BÀI 3: ĐIỀU CHẾ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
THÍ NGHIỆM 1: ĐIỀU CHẾ VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA METHAN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS mô tả được cách tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan
 2. Kỹ năng
- HS nắm vững các nguyên tắc an toàn PTN
- Rèn luyện kĩ năng thực hành với các hợp chất hữu cơ.
- HS nhận biết được các hiện tượng và giải thích dựa vào tính chất của chúng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất, tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm hóa học, quan sát các hiện tượng thí nghiệm; giải thích và rút ra nhận xét; Viết được phương trình phản ứng xảy ra.
3. Phát triển năng lực
Học sinh hình thành năng lực quan sát, phân tích các thí nghiệm. Từ đó biết rút ra kết luận.
Học sinh hình thành năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Dụng cụ
- Ống nghiệm
- Nút cao su
- Ống dẫn khí thủy tinh chữ L
- Giá đỡ
- Que diêm
- Đèn cồn
2. Hóa chất
- Miếng than đá, tinh thể CH3COONa, tinh thể CaO, tinh thể, glycerin
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp – chia nhóm
2. Kiểm tra dụng cụ và hóa chất
3. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
4. Thực hành
Hoạt động 1:
HS mô tả được phương pháp điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm và thử được tính chất
Nhắc nhở học sinh những điều cần chú ý khi làm TN: Kiểm tra độ kín của hệ thống các quá trình TN trước khi dùng đèn cồn hơ nóng ống nghiệm
Hoạt động 2:
HS thực hành
Tên thí nghiệm
Cách thực hiện
Hiện tượng và PTPƯ
Kết luận
Chú ý
Hóa chất có thể thay thế

Điều chế và tính chất của metan
Bước 1: Lấy vào ống nghiệm chịu nhiệt khoảng ¼ thể tích khối lượng than đá đã nghiền nhỏ (có thể thay thế bằng hỗn hợp các tinh thể CH3COONa + CaO + NaOH theo tỉ lệ 2:1,8:1,2 về khối lượng)


Khi cho hóa chất vào ống nghiệm ta đổ hóa chất vào mẩu giấy sau đó luồn vào ống nghiệm và đổ sâu xuống đáy ống nghiệm để hóa chất không bị dính lên thành ống nghiệm
Hỗn hợp các tinh thể CH3COONa + CaO + NaOH theo tỉ lệ 2:1,8:1,2 về khối lượng


Bước 2: Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có cắm ống thủy tinh dẫn khí chữ L, sao cho một đầu ống thủy tinh dẫn khí hướng lên trên


- Xoay tròn để đậy kín ống nghiệm, không ấn mạnh để tránh bị vỡ ống nghiệm và ống dẫn khí.




Bước 3: Kẹp ống nghiệm nằm ngang trên giá đỡ. Lắp dụng cụ như hình vẽ:

/


Khí độc hại có thể hình thành trong quá trình đốt nóng, đam bảo thông gió trong phòng thí nghiệm hoặc thực hiện trong tủ hút



Bước 4: Ban đầu dùng đèn cồn hơ nóng toàn bộ ống nghiệm, sau đó tập trung đun nóng chỗ chứa nhiều hóa chất. Dùng que diêm đang cháy châm vào đầu ống thủy tinh dẫn khí thoát ra. Sau 5 phút thì tắt đèn cồn, quan sát sản phẩm bên trong ống nghiệm.
- Khí ở ống dẫn cháy với ngọn lửa xanh.
PTPƯ:
CH4 +2O2 →CO2 + 2H2O
- Phản ứng điều chế metan:
CH3COONa+NaOH
-CaO,t0-> CH4 + Na2CO3

- Khi đốt khí metan cháy tỏa nhiệt và có ngọn lửa xanh
- Kiểm tra độ kín của hệ thống trong quá trình thí nghiệm trước khi đun.
- Khi đốt cần để cho CH4 sinh ra đủ nhiều để đẩy hết không khí ra ngoài tránh gây nổ.



Hoạt động 3:Các nhóm báo cáo TN và viết tường trình
Hoạt động 4:HS rửa dụng cụ thí nghiệm và dọn vệ sinh
Hoạt động 5:GV nhận xét buổi thực hành
THÍ NGHIỆM 2: ĐIỀU CHẾ RƯỢU METYLIC TỪ GỖ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS mô tả được cách tiến hành điều chế rượu từ gỗ và thử tính chất của rượu metylic.
 2. Kỹ năng
- HS nắm vững các nguyên tắc an toàn PTN
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất, tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm hóa học, quan sát các hiện tượng thí nghiệm; giải thích và rút ra nhận xét; Viết phương trình thí nghiệm.
3. Phát triển năng lực
Học sinh hình thành năng lực quan sát, phân tích các thí nghiệm. Từ đó
nguon VI OLET