Ngày soạn: 05/9/2007 Tiết 1,2
Chương
1
KHÁI NIỆM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU



§1. KHÁI NIỆM CƠ SỞ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU
Học sinh hiểu được:
- Các khái niệm về CSDL, hệ quản trị CSDL và hệ CSDL.
- Vai trò của CSDL trong xã hội hiện đại
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1) Giáo viên: SGK, SGV, máy xách tay, đèn chiếu, máy tính có truy cập internet.
2) Học sinh: Đọc tài liệu, nghe giảng, thảo luận, trả lời câu hỏi của giáo viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

TG
Nội dung
Hoạt động


§ 1. Khái niệm cơ sở dữ liệu
1. Bài toán quản lý
- Công tác quản lý chiếm thị phần lớn trong các ứng dụng của tin học.
- Không phụ thuộc vào lĩnh vực ứng dụng, việc xử lý thông tin trong các bài toán quản lý có đặc điểm chung sau: tạo lập hồ sơ, cập nhật, tra cứu, sắp xếp, tổng hợp và lập báo cáo.
Ví dụ: bài toán quản lý học sinh, quản lý điểm, quản lý khách sạn, nhà hàng, kế toán, vé máy bay, vé tàu lửa, ...


* Các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một tổ chức:
( Tạo lập
( Cập nhật
( Tìm kiếm, lọc
( Sắp xếp
( Thống kê (đếm, tính tổng, trung bình);
( Lập báo cáo.
2. Sự cần thiết phải có các cơ sở dữ liệu
- Để đáp ứng mọi yêu cầu thông tin về một tổ chức hoặc một đối tượng ta phải tổ chức thông tin thành một hệ thống với sự trợ giúp của máy tính.
- Một cơ sở dữ liệu (database) là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (như một trường học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy,...) được lưu trữ trên thiết bị nhớ (như băng từ, đĩa từ,...) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
- Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm thông tin của CSDL được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.



- Việc tạo lập và khai thác một CSDL cần phải có:
Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng,...)




- GV: Hiện nay việc sử dụng máy tính để quản lý đã được thực hiện hầu hết các lĩnh vực xã hội. Tùy theo từng đối tượng, từng lĩnh vực quản lý ta sẽ có những chương trình riêng. Nhưng hầu hết đều có những đặc điểm chung sau:
( Tạo lập
( Cập nhật
( Tìm kiếm, lọc
( Sắp xếp
( Thống kê (đếm, tính tổng, trung bình);
( Lập báo cáo.
GV: Các em có thể cho ví dự về một bài toán quản lý.
HS: cho ví dụ, học sinh khác bổ sung.
GV: Ví dụ chương trình quản lý điểm của trường ta, giới thiệu mô hình này.


GV: Bài toán quản lý hiện nay là đang là những bài toán phổ biến. Việc quản lý thông tin thực ra là việc lưu trữ và xử lý những thông tin cần thiết. Em nào có thể cho ví dụ cụ thể này.
HS: trả lời
GV: Yêu cầu một học sinh đọc khái niệm CSDL.
HS:
GV: phân tích khái niệm này cho HS hiểu.
GV: các em có thể cho ví dụ về sự khai thác thông tin trên internet.
HS: trả lời.


GV: Nhìn vào hình 2 có thể hình dung thuật như Hệ CSDL và CSDL.









GV: Việc tạo lập và khai thác CSDL cần phải có những gì?
HS: trả lời
GV: CHốt lại và rút ra nhận xét như trong SGK.


3. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:
Tính cấu trúc: CSDL phải được lưu theo cấu trúc toàn vẹn
Tính toàn vẹn: thỏa mãn ràng buộc hay tính chất nhất định theo yêu cầu.




Tính nhất quán: đảm bảo tính đúng đắn trong mọi trường hợp kể cả việc hỏng của phần cứng hay phần mềm.



Tính an toàn và bảo mật: Bảo vệ an toàn, ngăn chặn những truy cập trái phép. Phân quyền quản lý cho từng người, từng nhóm người.
Tính độc lập: CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
nguon VI OLET