HS nam hoặc nữ trình bày lại 2 câu hát vừa học.

+ Tập những câu hát tiếp theo tương tự.

Hoạt động nhóm

- Tập hát cả bài:

+ HS tự luyện tập bài hát.

+ GV giúp HS sửa chỗ hát sai.

+ GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái và tình cảm của bài hát.

+ Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận.

Hoạt động cả lớp

- Củng cố bài hát

+ HS tập hát đối đáp và hòa giọng:

Người hát

Hình thức thể hiện

Cả lớp

Lần 1 : Hát toàn bài

Hát nhóm

Lần 2:

Tổ 1

           Mặt trời.......... trời xa.

Tổ 2

           Rộn ràng……….tiếng ca

 

 

Tổ 1

           Non sông......................quê hương

 

 

Tổ 2

          Vui như...........................mái trường

Cả lớp

          La la.....................................la la ( 2 lần )

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hoạt động nhóm và cá nhân

- Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau:

+ Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ; Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.

+ Hát bài Hành khúc tới trường kết hợp vận động theo nhạc:

  - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Hành khúc tới trường trong các sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng.

E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

Hoạt động nhóm

* Các nhóm HS chọn 1 trong 3 hoạt động sau:

- Kể tên một vài bài hát viết về chủ đề  mái trường.

- Trả lời câu hỏi: Em có cảm xúc gì trong những ngày đầu tiên khi bước chân đến trường  sau kì nghỉ hè ?

- Vẽ bức tranh minh họa cho bài hát.( Với HS vẽ tốt)

* Củng cố (3)

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát hát kết hợp vận động theo bài hát.

* Hướng dẫn về nhà.

- Học thuộc bài hát " Hành khúc tới trường ".

Rút kinh nghiệm.

TIẾT 2

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC VÀ BÀI HÁT LÊN ĐÀNG

TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

 

Nội dung 1: Tập Đọc Nhạc: TĐN số 4

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động cả lớp

GV đàn giai điệu bài TĐN số 4, HS lắng nghe và quan sát bản nhạc.

Hoạt động cá nhân

HS nêu cảm nhận về bản nhạc.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động nhóm

-HS quan sát bài TĐN số 4 để trả lời câu hỏi:

Tap doc nhac- Bài TĐN số 4 được viết ở nhịp bao nhiêu ? (- Nhịp )

- Nhắc lại định nghĩa nhịp ? ( Nhịp là nhịp có hai phách trong một ô nhịp, mỗi phách có giá trị tương ứng với một nốt đen. )

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động cả lớp

- Tập âm hình tiết tấu chủ đạo

- Trường độ:

not nhac

- Luyện tập cao độ

-Tập nói tên nốt nhạc trong bài TĐN.

GV đàn giai điệu, HS tập đọc theo từng câu theo lối móc xích và ghép toàn bài.

- Tập đọc nhạc cả bài:

+ GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hòa theo.

+ HS đọc cả bài TĐN và gõ phách mạnh, nhẹ. GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS( Không đàn)

+ Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm HS xung phong đọc cả bài, gõ phách.

- Ghép lời ca:

+ GV đàn giai điệu, HS ghép lời ca bài TĐN, kết hợp gõ phách.

- Củng cố, kiểm tra:

+ Cá nhân, tổ, nhóm thể hiên bài TĐN kết hợp gõ đệm theo phách, .

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hoạt động nhóm

- Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.

 Nội dung 2: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động cả lớp)

GV cho HS nghe bài hát ( Đĩa mẫu,hoặc GV hát) Lên đàng

GV cho HS xem một số hình ảnh về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (Nghe một số trích đoạn ca khúc khác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước .VD: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch)

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Hoạt động cả lớp)

- GV đặt câu hỏi: Bài hát Lên đàng ra đời vào năm nào?

- GV giới thiệu bài hát” Lên đàng ” và một số trích đoạn bài hát khác của nhạc sĩ  Lưu Hữu Phước.

- HS lắng nghe và nêu cảm nhận về bài hát” Lên đàng

Hoạt động cá nhân.

- HS tự đọc lời giới thiệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

- HS nêu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

C.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (Hoạt động cả lớp)

- Tập hát một vài câu trong bài hát Lưu Hữu Phước

D.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (Hoạt động cả lớp)

Học sinh trình bày cảm nhận và liên tưởng của mình khi nghe bài hát Lên đàng.

E.HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG (Hoạt động cả lớp)

Trả lời câu hỏi:

- Hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà em biết ?

- Bài hát Lên đàng được viết ở nhịp gì ?

- Em hãy nhắc lại nội dung của bài hát Lên đàng ?

* Củng cố (3)

- Đọc lại bài TĐN số 4 kết hợp gõ đệm theo phách.

* Hướng dẫn về nhà.

- Đọc thuần thục bài TĐN số 4 kết hợp gõ đệm theo phách.

- Ghi nhớ vài nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước .

Rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

 

TIẾT 3

ÔN TẬP BÀI HÁT - HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG

ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC - TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC - SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM

 

TIẾN TRÌNH HỌAT ĐỘNG

Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động cả lớp

- GV h­íng dÉn HS khëi ®éng giäng theo mÉu :

               N«...................................na.

GV đàn giai điệu bài hát" Hành khúc tới trường" , HS lắng nghe.

GV đệm đàn và cả lớp hát.

GV đệm đàn và cả lớp hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách.

Hoạt động cá nhân

GV gọi học sinh lên bảng trình bày bày hát. GV nhận xét sửa sai và đánh giá.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động nhóm

- Chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa

+ Nhóm 2:......................Mặt trời lấp lo đằng chân.......

- GV yêu cầu HS ôn tập bài hát theo tổ hát kết hợp vỗ tay theo phách.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Gọi một vài nhóm lên bảng biểu diễn bài hát kết hợp vận động theo nhạc.

- Cho học sinh nhận xét so sánh từng nhóm.

D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hoạt động nhóm:  GV gợi ý và hướng dẫn cho học sinh đặt lời ca mới theo giai điệu bài hát với chủ đề mái trường.

- GV gọi từng nhóm lên trình bày lời mới của bà hát.

- GV nhận xét và chọn nhóm có lời bài hát hay để tuyên dương.

E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

Hoạt động cá nhân

HS chọn 1 trong 2 hoạt động sau:

- Tập biểu diễn kết hợp vỗ tay theo phách của bài hát mới.

- Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ họa theo bài hát " Hành khúc tới trường ."

Nội dung 2: Ôn tập bài tập đọc nhạc số 4.

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động cả lớp)

- Cho HS đọc gam C - Dur và tiết tấu của bài TĐN

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Hoạt động cả lớp)

- Hướng dẫn HS đọc cao độ gõ đệm theo phách toàn bài.

- GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm đọc cao độ , nhóm ghép lời ca và ngược lại.

Hoạt động cá nhân.

- GV đàn giai điệu câu 2 và hỏi.

- Đây là câu nào trong bài ? Hãy đọc lại cả câu ?

- GV gọi 1 HS đọc nhạc,  1HS ghép lời

- GV nhận xét sửa sai và đánh giá.

C.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (Hoạt động cả lớp)

- Cho cả lớp đọc nhạc  - ghép lời trên nền nhạc đệm.

- Cho cả lớp đọc nhạc - ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo phách.

D.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (Hoạt động cả lớp)

- GV yêu câu HS đọc nhạc và hát lời từng câu.

E.HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG (Hoạt động cả lớp)

Trả lời câu hỏi:

-         Bài TĐN số 4 được viết ở nhịp bao nhiêu ?

-         Nhắc lại định  nghịp 2 ?

                                        4

Nội dung 3: Sơ lược về dân ca Việt Nam

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động cả lớp

Giáo viên cho học sinh xem video:

+ Trình diễn đơn ca bài " Cò lả " (Video 1).

+ Biểu diễn bài hát " Lý cây bông" (Video 2).

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động cả lớp

- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát " Vui bước trên đường xa " dân ca Nam Bộ

Hoạt động cá nhân

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

s23 ho hue2

   C:\Users\Windows7\Desktop\images398012_5b.jpg

- Em hãy nhận xét các hình ảnh trên thuộc hình thức biểu diễn dân ca vùng miền nào ?

- Hãy kể tên một số làn điệu dân ca và cho biết bài đó thuộc vùng miền nào trên đất nước ta ?

- Dân ca Bắc Bộ: Trống cơm, Ngày mùa vui(DC Thái);Đi cấy(DC Thanh Hoá);Lý cây đa, Xe chỉ luồn kim(DC quan họ Bắc Ninh); Xoè vui đoàn kết(DC Thái); Xuân về (DC nùng)…

- Dân ca Trung Bộ: Hò ba lí(DC Quảng Nam); Lý hoài nam; Lý quạ kêu; Lí mười thương(DC Huế).Hát ru em, Hò hụi(DC Bình Trị Thiên); Hò giã gạo(DC Quảng Bình);…

- Dân ca Nam Bộ: Vui bước trên đường xa; Lí dĩa bánh bò; Lí cây bông ; Lí kéo chài; Màu xanh quê hương;Bạn ơi lắng nghe(DC Ba Na Tây Nguyên); Đi cắt lúa, Hát mừng(DC Hrê Tây Nguyên); Bắc kim thang…

C.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động cá nhân

Dân ca là gì? Vì sao các bài dân ca lại có sức sống bền vững với thời gian?

- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Được truyền miệng qua nhiều người,từ đời này sang đời khác.

-Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm      tháng nên có sức sống bền vững với thời gian.

Tại sao dân ca lại mang những âm điệu và phong cách khác nhau?

Vì mỗi dân tộc , mỗi vùng, mỗi miền có môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ khác nhau.`

HS trả lời câu hỏi, GV đánh giá nhận xét

D.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hoạt động cá nhân

- Trong cuộc sống hiện đại có các ca khúc mới do các nhạc sĩ sáng tác mang hơi thở của cuộc sống hiện đại nhưng lại dựa trên các làn điệu dân ca. Các ca khúc như vậy được gọi là những bài hát mang âm hưởng dân ca. Ở đây các ca khúc có sự mới mẻ và cũng có những làn điệu dân ca quen thuộc.

E.HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG

Hoạt động cả lớp

- GV cho HS nghe 2 trích đoạn của bài hát " Trên quê hương quan họ của nhạc sĩ: Phó Đức Phương và bài hát Ôi quê tôi của nhạc sĩ:  Lê Minh Sơn.

Hoạt động cá nhân

- Việt nam có những di sản phi vật thể nào đã được unesco công nhận là di sản của thế giới ?

1.Nhã nhạc cung đình Huế - 2003

2.Không gian văn hoá cồng chiêng Tây nguyên.-2005.

3.Dân ca quan họ Bắc giang và Bắc ninh -2009.

4.Ca trù - 2009

Củng cố

- Tại sao phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca ?

Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, cần trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy.

Hướng dẫn về nhà

- Thể hiện tốt giai điệu bài hát Hành khúc tới trường hợp động tác phụ họa.

- Đọc đúng cao độ, trường độ, lời ca, sắc thái bài TĐN số 8.

Rút kinh nghiệm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIẾT 4

ÔN TẬP:  CHỦ ĐỀ Mái trường

I.HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

  1. HS trả lời và thực hiện 1 đến 2 câu  hỏi và bài tập sau

Câu 1. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phướcng tác bài hát Lên đàng vào năm  nào?

  1. 1934        
  2. 1944
  3. 1954    
  4. 1964         

Hướng dẫn đánh giá: Đáp án B. 1944

Câu 2. Bài hát nào dưới đây là sáng tác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ?

  1. Tiếng chuông và ngọn cờ
  2. Lì và sáo
  3. Reo vang bình minh
  4. Múa vui

Hướng dẫn đánh giá: Đáp án C, D

Câu 3. Trong các bài sau bài nào là dân ca Bắc Bộ

  1. Bèo dạt mây trôi
  2. Lí kéo chài
  3. Ru em
  4. Lý cây bông.

Hướng dẫn đánh giá: Đáp án A

2. Luyện tập

Các nhóm từ 5 đến 6 học sinh trình bày 1 bài thực hành trong số những bài sau:

Bài tập 1: Hát bài Hành khúc tới trường sử dụng cách hát đuổi.

Bài tập 2. Hát bài Hành khúc tới trường sử dụng cách hát vận động biểu diễn.

Bài tập 3. Hát một dân ca tự chọn kết hợp với vận động phụ họa theo bài hát

Bài tập 4. Tập đọc nhạc bài TĐN số 4 kết hợp gõ đệm theo phách.

Bài tập 5. Nêu vài nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và nội dung của bài hát lên đàng.

II. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

1.Học sinh tự đánh giá

Các nhóm tự đánh giá kết quả học tập bằng cách đánh dấu  (v) vào trong 1 trong 4 mức độ dưới đây:

 

Hát ở mức độ tốt

 

Hát ở mức độ khá

 

Hát ở mức độ trung bình

 

Hát ở mức độ yếu

 

 

 

 

 

Tập đọc nhạc ở mức độ tốt

 

Tập đọc nhạc ở mức độ khá

 

Tập đọc nhạc ở mức độ trung bình

 

Tập đọc nhạc ở mức độ yếu

 

-         Bài thực hành số 1, 2: HS hát thuộc lời ca, hát có tình cảm và sắc thái, thực hiện cách hát theo đúng yêu cầu.

-         Bài thực hành số 3, 4: HS đọc nhạc đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu, biết kết hợp gõ đệm theo phách và theo nhịp.

-         Bài thực hành số 5: HS nêu đúng khái niệm nhạc hát và nhạc đàn.

-         HS đánh giá lẫn nhau

-         HS xem phần trình bày của các bạn, nhận xét và đánh giá các yêu cầu:

-         Các bạn hát thuộc lời chưa? Có thể hiện được tình cảm và sắc thái không? Hát kết hợp với gõ đệm và hát kết hợp vận động đạt ở mức độ nào?

III. HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ÂM NHẠC

  1. Nghe nhạc

-         HS xem video bài Hành khúc tới trường và nghe 1, 2 trích đoạn bài hát Lý chiều chiều dân ca Nam Bộ .HS nghe 2 trích đoạn nhạc và nhận biết thể loại nhạc hát, nhạc đàn.

-         HS nghe 1 câu bài tập đọc nhạc bài TĐN số 4,cho biết đó là câu số mấy trong bài. Trình bày lại câu nhạc đó.

  1. Hát

HS hát bài Hành khúc tới trường theo lối hát đuổi.

  1. Biểu diễn trình bày

HS biểu diễn trước lớp bài Hành khúc tới trường với hình thức dàn dựng nhóm, đơn ca, song ca .

 

* Củng cố

* Hướng dẫn về nhà.

- Hát thuộc lời bài hát: Hành khúc tới trường .Hát kết hợp vận động biểu diễn

- Đọc thuần thục bài TĐN: TĐN số 4.

- Dân ca là gì ? Tại sao dân ca mang phong cách khác nhau ?

- Ghi nhớ vài nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

* Rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ

MÔN HỌC: ÂM NHẠC 6

CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG

TIẾT 3

ÔN TẬP BÀI HÁT: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM.

 

Nội dung chủ đề theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng

 

Nhận biết

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng thấp

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng cao

(Mô tả yêu cầu cần đạt)

Năng lực có thể hình thành

1, Ôn bài hát: Hành khúc tới trường

 

 

 

 

 

 

 

Biết được nội dung bài hát viết về chủ đề gì?

 

Hát được đúng giai điệu và thuộc lời ca của bài hát

 

Hát đúng nhạc và lời của bài hát.

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.

 

Thể hiện bài hát với các hình thức biểu diễn hoàn chỉnh như hát đối đáp, hát lĩnh xướng

 

 

 

Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện tình cảm bài hát

 

 

 

 

 

2. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4

Biết được tác giả bài TĐN, nhận biết tên nốt nhạc trên khuông.

 

Đọc được giai điệu theo cao độ, trường độ của bài TĐN.

Thể hiện bài TĐN kết hợp gõ đệm theo phách mạnh, nhẹ.

Đọc đúng bài TĐN + ghép lời ca. Có thể kết hợp đánh nhịp 2/4.

 

Đọc được bài TĐN và ghép đúng lời ca.

3. Âm nhạc thường thức:

Sơ lược về dân ca Việt Nam

Biết khái niệm thế nào là dân ca

Nhận biết được thể loại dân ca của các vùng miền

Biết nhiều hình thức biểu diễn khác nhau của thể loại dân ca

Phân biệt được các loại hình thức biểu diễn của thể loại dân ca

 

Có thể hát và biểu diễn một số bài hát dân ca Việt Nam.

Viết đề kiểm tra từ ma trận

CHỦ ĐỀ MÁI TRƯỜNG – ÂM NHẠC 6

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng cấp độ thấp

Vận dụng cấp độ cao

  1. Ôn tập bài hát:

Hành khúc tới

trường

Câu 1 

 

Câu 2

 

Câu 3

 

Câu 4

 

  1. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4

Câu 1 

 

Câu 2

 

Câu 3

 

Câu 4

 

  1. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam

Câu 1 

 

Câu 2

 

Câu 3

 

Câu 4

 

Tổng số câu hỏi

3

3

3

3

Tổng số điểm

4,5

7,5

7.5

10.5

Tỷ lệ

15%

25%

25%

35%

 

 

 

 

I.Nội dung: Ôn tập bài hát – Hành khúc tới trường

NHẬN BIẾT

Câu 1.  (Tự luận). Em hãy cho biết bài hát Hành khúc tới trường viết về chủ đề gì ? (1,5 điểm )

THÔNG HIỂU

Câu 2.  (Tự luận).

Chép lời ca bài hát Hành khúc tới trường " (2,5 điểm)

                                    VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP

Câu 3. (Thực hành). Hát  bài Hành khúc tới trường kết hợp gõ đệm theo phách (2,5 điểm).

VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO

Câu 4.  (Thực hành) . Em hãy trình bày bài hát Hành khúc tới trường kết hợp vận động, biểu diễn (3,5 điểm)

 II.Nội dung Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4

NHẬN BIẾT

Câu 1.( Trắc nghiệm) Ai là nhạc sĩ sáng tác bài TĐN số 4 (1,5 điểm)

  1. Hoàng Long – Hoàng Lân                                 B. Phạm Tuyên

               C. Mô Da                                                             D. Bùi Anh Tú

THÔNG HIỂU

Câu 2. ( Tự luận) Em hãy nghe và đọc lại câu nhạc sau ? ( 2,5 điểm)

VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP

Câu 3. (Thực hành)Thể hiện câu 1, câu 2 của bài TĐN số 4 kết hợp gõ đệm theo phách mạnh, nhẹ. (2,5 điểm)

VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO

Câu 4. (Thực hành)Thể hiện bài TĐN có ghép lời ca kết hợp đánh nhịp 2/4 ?(3,5 điểm)

III- Nội dung Âm nhạc thường thức: Sơ lược về nhạc hát, nhạc đàn

NHẬN BIẾT

Câu 1.  (Tự luận) Dân ca là gì ? (1,5 điểm )

THÔNG HIỂU

Câu 2.  (Trắc nghiệm)

Trong số những trích đoạn của các bài dân ca sau hãy cho biết những bài dân ca đó thuộc vùng miền nào ? (2,5 điểm)

                 A. Lý cây xanh.                                                 B. Đi cấy.

        C. Lý cây bông .                                               D. Xòe hoa.

VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP

Câu 3. (Tự luận). Em hãy kể tên một số hình thức biểu diễn của thể loại dân ca ? (2,5 điểm).

VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO

Câu 4.Những loại nhạc cụ nào sau đây phù hợp nhất  dùng để đệm hát cho thể dân ca ?(3,5 điểm)

                A. Sáo, Đàn tranh, Đàn bầu.                    B. Ghi ta, Trống, Đàn bầu.

                C. Piano, Kèn, Sáo.                                     D. Đàn nhị, Đàn nguyệt, Ghi ta.

 

 

nguon VI OLET