Tuần 1 Ngày soạn : 16/8/2009
Tiết : 1 Ngày dạy : 18,20/8/2009
Phần I : LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
Bài 1: A. NHẬN DẠNG VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
I. MỤC TIÊU
1- Kiến thức : Giúp HS :
Nắm được các bộ phận của máy vi tính và chức năng của các bộ phận này.
2- Kỹ năng:
Học sinh có thể phân biệt, nhận diện được từng bộ phận của máy vi tính.
3- Thái độ :
Truyền cho HS lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự ham muốn tìm tòi, khám phá máy tính qua nội dung bài học.
HS có thái độ học tập nghiêm túc ngay từ những giờ đầu làm quen vơi máy tính.
II. CHUẨN BỊ
GV : Giáo án, dụng cụ dạy học.
HS : Vở, bút, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh

1- Ổn định tổ chức :
2- Bài mới : * Giới thiệu bài :
Bài 1 : A. NHẬN DẠNG VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
HĐ1: Giới thiệu máy vi tính:
- Giới thiệu cho các em người bạn mới đó là máy vi tính. Giúp các em làm toán, học đàn, vẽ, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè… - Có nhiều loại máy tính. Chúng ta thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
GV treo tranh hình máy vi tính lên trên bảng.
HĐ2: Giáo viên ghi:
Máy vi tính để bàn gồm các bộ phận sau:
+ CPU : (Đơn vị xử lý trung tâm)
Là trung tâm điều hành của máy và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy
Trên hộp điều khiển (CPU) gồm có:
Nút bấm nguồn POWER dùng để đóng, ngắt nguồn điện.
Nút RESET dùng để khởi động khi máy bị treo không làm việc được.
Nút TURBO dùng thay đổi tốc độ làm việc của máy.
Ổ đĩa mềm, Ổ đĩa CD – ROM
+ Màn hình (Monitor):
- Có cấu tạo và hình dáng giống màn hình TiVi.
- Hiển thị hình ảnh, dòng chữ, con số …
Kết quả hoạt động của máy tính hiện trên màn hình.
+ Bàn phím (Key Board):
- Bàn phím phổ biến hiện nay có từ 101 phím đến 104 phím. Khi nhấn một phím trên bàn phím, tức là đưa ra một tín hiệu vào bộ điều khiển trung tâm, ra lệnh cho máy tính hoạt động.
GV cho HS xem sơ đồ của bàn phím
Vùng 1: Các phím chức năng từ F1 đến F12.
Vùng 2: Các phím điều khiển con trỏ.
Vùng 4: Các phím dùng để đánh văn bản.
Vùng 5: Các phím chữ số (Các phím số ở bên phải sử dụng được khi đèn Numlock sáng).
Vậy phím Enter và phím Shift thuộc vùng phím nào?
+ Chuột ( Mouse):
Dùng để điều khiển máy tính một cách nhanh chóng và thuận tiện.
GV vẽ lên bảng hình dạng của chuột.
GV gọi 1 HS đứng lên cho biết xem chuột gồm mấy phím?
GV: Ngoài ra các em còn biết những thiết bị phụ nào khác của máy vi tính?
4- Củng cố :
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bộ phận và chức năng của từng bộ phận máy tính.
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có tinh thần học tập tốt.
5 - Dặn dò :
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài làm việc với máy vi tính.
1 phút


5
phút








10 phút









5
phút



5
phút














5
phút








2 phút


1
phút

- Lớp trưởng báo cáo sỉ số.

Quan sát hình vẽ và lắng nghe GV giảng bài.


Học sinh nhận biết một bộ máy vi tính để bàn mà các em thường gặp gồm có 4 bộ phận chính:
+ CPU
+ Màn hình
+ Chuột
+ Bàn phím
- HS ghi bài vào vở
- Học sinh nhận biết chức năng chính của CPU.
Là trung tâm điều hành của máy và điều khiển toàn bộ hoạt động của máy
Trên hộp điều khiển (CPU) gồm :
Nút bấm nguồn POWER dùng để đóng, ngắt nguồn điện.


- HS nhận biết chức năng chính của màn
nguon VI OLET