TUẦN 13

Thứ 2, ngày 3 tháng 12 năm 2018

Chào cờ

Cô Yến phụ trách

__________________________

Tập đọc - Kể chuyện

Chủ điểm: Bắc – Trung – Nam.

Người con của Tây Nguyên.

I. Mục đích yêu cầu:

1. Tập đọc:

- Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến  chống Pháp.

- GDKNS: Tự nhận thức

2. Kể chuyện: Biết kể lại được 1 đoạn câu chuyện .

- HS năng khiếu kể lại được 1 đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh SGK.

III .Hoạt động dạy và học:

Tập đọc:

1. Bài cũ:

- 2 HS đọc bài: Cảnh đẹp non sông.

- Đọc bài xong giúp em hiểu được điều gì?

2. Bài mới :

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc:

a- GV đọc diễn cảm toàn bài.

b- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu.

- Đọc từng đoạn trước lớp.

1

 


- Đọc từng đoạn trong nhóm.

3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

- H? Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?

Đ: Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua

- H? ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?

Đ: Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy rất giỏi.

- H? Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục  thành tích cả dân làng Kông Hoa?

Đ: Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.

- H? Chi tiết nào cho thấy  dân làng Kông Hoa rất vui?

- H? Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?

Đ: Đại hội tặng dân làng một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.

- H? Khi xem những vật đó, thái độ mọi người ra sao?

H? Mọi người xem những món quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “Rửa tay thật sạch” trước khi xem, “cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nữa đêm”.

- GDKNS: Tự nhận thức. PP/KT: Trình bày cá nhân

4. Luyện đọc lại:

- GV đọc diễn cảm đoạn 3.

- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.

- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.

Kể chuyện.

1 .GV nêu nhiệm vụ:

2. Hướng dẫn HS kể theo lời nhân vật:

- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mẫu.

H?: Trong đoạn mẫu ở sgk, người kể nhập vai nhân vật nào để kể đoạn 1?

- GV nhắc HS chú ý khi kể chuyện.

- HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể. Từng cặp HS tập kể.

1

 


- 3 - 4 HS thi kể trước lớp.

- GV cùng HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò.

- 1 HS nêu ý nghĩa của chuyện.

- GV nhận xét tiết học.

_______________________________           

Toán

So sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn.

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Biết cách so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.

 - Khuyến khích HS làm tất cả  các bài tập.

II .Đồ dùng dạy học:

 Hình vẽ SGK, BP, VBT trang 69.

III .Hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ:

- 2 Hs đọc thuộc: Bảng nhân 8, bảng chia 8.

- Lớp, GV nhận xét.

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn Hs so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn

 - HS: Nêu ví dụ: SGK.

- H?: Độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần độ dài đoạn CD?

- HS thực hiện phép chia  6 : 2 = 3 (lần).

- GV nêu: Độ dài đoạn thẳng AB = độ dài đoạn thẳng CD-> GV kết luận.

 2. Giới thiệu bài toán:

 - HS đọc đề toán

- Phân tích bài toán: Thực hiện theo 2 bước: Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con

                                   30  : 6 = 5 lần

- Vẽ sơ đồ minh hoạ:

Tuổi mẹ

Tuổi con:

- Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ?

1

 


- Trình bày lời giải như  SGK.

3. Thực hành

Bài 1: HS thực hiện theo mẫu và viết vào vở.

Chẳng hạn: 6 : 2 = 3.HS trả lời: 6 gấp 2 là 3 lần; hoặc 6 gấp 3 lần 2.

- HS viết 4 vào ô tương ứng ở

- HS trả lời: 2 bằng 1/3  của 6. HS viết 1/3 vào ô tương ứng ở cột 4.

Bài 2:HS nêu yêu cầu .

- GV hướng dẫn HS giải:

Bước 1:Tìm số HS cả lớp gấp mấy lần số HS giỏi?

Bước 2: Tìm số HS giỏi bằng một phần mấy số HS cả lớp?

- 1 HS làm BP, Lớp làm VBT.

- Nhận xét BP.

Bài 3: - 2HS nêu yêu cầu

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước đã học.

3. Củng cố, dặn dò:

- H? Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

__________________________________

Thứ  3, ngày 4 tháng 12 năm 2018

Toán

Luyện tập

I .Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

-  Biết giải bài toán có lời văn (  hai bước tính có một phép chia 8 )

- Khuyến khích HS làm tất cả  các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học

BP, VBT trang 70.

III .Hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ

2 HS lên bảng chữa bài 1, 2 (SGK)

- GV cùng HS cả lớp nhận xét.

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

1

 


2. Thực hành :

- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập

- GV hướng dẫn, giải thích thêm.

Bài 1 : HS đọc yêu cầu

GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.

- Số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn.

- HS làm bài vào vở

- Gọi HS lên bảng điền kết quả và giải thích vì sao có kết quả đó.

Bài 2: HS đọc đề toán

H? Bài toán cho biết gì?

Đ:Có 6 con gà trống, số gà mái nhiều hơn gà trống là 24con

H? Bài toàn hỏi gì?

Đ: Số gà trống bằng một phần mấy số gà mái?

-HS làm bài vào vở

- Gọi 1 HS lên làm BP.

- Thực hiện 2 bứơc :

      + Tìm số bò:  6  +  24  =  30

      + Tìm số bò gấp mấy lần  trâu:  30  : 6  =  5(lần)

      + Số  trâu bằng  1/5 số bò.

Bài 3 : - HS làm rồi 1HS nêu bài giải

- GV ghi bảng

Bài 4 : Xếp hình tam giác.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét  tiết học.

_________________________________

Tập đọc

Cửa Tùng

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn

- Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp kỳ diệu của cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung n­ước ta .

1

 


II .Đồ dùng dạy- học:

  Tranh SGK.

III .Hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ :

- HS đọc bài “Ngư­ời con của Tây Nguyên”, nêu nội dung bài .

- Lớp, GV nhận xét.

2. Bài mới :

1. Giới thiệu bài :

2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- GV đọc diễn cảm toàn bài – HS chú ý theo dõi .

- Đọc từng câu - HS đọc nối tiếp câu .

- GV Nhắc HS nghỉ hơi đúng .

- Đọc từng đoạn - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn .

- Giải nghĩa từ : HS giải nghĩa các từ trong SGK: Bến Hải, Hiền L­ương, đồi mồi, bạch kim

- HS đặt câu hỏi với từ: dấu ấn lịch sử .

- Đọc từng đoạn trong nhóm - HS luyện đọc nhóm 3

3. H­ướng dẫn tìm hiểu bài :

- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài .

- HS đọc 1-2 đoạn, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi .

- H? Cửa Tùng ở đâu ?

Đ: ở nơi dòng sông Bến Hải

- GV: Bến Hải,huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị là nơi phân chia 2 miền

- H? Cảnh hai bên bờ sông có gì đẹp ?

- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời : thôn xóm m­ướt màu xanh của luỹ tre làng .

- H? Em hiểu thế nào là bà chúa của các bãi tắm ?

- HS đọc thầm đoạn 2: Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm .

- H? Sắc màu biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ?

Đ:Thay đổi 3 lần trong một ngày

- H? Ngư­ời x­a so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì ?

Đ: Chiến lư­ợc đồi mồi quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển

- GV: Hình ảnh so sánh trên làm tăng vẻ duyên dáng cho Cửa Tùng .

GDKNS: Xác định giá trị.PP/KT: Trình bày cá nhân

4. Luyện đọc lại

1

 


- GVđọc diễn cảm 2 đoạn và h­ướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn .

- 2- 3 HS đọc diễn cảm đoạn 3

- GV cùng cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhắc lại nội dung bài

- Nhận xét tiết học . Về nhà học bài.

__________________________________

Chính tả  ( Nghe- viết )

Đêm trăng trên Hồ Tây

I. Mục đích yêu cầu:

- Nghe -viết  đúng bài chính tả ; Trình bày đúng hình thức văn xuôi.Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/uyu.

- Làm đúng bài tập a/b .

II. Đồ dùng dạy học:

HS: Vở chính tả, vở bài tập Tiếng việt

III . Hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ:

- 2 HS lên bảng viết :

    - Lười nhác, nhút nhát.      - Chông gai, trông nom.

- Lớp, GV nhận xét.

2. Bài mới:

1 .Giới thiệu bài:

2.  Hướng dẫn HS viết chính tả:

a- Hướng dẫn HS chuẩn bị :

- GV đọc bài, gọi 1 HS đọc lại.

  H? Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào ?

  H? Bài viết có mấy câu ?

  H? Những chữ nào trong bài cần viết hoa ?

- HS viết vào nháp: Trong vắt, rập rình, lăn tăn, toả sáng.

b- GV đọc bài cho HS viết.

3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :

- HS làm BT 1, 2 vào vở bài tập- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.

1

 


- GV mời 2 HS thi làm bài nhanh, làm bài đúng trên bảng lớp , sau đó đọc kết quả.

( đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay )

- HS lên bảng viết lời giải câu đố ở bài tập 2a- Cho HS đọc lại.

( con ruồi, quả dừa, cái giếng )

3. Củng cố , dặn dò :

- GV nhận tiết giờ học.

__________________________________

Thủ công

Cắt, dán chữ H, U ( T1 )

I. Mục tiêu:

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.Kẻ cát dán được chữ H,U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- HS khéo tay: Kẻ cắt dán được chữ U,H, các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng. - - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét bài cắt dán chữ I, T.

- Số HS chưa nhận xét bài hôm trước để bài lên bàn .

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

- GV giới thiệu mẫu các chữ H, U và hướng dẫn HS quan sát – SGV tr. 218.

- HS quan sát chữ mẫu.

- Nêu nhận xét về độ rộng, chiều cao của chữ.

Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Bước 1: Kẻ chữ H, U – SGV tr. 218.

* Bước 2: Cắt chữ H, U – SGV tr. 219.

* Bước 3: Dán chữ H, U – SGV tr. 219.

1

 


- GV tổ chức cho HS tập kẻ cắt chữ H, U.

- HS thực hành theo nhóm.

3. Cũng cố dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà hoàn thành sản phẩm.

  ____________________________

Thứ  4, ngày 5 tháng 12 năm 2018

Tin học

Cô Nguyệt dạy

  ______________________________

Mĩ thuật

Cô Vinh dạy

  ______________________________

Toán

Bảng nhân 9

I. Mục tiêu:  Giúp HS :

 - Bước đầu thuộc bảng nhân 9và vận dụng phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9

- Khuyến khích HS làm tất cả  các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học:

Bộ ĐD,  Bảng con, BP, VBT trang 71.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 8.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9:

- Giới thiệu : 9  x  1  =  9

- Gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng:

  + 9 chấm tròn lấy 1 lần được mấy chấm tròn ?

=> 9  x  1  =  9

1

 


- Giới thiệu :  9  x  2  =  18 ( tương tự )

- Từ 9 x 2 = 18  => 9  x  3  =  ?

- HS có thể nêu :  9  x  2  =  9  +  9  =  18  => 9  x  3  =  18  +  9  =  27

                                                                   =>  9   x  3 =  27

- Từ đó HS tiếp tục lập bảng nhân 9.

- Hướng dẫn và tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 9.

3. Thực hành :

- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập

- GV giải thích thêm

i 1 : HS vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm.

- HS tự làm rồi trả lời nối tiếp.

Bài 2 : Tính từ trái sang phải :

Ví dụ :  9  x  2  +  47  =  18  +  47 

                                    =   65

- 4 HS làm Bảng con, lớp làm VBT.

- Nhận xét bảng con.

Bài 3 : Củng cố về giải toán ( liên quan đến bảng nhân 9)

- 1 HS làm BP, lớp làm VBT.

- Nhận xét BP.

Bài giải:

Số ghế trong phòng là:

8 x 9 = 72 ( ghế )

Đáp số: 72 ghế.

Bài 4:- Cho HS làm tính nhẩm

  Trò chơi:Đọc kết quả bảng nhân 9 .(truyền điện)

Bài 5: - HS tự xếp.

3. Củng cố- dặn dò

- GV nhận xét học .

___________________________________

Luyện từ và câu

Từ địa phương. Dấu chấm hỏi-chấm than

I. Mục đích yêu cầu

1

 


- Nhận biết  được  một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam  qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2).

- Đặt đúng các dấu câu( chấm hỏi và chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).

II. Đồ dùng dạy học:

HS: Vở bài tập Tiếng Việt

III .Hoạt động dạy và học :

1 .Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập :

Bài tập 1 : 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài : Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau.

Ví dụ : bố , ba. Nhiệm vụ của các em là đặt đúng từ vào bảng phân loại : từ nào dùng ở miền Nam, từ nào dùng ở miền Bắc.

- Một HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa.

- GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh.

- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2 : Một HS đọc yêu cầu bài tập

- HS trao đổi theo cặp và làm vào nháp.

- Gọi 1 số HS đọc kết quả trước lớp.

Ví dụ : gan chi/ gan gì ; gan rứa / gan thế ; mẹ nờ / mẹ à .....

Bài tập 3 : GV lưu ý HS điền đúng dấu câu : sau câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi, sau câu cảm thì điền dấu chấm than.

- HS làm bài tập vào vở

- GV nhận xét một số bài.

 Chữa bài : Gọi 1 HS chữa bài miệng : Đọc cả đoạn văn có cả dấu câu. HS cả lớp nhận xét

- GV chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố - dặn dò :

- Gọi 1 số HS đọc lại bài tập 1, 2.

- GV nhận xét giờ học..

___________________________________

Tập viết

Ôn chữ hoa I

1

 

nguon VI OLET