I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC : VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN : HÓA, SINH, ĐỊA, GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO GIẢNG DẠY TIẾT 21, BÀI 15 : CACBON – HÓA HỌC 11.

II. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết được: Vị trí của cacbon trong BTH các NTHH, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lý (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng.  

Hiểu được: C có tính phi kim yếu (tác dụng với hidro và kim loại), tính khử (tác dụng với oxi và oxit kim loại). Trong một số hợp chất, C thường có SOH +2 hoặc +4. .

2. Kỹ năng: Viết PTHH minh họa TCHH của C.

- Một số dạng thù hình của C có TCVL khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên kết khác nhau.

- C vừa có tính phi kim yếu (tác dụng với hidro và kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxi và oxit kim loại).

*Tích hợp:

- Môn Sinh học: về thành phần cơ sở của các tế bào động vật và thực vật.

- Môn Địa lý: một số mỏ than và khoáng vật của nước ta.

- Môn Giáo dục công dân: giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác.

3. Phát triển năng lực:

Sử dụng kiến thức liên môn: hóa, sinh, địa, giáo dục công dân giúp học viên hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường. Từ đó, HV có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân.

III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC: Học viên lớp 11 ở Trung tâm GDTX.     

 IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC: Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học viên yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.

V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:  

+ GV: Mô hình than chì, kim cương mẫu than gỗ, mồ hóng, máy tính, máy chiếu, các tài liệu về môn Sinh, GDCD, Địa.

+ HV: Xem lại kiến thức về cấu trúc tính thể kim cương (lớp 10), TCHH của cacbon (lớp 9).

Chuẩn bị At-lát Địa lý.

Tìm hiều về hiệu ứng nhà kính và biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính.

* Ứng dụng CNTT: dùng powerpoint  để trình chiếu các hình ảnh, thí nghiệm minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.

VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án hóa học 11, tiết 21: Bài 15: Cacbon.

Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chủ đề này, tôi cần thay đổi một số bài tập trong SGK đã nêu ra, thay vào đó một số bài tập có liên quan đến các môn học khác như môn Sinh học, Địa lí, … để giải quyết được vấn đề liên quan, học viên cần nắm được các kiến thức liên môn nói trên. Ngoài ra tôi còn đưa một số bài toán liên quan đến giáo dục môi trường, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

VII. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:

* Nội dung:

1.Về kiến thức:

Đánh giá ở 4 cấp độ :

  • Nhận biết:
  • Thông hiểu:
  • Vận dụng ở cấp độ thấp:
  • Vận dụng ở cấp độ cao:

2. Về kĩ năng:

Đánh giá:

  - Rèn luyện năng liên hệ kiến thức liên môn đã học để giải quyết vấn đề liên quan đến bài học.

3. Về thái độ:

Đánh giá thái độ học viên :

  • Ý thức, tinh thần tham gia học tập.
  • Tình cảm của học viên đối với môn học và các môn học khác có liên quan.

*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập , sản phẩm của học sinh.

     -   GV đánh giá két quả ,sản phẩm của học viên.

     -   HV tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau( các nhóm, tổ)

     -   Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HV.

VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC VIÊN:

  • Phiếu trả lời trắc nghiệm bài tập của học viên.(cả lớp)

GIÁO ÁN:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết được: Vị trí của cacbon trong BTH các NTHH, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lý (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng.  

Hiểu được: C có tính phi kim yếu (tdv hidro và kim loại), tính khử (tdv oxi và oxit kim loại). Trong một số hợp chất, C thường có SOH +2 hoặc +4. .

2. Kỹ năng: Viết PTHH minh họa TCHH của C.

- Một số dạng thù hình của C có TCVL khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên kết khác nhau.

- C vừa có tính phi kim yếu (tdv hidro và kim loại), vừa có tính khử (tdv oxi và oxit kim loại).

*Tích hợp:

- Môn Sinh học: về thành phần cơ sở của các tế bào động vật và thực vật.

- Môn Địa lý: một số mỏ than và khoáng vật của nước ta.

- Môn Giáo dục công dân: giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác.

3. Phát triển năng lực:

Sử dụng kiến thức liên môn: hóa, sinh, địa, giáo dục công dân giúp học viên hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường. Từ đó, HV có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân.

II. CHUẨN BỊ:  

+ GV: Mô hình than chì, kim cương mẫu than gỗ, mồ hóng, máy tính, máy chiếu, các tài liệu về môn Sinh, GDCD, Địa.

+ HV: Xem lại kiến thức về cấu trúc tính thể kim cương (lớp 10), TCHH của cacbon (lớp 9).

Chuẩn bị At-lát Địa lý.

Tìm hiều về hiệu ứng nhà kính và biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính.

* Ứng dụng CNTT: dùng powerpoint  để trình chiếu các hình ảnh, thí nghiệm minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép qua trình học bài mới.

      2. Bài mới: Chiếu một số hình ảnh về kim cương, đố trang sức, bút chì, khẩu trang y tế,… gợi mở để học sinh  dự đoán nguyên tố sẽ được học trong bài học hôm nay.(Slide 1)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HV

NỘI DUNG

Hoạt động 1:

GV: cho kí hiệu nguyên tử yêu cầu HV viết cấu hình e nguyên tử → vị trí của C trong bảng tuần hoàn.

GV: Hãy xác định số oxi hóa của C trong các chất sau: C, CH4, CO2, CO nêu các trạng thái oxi hóa có thể có của cacbon?

- Yêu cầu HV dựa và cấu hình e, dự đoán tính chất hóa học của C. (phần tính chất hóa học sẽ chứng minh dự đoán này).


- HV viết cấu hình e nguyên tử => vị trí của C trong bảng tuần hoàn.

 

- HV xác định số OXH của C lần lượt là: -4, 0, +2, +4.

- HV thảo luận dựa trên kiến thức đã học về mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố, nhận định: Tính oxi hóa và tính khử.

I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ.

- Kí hiệu:

- Cấu hình electron : 1s22s22p2.

- Vị trí: ở ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA của bangt tuần hoàn.

Số oxi hóa: -4, 0, +2, +4.

 

Hoạt động 2:

GV cho HV quan sát các mô hình, mẫu vật của các dạng thù hình của cacbon.(Slide 2)

GV hướng dẫn HV dựa vào đặc điểm cấu trúc tính thể của các dạng thù hình giải thích tại sao các dạng thù hình của cacbon có những tính chất vật lí trái ngược nhau.

Từ những đặc điểm trên, gv đặt thêm câu hỏi:

- Vì sao nên đeo khẩu trang y tế khi đi ngoài đường phố, nơi làm việc...

- Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ? (Đây là mẹo vặt thường được dùng khi không may cơm bị khê.)

Hoạt động 3:

- Yêu cầu HV: dự đoán tính chất hóa học của cacbon dựa vào cấu trúc nguyên tử và các trạng thái số oxi hóa của cacbon

- Khi nào C thể hiện tính khử?


 

- Gv nêu hiện tượng thực tế của quá trình than củi cháy trong không khí và giải thích: Đó là quá trình C tác dụng với oxi trong không khí.

- Yêu cầu HV vận dụng trả lời câu hỏi trong cuộc thi olympia: Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy?

 

- Chiếu hình ảnh, video clip về hiệu ứng nhà kính, nêu nguyên nhân, biện pháp bảo vệ môi trường?

- GV lưu ý: Ở nhiệt độ cao và trong điều kiện thiếu oxi:

CO2 + C   tº    CO

- CO là chất khí độc nên sử dụng bếp than như thế nào thì giảm thiểu sự gây ô nhiễm không khí?


- Có nên nằm bên bếp  than sau khi sinh như quan niệm của ông bà ta vẫn nói?

Lưu ý: Cacbon không tác dụng trực tiếp với halogen.

GV chiếu slide C tác dụng với hợp chất.

Yêu cầu HV quan sát hiện tượng, nhận xét và viết PTMH.


 

 

 

 

 

 

-Khi nào C thể hiện tính oxi hóa? - Lấy ví dụ minh họa

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4:

- Từ thực tế hiểu biết yêu cầu học viên cho biết các ứng dụng của cacbon ?

- Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào?

 

GV nhận xét, kết luân và chiếu một số slide về ứng dụng của Cacbon. (Slide 3, 4, 5, 6, 7)

 

 

 

- Từ tính chất vật lý và tính chất hóa học của C, hãy cho biết trạng thái tự nhiên của C?

GV chiếu Slide về trạng thái tự nhiên của cacbon(Slide 8)

 

 

- Tích hợp môn Địa lí 12:  Dựa vào At – lát địa lý hãy cho biết các mỏ than lớn của nước ta nằm ở đâu?

 

 

-Tích hợp môn Sinh học 10: Tại sao hợp chất của Cacbon là thành phần cơ sở của tế bào động và thực vật?

 

- Hãy nêu các phương pháp điều chế than cốc, than chì, than gỗ, than muội và kim cương nhân tạo?

GV nhận xét, kết luận.

 

- Chú ý quan sát.

 

- Các dạng thù hình của Cacbon có những tính chất vật lý khác nhau do cấu trúc của chúng khác nhau.



 

 

 

 

 

-Chứa than hoạt tính => hấp phụ khí độc.


 

- Do than củi xốp có tính hấp phụ nên hấp phụ mùi khét của cơm (làm cho cơm đở mùi khê.)

 

 

 

- Tính oxi hóa và tính khử.


 

- Khi tác dụng với oxi và một số hợp chất có tính oxi hóa.

-Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.

C + O2     CO2 có ∆H < 0 (PƯ tỏa nhiệt)

 

- Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo ra CO2, phản ứng toả nhiệt. Nhiệt toả ra được tích góp dần, khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy. 




 

- Nên sử dụng bếp than ở nơi thoáng khí (dư O2) để hạn chế khí CO tạo ra.




 

-HV trả lời: Không. Sau đó giải thích dựa vào kiến thức vừa học được từ môn Sinh học.

 

 

 


- HV lắng nghe.

 

 

- HV quan sát, nhận xét và viết PTMH.




 

 

 

 

 


 

- Khi tác dụng với các chất có tính khử mạnh hơn như H2 và kim loại.

- Viết phương trình  minh họa cho phản ứng:


 

 

 

 

 

- HV trình bày:

+ Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan.

+ Than cốc dùng để luyện kim.

+ Than muội làm chất độn, sản xuất mực in.

+ Than gỗ để làm chất đốt, thuốc pháo...


 

 

 

 

 

- Dựa vào SGK trình bày.

nguon VI OLET